Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu suất cho dây chuyền lắp ráp model BV của nhà máy panasonic appliance việt nam (PAPVN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.61 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

ĐẶNG VŨ LONG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT CHO DÂY CHUYỀN LẮP
RÁP MODEL BV CỦA NHÀ MÁY PANASONIC APPLIANCE VIỆT NAM
(PAPVN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

ĐẶNG VŨ LONG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT CHO DÂY CHUYỀN LẮP
RÁP MODEL BV CỦA NHÀ MÁY PANASONIC APPLIANCE VIỆT NAM
(PAPVN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC



Hà Nội – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các thông tin
trong luận văn là do tơi tự thu thập, tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung
thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trong luận văn này có sử dụng các tài liệu, số
liệu tại các nguồn tin Tạp chí, Báo, các giáo trình liên quan trong quá trình học tập
tại khóa 16BQTKD, Viện kinh tế và quản lý, Viện Đào tạo sau đại học - Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
Tác giả luận văn

i


LỜI CẢM ƠN

Kính thưa Q Thầy Cơ Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội.
Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cơ của Trường đã tận tình
dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi về chuyên môn cũng như về xã hội trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Ban Lãnh đạo cùng các phịng, ban của
cơng ty TNHH PAPVN đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn Cô
PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc. Với tấm lịng nhiệt tình, Cơ đã dành nhiều thời gian
quý báu hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tuy đã cố gắng để hồn thành luận văn, song khơng thể tránh khỏi những sơ

suất và thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của q Thầy
Cơ để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn nhằm áp dụng hiệu quả hơn trong
thực tiễn.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

ii

năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................................. 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu ........................................................... 3
4. Kết cấu luận văn. ......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ...................5
1.1 Khái niệm đặc điểm của tổ chức sản xuất dây chuyền....................................... 5
1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất dây chuyền .................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm của tổ chức sản xuất theo dây chuyền ...................................................... 5
1.2 Phân loại các dây chuyền sản xuất.......................................................................... 5

1.2.1 Căn cứ vào mức độ cơ khí hóa và tự động hóa......................................................... 5
1.2.2 Căn cứ vào số đối tượng sản xuất trên dây chuyền .................................................. 5
1.2.3 Căn cứ vào tính liên tục của dây chuyền ................................................................... 6
1.2.4 Căn cứ vào mức độ nhịp nhàng đều đặn của quá trình sản xuất ............................. 6
1.2.5 Căn cứ vào trạng thái của đối tượng trên dây chuyền .............................................. 7
1.3 Hiệu suất dây chuyền sản xuất ................................................................................ 7
1.3.1 Nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền.................................................................. 7
1.3.2 Số vị trí làm việc........................................................................................................... 8
1.3.3 Xác định hiệu suất dây chuyền (hệ số phụ tải) .......................................................... 8
1.4 Các công cụ nâng cao hiệu suất chuyền ................................................................. 8
1.4.1 Chụp ảnh, bấm giờ nguyên công................................................................................ 8
1.4.1.1 Khái niệm .................................................................................................................... 9
1.4.1.2 Nhiệm vụ ..................................................................................................................... 9
1.4.1.3 Trình tự thực hiện ....................................................................................................... 9
1.4.2 Cân bằng dây chuyền................................................................................................. 15
1.4.3 Kaizen và loại bỏ các lãng phí thời gian trên chuyền ............................................. 15
1.4.4 Tạo động lực làm việc cho người lao động ............................................................. 18
iii


1.4.4.1 Động lực lao động .................................................................................................... 18
1.4.4.2 Tạo động lực ............................................................................................................. 18
1.4.4.3 Mục đích và vai trị của cơng tác tạo động lực ...................................................... 19
1.4.4.4 Những nội dung chủ yếu của công tác nâng cao động lực làm việc cho người lao
động trong doanh nghiệp ..................................................................................................... 20
Kết luận chương 1................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU SUẤT DÂY CHUYỀN LẮP
RÁP MODEL BV CỦA NHÀ MÁY PAPVN .......................................................24
2.1 Tổng quan về PAPVN............................................................................................. 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................ 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp ................................................. 26
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp ...................................................................... 26
2.1.2.2 Bộ máy tổ chức tại xưởng sản xuất ...................................................................... 30
2.1.3 Quy trình gia cơng sản phẩm và các chi tiết bộ phận ............................................. 32
2.1.4 Dịng thơng tin, nguyên liệu và bố trí thời gian làm việc của nhà máy PAPVN ..35
2.1.4.1 Sơ đồ thông tin .......................................................................................................... 35
2.1.4.2 Bố trí thời gian sản xuất........................................................................................... 36
2.2 Tổng quan về dây chuyền lắp ráp model BV ...................................................... 37
2.2.1 Sơ đồ bố trí của dây chuyền BV và tính tốn nhịp sản xuất .................................. 37
2.2.1.1 Sơ đồ bố trí................................................................................................................ 37
2.2.1.2 Tính nhịp sản xuất .................................................................................................... 37
2.2.3 Trình tự thao tác lắp ráp ............................................................................................. 39
2.3 Phân tích thực trạng hiệu suất dây chuyền lắp ráp model BV của nhà máy
Panasonic Appliance Việt Nam (PAPVN) ................................................................. 39
2.3.1 Lý do chọn dây chuyền lắp ráp model BV.............................................................. 39
2.3.2 Phân tích bồ trí chuyền .............................................................................................. 41
2.3.2.1 Phân tích bố trí thao tác trên chuyền ...................................................................... 41
2.3.2.2 Phân tích bố trí nguyên vật liệu trên chuyền ......................................................... 52
2.3.3 Phân tích một số thao tác thủ cơng ........................................................................... 52
Kết luận chương 2................................................................................................................. 56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT DÂY CHUYỀN
LẮP RÁP MODEL BV CỦA NHÀ MÁY PAPVN ..............................................57
3.1 Chiến lược phát triển và kế hoạch thực hiện của Công ty ................................ 57
3.1.1 Chiến lược phát triển.................................................................................................. 57
3.1.2 Kế hoạch thực hiện .................................................................................................... 58
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu suất cho dây chuyền lắp ráp model BV của nhà
máy Panasonic Appliance Việt Nam (PAPVN) ........................................................ 59
3.2.1 Cải tiến và cân bằng dây chuyền .............................................................................. 59
iv



