Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thu một số kim loại nặng của cây sậy (Phragmites Autralis) trong môi trường đất khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 79 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN TIẾN HÙNG






NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ HẤP THU MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG CỦA CÂY SẬY
(PHRAGMITES AUTRALIS) TRONG MÔI TRƯỜNG
ĐẤT KHÁC NHAU



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG











THÁI NGUYÊN - 2012


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN TIẾN HÙNG





NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ HẤP THU MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG CỦA CÂY SẬY
(PHRAGMITES AUTRALIS) TRONG MÔI TRƯỜNG
ĐẤT KHÁC NHAU


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã Số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đàm Xuân Vận






THÁI NGUYÊN - 2012

i



ii


iii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 0
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.2. Cơ sở thực tiễn 6
1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm một số KLN trong đất 6
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất trên Thế giới và Việt Nam 12
1.2.2.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới 12

1.2.2.2. Tình hình đất bị ô nhiễm KLN tại Việt Nam 14
1.3. Phương pháp xử lý kim loại nặng trong đất 22
1.3.1. Các phương pháp thông thường 22
1.3.2. Phương pháp xử lý KLN trong đất bằng thực vật 24
1.4. Các yếu môi trường ảnh hưởng và cơ chế của công nghệ xử lý ô nhiễm
KLN trong đất bằng thực vật 29
1.4.1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ KLN của thực vật 29
1.4.2. Các cơ chế của công nghệ xử lý ô nhiễm KLN bằng thực vật 30
1.5. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ xử lý ô nhiễm KLN trong đất 32
1.5.1. Ưu điểm 32
1.5.2. Hạn chế 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34

iv

2.1.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu 34
2.2. Thời gian nghiên cứu 34
2.3. Nội dung nghiên cứu 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu 35

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 35
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 35
2.4.3. Phương pháp theo dõi thí nghiệm 37
2.4.4. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 37
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 38
2.4.6. Phương pháp so sánh 38
2.5. Các chỉ tiêu, thông số theo dõi 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Đánh giá chất lượng mẫu đất dùng trong thí nghiệm 39
3.2. Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của cây sậy (Phragmites autralis) 41
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng KLN trong đất đến khả năng sinh
trưởng và hấp thụ KLN của Sậy 42
3.3.1. Sự biến động về số cây sậy trong môi trường đất ô nhiễm KLN 42
3.3.2. Sự biến động về chiều cao cây sậy trong môi trường đất ô nhiễm KLN 47
3.3.3. Khả năng hấp thụ KLN của cây sậy trong các môi trường đất với nồng
độ KLN khác nhau 51
3.3.4. Đánh giá khả năng xử lý KLN của cây sậy trong môi trường đất với
nồng độ KLN khác nhau 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1. Kết luận 63
2. Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC






v


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt Diễn giải đầy đủ nội dung
BVMT Bảo vệ môi trường
KK Không khí
KLN Kim loại nặng
KSON Kiểm soát ô nhiễm
HĐND Hội đồng nhân dân
MTV Một thành viên
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHHNN Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
ĐC Đối chứng

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 1.1: Hàm lượng của các kim loại vi lượng điển hình trong các loại đá . 7

Bảng 1.2: Hàm lượng KLN trong một số nguồn sản xuất nông nghiệp 9

Bảng 1.3: Kim loại nặng ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt Nam 15


Bảng 1.4: Kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của Việt Nam 16

Bảng 1.5: Hàm lượng Cd, Pb, As trong đất Bắc Kạn và Thái Nguyên 17

Bảng 1.6: Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực công ty Pin Văn
Điển và Orion - Hanel 17

Bảng 1.7: Hàm lượng một số kim loại nặng trong các sản phẩm dùng làm
phân bón trong nông nghiệp 20

Bảng 1.8: Hàm lượng của kim loại nặng trong đất 20

Bảng 1.9: Một số loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại nặng cao 25
Bảng 1.10: Một số loài thực vật cho sinh khối nhanh có thể sử dụng để xử
lý kim loại nặng trong đất 26

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 38

Bảng 3.1: Kết quả phân tích các mẫu đất dùng trong thí nghiệm 39

Bảng 3.2: Hàm lượng kim loại nặng trong đất 40

Bảng 3.3: Đặc điểm thực vật học của cây sậy (Phragmites autralis). 42

Bảng 3.4: Sự biến động về số cây sậy trong môi trường đất ô nhiễm KLN 43

Bảng 3.5: Sự biến động về chiều cao cây sậy trong môi trường đất ô nhiễm KLN . 47

Bảng 3.6: Hàm lượng KLN tích lũy ở thân + lá và rễ của cây sậy sau 4
tháng thí nghiệm 52


Bảng 3.7: Biến động hàm lượng KLN trong đất nghiên cứu 57




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động về số cây sậy trong môi trường đất
ô nhiễm Zn 44
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động về số cây sậy trong môi trường đất ô
nhiễm Cd 45
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động về số cây sậy trong môi trường
đất ô nhiễm As 45
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động về số cây sậy trong môi trường đất
ô nhiễm Pb 46
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện sự biến động về chiều cao cây trong 48
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện sự biến động về chiều cao cây trong môi trường
đất ô nhiễm Cd 49
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện sự biến động về chiều cao cây trong môi trường
đất ô nhiễm As 49
Hình 3.8: Sự biến thiên về chiều cao cây Sậy trong môi trường đất ô nhiễm Pb 50
Hình 3.9: Hàm lượng Zn tích lũy ở thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng
nghiên cứu 53
Hình 3.10: Hàm lượng Cd tích lũy ở thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng
nghiên cứu 54

