Tải bản đầy đủ (.docx) (206 trang)

Vấn đề lao động việt nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao động giữa việt nam và các nước lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.25 KB, 206 trang )

BỘ

GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TỐNG VĂN BĂNG

VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC CĨ THỜI HẠN


NƯỚC NGỒI THEO HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC LAO ĐỘNG

GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ

GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TỐNG VĂN BĂNG



VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC CĨ THỜI HẠN


NƯỚC NGỒI THEO HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC LAO ĐỘNG

GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ
Mã số: 9 38 01 08

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Vũ Đức Long
2. TS. Trần Minh Ngọc

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
khoa học nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
Tác giả luận án

Tống Văn Băng



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ TIẾNG ANH
Chữ
viết tắt
BLA

ILO

ASEAN

CPTPP

Tên đầy đủ t

Bilateral Labor A

International Lab
Organization

Association of So
Nations

Comprehensive a

Agreement for Tr
Partnership

EVFTA

AFAS


MOU
SSA
BMA
ATA
FTA

European-Vietna
Agreement

ASEAN Framew
on Services
Memorandum of

Social Security A

Bilateral Maritim
Anti-Trafficking

Free Trade Agree



Internationa

IOM

Migration

Vietnam As


VAMAS

Manpower S

Internationa

ICRMW

Protection o

Migrant Wo

of Their Fam
EPS

Employment Perm

DOLAB

Department of Ov

Occupational Heal

OSHAS

Assessment Series

DANH M
1
2

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngồi và Việt Nam về vấn đề lao
động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao
đợng..................................................................................................................... 10

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi về vấn đề lao đợng Việt Nam làm
việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao đợng.......................10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................... 18
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu................................................ 23
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được.............................................. 23
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu về lao đợng Việt
Nam làm việc có thời hạn ở nước ngồi............................................................23
1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của Luận án........................................25
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................. 25
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 26
Chương 2: MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG VIỆT
NAM CĨ U TỐ NƯỚC NGỒI VÀ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC LAO ĐỘNG
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC................................................................ 29
2.1. Khái quát về quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi và quan hệ lao đợng của
lao đợng Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài....................................29

2.1.1. Quan hệ lao đợng có yếu tố nước ngồi.............................................. 29
2.1.2. Quan hệ lao động của lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước
ngoài.................................................................................................................... 29
2.2.1. Khái quát về hiệp định hợp tác về lao động.........................................76

2.2.2. Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước.....................84
Kết luận Chương 2.............................................................................................97


Chương 3: THỰC TRẠNG CÁC HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC LAO ĐỘNG CỦA
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH NÀY............99
3.1. Thực trạng quy định của hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các
nước về lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngồi.....................99

3.1.1. Nhập cảnh, x́t cảnh của người lao đợng nước ngồi......................99
3.1.2. Hợp đồng cung ứng lao đợng và Hợp đồng lao đợng....................... 100
3.1.3. Quản lý lao đợng nước ngồi.............................................................109
3.1.4. Các chế độ đối với người lao động.....................................................112
3.1.5. Giải quyết tranh chấp lao động..........................................................117
3.2. Thực tiễn thi hành hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước về
lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngồi..................................119

3.2.1. Tình hình lao đợng Việt Nam làm việc có thời hạn ở một số quốc gia
và khu vực......................................................................................................... 119
3.2.2. Đánh giá thực tiễn thực thi hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam
với các nước và pháp luật Việt Nam về lao động Việt Nam làm việc có thời hạn
ở ngoài...............................................................................................................131
Kết luận Chương 3...........................................................................................148
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC
LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC........................................166
4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước về lao động
Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài................................................. 166


4.1.1. Quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước............................... 166
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về lao động Việt Nam làm việc có
thời hạn ở nước ngoài...................................................................................... 169
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước về lao động Việt Nam làm
việc có thời hạn ở nước ngoài..........................................................................174


