Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu khả năng kháng nhàu và sự biến đổi tính chất của vải len sau xử lý chlorine hóa và làm mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

LÊ THỊ XINH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG NHÀU VÀ
SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA VẢI LEN SAU
XỬ LÝ CHLORINE HÓA VÀ LÀM MỀM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. ĐOÀN ANH VŨ

PGS.TS VŨ THỊ HỒNG KHANH

Hà Nội, 2018


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi đến TS Đoàn Anh Vũ lời cảm ơn sâu sắc.
Thầy đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu


trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ đã chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi thực hiện
hồn thành luận văn này. Đó là một điều vinh hạnh nhất đối với tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể q thầy cơ trong Viện Dệt may- Da giày và
Thời trang Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền dạy những kiến thức chuyên
môn cho tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua.
Tôi xin cảm chân thành cảm ơn quý thầy cô lãnh đạo của hai trƣờng Đại học
Bách khoa Hà Nội và trƣờng Cao đẳng Cơng thƣơng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua.

Tphcm, tháng 04 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Lê Thị Xinh

Lê Thị Xinh

2

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan luận văn Thạc sỹ Kỹ Thuật “ Nghiên cứu khả năng kháng

nhàu và sự biến đổi tính chất của len sau xử lý chlorine hóa và làm mềm” do tác
giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS Đoàn Anh Vũ. Nội dung nghiên cứu trong
luận văn này do tác giả tìm hiểu và thực hiện, khơng sao chép từ bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào khác. Những số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
luận văn nào trƣớc đây.
Tphcm, tháng 4 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Lê Thị Xinh

Lê Thị Xinh

3

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................3
MỤC LỤC .......................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ ................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................10
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................10

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................................11
3. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 11
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................12
5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................12
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 12
7. Các đóng góp của luận văn:.......................................................................................12
CHƢƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ....................................14
1.1 Sơ lƣợc về Len .........................................................................................................14
1.1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................................14
1.1.2 Thành phần và hình thái cấu trúc của xơ len ........................................................15
1.1.3 Phân loại len nguyên liệu ....................................................................................19
1.1.4. Tính chất của xơ len ............................................................................................20
1.1.5. Đặc tính ứng dụng của len ..................................................................................23
1.1.6. Tính tạo nỉ ở len, và ảnh hƣởng của tạo nỉ tới sản phẩm ....................................23
1.2. Kháng nỉ cho vải len .............................................................................................. 25
1.2.1. Khái niệm kháng nỉ cho len ...............................................................................25
1.2.2. Các phƣơng pháp xử lý chống tạo nỉ hiện nay cho len ......................................26
1.2.3 Phƣơng pháp kháng nỉ Mercerised Merino ........................................................30
1.3. Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................31
CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......33
2.1. Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................33
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................33
2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................33
2.1.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................34
Lê Thị Xinh

4

Luận văn cao học



Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................34
2.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu chung: ..........................................................................34
2.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm ..................................................................................34
2.2.2.1 Qui trình thực nghiệm tổng thể .........................................................................34
2.2.2.2. Phƣơng pháp phân tích và đo đạc ....................................................................36
2.2.2.3. Phƣơng pháp thí nghiệm tạo mẫu và xử lý vải .................................................50
2.3. Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................58
CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................60
3.1. Sự thay đổi tính chất của vải dệt thoi sau xử lý với clo và làm mềm.....................60
3.1.1 Mã hóa mẫu thí nghiệm ........................................................................................60
3.1.2 Kết quả thực nghiệm về sự biến đổi tính chất vải dệt thoi sau xử lý .................61
3.1.2.1 Sự biến đổi hình thái bề mặt xơ của vải dệt thoi ...............................................61
3.1.2.2. Sự thay đổi kích thƣớc sau giặt của vải dệt thoi ...............................................67
3.1.2.3. Sự thay đổi độ nhẵn bề mặt vải dệt thoi ........................................................... 71
3.1.2.4. Sự thay đổi khối lƣợng của vải dệt thoi............................................................ 72
3.1.2.5. Sự thay đổi độ bền đứt của vải dệt thoi ............................................................ 73
3.1.2.6. Sự thay đổi khả năng phục hồi nhàu của vải dệt thoi .......................................76
3.2. Sự thay đổi tính chất của vải dệt kim sau xử lý Clo hóa và làm mềm ...................78
3.2.1 Mã hóa mẫu vải dệt kim sau xử lý .......................................................................78
3.2.2. Kết quả thực nghiệm về sự biến đổi tính chất của vải dệt kim ...........................79
3.2.2.1. Sự biến đổi hình thái bề mặt xơ của vải dệt kim ..............................................79
3.2.2.2. Sự thay đổi kích thƣớc sau giặt của vải dệt kim ...............................................82
3.2.2.3. Sự thay đổi khối lƣợng vải dệt kim ..................................................................84
3.2.2.4. Sự thay đổi độ bền nén thủng vải dệt kim ........................................................85
3.3. Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................86

KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91
PHỤ LỤC ......................................................................................................................93

Lê Thị Xinh

5

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại vải len theo giá trị chữ S...............................................................19
Bảng 3.1: Bảng mã hóa mẫu chỉ xử lý với NaClO ......................................................60
Bảng 3.2: Bảng mã hóa mẫu xử lý với NaClO và chất làm mềm ................................61
Bảng 3.3: Bảng mã hóa mẫu chỉ xử lý với chất làm mềm aminofunctional
polydimethylsiloxane.....................................................................................................61
Bảng 3.4: Sự thay đổi kích thƣớc sau giặt của các mẫu đƣợc xử lý bằng các phƣơng
pháp khác nhau ..............................................................................................................67
Bảng 3.5: Bảng kết quả đánh giá độ nhẵn bề mặt trên mẫu trƣớc và sau xử lý............71
Bảng 3.6: Bảng khối lƣợng của mẫu chƣa xử lý và sau xử lý ......................................72
Bảng 3.7: Độ bền kéo đứt của mẫu sau xử lý (N).........................................................73
Bảng 3.8: Góc phục hồi nhàu của vải sau khi xử lý với các phƣơng án khác nhau .....77
Bảng 3. 9: Bảng mã hóa mẫu vải dệt kim khảo sát xử lý với NaClO ..........................78
Bảng 3.10: Bảng mã hóa mẫu khảo sát xử lý với NaClO + chất làm mềm
aminofunctional polydimethylsiloxane .........................................................................79