3.2.1.1 Căn cứ giải pháp ...................................................................................................... 59
3.2.1.2 Mục tiêu giải pháp.................................................................................................... 59
3.2.1.3 Nội dung giải pháp ................................................................................................... 59
3.2.2 Giải pháp về chính sách tiền lương, thưởng cho lao động.................................... 71
3.2.2.1 Căn cứ của giải pháp ............................................................................................... 71
3.2.2.2 Mục tiêu của giải pháp............................................................................................. 71
3.2.2.3 Nội dung giải pháp ................................................................................................... 71
3.2.2.3Kết
quả
dự
kiến
................................................................................................................................................ 75
3.2.3 Một số giải pháp khác............................................................................................... 75
3.2.3.1 Áp dụng hệ thống Skill Map .................................................................................... 75
3.2.3.2 Áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào hiệu quả ............... 76
3.2.3.3 Áp dụng hệ thống tự động........................................................................................ 76
Kết luận chương 3................................................................................................................. 78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lựa chọn số lần bấm giờ theo loại hình sản xuất ............................................. 10
Bảng 1.2: Bảng đo thời gian bấm giờ liên tục .................................................................... 11
Bảng 1.3: Bảng đo thời gian bấm giờ gián đoạn. .............................................................. 11
Bảng 1.4: Xác định hệ số ổn định tiêu chuẩn của dãy số bấm giờ.................................... 12
Bảng 1.5: Phiếu bấm giờ liên tục (mặt 1) ........................................................................... 13

Bảng 1.6: Phiếu bấm giờ không liên tục (mặt 1) ................................................................ 14
Bảng 1.7: Bảng quy định tạm thời hệ số ổn định cho phép ............................................... 14
Bảng 2.1: Bảng bố trí thời gian ca sản xuất của PAPVN hiện nay................................... 36
Bảng 2.2: Bảng sản lượng theo từng model ....................................................................... 40
Bảng 2.3: Bảng giá bán tủ lạnh trên thị trường ................................................................. 40
Bảng 2.4: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 1 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 41
Bảng 2.5: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 2 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 42
Bảng 2.6: Bảng đo thời gian thao tác bình quân của cơng nhân vị trí số 3 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 43
Bảng 2.7: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 4 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 44
Bảng 2.8: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 5 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 45
Bảng 2.9: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 6 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 46
Bảng 2.10: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 7 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 47
Bảng 2.11: Bảng đo thời gian thao tác bình qn cơng nhân vị trí số 8 trên dây chuyền
lắp ráp BV ............................................................................................................................. 47
Bảng 2.12: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 9 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 48
Bảng 2.13 Bảng đo thời gian thao tác bình quân của cơng nhân vị trí số 10 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 49
Bảng 2.14: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 11 trên dây
chuyền lắp ráp BV ................................................................................................................ 50
Bảng 2.15 Bảng tổng hợp đề xuất cải tiến trên dây chuyền lắp ráp model BV ................ 52
Bảng 2.16 Bảng tổng tỷ lệ phần trăm nguyên nhân gây ra giảm hiệu suất trên dây
chuyền lắp ráp model BV ..................................................................................................... 54

Bảng 3.1 : Bảng tổng hợp đề xuất các ý tưởng cải tiến trên chuyền lắp ráp model BV .. 59
Bảng 3.2: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 01 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 65
Bảng 3.3: Bảng đo thời gian thao tác bình quân của cơng nhân vị trí số 02 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 66
Bảng 3.4: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 03 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 66
vi


Bảng 3.5: Bảng đo thời gian thao tác bình quân của cơng nhân vị trí số 04 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 67
Bảng 3.6: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 05 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 67
Bảng 3.7 Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 06 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 68
Bảng 3.8: Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 07 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 68
Bảng 3.9 Bảng đo thời gian thao tác bình qn của cơng nhân vị trí số 08 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 69
Bảng 3.10: Bảng đo thời gian thao tác bình quân của cơng nhân vị trí số 09 trên dây
chuyền lắp ráp BV sau cải tiến ............................................................................................ 69

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của nhà máy PAPVN hiện nay.................................................... 26
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất nhà máy PAPVN hiện nay ................................ 30
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất tủ lạnh của PAPVN hiện nay..................................... 32