4.2.1. Giải pháp trước mắt (cấp bách)..........................................................174
4.2.2. Giải pháp lâu dài.................................................................................196
Kết luận Chương 4...........................................................................................197
KẾT LUẬN.......................................................................................................198
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa ngày nay, di cư quốc tế đã trở thành một
trong số những vấn đề lớn của thời đại. Theo ước tính của Tổ chức Di cư quốc tế
(International Organization for Migration - IOM) có gần 258 triệu người đang sống và
1

làm việc ngồi đất nước của mình , trong số đó khoảng 164 triệu người là lao động di
2

cư . Để đảm bảo cho các quan hệ lao động đó thực sự bình đẳng và cạnh tranh lành
mạnh hướng tới việc thúc đẩy các nhu cầu phát triển kinh tế, quyền lao động, quyền

con người... bên cạnh các quy định chung của cộng đồng quốc tế, vẫn cần các quốc gia
liên quan có sự hợp tác và điều chỉnh pháp luật nước mình cho thống nhất với các quy
phạm pháp lý quốc tế về lao động và cùng nhau xây dựng những thiết chế hợp tác pháp
lý song phương, đa phương để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động di cư quốc tế.
Đã có nhiều cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đối với người lao động
nước ngồi. Liên Hiệp Quốc đã thơng qua Tuyên ngôn về nhân quyền, Công ước quốc
tế về quyền dân sự và chính trị (1966), Cơng ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
(1966) quy định quyền cơ bản của con người. Trong khuôn khổ của Tổ chức Lao động
quốc tế (International Labour Organization - ILO) đã ký kết nhiều công ước nhằm tạo
sự công bằng trong lao động quốc tế như: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của lao
động di trú và thành viên của gia đình họ (1990), Cơng ước lao động hàng hải (2006);
Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao động năm 1998 gồm 08
công ước: Công ước số 87 (năm 1948), Công ước số 98 (năm 1949), Công ước số 29
(năm 1930), Công ước 105 (năm 1957), Công ước số 138 (năm 1973), Công ước 182
1Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, “Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của cơng dân Việt Nam ra nước ngoài” ,
truy cập ngày 13/6/2020
2 Tổ chức Lao động quốc tế “Ước tính về lao động nhập cư toàn cầu – Kết quả và phương pháp luậ n” ILO
Global Estimates on International Migrant Workers - Results and Methodology, truy cập ngày 01/12/2020.


2

(năm 1999), Công ước số 100 (năm 1951) và Công ước số 111 (năm 1958). Trong xu
hướng quốc tế hoá hiện nay, quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia ngày
càng phát triển do sự xuất hiện nhiều hình thức quan hệ hợp tác liên kết như kinh tế,
chính trị, văn hố, xã hội với nhiều lợi ích đan xen, khơng chỉ là lợi ích của các chủ thể
quan hệ hợp tác quốc tế, mà còn vì lợi ích của cộng đồng nói chung. Đó là hệ quả tất
yếu của việc thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, gắn liền và phản ánh
chính sách ngoại giao rộng mở giữa các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cùng với các quan hệ xã hội khác, quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi được
hình thành và phát triển là một thực tế khách quan, thể hiện nhu cầu giao lưu dân sự
giữa các cá nhân, pháp nhân trong xã hội và tạo tiền đề cho các quan hệ bang giao giữa
các quốc gia ngày càng khăng khít. Do đó, u cầu điều chỉnh các quan hệ lao động có
yếu tố nước ngồi thơng qua pháp luật nói chung và hiệp định hợp tác giữa các quốc
gia là một đòi hỏi tất yếu, hướng cho các quan hệ xã hội này phát triển một cách lành
mạnh trong khuôn khổ của pháp luật, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh.
Ở nước ta, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài một mặt xuất phát từ nhu

cầu nội tại và xu hướng chung nhằm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, mặt khác là biểu hiện của việc tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Qua thực tiễn hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài cho thấy, thị trường lao động ngoài nước của Việt Nam trong thời
gian qua đã từng bước được mở rộng cả về địa bàn, thị phần lẫn ngành nghề. Đặc biệt,
Việt Nam đã mở thêm một số thị trường lao động có trình độ phát triển cao, như:
Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Italia... Các thị trường này tiếp
nhận lao động trong những ngành nghề địi hỏi trình độ kỹ năng và khả năng ngoại ngữ
cao, có mức thu nhập hấp dẫn người lao động.
Cùng với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, số lượng người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu từ
Cục Quản lý lao động ngoài nước, liên tục từ năm 2017 đến nay, lao động đi làm việc ở