Bảng 3.11: Bảng mã hóa mẫu khảo sát xử lý với chất làm mềm ................................79
Bảng 3.12: Sự thay đổi kích thƣớc sau giặt của các mẫu vải dệt kim đƣợc xử lý với
các phƣơng án khác nhau ..............................................................................................82
Bảng 3.13: Bảng khối lƣợng của mẫu trƣớc và sau xử lý.............................................85
Bảng 3.14: Độ bền nén thủng của vải dệt kim trƣớc và sau khi xử lý (kPa) ................86

Lê Thị Xinh

6

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Cừu merino – một giống cừu ni phổ biến lấy lơng [18] ..........................14
Hình 1.2: Xơ len sau khi thu hoạch [18] .....................................................................15
Hình 1.3: Một số sản phẩm từ xơ len [21] ...................................................................15
Hình 1.4: Phân tử keratin ở các trạng thái khác nhau [1] .............................................16
Hình 1. 5: Lớp vảy của xơ len qua kính hiển vi điện tử [5] .........................................17
Hình1.6: Ortho và paracortex qua kính hiển vi điện tử [2] ..........................................18
Hình 1.7: Cấu trúc hình thái học phức tạp xơ len [20] ................................................18
Hình 1.8 : Hình thái của bề mặt xơ len làm len dễ tạo nỉ [5] ........................................24
Hình 1.9: Hình thái bề mặt xơ len cài vào nhau tạo thành nỉ [17] ................................24
Hình 1.10: Vải len tạo nỉ sau khi giặt máy ..................................................................25
Hình 1.11: Ảnh chụp của xơ len xử lý với proteases enzyme [5] ...............................27
Hình 1.12: Xử lý len bằng phƣơng pháp Mercerised Merino [5] ................................29

Hình1.13: Ảnh chụp của xơ len trƣớc và sau khi xử lý với chlorine [5] .....................31
Hình 2.1: Dụng cụ điếm mật độ ....................................................................................37
Hình 2.2: Dụng cụ thí nghiệm khối lƣợng ...................................................................38
Hình 2.3: Dụng cụ đo độ dày của vải ............................................................................39
Hình 2.4: Kính hiển vi ..................................................................................................41
Hình 2.5: Máy độ bền kéo đứt Titan 4..........................................................................43
Hình 2.6: Máy giặt (bên trái) và máy sấy Whirlpool theo tiêu chuẩn AATCC ..........45
Hình 2.7: Nguồn sáng duy nhất sử dụng trong khu vực đánh giá ...............................46
Hình 2.8: Cách bố trí mẫu khi quan sát ........................................................................46
Hình 2.9: Bộ ảnh 3D mơ phỏng độ nhẵn vải theo tiêu chuẩn AATCC ........................46
Hình 2.10: Thiết bị đo góc hồi nhàu Shirley (phải) và cách cắt mẫu (trái) ..................48
Hình 2.11: Thiết bị chụp SEM [22] .............................................................................49
Hình 2.12: Máy độ bền nén thủng thủy lực .................................................................50
Hình 2.13: Natri hypoclorit dƣới dạng dung dịch và natri hypoclorit dƣới dạng ........51
Hình 2.14: Chất hoạt hóa Labsa và NP9 ......................................................................51
Lê Thị Xinh

7

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa cơng nghệ vật liệu Dệt May

Hình 2.15: Axit sulfuric tinh khiết...............................................................................51
Hình 2.16: Natri bisunfit dạng rắn ...............................................................................52
Hình 2.17: Cấu trúc của amino-functional silicone, trong đó X, Y: số đơn vị
momen .............................................................................................................. 53

Hình 2.18: Cấu trúc của polydimethylsiloxane, trong đó X, Y: số đơn vị momen ......53
Hình 2.19: Cân điện tử..................................................................................................54
Hình 2.20: Máy ngấm ép .............................................................................................54
Hình 2.21: Dụng cụ phịng thí nghiệm .........................................................................55
Hình 2.22: Cân NaHSO3 trƣớc khi cho vào nƣớc ........................................................56
Hình 2.23: Thao tác ngấm hóa chất ..............................................................................56
Hình 2.24: Thao tác ép hóa chất ...................................................................................57
Hình 2.25: Thao tác giặt sạch mẫu với nƣớc ................................................................57
Hình 3.1: Hình thái bề mặt xơ mẫu gốc ban đầu không qua xử lý ..............................62
Hình 3.2: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M 1và M2 ......................................................62
Hình 3.3: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M3 và M4 ......................................................63
Hình 3.4: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M5 và M6 .....................................................63
Hình 3.5: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M7 và M9 ....................................................64
Hình 3.6: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M1.1 ............................................................64
Hình 3.7: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M2.2 và M3.3 ..............................................65
Hình 3.8: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M4.4 , M5.5 và M6.6 ........................................65
Hình 3.9: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M7.7 , M8.8 và M9.9 .........................................66
Hình 3.10: Hình thái bề mặt xơ của mẫu M10 , M11 và M12........................................66
Hình 3.10: Đồ thị độ co vải theo hƣớng dọc của các mẫu đƣợc xử lý với NaClO (%)68
Hình 3.11: Đồ thị độ co vải theo hƣớng ngang của các mẫu đƣợc xử lý với NaClo ..69
Hình 3.12: Đồ thị độ co dọc của các mẫu đã xử lý với NaClO +chất làm mềm ..........69
Hình 3.13: Đồ thị độ co ngang của các mẫu đã xử lý với NaClO+ chất làm mềm .....69
Hình 3.14: Đồ thị độ co dọc của các mẫu chỉ xử lý với chất làm mềm .....................70
Hình 3.15: Đồ thị độ co ngang của các mẫu chỉ xử lý với chất làm mềm ................70
Hình 3.16: Đồ thị độ bền đứt theo hƣớng dọc vải sau khi xử lý với NaClO ...............74
Hình 3.17: Đồ thị độ bền đứt theo hƣớng ngang vải sau khi xử lý với NaClO ............74
Hình 3.18: Đồ thị độ bền đứt theo hƣớng dọc vải sau khi xử lý ..................................74
Hình 3.19: Đồ thị độ bền đứt theo hƣớng ngang vải sau khi xử lý ..............................75
Lê Thị Xinh