Hình 2.4: Sơ đồ quy trình tạo door cho tủ lạnh của PAPVN hiện nay ............................. 33
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình tạo Cabinet cho tủ lạnh của PAPVN hiện nay ....................... 33
Hình 2.6: Sơ đồ quy trình lắp ráp hồn thiện tủ lạnh của PAPVN hiện nay................... 34
Hình 2.7: Sơ đồ dịng thơng tin và nguyên vật liệu của PAPVN hiện nay........................ 35
Hình 2.8: Sơ đồ bố trí cơng nhân thao tác tại dây chuyền lắp ráp model BV hiện nay... 37
Hình 2.9: Sơ đồ dịng thơng tin dây chuyền lắp ráp model BV hiện nay .......................... 38
Hình 2.10: Thời gian thao tác của các vị trí trên dây chuyền lắp ráp model BV............. 51
Hình 2.11: Bố trí ngun vật liệu trên chuyền BV............................................................. 52
Hình 2.12: Biểu đồ xương cá phân tích ngun nhân hiệu suất thấp ............................... 55
Hình 3.1: Biểu đồ phân bố tỷ trọng tủ lạnh theo dung tích................................................ 57
Hình 3.2: Biểu đồ phân bố tỷ trọng tủ lạnh theo vị trí ngăn đá......................................... 58
Hình 3.3: Bố trí dây chuyền trước và sau cải tiến .............................................................. 61
Hình 3.4: Cơng đoạn set-supply trước và sau .................................................................... 62
Hình 3.5: Cơng đoạn lắp chân đế trước và sau.................................................................. 62
Hình 3.6 Cơng đoạn nhặt vít trước và sau cải tiến............................................................. 63
Hình 3.7: Cơng đoạn đẩy tủ trước và sau ........................................................................... 63
Hình 3.8: Sơ đồ bố trí công nhân thao tác trên chuyền trước và dự kiến sau cải tiến..... 64
Hình 3.9: Biểu đồ cân bằng dây chuyền trước và dự kiến cải tiến ................................... 70

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Nghĩa

1


Cabinet

Lõi tủ lạnh

2

Door

Cánh tủ lạnh

3

Downstream

Xưởng sản xuất đầu dưới

4

FC

Freezer Compartment (Ngăn đá)

5

HTQLATTT

Hệ Thống Quản Lý An Tồn Thơng Tin

6


HTQLCL

Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng

7

INNER

Cơng đoạn làm lõi tủ lạnh

8

INPUT

Công đoạn đầu vào lắp ráp hồn thiện tủ lạnh

9

Leader

Tổ trưởng

10

OUTPUT

Cơng đoạn kiểm tra đầu ra

11


PAPVN

Panasonic Appliance Viet Nam

12

PC

Preserver Compartment (Ngăn mát)

13

QC

Quality Control (Kiểm soát chất lượng)

14

Subleader

Tổ phó

15

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

16


Takt Time

Nhịp dây chuyền sản xuất

17

Upstream

Xưởng sản xuất đầu trên

18

URT

Urethane (công đoạn tạo chất bảo ôn cho tủ lạnh)

19

VF

Vacuum Forming (cơng đoạn tạo hình chân khơng)

ix


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài và tổng quan nghiên cứu
Những năm gần đây, việc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới cũng như
sự thay đổi nhanh chóng của thị trường quốc tế, địi hỏi sự phát triển bền vững phải

được xem là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi doanh
nghiệp. Với mục tiêu xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh bền vững, các
doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc cải tiến sản xuất, giảm lãng phí để từ đó nâng
cao năng lực sản xuất.
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là phương pháp tổ chức quá trình sản xuất
tiên tiến và có hiệu quả cao. Nhờ áp dụng sản xuất dây chuyền mà kỹ thuật sản xuất
ngày càng phát triển, hình thành các máy móc thiết bị liên hợp năng suất cao, thuận
lợi cho xu hướng cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất q trình sản xuất. Sản xuất dây
chuyền cịn tạo điều kiện hồn thiện cơng tác tổ chức và kế hoạch hóa xí nghiệp,
nâng cao trình độ tay nghề của cơng nhân, tăng năng suất lao động, cải thiện các
điều kiện lao động.
Trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả của sản xuất dây
chuyền đã được bảo đảm nhờ thiết kế sản phẩm hợp lý, bảo đảm tính thống nhất hóa
và tiêu chuẩn hóa, tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu và thời gian lao động. Trong quá
trình hoạt động, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền thể hiện ở các mặt sau:
-

Tăng sản lượng sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích và máy móc thiết bị.
Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt khối lượng sản phẩm dở dang.
Chất lượng sản phẩm được nâng cao do quá trình thiết kế sản phẩm.
Giá thành sản phẩm giảm.

Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
theo dây chuyền đang gặp phải một số vấn đề như: năng suất thấp, chi phí sản xuất
tăng cao, tình trạng lãng phí trong sản xuất xảy ra nhiều, chất lượng sản phẩm
kém… nhưng lại chưa tìm ra được những giải pháp khắc phục thật sự hiệu quả cho
những vấn đề nêu trên.
Trong quá trình nghiên cứu Luận văn này, tác giả đã tìm hiểu và cập nhật
các thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan tới hoạt động sản xuất như sau:
- Bài viết “Các giải pháp nâng cao năng suất lao động tại nhà máy may” của

Văn phòng NSLC tổng hợp đăng ngày 12/07/2017 trên báo Công thương [10], đã đề
cập các giải pháp nhằm tăng năng suất giúp các nhà máy thuộc ngành dệt may giảm
1


chi phí sản xuất do đó giúp gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Bằng cách cải tiến các
nguồn lực hiện có (nhân lực, thời gian và máy móc), doanh nghiệp có thể tiết kiệm
thời gian sản xuất, tăng tính kỷ luật của người lao động và cải thiện khả năng lập kế
hoạch phù hợp.
- Luận văn:“Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất ở nhà máy Nokia Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh [8]. Luận văn này được nghiên cứu trong
một doanh nghiệp cụ thể mang tính đặc thù riêng của sản xuất điện thoại di động.
Trước những thách thức gia nhập WTO và sự cạnh tranh trong ngành cơng nghệ nói
chung và ngành sản xuất điện thoại di động nói riêng, luận văn đã tìm ra ưu điểm,
nhược điểm và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất ở nhà
máy Nokia Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động sản xuất ở nhà máy Nokia Việt Nam.
- Luận văn:“Biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong dây
chuyền may công nghiệp của Công ty cổ phần may Đức Giang” của tác giả Nguyễn
Thị Huế [9]. Luận văn này được nghiên cứu trong một doanh nghiệp cụ thể mang
tính đặc thù riêng của sản xuất hàng may mặc. Qua việc nghiên cứu và phân tích
thực trạng dây chuyền sản xuất của Cơng ty, tác giả đã phân tích được những điều
kiện thực tế và các nguyên nhân gây sự thiếu hiệu quả trong hoạt động sản xuất của
cơng ty, từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện nhằm khắc phục như: biện pháp về
dải chuyền, tổ chức quản lý điều hành, biện pháp về kiểm tra chất lượng, biện pháp
về việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong dây chuyền sản xuất..
Tóm lại, có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực nâng cao hiệu quả sản xuất dây
chuyền. Các nghiên cứu đã nêu thực trạng về sản xuất trên dây chuyền và những
hạn chế cần khắc phục từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
đó. Các nghiên cứu đó chưa xem xét và tiếp cận một cách có hệ thống về việc nâng

cao hiệu suất của dây chuyền sản xuất, chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu suất cho dây chuyền lắp ráp model BV của nhà
máy Panasonic Appliance Việt Nam (PAPVN)”. Trong quá trình làm việc tại Cơng
ty TNHH PAPVN, trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, quan sát thực tiễn dây chuyền sản xuất model BV còn tồn tại nhiều vấn
đề lãng phí trên chuyền và những kiến thức đã học, tác giả đã quyết định chọn đề tài
này cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2


1. Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích chính là đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu suất cho dây chuyền lắp ráp model BV của nhà máy Panasonic Appliance
Việt Nam (PAPVN).
Ngồi ra cịn nhằm hệ thống những lý luận cơ bản về tổ chức sản xuất dây
chuyền, bấm giờ nguyên công và tạo động lực lao động, cũng như phân tích thực
trạng sản xuất mất cân bằng và hiệu suất thấp dây chuyền lắp ráp model BV của nhà
máy PAPVN.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Hiệu suất dây chuyền lắp ráp model BV của Công ty TNHH
PAPVN.
 Về mặt không gian: Nghiên cứu tại dây chuyền lắp ráp model BV của Công
ty TNHH PAPVN.
 Về mặt thời gian: Nghiên cứu các vấn đề trong quá trình sản xuất tại dây
chuyền lắp ráp model BV của Công ty TNHH PAPVN từ tháng 12/2017 đến tháng
4/2018.


3. Phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý thuyết về quản trị
sản xuất, tổ chức sản xuất dây chuyền, tạo động lực lao động từ các nguồn: sách
giáo trình, báo, Internet…
- Phương pháp quan sát: quan sát được quá trình sản xuất, các thao tác làm
việc của công nhân và nhận dạng các vấn đề đang tồn tại trong dây chuyền.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các công nhân viên đang làm việc tại
dây chuyền để tìm hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất hàng ngày. Phỏng vấn quản lý
dây chuyền để hiểu về cách thức quản lý sản xuất của và các nguyên nhân gây ra
hiệu suất thấp.
- Phương pháp bấm giờ, chụp ảnh: nhằm ghi lại chính xác các thông số để
đưa ra được các thời gian thao tác trung bình của từng cơng việc.
 Phân tích dữ liệu:
- Sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu thu thập
được trên Excel.


4. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 phần:

3


Phần 1: Cơ sở lý luận về dây chuyền và hiệu suất dây chuyền.
Phần 2: Phân tích thực trạng hiệu suất dây chuyền lắp ráp model BV của nhà
máy Panasonic Appliance Việt Nam (PAPVN)
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu suất dây chuyền lắp ráp model BV của
nhà máy Panasonic Appliance Việt Nam (PAPVN).