3

nước ngoài đã vượt mức 100.000 lao động mỗi năm (riêng năm 2020 dự kiến là
130.000 lao động, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên mục tiêu này có thể
khơng đạt được), tập trung vào các thị trường có thu nhập cao và ổn định, với lượng
3


tiền ở nước ngoài gửi về nước khoảng 2,5 tỷ USD . Hiện nay, cả nước có 580.000 lao
4

động Việt Nam đang làm việc ở 43 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới .
Để điều chỉnh vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi, đáp ứng tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, Việt Nam đã dần
hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là
đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Song song với đó, Nhà nước ta đã ký
kết, gia nhập nhiều hiệp định hợp tác về lao động hoặc liên quan đến người lao động
Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Đây là sự cụ thể hoá quan điểm, chủ trương của
Đảng về tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghệ
tiên tiến cho người lao động, đồng thời tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền của
người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Thực tế trong thời gian qua, cho thấy, các quy định của pháp luật về người lao
động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, đã và đang từng bước được hoàn thiện và đã đạt
được những kết quả chính sau đây:
Một là, các văn bản pháp luật này đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và
thơng thống trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi.
Hai là, quy định của pháp luật trong nước về người lao động Việt Nam đi làm
việc có thời hạn ở nước ngồi về cơ bản đã tương thích với hiệp định hợp tác về lao

3 Nhất Dương, “Năm 2020, mục tiêu đưa 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài”,
truy cập ngày 13/07/2020
4 Bộ trường Đào Ngọc Dung báo cáo giải trình làm rõ một số vấn đề về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). />tintucID=222750. Truy cập ngày 12/7/2020.



4

động, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế, thể hiện được quyết tâm của
Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
Ba là, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước
ngồi góp phần mở rộng quan hệ giữa Việt Nam và các nước, góp phần thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ quốc tế với phương châm "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế".
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cịn gặp nhiều hạn chế, bất cập. Đó là, cho
đến nay, Việt Nam mới chỉ ký được khoảng 22 hiệp định hợp tác lao động, còn thiếu nhiều
hiệp định hợp tác về lao động với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ quan trọng khi trong
thực tế, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, do
đó, chưa thực sự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và
gần 20 văn bản hướng dẫn thi hành chủ yếu quy định về tiêu chuẩn, thủ tục, phương thức
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chứ chưa quy định cụ thể để bảo vệ có hiệu
quả cho người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài. Một số quy định của Luật
này chưa đảm bảo sự đồng bộ, sự phù hợp và khơng cịn tương thích với nội dung của các
5

Luật và Bộ luật mới được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây ; chưa đáp ứng được
các yêu cầu mới về hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng trong bối cảnh kinh tế xã hội và quan hệ quốc tế mới, ngay

cả đã được sửa đổi năm 2020.
Công tác quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài (quản lý từ các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, quản lý lao động từ các doanh nghiệp, quản lý từ người sử dụng

5 Bộ luật Lao động năm 2012 và năm 2019, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư
năm 2014, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Việc làm năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017), …


5

lao động nước ngoài và tự quản lý của người lao động) còn nhiều hạn chế. Một điểm tồn
tại, hạn chế nữa lại xuất phát từ ngay chính bản thân người lao động Việt Nam. Đó là,
chất lượng lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động kém, kỹ năng mềm còn hạn
chế; thiếu hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của nước sở tại. Việc tự ý hủy bỏ hợp
đồng để ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc ở lại bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp
đồng, không tuân thủ quy định nơi làm việc và nơi sinh sống.... là tình trạng khá

phổ biến của người lao động Việt Nam ở hầu hết các quốc gia. Những vi phạm này
của người lao động đã ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì và phát triển thị trường tiếp
nhận lao động trong hiện tại và tương lai.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Vấn đề lao động Việt Nam làm việc có thời hạn
ở nước ngồi theo hiệp định hợp tác lao đợng giữa Việt Nam và các nước - lý luận và

thực tiễn”, để từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả

thực thi hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt Nam và các nước nhằm có cơ chế bảo
vệ tốt hơn người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, đồng thời xác định phương
hướng mở rộng thị trường lao động quốc tế, góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại là hết
sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay của nước ta.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ các quy định cả lý luận và thực tiễn
về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao động giữa