8

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa cơng nghệ vật liệu Dệt May

Hình 3.20: Đồ thị độ bền kéo đứt theo hƣớng dọc sau khi xử lý với chất làm mềm ..75
Hình 3.21: Đồ thị độ bền kéo đứt theo hƣớng ngang sau khi xử lý với chất làm mềm
.......................................................................................................................................75
Hình 3.22: Hình thái bề mặt xơ mẫu gốc ban đầu của vải dệt kim khơng qua xử lý ..79
Hình 3.23: Hình thái bề mặt xơ len mẫu Mk1; Mk2 và Mk3 ..........................................80
Hình 3.24: Hình thái bề mặt xơ len mẫu Mk4 ; Mk5 và Mk6 .......................................80
Hình 3.25: Hình thái bề mặt xơ len mẫu Mk1.1; Mk2.2 và Mk3.3 ...................................81
Hình 3.26: Hình thái bề mặt xơ len mẫu Mk4.4; Mk5.5 và Mk6.6 ..................................81
Hình 3.27: Hình thái bề mặt xơ len mẫu Mk7;Mk8 và Mk9 ...........................................82
Hình 3.28: Đồ thị độ co dọc của các mẫu vải dệt kim đƣợc xử lý với NaClO ............83
Hình 3.29: Đồ thị độ co ngang của các mẫu vải dệt kim đƣợc xử lý với NaClo ........83
Hình 3.30: Đồ thị độ co dọc của các mẫu vải dệt kim đƣợc xử lý với NaClO+chất....83
Hình 3.31: Đồ thị độ co ngang của các mẫu vải dệt kim đƣợc xử lý với NaClO+chất
làm mềm ........................................................................................................................84

Lê Thị Xinh

9

Luận văn cao học



Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con ngƣời đã nghiên cứu, sản
xuất rất nhiều loại xơ, sợi, vải nhân tạo. Các loại vật liệu này ngày càng đƣợc cải thiện
để tính chất của nó có những đặc điểm ƣu việt nhƣ sợi tự nhiên. Tuy nhiên, vật liệu dệt
có nguồn gốc tự nhiên vẫn đóng một vai trị quan trọng trong ngành dệt may. Ngƣời
tiêu dùng vẫn có xu hƣớng tìm về với tự nhiên. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên
nhiên vẫn rất đƣợc ƣa chuộng và trở thành xu hƣớng thời trang hiện đại. Ngoài các
loại vải nhƣ tơ tằm, lanh, gai, cotton thì vải len cũng là một loại vải có nguồn gốc từ tự
nhiên, sở hữu các đặc tính ƣu việt nhƣ hút ẩm tốt, có độ bóng đẹp, giữ ấm tốt…
Vải len thƣờng dùng để may áo nam, nữ thời trang, vest, sơ mi, khăn quàng cổ,
mũ, găng tay… Bên cạnh các ứng dụng may mặc thì vải len cịn đƣợc sử dụng trong
các sản phẩm nội thất, trang trí, chăn đệm mang lại giá trị cao.
Bên cạnh các ƣu điểm thì vải len gặp phải một nhƣợc điểm lớn đó là xuất hiện sự
co sau khi giặt. Có nhiều phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc tiến hành để khắc phục
hiện tƣợng này. Các phƣơng pháp tập trung chủ yếu vào việc bào mịn và làm phẳng
lớp vảy ngồi cùng của xơ len nhằm chống lại hiện tƣợng tạo nỉ khi giặt. Trong các
phƣơng pháp đƣợc sử dụng hiện nay thì phƣơng pháp xử lý bằng clo là phổ biến nhất.
Tuy nhiên, việc xử lý triệt để hiện tƣợng co nỉ bằng phƣơng pháp clo hóa mạnh có thể
dẫn đến sự oxi hóa các liên kết lõi (không chỉ tác động vào lớp vảy của len mà còn tác
động sâu hơn vào lớp lõi của xơ). Ngoài ra, phƣơng pháp xử lý này đem đến những
biến đổi khơng có lợi cho vải len nhƣ: làm mất lớp vảy kị nƣớc nên có thể làm thay
đổi khả năng kháng nhàu, giảm khối lƣợng và độ bền của vải… Để khắc phục các yếu
điểm của phƣơng pháp clo đồng thời với việc nâng cao hiệu ứng bề mặt, nâng cao khả
năng kháng nhàu cho len thì thời gian gần đây xuất hiện xu hƣớng xử lý mới là phối

hợp giữa clo hóa (nhằm làm giảm độ co) và làm mềm (để duy trì và nâng cao kháng
nhàu của len, tăng cƣờng độ bóng bề mặt, giảm khả năng tổn thƣơng xơ sau xử lý clo).
Để khẳng định khả năng áp dụng thực tế của phƣơng pháp xử lý kết hợp này thì sự
thay đổi khả năng kháng nhàu và các tính chất cơ lý vải len cần phải đƣợc làm rõ.