4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm đặc điểm của tổ chức sản xuất dây chuyền
1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất dây chuyền
Sản xuất theo dây chuyền là một hình thức đặc biệt của hệ thống sản xuất
chun mơn hố sản phẩm, là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến có hiệu quả kinh
tế cao. Ở đó q trình sản xuất các sản phẩm giống nhau hoặc có các nhóm sản
phẩm cùng loại được thực hiện một cách liên tục trong khoảng thời gian dài xác
định theo trình tự các ngun cơng công nghệ (Ngô Trần Ánh 2003, trang 192).
1.1.2 Đặc điểm của tổ chức sản xuất theo dây chuyền
- Quá trình công nghệ được phân chia thành các nguyên công đơn giản được
sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhất. Mỗi ngun cơng do một hoặc một nhóm chỗ
làm việc giống nhau thực hiện.
- Các chỗ làm việc và thiết bị sản xuất được bố trí theo trình tự các nguyên
công, việc vận chuyển sản phẩm được thực hiện một cách thẳng dịng, khơng lặp đi
lặp lại
- Trong q trình sản xuất người ta sử dụng các phương tiện vận chuyển
chuyên dụng hoặc các phương tiện được lựa chọn riêng cho dây chuyền sản xuất
(Ngô Trần Ánh 2003, trang 192).
1.2 Phân loại các dây chuyền sản xuất
1.2.1 Căn cứ vào mức độ cơ khí hóa và tự động hóa
Có các loại dây chuyền: dây chuyền sản xuất thủ công, dây chuyền cơ khí hóa,
dây chuyền bán tự động và dây chuyền tự động.
1.2.2 Căn cứ vào số đối tượng sản xuất trên dây chuyền
Đối tượng sản xuất là loại sản phẩm có cùng tên gọi và giống hệt nhau về hình
dáng và kích thước. Các đối tượng khác nhau địi hỏi công nghệ khác nhau, số thiết
bị và công nhân khác nhau.
Ví dụ: Sản xuất 2 loại áo sơ mi nam dài tay và ngắn tay, có cùng loại vải, có

cùng kích thước là hai đối tượng khác nhau. Các loại áo sơ mi có kích cỡ khác nhau
là các đối tượng khác nhau. Các đối tượng khác nhau sẽ có thời gian định mức ở ít
nhất một ngun cơng khác nhau (Ngô Trần Ánh 2003, trang 192).

5


Căn cứ vào số đối tượng sản xuất trên dây chuyền, người ta chia ra thành 2
loại:
• Dây chuyền một đối tượng: là dây chuyền chỉ sản xuất duy nhất 1 loại sản
phẩm giống hệt nhau cả về tên gọi lẫn hình dáng, kích thước. Sản lượng sản xuất
trên dây chuyền rất lớn. Q trình sản xuất ổn định.
Ví dụ: dây chuyền sản xuất nước sinh hoạt, chỉ cung cấp duy nhất một loại
nước; dây chuyền sản xuất bia hơi chỉ cung cấp một loại bia hơi; dây chuyền sản
xuất muối i ốt chỉ sản xuất một loại muối…
• Dây chuyền nhiều đối tượng: là dây chuyền sản xuất từ 2 đối tượng trở lên.
Các sản phẩm có thể đưa vào một cách đồng thời hay tuần tự. Vì vậy, người ta chia
dây chuyền nhiều đối tượng thành 2 loại:
- Dây chuyền thay đổi: là dây chuyền đưa vào sản xuất các đối tượng khác
nhau một cách tuần tự, theo từng loạt. Tại một thời điểm, dây chuyền chỉ sản xuất
một loại sản phẩm, do đó lúc này dây chuyền hoạt động giống như dây chuyền một
đối tượng. Khi chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác, có thể phải điều chỉnh
lại toàn bộ hoặc một phần thiết bị trên dây chuyền.
- Dây chuyền nhóm: là dây chuyền đưa vào sản xuất các đối tượng khác nhau
vào sản xuất một cách đồng thời. Tại một thời điểm, trên dây chuyền có mặt tất cả
các loại sản phẩm cần sản xuất. Tuy nhiên, cần lưu ý tính đồng thời có ý nghĩa khi
xem xét sản xuất trên toàn dây chuyền. Khi tổ chức sản xuất cụ thể ở từng thiết bị
có thể đưa vào sản xuất đồng thời hoặc tuần tự.
1.2.3 Căn cứ vào tính liên tục của dây chuyền
Có 2 loại dây chuyền sản xuất (Ngô Trần Ánh 2003, trang 193):

• Dây chuyền sản xuất liên tục: Trên dây chuyền các chỗ làm việc gia công
chế biến các đối tượng một cách liên tục, khơng có sự chờ đợi. Trên dây chuyền
này, mức độ đồng bộ hóa các nguyên công rất cao, tức là thời gian định mức của
các ngun cơng bằng nhau hoặc bằng bội số của nhau
• Dây chuyền gián đoạn: Trên dây chuyền gián đoạn, một số chỗ làm việc
hoạt động khơng liên tục mà có chỗ gián đoạn.
1.2.4 Căn cứ vào mức độ nhịp nhàng đều đặn của q trình sản xuất
Có 2 loại dây chuyền sản xuất:
• Dây chuyền có nhịp cưỡng bức: thời gian thực tế để sản xuất ra một sản
phẩm đều bằng nhau. Nhịp sản xuất bị cưỡng bức bởi các phương tiện vận chuyển