Hình 3.11: Hàm lượng As tích lũy ở thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng
nghiên cứu 55
Hình 3.12: Hàm lượng Pb tích lũy ở thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng
nghiên cứu 56
Hình 3.13: Biến động hàm lượng Zn trong đất 58
Hình 3.14: Biến động hàm lượng Cd trong đất 59
Hình 3.15: Biến động hàm lượng As trong đất. 60
Hình 3.16: Biến động hàm lượng Pb trong đất 61



1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất
đang trở nên đáng báo động. Đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng trong đất
chiếm tỷ lệ rất cao do quá trình phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và
khai khoáng trên phạm vi toàn cầu khiến cho nồng độ kim loại nặng ngày
càng gia tăng, vượt giới hạn cho phép nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có các
biện pháp quản lý, xử lý chúng thích hợp.
Ô nhiễm kim loại nặng trong đất làm ảnh hưởng xấu đến tính chất của
đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của con người. Chính vì vậy, việc phòng chống, xử lý ô nhiễm kim loại nặng
trong đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi
vùng, mỗi quốc gia.
Những phương pháp truyền thống hiện đang áp dụng để xử lý KLN
trong đất bao gồm: rửa đất; cố định các chất ô nhiễm bằng hoá học hoặc vật

lý; xử lý nhiệt; trao đổi ion, ôxi hoá hoặc khử các chất ô nhiễm; đào đất bị ô
nhiễm để chuyển đi đến những nơi chôn lấp thích hợp, Hầu hết các phương
pháp này đều ứng dụng công nghệ phức tạp, tuy tốc độ xử lý các chất ô nhiễm
nhanh nhưng ngược lại chúng đều khá tốn kém về kinh phí, chỉ phù hợp tiến
hành với quy mô nhỏ trong khi tình trạng ô nhiễm đất lại xảy ra trên diện
rộng, không những thế một số phương pháp còn có thể làm phát sinh các chất
ô nhiễm mới trong đất, …
Trên thế giới việc ứng dụng thực vật để xử lý ô nhiễm KLN trong môi
trường đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Theo
thống kê có khoảng 400 loài cây thuộc 45 họ thực vật có khả năng siêu tích
lũy kim loại nặng.[8]
Tại Việt Nam, công nghệ xử lý bằng thực vật hay sử dụng thực vật để
làm sạch đất bị nhiễm KLN là một công nghệ mới được nghiên cứu trong

2

những năm gần đây nhờ sự hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hóa, chống
chịu và loại bỏ KLN của một số loài thực vật. Việc nghiên cứu dùng thực vật
trong xử lý đất bị ô nhiễm cũng đã được thực hiện và áp dụng trên thực tế đối
với một số loài cây như: Cỏ Vetiver, dương xỉ, cải xoong, cây thơm ổi… Ưu
điểm so với các phương pháp khác là đất sau khi được cải tạo vẫn có thể trồng
cây hoàn toàn bình thường. Tại địa điểm tiến hành xử lý, chất ô nhiễm ít lan
truyền sang địa điểm khác. Sự phát triển của thực vật trên địa điểm xử lý cũng
giảm được sự xói mòn đất do gió và nước từ đó ngăn ngừa sự lan truyền các
chất ô nhiễm.
Qua các nghiên cứu khoa học về thực vật xử lý ô nhiễm môi trường, các
nhà khoa học phát hiện Sậy là một loại cây có khả năng tồn tại, hấp thụ các
kim loại nặng trong nước thải và đã được ứng dụng trong xử lý nước thải ở
một số bệnh viện nước ta, … Còn ở trong môi trường đất bị ô nhiễm kim loại
nặng với nồng độ khác nhau cây Sậy sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Khả năng hấp thụ từng kim loại nặng trong môi trường đất bị ô nhiễm với
nồng độ khác nhau của nó ra sao?
Để tìm hiểu về vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, với sự hướng dẫn của thầy
giáo PGS.TS. Đàm Xuân Vận và sự giúp đỡ của cô giáo Th.S. Trần Thị Phả,
tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng và hấp thu một số kim loại nặng của cây Sậy (Phragmites autralis)
trong môi trường đất khác nhau”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Sậy trong các môi
trường đất bị nhiễm các KLN (As, Pb, Cd, Zn) với nồng độ khác nhau;
- Xác định khả năng tích lũy các KLN: As, Pb, Cd và Zn của cây sậy
trong điều kiện môi trường đất nghiên cứu bị ô nhiễm từng loại KLN (As, Pb,
Cd, Zn) ở các nồng độ khác nhau.