Lê Thị Xinh

10

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa cơng nghệ vật liệu Dệt May

Đó chính là lý do tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng
kháng nhàu và sự biến đổi tính chất của vải len sau xử lý chlorine hóa và làm
mềm”. Thơng qua nghiên cứu này, tác giả muốn làm rõ sự biến đổi tính chất của vải
len sau xử lý phối hợp clo hóa và làm mềm để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ứng
dụng vào việc chống tạo nỉ cho vải len trong thực tế sản xuất.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Khảo sát ảnh hƣởng của một số thông số công nghệ trong quá trình xử lý
chống tạo nỉ vải len tới chất lƣợng chống co. Từ đó xác định đƣợc khoảng điều kiện
xử lý phù hợp.
- Song song với quá trình xử lý chống tạo nỉ nêu trên, đề tài sẽ cần làm rõ đƣợc
sự thay đổi khả năng kháng nhàu và sự biến đổi tính chất vải len sau khi xử lý.
Thơng qua các kết quả nghiên cứu này có thể đƣa ra đƣợc các khuyến cáo về
phƣơng pháp và điều kiện xử lý phù hợp nhằm đảm bảo khả năng chống tạo nỉ đồng
thời nâng cao khả năng kháng nhàu và độ bền.

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mẫu vải len dệt thoi và dệt kim.
 Vải dệt thoi có cấu trúc kĩ thuật nhƣ sau:
 Thành phần sợi: 100% len vải mộc tại công ty Liên Phƣơng
 Kiểu dệt: Vân điểm
 Xơ len 18,5 micron mét
 Mật độ sợi: - Mật độ dọc: 350 sợi /10cm
- Mật độ ngang: 246 sợi /10 cm
 Độ dày vải: 0.331 mm
 Khối lƣợng vải:168.13 g/m2
 Vải dệt kim có cấu trúc kĩ thuật nhƣ sau:
 Kiểu dệt: Dệt kim đan ngang một mặt phải
 Vải mộc chƣa qua xử lý, đề tài len tại phân viện Dệt may
 Xơ len 20,5 micron mét
 Mật độ sợi: - Mật độ dọc: 180 (Hàng vòng /10cm)
- Mật độ ngang: 150 (Cột vòng/10 cm)
 Khối lƣợng vải: 179.86 g/m2
Lê Thị Xinh

11

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

 Thành phần sợi: 100% len
4. Phạm vi nghiên cứu



Đề tài tập trung nghiên cứu cho vải len tự nhiên 100%



Qui mơ nghiên cứu đƣợc tiến hành cấp độ phịng thí nghiệm với các mẫu
nhỏ.

5. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc đề tài này luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu các nội dung cụ
thể nhƣ sau:
 Nghiên cứu khả năng chống co của vải và sự biến đổi hình thái học của xơ
(hai trong số biểu hiện quan trọng nhất của chống tạo nỉ) bằng 3 phƣơng
pháp: xử lý bằng NaClO ở các nồng độ và thời gian khác nhau; xử lý bằng
chất làm mềm ở các nồng độ khác nhau; xử lý bằng NaClO ở các nồng độ và
thời gian khác nhau, sau đó tiếp tục xử lý với chất làm mềm.
 Đánh giá ảnh hƣởng của các quá trình xử lý nêu trên tới khả năng kháng nhàu
và một số đặc trƣng tính chất của vải thơng qua các thơng số nhƣ: độ bền, góc
hồi nhàu, độ giảm khối lƣợng, …
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài phối hợp giữa 2 phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản:
 Nghiên cứu lý thuyết: khảo cứu tài liệu về bản chất cấu trúc của xơ len, các
đặc trƣng tính chất của xơ và vải len, các phƣơng pháp xử lý chống tạo nỉ,
các tiêu chuẩn đánh giá tính chất… Từ các kết quả khảo cứu tài liệu xác định
đƣợc khoảng điều kiện nghiên cứu phù hợp.
 Nghiên cứu thực nghiệm: tiến hành các nghiên cứu mẫu nhỏ trong điều kiện
phịng thí nghiệm trên các trang thiết bị hiện đại nhằm thu đƣợc các số liệu
đáng tin cậy.
7. Các đóng góp của luận văn:

 Về lý thuyết: đề tài đã góp phần làm rõ hơn các nội dung liên quan tới
phƣơng pháp xử lý hoàn tất vải len và sự biến đổi tính chất của vải sau q
trình xử lý hồn tất.
 Về thực nghiệm: các kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng việc phối hợp
phƣơng pháp xử lý clo kết hợp với làm mềm ở các điều kiện phù hợp hoàn
Lê Thị Xinh

12

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa cơng nghệ vật liệu Dệt May

tồn đem lại kết quả tốt cho vải len trên cả hai khía cạnh: 1) Chống co nỉ
cho vải; 2) Nâng cao khả năng kháng nhàu và hạn chế các ảnh hƣởng khơng
tốt về các tính chất cơ lý của vải.

Lê Thị Xinh

13

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
1.1 Sơ lƣợc về Len
1.1.1 Giới thiệu chung
Len có nguồn gốc thiên nhiên. Giống nhƣ tóc ngƣời, len đƣợc hình thành tự
nhiên trong lớp da để chống lại khí hậu. Len có cấu tạo chủ yếu từ một loại protein đặc
biệt có tên là Keratin. Keratin rất bền và đóng vai trị nhƣ là một hàng rào với môi
trƣờng, bảo vệ cừu khỏi nóng, lạnh, nắng, gió và mƣa. Cừu có thể tồn tại và sống khá
thoải mái trên toàn thế giới trong nhiệt độ từ âm 40oC nhƣ ở Mông Cổ đến 40oC ở Úc
là nhờ bộ lông của chúng.
Độ mịn, cấu trúc và tính chất của len phụ thuộc vào giống cừu, đa phần len lấy từ
các giống cừu Merino, Lincoln, Leicester, Sussex, Cheviot, và các giống cừu khác ở
các nƣớc Úc, Nga, New Zealand, Nam Phi, Mơng Cổ.