6


sử dụng ở dây chuyền. Thơng thường dây chuyền có nhịp cưỡng bức là dây chuyền
sản xuất liên tục.
• Dây chuyền có nhịp tự do: thời gian thực tế để sản xuất ra một sản phẩm ở
các nguyên công không bằng nhau, hay nói cách khác là nhịp riêng của từng ngun
cơng có sự sai lệch so với nhịp trung bình của dây chuyền.
1.2.5 Căn cứ vào trạng thái của đối tượng trên dây chuyền
Có 2 loại dây chuyền sản xuất:
• Dây chuyền có đối tượng chuyển động trong q trình sản xuất: đây là
loại dây chuyền sản xuất khá phổ biến. Các đối tượng sản xuất được di chuyển từ
chỗ làm việc này sang chỗ làm việc khác. Công nhân và thiết bị được cố định tại
chỗ làm việc. Các loại sản phẩm sản xuất trên dây chuyền này có trọng lượng nhỏ
và trung bình.
• Dây chun có đối tượng cố định trong quá trình sản xuất: dây chuyền áp
dụng cho các loại sản phẩm có trọng lượng lớn và có kích thước lớn.
Ví dụ: dây chuyền đóng tàu (Ngô Trần Ánh 2003, trang 194).
1.3 Hiệu suất dây chuyền sản xuất

1.3.1 Nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền
Nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền là khoảng thời gian trung bình để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm trên dây chuyền. Nhịp sản xuất trung bình được tính
theo cơng thức:
r=

(phút/sản phẩm)

(1)

Trong đó:
Thq là thời gian làm việc có hiêu quả của dây chuyền trong một năm.
Nsx là sản lượng sản phẩm sản xuất trên dây chuyền trong một năm.
Thời gian làm việc hiệu quả của dây chuyền được xác định theo công thức:
Thq = (T-TL-TCN) x Tca x Kca x (1-αsc)
T- là số ngày theo lịch trong năm.
TL - là số ngày nghỉ lễ, tết trong năm.
TCN - là số ngày nghỉ chủ nhật và ngày nghỉ cuối tuần trong năm.
T- TL- TCN = TCĐ – là thời gian làm việc theo chế độ (hiện nay khi tính tốn
thường lấy TCĐ = 305 ngày).
Tca - là độ dài thời gian làm việc của một ca trong một ngày đêm.

7


Kca - là số ca làm việc của dây chuyền trong một ngày đêm.
αsc - là hệ số xét đến thời gian ngừng sản xuất để sửa chữa hoặc điều chỉnh
thiết bị.
1.3.2 Số vị trí làm việc
Số vị trí làm việc được tính cho ngun cơng i :

Cti=

(2)

Trong đó :
ti là thời gian định mức của nguyên công i (Ngô Trần Ánh 2003, trang 195)
Số chỗ làm việc lựa chọn cho nguyên công i (Cchi) xác định bằng cách lấy quy
trịn tăng trị số tính tốn Cti:
Cchi=
Ký hiệu

(3)
là quy trịn tăng trị số Cti

Ví dụ : Cti = 1,2 thì Cchi = 2
Cti = 0,4 thì Cchi = 1
Lưu ý: nếu sự quá tải trung bình của 1 chỗ làm việc khơng q 0,06 thì có thể
chọn chỗ làm việc cho ngun cơng này bằng cách quy trịn giảm, kèm theo một số
biện pháp để loại trừ sự quá tải ở đây.
Ví dụ : Cti = 2,002 thì Cchi = 2
Các q trình thiết bị sản xuất tự động tính toán chỗ làm việc hoặc số thiết bị
được lựa chọn và xác định trên cơ sở năng suất (giờ, ca, ngày) của khâu sản xuất
cuối cùng của dây chuyền.
1.3.3 Xác định hiệu suất dây chuyền (hệ số phụ tải)
Hiệu suất của dây chuyền hay hệ số phụ tải của nguyên công i được xác định
theo công thức:
αpti =

(4)


Hiệu suất chung của cả chỗ làm việc được xác định theo công thức:
αpti =

(5)

Trong đó: m là số ngun cơng (Ngơ Trần Ánh 2003, trang 196)
1.4 Các công cụ nâng cao hiệu suất chuyền
1.4.1 Chụp ảnh, bấm giờ nguyên công

8


1.4.1.1 Khái niệm
Bấm giờ là một phương pháp khảo sát hao phí thời gian có sử dụng đồng hồ
bấm giây để đo thời gian thực hiện một thao, hay động tác thường xuyên lặp lại có
chu kỳ tại nơi làm việc (Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 63).
1.4.1.2 Nhiệm vụ
Bấm giờ có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu về các thao tác, động tác thực hiện bước cơng việc nhằm hợp lý
hóa các thao tác và động tác.
- Nghiên cứu về trình tự của thao tác, động tác nhằm xây dựng quy trình thực
hiện bước công việc một cách hợp lý nhất.
- Nghiên cứu và xác định thời gian thực hiện bước công việc, cung cấp các số
liệu cần thiết để xây dựng các mức hoặc các tiêu chuẩn định mức.
-Xác định các thao tác, động tác thừa, nhằm khắc phục những lãng phí mà
không trông thấy nhằm nâng cao hiệu suất làm việc (Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên
2016, trang 63).
1.4.1.3 Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị bấm giờ
- Xác định mục đích bấm giờ .