3

- Đánh giá chất lượng môi trường đất sau khi trồng sậy trong điều
kiện thí nghiệm.
- Đưa ra các đề xuất về sử dụng cây Sậy trong xử lý ô nhiễm KLN
trong đất.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho thực tiễn sử dụng thực vật xử
lý ô nhiễm KLN trong đất;
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác nghiên cứu sau này;
- Vận dụng phát huy các kiến thức đó vào thực tế.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Sậy trong môi trường đất bị ô

nhiễm kim loại nặng;
- Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá sơ bộ khả năng hấp thu KLN của cây
Sậy trong điều kiện thí nghiệm.
Nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở xác định tính khả thi của việc
ứng dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm KLN trong điều kiện môi trường
đất nói chung. Đây sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn các giải pháp phòng chống
suy thoái tài nguyên đất, bảo vệ môi trường cũng như tăng cường nghiên cứu
ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.








4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học
* Khái niệm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
* Khái niệm đất:
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự
nhiên dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố.
- Các yếu tố hình thành đất:
+ Đá mẹ: Sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều

yếu tố. Đá mẹ là nền móng của đất. Do bị phá hủy vỡ vụn trong quá trình
phong hóa đá nên thành phần khoáng của đất chiếm tới 95% trọng lượng khô.
Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá nhiều Kali thì đất giàu Kali,…
+ Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò
đặc biệt quan trọng của sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất
mùn hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất.
Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ sinh vật các loại.
Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hòa tan trong quá
trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử (N
2
) từ không khí ở
dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh đó, trong mỗi gam
đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động vật không xương
sống khác tồn tại.[3].
+ Khí hậu, địa hình: đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn tới sự
hình thành đất, tác động tới sinh vật và quá trình phong hóa đá. Còn địa hình
đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp
cho mặt đất. Cùng ở một nhiệt đọ nghĩa là được hưởng một lượng nhiệt mặt

5

trời cho như nhau nhưng ở địa hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt
đất thì nóng…
+ Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác
động, mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
+ Con người: vai trò của con người khác hẳn những yếu tố kể trên. Qua
hoạt động sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động
vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích
cực, phù hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới
nước, thủy lợi, tiêu nước hay bón phân cải tạo những vùng đất xấu và trông

rừng cho vùng đồi trọc. Hoặc tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc
hóa học, phá rừng gây xói mòn đất…
* Khái niệm ô nhiễm đất:
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô
nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có
lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu của con người[6].
* Khái niệm kim loại nặng:
Có hai quan điểm chính về kim loại nặng:
- Quan điểm phân loại theo tỉ trọng: cho rằng kim loại nặng là các kim loại có
tỉ trọng (ký hiệu d) lớn hơn 5, bao gồm: Pb (tỉ trọng 11,34), Cd (tỉ trọng 8,6),
As (d = 5,72), Zn (d = 7,10) Co (d = 8,9), Cu (d = 8,96), Cr (d = 7,1), Fe (d =
7,87), Mn (tỉ trọng 7,44) Trong số các nguyên tố này có một số nguyên tố
cần cho dinh dưỡng cây trồng, ví dụ: Mn, Co, Cu, Zn, Fe. …Các nguyên tố
này cây trồng cần với hàm lượng nhỏ, gọi là nguyên tố vi lượng, nếu hàm
lượng cao sẽ gây độc cho cây trồng (Prasad, 1974) [39].
- Theo quan điểm độc học: kim loại nặng là các kim loại có nguy cơ gây
nên các vấn đề về môi trường, bao gồm: Cu, Zn, Pb, Cd, Hg, Ni, Cr, Co, Vn, Ti,

6

Fe, Mn, Ag, Sn, As, Se. Có 4 nguyên tố được quan tâm nhiều là Pb, As Cd và
Hg. Các nguyên tố này hiện nay chưa biết được vai trò sinh thái của chúng, tuy
nhiên nếu dư thừa một lượng nhỏ 4 nguyên tố này thì tác hại rất lớn [29].
* Ô nhiễm môi trường đất do KLN:
Có một số hợp chất KLN bị thụ động và đọng lại trong đất, song có
một số hợp chất có thể hoà tan dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhất
là do độ chua của đất, của nước mưa. Điều này tạo điều kiện để các KLN có
thể phát tán rộng vào nguồn nước ngầm, nước mặt và gây ô nhiễm đất.

Ô nhiễm đất là do con người sử dụng các loại hoá chất trong nông
nghiệp và thải vào môi trường đất các chất thải đa dạng khác. Trong các chất
thải này, có những chất phóng xạ, đất cũng nhận những kim loại nặng từ khí
quyển dưới dạng bụi như: Pb, Hg, Cd, Mo và các chất phóng xạ. Nguồn rác
thải từ đô thị, việc sử dụng phân bón tươi để bón ruộng, nương rẫy cũng đã góp
phần làm ô nhiễm đất [9].
* Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất do KLN
Sự tích tụ các chất độc hại, các KLN trong đất sẽ làm tăng khả năng
hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng vật nuôi và gián tiếp gây ảnh
hưởng xấu tới sức khoẻ con người, làm thay đổi cấu trúc tế bào gây ra nhiều
bệnh di truyền, bệnh về máu, bệnh ung thư [24]
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm một số KLN trong đất
1.2.1.1 Nguồn ô nhiễm kim loại nặng trong đất
Có 2 nguồn ô nhiễm KLN chính là tự nhiên và nhân tạo:
* Tự nhiên:
- Nguồn từ quá trình phong hoá đá:
Nguồn này phụ thuộc nhiều vào đá mẹ, hàm lượng tạo ra không lớn.
Thường thì, hàm lượng của các kim loại trong đá macma nhiều hơn so với