Hình 1.1: Cừu merino – một giống cừu nuôi phổ biến lấy lông [18]

Cừu Merino là giống cừu có bộ lơng tuyệt vời với những sợi lông cực mảnh,
mềm và trắng, là nguyên liệu cho loại len mịn và tốt nhất thế giới, vải đƣợc sản xuất
từ len lơng cừu có những đặc tính nhƣ mềm mại, êm ái trên da; thống khí, hút ẩm tốt;
độ đàn hồi tốt. Cừu merino đƣợc chăn nuôi khắp nơi trên thế giới, chủ yếu dùng làm
xơ dệt vải dùng trong may mặc. Cừu Merino cho lông quăn và mềm với khoảng 100
sóng cuốn trong 1 inch, chiều dài xơ trung bình 65- 100mm, đƣờng kính xơ thƣờng
nhỏ hơn 24 μm [1].

Lê Thị Xinh

14

Luận văn cao học



Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa cơng nghệ vật liệu Dệt May

Hình 1.2: Xơ len sau khi thu hoạch [18]

Hình 1.3: Một số sản phẩm từ xơ len [21]
1.1.2 Thành phần và hình thái cấu trúc của xơ len
a) Thành phần hóa học của keratin len
Keratin là thành phần chủ yếu của len, nằm trong các tế bào riêng biệt, có thành
phần nguyên tố nhƣ sau:
C: 50,3-52,5%; H: 6,4-7,5%; O: 20,7-25%; N: 10,2-17,7%; S: 0,7-5%
Đại phân tử của xơ len là mạch polypectic đƣợc cấu tạo từ 18 loại axit amin
liên kết với nhau bằng liên kết peptid –CO-NH-.
R1

R2

R3

R4

─ CO ─ CH─NH─ CO ─CH ─NH─CO─CH─NH─CO─CH─

Mỗi axit amin có cơng thức chung:
H
R ─ C ─ COOH


NH3

Lê Thị Xinh

15

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

Mỗi axit amin có chứa một nhóm axit (cacboxylic), một nhóm bazơ (amin) và
gốc R. Các axit amin của keratin có thể đƣợc phân loại theo bản chất của nhóm R
trong các axit amin, trong đó đặc biệt quan tâm là các nhóm axit amin có chứa gốc
axit, gốc bazo và đặc biệt là gốc cystin hình thành các liên kết disulphite giữa hai mạch
polypeptit.
Do có mặt đồng thời của các nhóm axit và bazơ, keratin có đặc tính lƣỡng tính,
tức là nó có thể kết hợp với cả các axit và bazơ. Khi nồng độ của các ion hydro tăng
(tức là khi pH của dung dịch giảm) thì mức độ ion hóa của các nhóm cacboxylic cũng
giảm. Điều ngƣợc lại xảy ra đối với các nhóm amino khi pH tăng; do vậy, ví dụ, mức
độ gắn các chất có tính axit tăng khi pH giảm.
Phân tử keratin của len có hai dạng cấu trúc tinh thể khác nhau. Ở điều kiện bình
thƣờng, keratin của len có dạng xoắn ốc α-keratin với các liên kết hydrogen theo
hƣớng dọc trục. Khi xơ bị kéo căng trong nƣớc có thể giãn đến 50% hay trong hơi
nƣớc đạt đến 100% thì chúng dần dần chuyển qua cấu trúc β-keratin (xem hình 1.4),
các liên kết hydrogen chuyển theo hƣớng ngang giống nhƣ trong fibroin của tơ tằm.
Điều này cho thấy xơ len có tính co giãn đàn hồi cao nhất so với các loại xơ protein
khác, nhất là khi độ ẩm tăng. Mặt khác, lúc khơng có lực căng và với các điều kiện xử

lý thích hợp (nhiệt, ẩm, gấp, cuộn...) chiều dài sợi len mau phục hồi và có thể rút ngắn
so với kích thƣớc ban đầu hơn 30%, cấu trúc của keratin lại quay trở về dạng xoắn lò
xo. Nhờ sở hữu đặc tính này nên vải len ít nhàu và phục hồi nếp nhăn tốt [1].

Hình 1.4: Phân tử keratin ở các trạng thái khác nhau [1]
a) α-keratin
Lê Thị Xinh

b) β-keratin
16

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

b) Cấu trúc của len
Xơ len đƣợc cấu tạo từ nhiều tế bào; tùy thuộc vào hình dạng, kích thƣớc của tế
bào này mà ngƣời ta chia xơ theo tiết diện ngang thành 3 lớp: lớp vảy (cutin), lớp vỏ
(cortex) và lớp lõi (Medulla)[2].
 Lớp vảy nằm ngoài cùng, làm nhiệm vụ che chở cho xơ. Vảy nằm xuôi chiều thành
một lớp dày nhƣ mái ngói từ gốc đến ngọn xơ.

Hình 1. 5: Lớp vảy của xơ len qua kính hiển vi điện tử [5]
 Lớp vỏ (cortex) là thành phần quan trọng nhất của xơ len (khoảng 90% khối lƣợng
xơ) và góp phần chính vào các tính chất vật lý và hóa học. Lớp vỏ gồm hàng triệu
tế bào hình ống dạng búp sợi ở hai đầu. Các tế bào vỏ có chiều dài khoảng 100-200
µm và dày khoảng 2-5 µm. Các tế bào vỏ hình thành lên từ các vi thớ. Các vi thớ

hình thành nên từ các thớ nguyên sinh (protofibril) và đến lƣợt các thớ nguyên sinh
này cấu tạo từ các mạch phân tử keratin.
Lớp vỏ của xơ len có cấu trúc thành hai phần riêng biệt: orthocortex và paracortex.
Mỗi thành phần có sự khác nhau chút ít về tính chất lý học và hóa học (đặc biệt
quan trọng trong quá trình nhuộm, do orthocortex dễ tiếp cận với thuốc nhuộm
hơn), do các thành phần khác nhau hoặc do mức độ khác nhau của cấu tạo mắt lƣới
giữa các phân tử.