- Lựa chọn đối tượng bấm giờ và công tác chuẩn bị đối với đối tượng bấm giờ.
- Điều tra tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, đặc điểm và nội dung
của công việc và đặc điểm của người lao động.
- Phân chia bước công việc thành các bộ phận cấu thành theo trình tự hợp lý.
Xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của từng nội dung công việc và
cách ghi chép.
- Chọn thời điểm bấm giờ khi nhịp độ làm việc đã ổn định.
- Chuẩn bị các phương tiện và dụng cụ cần thiết. Phiếu bấm giờ thời gian làm
việc thường bao gồm các cột: số thứ tự, nội dung thao tác, cử động bắt đầu, cử động
kết thúc, kết quả các lần bấm giờ, ghi chú.

9


- Chọn vị trí quan sát thuận lợi.
- Xác định số lần bấm giờ tối thiểu cần thiết trên cơ sở mức độ ổn định của chi
phí thời gian (phụ thuộc nhân tố chủ quan của người lao động, nhịp lao động do
máy móc - thiết bị quyết định hay do người lao động quyết định mức độ lặp lại của
cơng việc…). Để đảm bảo độ chính xác của kết quả bấm giờ có thể sử dụng bảng
sau (Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 64).
Bảng 1.1: Lựa chọn số lần bấm giờ theo loại hình sản xuất
Phương pháp

Lượng thời gian hoàn thành

Số lần bấm giờ (lần)

Dưới 10 giây

40 - 50


Từ 10 - 30 giây

30 - 40

Nửa thủ công và nửa cơ Từ 31 - 60 giây

20 - 30

khí

Hồn tồn cơ khí

Từ 61 giây - 5 phút Lớn hơn 5

10 - 20

phút

5 - 10

Dưới 10 giây

20 - 30

Từ 10 - 30 giây

10 - 20

Từ 31 - 60 giây Lớn hơn 1 phút


5 - 10

(Nguồn: Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 64)
Bước 2: Thực hiện bấm giờ
- Người nghiên cứu tiến hành quan sát theo trình tự các thao tác thực hiện bước
công việc, tiến hành đo và ghi lại thời gian hao phí thực hiện từng thao tác qua các
lần bấm giờ vào các cột trong mẫu phiếu theo đã chuẩn bị sẵn. (Vũ Thị Mai và Vũ Thị
Uyên 2016, trang 64).
- Thực hiện bấm giờ. Có 2 cách: Bấm liên tục và bấm gián đoạn
Bấm giờ liên tục: Đo độ dài thời gian thực hiện các thao tác nối tiếp nhau trong quá
trình thực hiện công việc. (Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 63).

10


Bảng 1.2: Bảng đo thời gian bấm giờ liên tục
Nqs

Chi tiết 1 Chi tiết 2 Chi tiết 3

….

Chi tiết n-1

chi tiết n

t bắt đầu

0


x2

x3

….

xn-1

xn

t kết thúc

x1

x’2

x’3

….

x2

x’n

Ti

x1 -0

x2


x’3 -x3

….

x’n-1 -xn-1

x’n -xn

Ti

t1

t2

t3

….

tn-1

tn

(Nguồn: Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 64)
Bấm giờ chọn lọc: Đo thời gian thực hiện từng thao tác riêng biệt trong nội
dung công việc (Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 64).
Bảng 1.3: Bảng đo thời gian bấm giờ gián đoạn.
nqs

Chi tiết 1 Chi tiết 2 Chi tiết 3


….

Chi tiết n-1

chi tiết n

t bắt đầu

0

0

0

….

0

0

t kết thúc

t1

t2

t3

….


tn-1

tn

ti

t1

t2

t3

….

tn-1

tn

(Nguồn: Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 64)
.Kết thúc ta thu được dãy số bấm giờ sau:
nqs
1
2
3
…. n
ti

t1


t2

t3

….. tn

Bước 3: Xử lý kết quả và kết luận:
- Xác định thời gian để thực hiện các bộ phận của bước công việc.
- Kiểm tra mức độ ổn định của dãy kết quả thông qua hệ số ổn định (Kơđ):
Kơđ =
Trong đó:
Tmax: giá trị lớn nhất của dãy số bấm giờ.
Tmin: giá trị lớn nhất của dãy số bấm giờ.

11


- So sánh Kôđtt với Kôđtc.
Khi Kôđtt ≤ Kôđtc: Chấp nhận kết quả đo (1).
Khi Kôđtt > Kôđtc: Loại giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất ra khỏi dãy số.
Nếu số lần bấm giờ bị loại (trị số thời gian thực hiện trong thao tác trong
những lần bấm giờ bị loại) ≤ 20% số lần bấm giờ và khi đó đạt được Kơđtt ≤ Kođtc thì
dãy số bấm giờ được chấp nhận (2).
Nếu loại trên 20% số liệu mà Kôđtt vẫn lớn hơn Kođtc thì tiến hành khảo sát lại
(Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 65).
Bảng 1.4: Xác định hệ số ổn định tiêu chuẩn của dãy số bấm giờ
Loại hình
sản xuất