7

trong đá trầm tích, ước tính nguồn tự nhiên của các kim loại vi lượng trong
đất thì có 95% thuộc đá macma và đá biến chất, 5% còn lại thuộc đá trầm
tích. Trong đá trầm tích thì nguồn của các kim loại 80% là trong đá phiến sét,
15% trong đá sa thạch và 5% trong đá vôi. Hàm lượng của Mn, Cr, Co, Ni,
Cu và Zn xuất hiện ở hàm lượng cao trong hầu hết các loại đá (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Hàm lượng của các kim loại vi lượng điển hình trong
các loại đá (g/g)
Đá macma Đá trầm tích

Nguyên tố

Siêu bazơ Bazơ Granít Đá vôi Sa thạch Phiến sét
Cr
Mn
Co
Ni
Cu
Zn
Cd
Sn
Hg
Pb
2000-2980
1040-1300
110-150
2000
10-42
50-58
0,12
0,5
0,004
0,1-14
200
1500-
2200
35-50
150
90-100
100

0,13-0,2
1-1,5
0,01-0,08
3-5
4
400-500
1
0,5
10-13
40-52
0,09-0,2
3-3,5
0,08
20-24
10-11
620-1100
0,1-4
7-12
5,5-15
20-25
0,028-0,1
0,5-4
0,05-0,16
5,7-7
35
4-60
0,3
2-9
30
16-30

0,05
0,5
0,03-0,29
8-10
90-100
850
19-20
68-70
39-50
100-120
0,2
4-6
0,18-0,5
20-23
Nguồn: Jack. E. Fergusson, 1991 [36]
* Nhân tạo:
Ngoài nguồn từ quá trình phong hoá đá, có nhiều nguồn từ các hoạt
động nhân sinh đưa kim loại vào đất. Bao gồm: Khai khoáng và luyện kim,
các hoạt động công nghiệp, lắng đọng từ khí quyển, hoạt động sản xuất nông
nghiệp, chất thải đưa vào đất.
- Khai khoáng và luyện kim:
Đây là nguồn mà hàm lượng kim loại nặng được đưa vào môi trường đất
tương đối lớn. Hiện này các hoạt động này không ngừng gia tăng, dẫn đến sự

8

phát thải của kim loại nặng trên toàn cầu. Quá trình đào, vận chuyển và rác
thải không được xử lí làm phân tán kim loại nặng do các khoáng bị phong
hoá, rửa trôi do nước, gió là nguồn phát thải ra: As, Cd, Hg, Pb. Quá trình tinh
chế, luyện kim phát thải ra As, Cd, Hg, Pb, Sb, Se. Ngành công nghiệp sắt,

thép phát thải ra Cu, Ni, Pb.
- Các hoạt động sản xuất công nghiệp
Hiện này cũng không ngừng gia tăng do sự phát triển của các ngành
công nghiệp : Nhựa (Co, Cr, Cd, Hg), Dệt (Zn, Al, Z, Ti, Sn), Vi điện tử (Cu,
Ni, Cd, Zn, Sb), Chế biến gỗ (Cu, Cr, As), Tinh chế (Pb, Ni, Cr). [6].
- Nguồn lắng đọng từ khí quyển
Bao gồm nhiều nguồn khác nhau phát thải ra và lơ lửng trong không khí.
Một số nguồn như: Hoạt động đô thị (Cd, Cu, Pb, Sn, Hg, V), luyện kim (As,
Cd, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb, Sb, Tl, Zn), khí thải từ động cơ xe (Mo, Pb (với Br và
Cl), V), đốt nhiên liệu hoá thạch (As, Pb, Sb, Se, U, V, Zn, Cd). Có 4 yếu tố
quyết định đến lượng xâm nhập của các kim loại nặng qua con đường khí
quyển là: Cỡ hạt, độ hoà tan, khoảng cách từ nguồn phát thải đến nơi tiếp
nhận, độ axít của mưa. Có 2 con đường xâm nhập vào đất là lắng đọng khô và
lắng đọng ướt. Các bụi kim loại có kích thước lớn thường lắng đọng khô, còn
có kích thước nhỏ thì di chuyển xa và thường lắng đọng ướt (hoà tan trong
nước mưa).[6].
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Phân bón (As, Cd, Mn, U, V và Zn trong phân phốt phát), phân xanh (As
và Cu trong phân của lợn và gia cầm, Mn và Zn trong phân xanh sử dụng của
các trang trại), vôi (As, Pb), Thuốc bảo vệ thực vật (Cu, Mn, và Zn trong
thuốc diệt nấm, As, Pb sử dụng cho cây ăn quả), Nước tưới (Cd, Pb, Se), sự
ăn mòn kim loại các công cụ (Fe, Pb, Zn). Một số kim loại nặng được đưa vào
đất do sản xuất nông nghiệp được đưa ra ở bảng 1.2:


9

Bảng 1.2: Hàm lượng KLN trong một số nguồn sản xuất nông nghiệp
Đơn vị: ppm
Nguyên

tố
Bùn thải
Phân
Compost

Phân
xanh
Phân
Phốt
phát
Phân
Nitơrát

Vôi
Thuốc
BVTV
*


ớc
tưới
Cr
Mn
Co
Ni
Cu
Zn
Cd
Hg
Pb

8-40600
60-3900
1-260
6-5300
50-8000
91-49000

<1-3410
0,1-55
2-7000
1,8-410
-
-
0,9-279
13-3580
82-5894
0,01-100
0,09-21
1,3-2240

1,1-55
30-969
0,3-24
2,1-30
2-172
15-566
0,1-0,8
0,01-0,36

0,4-27

66-245
40-2000

1-12
7-38
1-300
50-1450

0,1-190
0,01-2,0

4-1000
3,2-19
-
5,4-12
7-34
-
1-42
0,05-8,5

0,3-2,9
2-120
10-15
40-1200

0,4-3
10-20
2-125
10-450
0,04-0,1


0,05
20-1250

-
-
-
-
-
-
-
0,6-6
11-26

-
-
-
-
-
-
<0,05

-
<20
(Nguồn: Alloway (1990 ) và Fergusson (1990) (Dẫn theo Vũ Hữu Yêm)[28]
- Nguồn từ chất thải đổ vào đất bao gồm nước thải cống rãnh (Cd, Cr,
Cu, Hg, Mn, Mo, Ni, Pb, V, Zn), vật liệu rửa trôi từ các vùng đất dốc (As, Cd,
Fe, Pb), vụn kim loại (Cd, Cr, Cu, Pb, Zn), muội than (Cu, Pb)…
* Sự tích luỹ kim loại nặng vào đất từ khu công nghiệp
Trong những thập kỷ gần đây vấn đề ô nhiễm kim loại nặng đã được đề

cập tới, đã thống kê được những nguồn chính gây ô nhiễm kim loại nặng như
than, đốt dầu trong các nhà máy điện công nghiệp, công nghệ khai khoáng
luyện kim đen, các nhà máy sản xuất phân và xi măng, khí xả của động cơ đốt
trong. Như vậy nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng chính là do công nhiệp và
giao thông. Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam rất đáng chú ý vì tốc
độ công nghiệp hoá tăng nhanh trong lúc qui hoạch đô thị chưa ổn định, các
khu công nghiệp xen kẽ với các khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp gây
ô nhiễm môi trường đất, nước và chuyển hoá vào cây trồng, ảnh hưởng tới
sức khoẻ con người. Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy công nghiệp gốm

10

gây ô nhiễm Bari, cadmium, mangan…, công nghiệp sản xuất sơn bột màu
gây ô nhiễm Cd, Pb, Zn và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm Cd, As, Cu,…
1.2.1.2. Dạng tồn tại và độc tính một số kim loại nặng trong đất
* Chì (Pb)
Chì nguyên chất hoà tan kém. Pb tồn tại chủ yếu ở dạng hoá trị II và
thường gặp với Zn. Chì trong đất được chia làm 10 dạng, theo các nhà khoa
học Mỹ bao gồm: hoà tan trong nước, trao dổi, có khả năng thay thế bởi Ag,
cacbonat, dạng dễ khử, phức liên kết với chất hữ cơ, kết hợp với oxit Fe ở
dạng tinh thể, dạng sunfit và các dạng khác.
Dạng không tan của chì bao gồm: Pb(OH)
2
, PbCO
3
, PbS, PbSO
4
, PbO,
Pb
3

(PO
4
)
2
, Pb
4
O(PO
4
)
2
, Pb
5
(PO
4
)
3
OH. Chì tồn tại trong môi trường axit hoặc
môi trường có chứa các ion Cl
-
, CO
3
2-
, SO
4
2-
với nồng độ thấp. Các dạng chì gây
ô nhiễm đất do hoạt động nhân tạo có thể là PbClBr, PbSO
4
, PbS, PbCO
3

(trong
công nghiệp khai khoáng), PbCO
3
, Pb(OH)
2
, PbCrO
4
(trong công nghiệp sơn).
Mặc dù Pb không bị hoà tan hoàn toàn trong đất nhưng nó vẫn được hấp
thụ qua lông rễ và được dự trữ trong tế bào. Một số nghiên cứu cho rằng Pb
có ảnh hưởng độc đến một số quá trình như quang hợp, sự phân bào, sự thu
hút nước, tuy nhiên dấu hiệu độc trong thực vật là không đặc trưng.
* Kẽm (Zn)
Tổng lượng Zn trong đất thay đổi từ 10 - 300mg/kg, trung bình vào
khoảng 80mg/kg. Những nhân tố quan trọng kiểm soát sự linh đọng của An
trong đất là pH, chất hữu cơ, thành phần cơ giới, hàm lượng photphat trong
đất. Trong đất axit, kẽm dễ tiêu hơn và ngược lại trong đất kiềm độ dễ tiêu
của Zn thấp. Theo Lindsay,1976 thì chất sét và hữu cơ trong đất có khả năng
giữ sét khá mạnh. Người ta thường tìn thấy ZN trong tầng đất hữu cơ và tầng
đất than bùn.
Do sự phát triển của khoa học công nghệ, quá trình đô thị hoá ngày một
tăng, các nguồn chất thải từ nhà máy, các khu công nghiệp, đô thị vào môi
trường cũng tăng lên. Kẽm có trong phế thải của nhiều ngành công nghiệp
như công nghiệp luyện kim màu, sản xuất ôtô, công nghiệp hoá chất. Zn có
trong bùn thải của nhà máy sơn tổng hợp, trong các cặn sơn sau khi sử dụng,

11

trong bụi các khu đô thị, trong bùn thải, nước thải của các khu đô thị. Ngoài
ra trong một số loại thuốc trừ sâu, phân bón cũng chứa Zn.