Lê Thị Xinh

17

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa cơng nghệ vật liệu Dệt May

Hình1.6: Ortho và paracortex qua kính hiển vi điện tử [2]
 Lớp lõi: Là lớp nằm tiếp giáp ngay sau lớp vẩy, là thành phần chính của len. Lớp
đƣợc cấu tạo từ những tế bào hình ống. Mỗi tế bào hình ống đƣợc cấu tạo từ các
thớ, gọi là thớ vi lƣợng. Mỗi thớ vi lƣợng đƣợc cấu tạo từ các thớ nguyên sinh.
 Ống giữa: Chỉ xuất hiện ở len thô và len nửa thô.
Phụ thuộc vào độ mảnh, chiều dài và tính đồng nhất của thành phần tạo thành mà phân
chia len thành 4 loại:
-

Lông tơ: mảnh nhất, mặt cắt ngang gần trịn đƣờng kính 14-25μm.


-

Lơng thơ: to và thơ hơn, có lõi và hầu nhƣ khơng xoăn, đƣờng kính hơn 40
μm.

-

Lơng nhỡ: trung gian giữa lơng tơ và lơng thơ.

-

Lơng chết: rất thơ, mặt cắt ngang khơng trịn, bề ngang tới trên 80 μm, kém
bền

Hình 1.7: Cấu trúc hình thái học phức tạp xơ len [20]

Lê Thị Xinh

18

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

1.1.3 Phân loại len nguyên liệu
Nguyên liệu len có thể phân loại theo một số cách sau:
 Theo nguồn gốc:

-

Len sản xuất từ các nƣớc khác nhau nhƣ: Australia, Newzeland, Trung Quốc,
Aghentina, Brazil, Nam phi, Nga.....

-

Len từ các loại động vật khác nhau nhƣ len cừu, len dê, len lạc đà, trong đó len
lơng cừu chiếm đa số.

 Theo mức độ xử lý: len mộc, len dầu, len nấu, len các bon hóa, cúi, sợi, vải len
 Theo độ mảnh của len nguyên liệu:
Bảng 1.1: Phân loại vải len theo giá trị chữ S
TT

Giá trị S

Đƣờng kính xơ (µ)

1

Super 64”s

22.5

2

Super 70”s

21


3

Super 80”s

19.5

4

Super 90”s

19

5

Super 100”s

18.2

6

Super 110”s

18

7

Super 120”s

17.5


8

Super 130”s

17

9

Super 140”s

16.5

10

Super 150”s

16

11

Super 160”s

15.5

12

Super 170”s

15


13

Super 180”s

14.5

14

Super 190”s

14

15

Super 200”s

13.5

16

Super 210”s

13

17

Super 220”s

12.5


18

Super 230”s

11.8

19

Super 240”s

11.6

(Số “S” càng cao thì len càng mịn, xốp và giá thành càng cao)
Lê Thị Xinh

19

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

 Theo pham vị sử dụng:
Theo phạm vị sử dụng, phần lớn xơ len đƣợc phân làm hai nhóm chính: xơ len để
sản xuất vải may trang phục và xơ len để sản xuất vải nội thất và các mục đích sử dụng
khác
 Xơ len sử dụng để sản xuất vải may trang phục thƣờng là len merino là loại xơ len

mịn có đƣờng kính xơ dƣới 25 µm
 Xơ len dùng để sản xuất vải phục vụ cho đồ nội thất
Độ mảnh của nguyên liệu len đƣợc xác định theo đƣờng kính xơ, tính bằng micron
mét (µm). Ngƣời ta thƣờng phân loại nhƣ sau:
-

Len merino mịn: 17-20 µm; Len merino thƣờng: 20 - 24 µm

-

Len lai mịn: 24 - 28 µm; Len lai trung bình: 28 - 37 µm; Len lai thơ ≥ 37 µm

1.1.4. Tính chất của xơ len
a) Tính chất vật lý
 Độ bền:
-

Có độ bền đứt tƣơng đối, thuộc loại trung bình. Khi ƣớt xơ len bị giảm bền:
+ Ở trạng thái khô độ bền của xơ len khoảng: 8,8-15 CN/tex.
+ Ở trạng thái ƣớt độ bền của xơ len khoảng: 7-14 CN/tex.

-

Độ giãn đứt và độ đàn hồi: Xơ len có độ giãn đứt và độ đàn hồi lớn.

-

Xơ len có khả năng phục hồi cao do đó xơ ít nhàu hơn những loại xơ khác.

-


Len có độ đàn hồi lớn hơn bất kỳ loại xơ thực vật hay động vật nào. Len có thể
đƣợc xoắn, xoay và kéo dài, len vẫn sẽ trở về hình dạng tự nhiên của nó [2].

 Độ ẩm:
-

Xơ len có tính hút ẩm khá cao, tốt nhất trong các loại xơ dệt.

-

Độ ẩm của xơ len: W= 16-18%.

-

Do len dễ hút ẩm, nên tùy theo độ ẩm của môi trƣờng mà hàm lƣợng ẩm của xơ
len bị thay đổi. Khi hút ẩm từ khơng khí, nhiệt sẽ đƣợc giải phóng. Vì vậy khi
ta mặc quần áo, cơ thể sẽ ấm lên [2].

 Tính tan:
-

Xơ len khơng tan trong tất cả các dung mơi ngoại trừ những chất có khả năng
phá vỡ các liên kết ngang disulfide, nhƣng bị trƣơng nở trong dung mơi phân
cực. Tại độ ẩm trung bình, xơ len khơng tích tĩnh điện nhiều [2].