Hệ số ổn định tiêu chuẩn của dãy số bấm giờ


Thời gian thực hiện
các bộ phận BCV

Công việc

(giây)

bằng máy

máy - tay

tay

<6
6 - 15
> 15
<6
6 - 15
> 15
<6
≥6

1,2
1,1
1,1
1,2
1,1
1,1
1,2

1,1

1,5
1,3
1,2
1,8
1,5
1,3
2,0
1,7

2,0
1,7
1,5
2,3
2,0
1,7
2,5
2,3

> 60

1,3

2,0

3,1

Sản xuất
hàng khối

Sản xuất
hàng loạt
lớn
Sản xuất
hàng loạt
vừa
Sản xuất
hàng loạt
nhỏ

Công việc bằng Công việc bằng

(Nguồn: Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 65)
- Xác định thời gian trung bình

để hồn thành thao tác j của bước cơng việc

Trong đó:
n: số lần bấm giờ được tính đảm bảo 2 điều kiện (1) và (2).
Ti: giá trị của từng số hạng trong dãy số bấm giờ.
- Xác định thời gian hồn thành tồn bộ bước cơng việc (TNsp):
TNsp =
Trong đó:

12


: thời gian trung bình thực hiện các bộ phận bước công việc.
m: số bộ phận hợp thành của bước công việc (Vũ Thị Mai và Vũ Thị
Uyên 2016, trang 64).

Bảng 1.5: Phiếu bấm giờ liên tục (mặt 1)
Nhà máy: X
Phân xưởng: Tiện
Tổ: 03
Công nhân

Ngày quan sát: 13/09 Bắt đầu

Người quan sát:

quan sát: 8h30 Kết thúc quan

Lê Viết Thành

sát 9h37

Người kiểm tra:

Thời gian quan sát: 1h07 phút

Đặng Tấn Tồn

Cơng việc

Thiết bị máy

Họ và tên: Nguyễn Văn Bước công việc: tiện trục Cấp Loại máy: T616
A
bậc: 3/7
Kích thước:

Nghề nghiệp: thợ tiện
Kích thước: L=276mm d=50 2310x852x1275
Cấp bậc: 3/7
Tình hình chung: bình
Thâm niên: 07 năm Sức mm
khỏe: trung bình Hồn Bản vẽ: 264
thường.
thành mức LĐ 03 tháng
Vật liệu: Thép b=650 M/mm2 Dụng cụ cắt: dao T15K6
trước: 103% Hoàn
thành mức LĐ 03 tháng
trước: 105%
Tổ chức nơi làm việc:
- Tình hình chung: rộng rãi, giá để phôi bên phải, để sản phẩm bên trái.
- Tổ chức cung cấp vật liệu, bảo dưỡng và sửa chữa máy, thiết bị: có cơng
nhân phục vụ ngay tại nơi làm việc.
- Giao nộp sản phẩm: ngay tại nơi làm việc.
- Hướng dẫn sản xuất: do đốc công hướng dẫn trước lúc giao việc.
- Nhiệt độ: 20-24 độ C
- Ánh sáng: đầy đủ
- Thơng gió: mát, thống.
(Nguồn: Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 66)

13


Bảng 1.6: Phiếu bấm giờ không liên tục (mặt 1)
Ngày quan sát: 19/09

Người quan sát:


Bắt đầu quan sát:

Nhà máy: X

Nguyễn Thị Hồng

8h00 Kết thúc quan

Phân xưởng: Cơ khí Tổ nguội

Người kiểm tra: Đỗ

sát 9h30 Thời gian

Viết Hùng.

quan sát: 1h30
Công nhân

Công việc

Thiết bị máy

Họ và tên: Phạm Thị B

Bước công việc: Ta Loại máy: dùng êtô để

Nghề nghiệp: thợ nguội Cấp bậc: 2/7


rô ê cu Cấp bậc: 2/7 kẹp khởi phẩm, êtơ

Thâm niên: 05 năm Hồn thành mức Kích thước: 14

gắn trên giá đỡ cao

LĐ 03 tháng trước: 108% Hoàn thành Bản vẽ: 201

80cm.

mức LĐ 03 tháng trước: 100%

Vật liệu: Thép CT3

Tổ chức nơi làm việc:
-

Tình hình chung: rộng rãi, cơng nhân hoạt động thuận tiện.

-

Tổ chức cung cấp vật liệu, dụng cụ: mang đến tận nơi làm việc.

-

Giao nộp sản phẩm: ngay tại nơi làm việc.

-

Hướng dẫn sản xuất: tổ trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ.


-

Nhiệt độ: 18 - 20 độ C

-

Ánh sáng: tốt

-

Thơng gió: mát, thống.
(Nguồn: Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 68)
Bảng 1.7: Bảng quy định tạm thời hệ số ổn định cho phép
Thời gian kéo dài của thao tác

Phương Phương pháp hoàn thành Dưới 10 giây
thao tác
Thủ cơng và nửa cơ khí
Hồn tồn cơ khí

Từ 11 - 30

Từ 31 - 60

Lớn hơn 1

giây

giây


phút

2

1,7

1,5

1,3

1,5

1,3

1,2

1,1

(Nguồn: Vũ Thị Mai và Vũ Thị Uyên 2016, trang 70)

14


×