Bằng các con đường khác nhau như lắng đọng, khai thác khoáng sản, sử
dụng bùn thải, trầm tích để bón ruộng, mà Zn và những hợp chất của nó được
đưa vào đất, tích luỹ trong đất làm tăng hàm lượng vượt ngưỡng cho phép gây
ra ô nhiễm Zn.
Zn là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Kẽm thể hiện vai trò
sinh lý ở nhiều mặt, có vai trò quan trọng trong quá trình oxi hoá khử, tham
gia vào thành phần của các enzyme và quá trình trao đổi chất ở thực vật,
Tuy nhiên nếu hàm lượng Zn cao có thể gây độc cho cây trồng vật nuôi và
con người.
* Cadimi (Cd)
Cd thường tìm thấy trong tự nhiên ở dạng hoá trị II. Trong môi trường
đất, tính linh động của Cd phụ thuộc vào: pH, loại đất, thành phần vật lý, hàm
lượng hữu cơ, trong đó pH được coi là chỉ tiêu quan trọng quyết định tính di
động của Cd. Trong môi trường địa hoá thường thấy Cd đi cùng với Zn và có
ái lực lớn với S. Cd linh động trong môi trường axit hơn Zn.
Adriano đã tổng hợp các dạng tồn tại của Cd như sau: Dạng tao đổi, dạng
khử, dạng cacbonat, dạng hữ cơ, dạng lattice, dnạg sunfit và dạng hoà tan.
Đối với thực vật, mặc dù Cd được xem là nhân tố không cần thiết nhưng
vẫn được hấp thụ qua là và rễ. Cd độc với cây trồng khi nó được tích luỹ
trong than và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Khi cây bị
nhiễm độc Cd sẽ có mép lá màu nâu, lá úa vàng, rễ màu nâu, than còi cọc cây
chậm phát triển. Cd còn ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, kìm hãm
quá trình sinh tổng hợp của một số protein, ức chế một số enzyme, ảnh hưởng
đến quá trình hô hấp và quanh hợp, thoát hơi nước của thực vật,
* Asen (As)
Asen được biết đến là nguyên tố độc hại tuỳ thuộc vào dạng tồn tại của
nó. Các hợp chất khác nhau thì tính độc của As cũng khác nhau và trong đất
trồng không phải dạng As nào cũng độc. Cây trồng hấp thu rất ít As vì vậy
hàm lượng As trong đất trồng thường không gây nguy hiểm. [10]


12

Hai đạng tồn tại chủ yếu của As trong môi trường là asen (III) và asen
(V). Trong môi trường oxi hoá và thoáng khí, dạng tồn tại chủ yếu của As
trong nước và trong đất là asenat.
Những phản ứng của asen trong đất bị ảnh hưởng bởi mức oxi hoá của
nó. Tuy nhên các ion asenat bị cố định chặt bởi những hợp chất trong đất như
các loại sét keo photphat, mùn, canxi, Nhưng chất giữ chặt nhất là các oxit
nhôm, sắt đã bị hidrat hoá.[1]
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất trên Thế giới và
Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới
Ngày nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và hình thành
nhiều thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Khói từ các nhà máy, từ xe cơ giới thải ra làm ô nhiễm bầu khí quyển. Nước
thải từ các nhà máy, khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước. Trong nông
nghiệp sử dụng ngày một nhiều các loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và một số
loại phân hoá học đã làm ô nhiễm trầm trọng nguồn tài nguyên đất.
Theo thống kê của các tổ chức môi trường thế giới, hàng năm các con
sông của Châu Á chuyển tải ra biển 50% các chất cặn lắng (tương đương với
13,5 tỉ tấn) của các con sông trên thế giới, có tới 70% dòng xả vào Thái Bình
Dương không được xử lý. Hơn 40% ô nhiễm trong khu vực bắt nguồn từ công
nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, đô thị và giao thông vận tải. Tình hình ô
nhiễm xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển. Hơn 90% cống rãnh đô thị ở
các nước này không được xử lý và thải trực tiếp ra các con sông, các cánh
đồng lân cận. Các xí nghiệp, hầm mỏ đã thải vào trong nước rất nhiều KLN
hoặc các chất độc, chất thải rắn.
Các nguyên tố KLN như: Cu, Pb, Zn, Cd, Cr thường chứa trong phế
thải của ngành luyện kim màu, sản xuất ôtô. Khi nước thải chứa 13 mg Cu/l,
10 mg Pb/l, 1 mg Zn/l đã gây sự ô nhiễm đất nghiêm trọng. Hàm lượng Cd

trong đất Thụy Sỹ có thể lên tới 3 mg/kg trong vòng 20 - 30 năm tới. Tính di
động gây độc của các KLN còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự thay đổi