Việt Nam và các nước; thực trạng pháp luật và xây dựng phương hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về hợp tác lao động với nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay. Với mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ chính sau đây:

Thứ nhất: Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về các phương thức điều
chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài hiện nay của các quốc gia trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó đặc biệt chú trọng đến phương thức điều
chỉnh của các hiệp định hợp tác về lao động giữa các quốc gia với nhau.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của hiệp định hợp tác lao động
giữa Việt Nam và các nước về người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước


6

ngồi, có đối chiếu với pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước
ngồi, qua đó rút ra những ưu điểm cũng như tồn tại, bất cập của pháp luật để tiếp tục
nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố
nước ngồi nói chung và người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hiệp
định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước nói riêng.
Thứ ba: Đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam, hoàn
thiện hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt Nam và các nước, từ đó có cơ chế để bảo
vệ tốt hơn người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn
về người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác
lao động giữa Việt Nam và các nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung

Người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp
tác về lao động giữa Việt Nam và các nước là một phạm trù rộng. Trong phạm vi
nghiên cứu của một luận án tiến sỹ, để có thể tiếp cận và nghiên cứu sâu, luận án tập
trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu, đánh giá về lý luận và thực tiễn vấn đề người lao động Việt
Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên cơ sở các quy định của các hiệp định hợp
tác về lao động giữa Việt Nam và các nước và pháp luật Việt Nam;
Thứ hai, từ việc đánh giá thực trạng người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn
ở nước ngồi, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả

thực thi hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt Nam và các nước.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp luật và thực tiễn
liên quan đến cơ chế bảo đảm quyền người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở
nước ngoài trong các hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt Nam và các nước, pháp


7

luật một số quốc gia tiếp nhận công dân Việt Nam đến làm việc. Việc phân tích pháp
luật và thực tiễn ở một số quốc gia điều chỉnh về lao động nước ngoài chỉ nhằm minh
chứng, củng cố những nhận định, đánh giá và đề xuất xây dựng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam nhằm nâng cao việc ký kết, thực thi hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt
Nam và các nước ở Việt Nam.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của hiệp định hợp tác
lao động giữa Việt Nam và các nước từ năm 2000 và pháp luật Việt Nam từ năm 2006
đến nay (thời điểm Việt Nam ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng năm 2006).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng
cường quản lý và nâng cao hiệu quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu khoa
học nói chung, nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng, bao gồm:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng để xem xét sự

phát triển của vấn đề dựa trên những nghiên cứu, đánh giá và thực tiễn về kinh tế,
chính trị và pháp luật của Việt Nam, một số tổ chức liên chính phủ và quốc gia trên thế
giới. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và 2.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ

Luận án để khái quát hoá, đánh giá và nhận định các vấn đề thực tiễn về người lao
động Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngồi.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ Luận án

để tổng hợp các quan điểm, các quy định của pháp luật và thực trạng để đưa ra quan
điểm của tác giả.


8

- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án.

Phương pháp này được sử dụng để làm rõ những điểm mới của văn bản pháp luật hiện
hành so với văn bản pháp luật thời kỳ trước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài; so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với hiệp định hợp tác về lao
động giữa Việt Nam và các nước nhằm làm rõ sự tương thích của pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên. Phương pháp này được sử dụng trong

hầu hết các chương và nhất là Chương 2 và Chương 3 của luận án.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng số liệu từ các cơ quan quản

lý, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm tìm hiểu, đánh giá về thực tiễn thực hiện
các qui định về người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Phương
pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 và Chương 4.
5. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài

Luận án nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề người lao động Việt Nam làm việc có
thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác về lao động của Việt Nam với các nước và
vùng lãnh thổ và đánh giá, đối chiếu, so sánh pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế
liên quan và pháp luật một số nước để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Những kết quả nghiên
cứu của luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:

- Bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý luận cơ bản về lao động Việt Nam đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt
Nam với các nước và vùng lãnh thổ, cũng như hệ thống pháp luật trong nước điều
chỉnh về hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, các phương thức
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi đang lao động ở nước ngoài.
- Đánh giá một cách toàn diện về tình hình người Việt Nam đang làm việc ở nước

ngoài và cơ chế bảo vệ theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, chỉ
ra được những điểm tích cực, những tồn tại và hạn chế của vấn đề này.
- Đưa ra được các định hướng chiến lược đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế; đưa ra

các giải pháp đồng bộ, khả thi về pháp luật cũng như cơ chế quản lý Nhà nước, trách


9


nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân người lao động về vấn đề người Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định hợp tác về lao động.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy,

nghiên cứu ở trường Đại học Luật Hà Nội, cũng như các cơ sở đào tạo pháp luật, các
viện nghiên cứu, cũng như cho các đối tượng khác có quan tâm.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan hoạch định

chính sách, cơ quan pháp luật trong nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
người Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
6. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án chia
làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về quan hệ lao động Việt Nam có yếu tố nước
ngoài và hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước
Chương 3: Thực trạng các hiệp định hợp tác lao động của Việt Nam và thực tiễn
thi hành các hiệp định này
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước


10

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngồi và Việt Nam về vấn đề lao
động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao đợng
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi về vấn đề lao động Việt Nam làm

việc có thời hạn ở nước ngồi theo hiệp định hợp tác lao đợng
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu chung về lao động di cư
Ở nước ngồi, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề lao động di cư khá phong phú,

đề cập đến nhiều khía cạnh, từ lịch sử hình thành và phát triển của lao động di cư, khái
niệm, xu hướng phát triển, so sánh hệ thống pháp luật giữa các quốc gia cho đến đề
xuất các quy chế pháp lý quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đối với
người lao động di cư. Đây là vấn đề được rất nhiều tổ chức quốc tế như: UN, ILO,
IOM, UNHCR, UN Woman… hay các tổ chức phi chính phủ như Action Aid,
APHEDA, Oxfam Bỉ, World Vision...) và các học giả quan tâm, nhất là ở những quốc
gia phát triển và những nước tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài.
Trên phương diện toàn cầu, trong các năm 2008, 2011, 2015 và 2018, Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đều có báo cáo về lao động di cư
trên thế giới, trong đó đề cập đến những vấn đề chung về lao động di cư: về tình hình
di cư, về những thách thức về lao động di cư, về khn khổ pháp lý quốc tế.
Có thể liệt kê một số cơng trình liên quan đến vấn đề này như: Tài liệu “ Bảo vệ
lao động di cư của ILO”, năm 2008 (Protecting Migrant Workers: Governance of
Labour Migration in Asia and the Pacific). Tài liệu đã đề cập tới vấn đề lao động di cư
bất hợp pháp là nguồn gốc của tội phạm và bản thân họ dễ bị vi phạm, lợi dụng, điều
kiện làm việc tồi tàn, bị bóc lột và sức khỏe khơng đảm bảo (lao động khu vực này bao
gồm Việt Nam, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka, Philippin). Cách tốt nhất để bảo vệ
người di cư là để đảm bảo tất cả các công nhân, người di cư và cơng dân, lợi ích từ tiêu
chuẩn lao động quốc tế tối thiểu - các tiêu chuẩn nhất định được coi là hình thành nền
tảng của cơng bằng phát triển xã hội và kinh tế.


11

Năm 2015, ILO đã có nghiên cứu và đã cung cấp một số dữ kiện chi tiết và phân
tích các văn bản của 144 BLA và MOU. Thực tế cho thấy chỉ 30% các BLA và MOU