Lê Thị Xinh

20


Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

b) Tính chất hóa học
 Tác dụng với axit:
-

Độ bền của len giảm không đáng kể dƣới tác dụng của axit vơ cơ yếu, axit hữu
cơ có nồng độ trung bình.

-

Axit sunfuric đậm đặc ở nhiệt độ cao phá hủy len hoàn toàn, với nồng độ 10% ở
nhiệt độ thƣờng, len khơng những khơng bị phá hủy mà độ bền cịn đƣợc tăng
lên do len có tính trƣơng nở trong dung mơi axit khoảng 10% và các lớp vẩy
dày khít nhau làm tăng độ bền [2].

 Tác dụng với kiềm:
-

Khi tác dụng với kiềm, len rất kém bền do mối liên kết xystin và mối liên kết
mắt lƣới bị phá vỡ.

-

Kiềm làm giảm độ bền của len tùy theo mức độ. Ở môi trƣờng kiềm, nhiệt độ

cao len bị phá hủy một cách nhanh chóng.

 Tác dụng với muối – chất khử - chất oxy hóa:
Muối: Ở nhiệt độ cao, các muối của kim loại nặng sẽ phá hủy len, đặc biệt là sự có
mặt của axit.
Chất khử:
-

Các chất khử thơng thƣờng đều có tác dụng phá hủy len.

-

Len khơng thể phục hồi và khử màu bằng chất tẩy trắng oxy hóa lỗng nhƣ
hypochlorite. Sử dụng chất khử trong điều kiện có kiểm sốt để làm thẳng xơ
len hoặc ổn định độ quăn của xơ len.

Chất oxy hóa:
-

Các chất oxy hóa nhƣ hydro peroxit, natri peroxit… sẽ phá hủy từng phần hay
toàn bộ xơ trong thời gian dài, nhiệt độ cao. Chất oxy hóa sẽ làm thay đổi cấu
tạo của len. Len sau khi bị oxy hóa dễ bị hịa tan trong kiềm.

 Tác dụng của vi sinh vật: Len bị tấn cơng bởi một số lồi cơn trùng hoặc con
nhậy có thể hồ tan, ăn xơ len. Len có khả năng kháng các tác nhân sinh học
khác nhƣ nấm mốc.
 Tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng:

Lê Thị Xinh


21

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

Len ở nhiệt độ 1300C-1400C trong thời gian ngắn không làm thay đổi tính chất

-

của xơ. Khi đốt ở nhiệt độ thấp hơn: 80-1000C len sẽ bị cứng, giòn, giảm độ
bền. Khi đốt nóng ở nhiệt độ cao hơn: 170-2000C len bị phân hủy.
Dƣới tác dụng của ánh sáng và khí quyển, len bị biến đổi nhiều. Q trình oxy

-

hóa diễn ra làm giảm độ bền, giảm tính đàn hồi, tăng độ cứng và giòn. Nếu
chiếu trực tiếp ánh sáng mặt trời trong 1120 giờ thì độ bền của len sẽ giảm một
nửa.
-

Nếu đƣợc hút hơi ẩm trở lại thì xơ len mềm mại nhƣ ban đầu, tuy nhiên nếu
xử lý lâu hơn len trở nên vàng, giảm bền [2].

 Tác dụng với nƣớc:
-


Len dễ hấp thu ẩm, nó là loại xơ dệt háo nƣớc nhất, tùy theo độ ẩm môi trƣờng
mà hàm lƣợng ẩm trong len thay đổi.

-

Trong điều kiện chuẩn, xơ hấp thu tới 16 -18% ẩm nhƣng không cho ta cảm
giác ẩm ƣớt. Khi len hấp thu nƣớc, các mối liên kết bị phá vỡ do vậy len giảm
bền cơ học.

-

Dƣới tác dụng của nƣớc hoặc hơi nƣớc, len sẽ mềm và trƣơng nở. Ở nhiệt độ
250C, xơ len tăng diện tích mặt cắt ngang lên 26%, chiều dài tăng 1,2%.

-

Trong môi trƣờng hơi nƣớc 100ºC, độ bền của xơ len giảm đáng kể phụ thuộc
vào thời gian tác dụng (trong 3 giờ độ bền giảm 18%, trong 6 giờ giảm 23%,
trong 60 giờ giảm tới 74%).

-

Len cũng dễ dàng bị hòa tan trong nƣớc ở nhiệt độ cao và áp suất cao.

c) Tính chất cơ học của len
-

Xơ len có tính đàn hồi cao, vải len khó nhàu và có góc hồi nhàu tốt.

-


Khả năng đàn hồi của len phụ thuộc vào chất lƣợng của len, xơ có thể kéo dài
từ 25%- 30% chiều dài tự nhiên trƣớc khi bị phá vỡ.

-

Độ phục hồi kích thƣớc khi bị kéo giãn 20% là 65%.

-

Khi bị kéo giãn ít thì độ phục hồi đạt 100%.

-

Độ cứng của xơ len kém hơn xơ bông.