13

điện thế ôxy hoá khử, pH, số lượng muối và các phức chất có khả năng hoà
tan những KLN đó ở trong đất.
Ở Ấn Độ, nồng độ các chất như Pb, Cd và Hg cao bất thường, được phát
hiện ở nhiều lạch sông Thane thuộc bờ biển thành phố Bom Bay, các trạm
quan trắc ngoài khơi cũng được báo cáo có chứa Pb với hàm lượng đáng kể.
Ở Pakistan, người ta cũng đã phát hiện thấy nồng độ đáng kể các KLN
trong nước và các cặn lắng ở vùng ven bờ khu vực sông Indus.
Nghiên cứu của Kabata và Henryk (1985) cho thấy: ở Anh, hàm lượng
Cd lớp đất mặt xung quanh vùng khai thác kẽm lên tới 2-336 mg/kg. Ở Mỹ,
những vùng đất lân cận các nhà máy chế biến kim loại, hàm lượng Cd đạt đến
con số khổng lồ 26-1.500 mg/kg [40].
Hàm lượng Cd có trong các chất dùng cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ
như sau: bùn thải biến động từ 2- 1.500 mg/kg; phân lân từ 0,1-170 mg/kg; vôi
từ 0,04 - 0,1 mg/kg; phân đạm từ 0,05- 8,5 mg/kg và phân chuồng là 0,03 - 0,08
mg/kg. Điều này chứng tỏ với những nước có ngành công nghiệp hoá học phát
triển mạnh thì những vùng chuyên trồng trọt Cd nói riêng và một số KLN nói
chung là hoàn toàn có thể .
Khi xác định nồng độ Cd trong đất ở những nông trại chuyên tưới và bón
bùn thải ở một số nước Mỹ, Anh, Hà Lan cho kết quả tương ứng là: 1,5 -167
mg/kg; 2,6- 8,3 mg/kg và 7,3- 8,1 mg/kg. Hàm lượng Pb trong bùn thải biến
động từ 50- 3.000 mg/kg, phân lân từ 7- 225 mg/kg, vôi từ 20- 1250 mg/kg,
phân đạm từ 2- 27 mg/kg, phân chuồng từ 6,6- 15 mg/kg và thuốc bảo vệ thực
vật là 60 mg/kg .
Ở một số nước như Đan Mạch, Nhật, Anh và Ailen có hàm lượng Pb cao
hơn 100 mg/kg, đã phản ánh tình trạng ô nhiễm Pb, trong khi đó lại khá thấp

ở Alaska, chỉ khoảng 20 mg/kg Pb trên lớp đất mặt [40].
EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) đã điều tra ở quy mô lớn mang
tầm cỡ quốc gia về hàm lượng Pb trong nước uống vào năm 1981, Patterson
đã kiểm tra các mẫu nước được thu thập bởi công ty Culligan Water-
Softening. Kết quả đánh giá tỷ lệ phần trăm mẫu với nồng độ Pb ở các mức
độ khác nhau, 60 % mẫu có nồng độ Pb  10 g/l; 37 % mẫu có nồng độ Pb

14

từ 11 - 49 g/l, còn lại 3% mẫu có nồng độ Pb trên 50 g/l. Còn tại Anh, một
nghiên cứu vào năm 1980 đã phát hiện thấy 15- 20 % các mẫu nước thu thập
từ những ngôi nhà xây dựng trước năm 1944 có hàm lượng Pb trên 50 g/l,
trong khi đó chỉ có khoảng 5 % thuộc về những ngôi nhà xây dựng sau khi
chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc [18].
Các nguyên nhân tích đọng KLN gây ô nhiễm môi trường một phần là
do tác động trực tiếp từ nguồn thải, một phần là do quá trình quản lý và xử lý
các nguồn thải chưa chặt chẽ, không được coi trọng đã gián tiếp gây ô nhiễm
dần dần môi trường. Chính vì vậy mà việc tìm các biện pháp đề phòng và
khắc phục ô nhiễm KLN là vấn đề rất cần thiết đối với toàn cầu hiện nay.
1.2.2.2. Tình hình đất bị ô nhiễm KLN tại Việt Nam
Ô nhiễm KLN đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước
phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam.
Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu bước đầu về kim loại nặng trong đất
và đã chỉ ra rằng hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, …)
trong đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đá mẹ và mẫu chất hình thành nên
các loại đất đó.
Nguyên nhân chính gây đất ô nhiễm KLN ở Việt Nam là sử dụng không
hợp lý phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng, các chất
thải không qua xử lý ở vùng dân cư, đô thị và khu công nghiệp, khu khai

khoáng và các chất độc do chiến tranh để lại. Mức độ ô nhiễm bởi các chất
lỏng rắn và khí ở một số nơi khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, về quy mô vùng
bị ô nhiễm không lớn, chỉ xảy ra ở ven một số thành phố lớn, khu công
nghiệp và những nơi gia công kim loại không có công nghệ xử lý chất thải
độc hại và những nơi chuyên canh, thâm canh sử dụng phân bón hoá chất bảo
vệ thực vật không hợp lý, không có sự quản lý chặt chẽ [5].
Kết quả nghiên cứu của Trần Kông Tấu, Trần Kông Khánh (1998) [20]
khảo sát trên phạm vi toàn quốc gồm 5 nhóm đất chính cho thấy: đất phù sa
thuộc đồng bằng Sông Hồng có hàm lượng Pb và Zn cao nhất và hầu hết các
loại đất có tỷ lệ hàm lượng các KLN dạng linh động so với dạng tổng số rất

