Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tìm hiểu về hội chứng suy thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.24 KB, 2 trang )

Tìm hiểu về hội chứng suy thận
Suy thận bao gồm có suy thận cấp và suy thận mạn.
1/ Suy thận cấp: là một hội chứng xuất hiện khi chức năng thận bị suy sụp
nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính dẫn đến. Mức lọc cầu thận có thể bị
giảm sút hoàn toàn. Bệnh nhân có thể bị vo niệu – ure máu tăng dần, tỉ lệ tử vong
rất cao; nhưng nếu xử lý kịp thời và chính xác thì bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống
bình thường. Chức năng thận có thể được hồi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.
Nguyên nhân gây nên suy thận cấp:
- Nguyên nhân mất muối, mất nước nặng - Sốc do nhiều nguyên nhân như
mất máu, chấn thương, sau phẫu thuật, bỏng nặng, dị ứng, suy tim, tan máu, nhiễm
khuẩn, nhiễm độc… - Ngộ độc - Bệnh thận như: Viêm ống thận cấp, viêm cầu thận
cấp, viêm bể thận cấp, tắc mạch thận… - Hội chứng gan thận…
Triệu chứng suy thận cấp:
- Đái it hoặc vô niệu - Ure, creatinine máu tăng dần - Rối loạn thăng bằng
nước, kiềm toan, nặng nhất là khi Kali máu tăng dần - Cuối cùng nếu không xử trí
kịp thời bệnh nhân có thể: Hoặc tử vong do phù phổi cấp, hoặcngừng tim do kali
máu cao; hoặc chết trong bệnh cảnh của hội chứng ure máu cao
Điều trị bệnh suy thận cấp:
- Điều trị cho bệnh nhân bệnh chính và các biến chứng như bội nhiếm, suy tim
- Điều chỉnh thể dịch. chủ yếu là chống phù não, phù phổi do truyền dịch và
uống quá nhiều, đồng thời chống kali máu tăng cao do ăn nhiều hoa quả hoặc do
xuất huyết hoại tử.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Để hạn chế ure và creatinine máu tăng cao,
cần đảm bảo cng cấp năng lơpngj từ tinh bôtj và mỡ, hạn chế protit bằng ăn chất
bột, ít đạm như các loại rau củ, chỉ cho ăn 1 lạng thịt, cá nạc trong ngày.
- Chống bội nhiễm: Chọn kháng sinh ít độc cho thận
- Lọc máu khi cần: Nhằm mục đích tạm thời thay thế thận suy. Lọc máu có thể
loại trừ được các sản phẩm giánghoá như ure, creatinine, loại bỏ chất độc, góp
phần điều chỉnh cân bằng kiềm toan trong máu.
- Chăm sóc bệnh nhân tốt.
- Bệnh phải được điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện.


2/ Suy thận mạn: Là hậu quả của các bệnh thận mạn tính gây giảm sút từ từ
số lượng các đơn vị chức năng của thận (nephron) làm suy giảm chức năng thận.
Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 60ml/phút thì được coi là suy thận mạn.
Thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi và sẽ dấn đến
hàng loạt các rối loạn về sinh hoá và lâm sàng của các cơ quan trong cơ thể. Quá
trình này có thể kéo dài 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn tuỳ theo từng trường hợp cũng
như số lượng giảm sút các đơn vị chức năng của thận.
Nguyên nhân gây suy thận mạn:
- Bệnh viêm cầu thận mạn - Viêm thận bể thận mạn - Bệnh mạch thận - Bệnh
thận bấm sinh di truyền như thận đa nang, loạn sản thận, thận chuyển hoá…
Triệu chứng của suy thận mạn
- Phù mềm ấn lõm - Thiếu máu: suy thận càng nặng càng thiếu máu nhiều -
Tăng huyết áp - Suy tim - Viêm ngoại tâm mạc - Nôn, ỉa chảy - Xuất huyết: Như
chảy máu mũi, chảy máu chân răng, dưới da, hoặc có thể chảy máu rất nặng -
Ngứa, chuột rút, viêm thần kinh ngoại vi - Hôn mê: Do ure máu cao là biểu hiện lâm
sàng cuối cùng của suy thận mạn. Bệnh nhân có thể co giật, rối loạn tâm thần ở giai
đoạn tièn hôn mê - Xét nghiệm máu: Ure,creatinine, acide uric, kali tăng, hồng cầu
giảm - Nước tiểu có prrotein niệu, hồng cầu niệu, bạch cấu niệu và vi khuẩn niệu,
trụ niệu (Khi có tổn thương cầu thận)
Điều trị suy thận mạn theo xu hướng nào:
Tuỳ thuộc vào giai đoạn suy thận mà có điều trị thích hợp bao gồm: Điều trị
bảo tồn; lọc máu ngoài thận chu kỳ; ghép thận.
Lọc máu ngoài thận khi suy thận ở giai đoạn độ 3 hoặc độ 4 hoặc khi
creatinine máu từ 500 đến 900 Micromol/lít.

×