Lê Thị Xinh

22

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

1.1.5. Đặc tính ứng dụng của len
 Chống nhiệt và lạnh:
Len hấp thụ hơi ẩm, quần áo len làm cho ta cảm thấy thoải mái ngay cả trong


-

thời tiết nóng và lạnh. Thời tiết nóng, len hấp thụ hơi nóng của cơ thể và làm
giảm nhiệt độ da. Thời tiết lạnh, len hấp thu hơi ẩm, cịn lại khơng khí khơ trên
da, giúp giữ nhiệt cho cơ thể [2].
Len có khả năng hấp thu ẩm tạo nên sự thoải mái. Khi len hấp thu độ ẩm sẽ tạo

-

ra nhiệt, vì vậy nếu ta mặc áo len vào đêm lạnh và ẩm ƣớt, trong len có các lỗ
hở sẽ hấp thụ hơi nƣớc từ khơng khí, tạo cảm giác ấm áp. Điều ngƣợc lại xảy ra
khi bạn ở nơi ấm áp, độ ẩm trong áo đi vào khí quyển tạo cảm giác mát mẻ. Lỗ
hở nhỏ trong các tế bào biểu bì cho phép hơi nƣớc hấp thụ hoặc thải ra thông
qua sợi len. Điều này làm cho ta cảm thấy thoải mái khi mặc cả trong điều kiện
ấm áp và mát mẻ [2].
 Chống cháy:
Một loại vải làm hoàn toàn bằng lơng cừu rất khó để đốt cháy, đốt cháy chậm

-

và có hạn chế duy trì ngọn lửa. Len khơng tan chảy khi bị đốt cháy, do đó len
khơng thể dính vào da và gây bỏng nghiêm trọng.
 Khử mùi:
-

Nghiên cứu cho thấy khả năng hấp thụ và trung hòa mùi hơi khó chịu của sợi
len cao hơn nhiều so với hàng dệt khác. Thành phần hóa học của len có thể
trung hòa các chất của cơ thể khi phát sinh mùi khó chịu.


 Khơng thấm nƣớc:
-

Mặc dù len có thể hấp thụ độ ẩm nhƣng len - tự nhiên kỵ nƣớc, vảy nƣớc lên bề
mặt của len, nƣớc sẽ tự động lăn xuống mà không làm ƣớt len. Ngay cả nếu
cuối cùng len bị ƣớt, len sẽ tạo ra nhiệt, giữ ấm cho cơ thể.

 Độ bền:
-

Các phân tử protein lồng vào nhau trong các sợi len có độ bền kéo và khả năng
phục hồi để tạo ra một loại vải có độ bền cao. Mỗi sợi len đƣợc tạo thành từ
hàng triệu cuộn lò xo trải dài nên rất khó đứt, hoặc rách vải [2].

1.1.6. Tính tạo nỉ ở len, và ảnh hƣởng của tạo nỉ tới sản phẩm
Len tạo nỉ khi chúng bị ƣớt và đồng thời phải chịu tác động cơ học, nhƣ trong
quá trình giặt. Nƣớc làm cho vảy len trƣơng lên rõ nét hơn, khi đó các tác động cơ học
Lê Thị Xinh

23

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa công nghệ vật liệu Dệt May

làm xơ định hình theo một hƣớng dẫn đến các vảy len sẽ dễ dàng đan cài vào nhau [5].
Các xơ liên kết với nhau làm vải len bị co lại. Len tạo nỉ là kết quả có đƣợc từ hình

thái học độc đáo của bề mặt len (Hình 1.8 và hình 1.9).

Hình 1.8 : Hình thái của bề mặt xơ len làm len dễ tạo nỉ [5]

Hình 1.9: Hình thái bề mặt xơ len cài vào nhau tạo thành nỉ [17]
Len có khả năng hút ẩm tƣơng đối cao, trong điều kiện bình thƣờng thì bản thân
xơ cũng chứa một hàm lƣợng ẩm nhất định nên mặc dù không trong trạng thái ƣớt thì
q trình nỉ hóa cũng có thể xảy ra khi phải chịu tác động cơ học [3].

Lê Thị Xinh

24

Luận văn cao học


Trƣờng ĐHBK Hà Nội

Khoa cơng nghệ vật liệu Dệt May

After

Before

Hình 1.10: Vải len tạo nỉ sau khi giặt máy
Tính tạo nỉ ở len gây khó khăn trong giặt quần áo vì chúng sẽ bị co lại khi bị ƣớt
và bị chịu tác động lực. Do đó, hầu hết các nhà sản xuất quần áo len khuyến cáo nên
giặt khô quần áo len hoặc ít nhất một số sản phẩm cũng phải áp dụng giặt tay với chất
giặt chuyên dụng cho len và tác động giặt thật nhẹ nhàng để loại bỏ vết bẩn.
Ngƣời tiêu dùng bao giờ cũng cho rằng hiện tƣợng co là của sản phẩm xấu hoặc

kém và họ yêu cầu trang phục luôn giữ đƣợc trông nhƣ mới về hình dạng, màu sắc,
ngoại quan.v..v...sau nhiều lần giặt gia dụng. Co tạo nỉ, khác với co do hồi phục là
khơng đảo ngƣợc và nếu có xảy ra thì trang phục khơng thể quay trở lại hình dạng và
kích thƣớc ban đầu. Do đó một trang phục co tạo nỉ không mặc lâu dài đƣợc và kết quả
là ngƣời tiêu dùng khơng hài lịng, trang phục hoặc bị vứt đi hoặc quay trở lại nhà bán
lẻ. Đã có nhiều phƣơng pháp trên thế giới xử lý chống nỉ cho len để khắc phục đƣợc
nhƣợc điểm trên cho ra những sản phẩm có thể giặt máy, bền màu, ln giữ đƣợc hình
dạng ban đầu.
1.2. Kháng nỉ cho vải len
1.2.1. Khái niệm kháng nỉ cho len
Nguyên tắc cơ bản để kháng nỉ là loại bỏ hoặc làm hạn chế tác động của lớp
vảy len bằng cách làm mòn lớp bề mặt xơ hoặc bao phủ bề mặt xơ bằng một lớp
polymer. Dƣới tác động cơ học làm xơ chuyển động, các vảy trên bề mặt không thể cài
vào nhau nên không thể hình thành mối liên kết giữa các xơ [5]. Quá trình kháng nỉ
trên len đã đƣợc nghiên cứu thành công từ nhiều năm qua.
Một số cơ chế kháng nỉ cho len đƣợc biết đến nhƣ sau [5]:
 Biến đổi lớp vỏ ngoài để thay đổi chỉ số hiệu ứng ma sát của xơ khi ƣớt.

Lê Thị Xinh

25

Luận văn cao học


×