15

cao. Cũng theo 2 tác giả này (1998) khi nghiên cứu kim loại nặng dạng tổng
số và dễ tiêu ở tầng đất mặt 0 – 20 cm của một số loại đất đã đưa ra 7 độc tố
(Co, Cr, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn), tập trung chủ yếu ở hai loại đất chính ở Việt
Nam, trong đó đất feralit phát triển trên đá bazan có hàm lượng các nguyên tố
trên cao nhất (trừ Pb) (Bảng 1.3).
Hàm lượng KLN trong các loại đất khác nhau có giá trị thành phần nguyên
tố khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc đá mẹ. Trong đất Ferrasols phát triển trên
đá vôi hàm lượng các nguyên tố Cu, Mn, Mo tương ứng đạt 52mg/kg, 827mg/kg
và 2,51mg/kg. Trên đất Ferrasols có nguồn gốc Gnai thì hàm lượng của Cu và Mn
có xu hướng ít hơn, tương ứng hàm lượng các nguyên tố này trong đất là 28mg/kg
và 258mg/kg [7].
Bảng 1.3: Kim loại nặng ở tầng đất mặt trong
một số loại đất ở Việt Nam
ĐVT: mg/kg
Loại đất Dạng

Co Cr Fe Mn Ni Pb Zn

TS 59,5 257,6

125091

1192

227,1

9,0 81,0 Đất Feralit phát triển
trên đá bazan
DĐ 0,46 < 0,36

< 0,83

55,5 0,96 < 0,51

< 0,51

TS 6,1 30,8 17924

239 18,6 29,1 36,2 Đất phù sa đồng bằng
Sông Cửu Long
DĐ 0,52 < 0,36

1,45 134,7

< 0,57

< 0,51


1,1
TS 13,6 43,2 42280

22,7 34,9 27,1 86,7 Đất phù sa đồng bằng
Sông Hồng
DĐ 0,24 < 0,36

< 0,83

43,8 < 0,57

0,29 0,6
TS 1,2 9,9 5848 26,0 2,6 9,3 11,6 Đất xám phát triển trên
Granit miền Trung
DĐ < 0,1

< 0,36

< 2,83

0,42 0,62 < 0,51

< 0,51

TS 1,9 25,9 8823 26,0 12,4 23,4 21,4
Đất phèn
DĐ 0,48 < 0,36

10,8 14,5 1,14 < 0,51


4,89
(Ghi chú: - TS: Tổng số, - DĐ: Di động)
Nguồn: Trần Kông Tấu, Trần Kông Khánh, 1998 [20]
Các kết luận tương tự cũng được Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira
(2001) [35] đưa ra khi nghiên cứu hàm lượng các KLN của nhiều loại đất
khác nhau (Bảng 1.4).

16

Theo tác giả, đất phát triển trên đá vôi có hàm lượng Cu và Zn khá cao:
106mg/kg và 153mg/kg nhưng lại thấp ở đất phát triển trên đá cát: 16mg/kg
và 32mg/kg.
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhiều khu
đô thị, khu công nghiệp được mở ra dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường đất
do hoạt động sản xuất của con người ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Bảng 1.4: Kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng
của Việt Nam
ĐVT: mg/kg
Địa điểm
Đá mẹ
và mẫu chất
Cây trồng Cu Pb Zn Cd
Hải Phòng Phù sa Lúa 24 33 89 0,09
Hà Nội Phù sa Lúa - rau 22 24 159 0,09
Hà Giang Phù sa Lúa 24 21 57 0,05
Bắc Giang Đá vôi Cây ăn quả 16 19 32 0,07
Sơn La Đá vôi Cây ăn quả 58 27 144 0,04
Ninh Bình Đá vôi Mía 106 33 153 0,02
Nghệ An Đá bazan Cao su 47 24 159 0,02
Đăk Lăk Đá bazan Lúa 90 10 124 0,08

Gia Lai Đá bazan Cao su 83 11 105 -
Lâm Đồng Đá bazan Cà phê 49 11 80 -
Nguồn: Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira, 2001 [35]
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nông (2007) [24] cho thấy rằng
hàm lượng các nguyên tố Cd, Pb, As trong đất Bắc Kạn và Thái Nguyên ngày
càng lớn đối với vùng gần đô thị, khu công nghiệp và khu dân dư tập trung.
Tuy hàm lượng các nguyên tố chưa vượt quá TCCP nhưng hàm lượng Cd, Pb,
As khá cao trong vài loại đất ở vùng thành phố Thái Nguyên đang là sự cảnh báo
về môi trường (Bảng 1.5).

×