được phân tích quy định các điều khoản về an sinh xã hội bao gồm các lợi ích sức
khỏe, chủ yếu trong các thỏa thuận châu Âu và châu Mỹ. Liên quan đến các khía cạnh
an sinh xã hội, nghiên cứu khơng xem xét phạm vi (các ngành/rủi ro an sinh xã hội
được bảo hiểm, loại và mức độ lợi ích) cũng như ứng dụng cụ thể của chúng. Hơn nữa,
để có thể xác định cách BLA mở rộng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhập cư,
các điều khoản liên quan đến an sinh xã hội trong các thỏa thuận này cần được xem xét
kết hợp với các thỏa thuận an sinh xã hội song phương hoặc đa phương hiện hành, đặc
biệt là luật quốc gia hiện hành của nước nhập cư, liên quan đến nguyên tắc bình đẳng
đối xử đối với cơng dân nước ngồi làm việc.
- Trên phương diện khu vực, Cộng đồng ASEAN có nghiên cứu nhằm bảo vệ và
thúc đẩy quyền của lao động di cư. Khuyến nghị diễn đàn ASEAN lần thứ 7 về lao
động di cư năm 2014 với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với các
biện pháp tăng cường nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư”. Diễn đàn
có nhiều bài viết đề cập đến việc thúc đẩy việc bảo vệ việc làm, trả lương bình đẳng và
phù hợp, tiếp cận đầy đủ với điều kiện lao động và sinh hoạt đảm bảo đối với lao động
di cư; xây dựng chính sách và thủ tục tạo điều kiện thúc đẩy các khâu trong di cư lao
động, trong đó gồm việc tuyển chọn, chuẩn bị trước khi xuất cảnh, bảo vệ người lao
động trong thời gian làm việc ở nước ngồi, trở về và hịa nhập sau khi về nước, hợp
tác giữa các nước phái cử và nước tiếp nhận trong việc hỗ trợ người lao động di cư gặp
vấn đề về sức khỏe cần được tăng cường để đảm bảo họ tiếp cận các dịch vụ điều trị và
dịch vụ phúc lợi xã hội khác có liên quan.
- Cuốn sách: Người di cư tiếp cận với bảo vệ xã hội - Thỏa thuận lao động song

phương: Đánh giá 120 quốc gia và các điều khoản song phương (Migrant access to
social protectionunderBilateral Labour Agreements: A reviewof 120 countries and nine
bilateral arrangements) của Clara van PanhuysSamia Kazi-Aoul Geneviève Binette


12


social Protection DepartmentLabour Migration BranchConditions of Work and
Equality Department ILO, 2017.
Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, hầu hết các quốc gia trong số 120 quốc gia được
nghiên cứu đều có luật điều chỉnh di cư, nhập cư, nhập cảnh, xuất cảnh hoặc cư trú của
người nước ngoài. Mặc dù các luật này thường khơng bao gồm các khía cạnh bảo trợ
xã hội một cách rõ ràng, nhưng chúng có liên quan để xác định đủ điều kiện theo nhiều
luật khác bao gồm cả những luật cấp quyền an sinh xã hội.
Có tới 70 quốc gia trong số 120 (58 %) có luật quốc gia với các điều khoản trao
quyền bình đẳng đối xử giữa quốc gia và người không quốc tịch liên quan đến an sinh
xã hội đóng góp cho tất cả các ngành trừ tiếp cận chăm sóc sức khỏe; có 73 quốc gia
trong số 120 (61%) có luật pháp quốc gia với các điều khoản cho phép bình đẳng đối
xử liên quan đến việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Có một số khác biệt giữa các khu
vực địa lý hoặc tiểu vùng liên quan đến số lượng các quốc gia trao quyền bình đẳng đối
xử giữa các cơng dân và khơng có quốc tịch liên quan đến lợi ích an sinh xã hội như ở
Mỹ Latinh và Caribê đều trao quyền bình đẳng về đối xử giữa các quốc gia và khơng
có quốc tịch liên quan đến an sinh xã hội; ở Châu Phi và Châu Âu và Trung Á, số quốc
gia được xem xét trao quyền bình đẳng đối xử với các lợi ích an sinh xã hội đóng góp
và tiếp cận chăm sóc sức khỏe cao hơn số lượng các quốc gia nơi các điều khoản đó
khơng xuất hiện trong luật pháp quốc gia. Ở châu Á và Thái Bình Dương và các quốc
gia Ả Rập đã tìm thấy điều ngược lại. Ở Bắc Mỹ, cả Canada và Hoa Kỳ đều có các quy
định pháp lý trao quyền bình đẳng đối xử trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe nhưng
khơng dành cho các ngành an sinh xã hội khác.
Cuốn sách khẳng định các thỏa thuận lao động song phương (BLA) nhằm đảm bảo
cho việc tổ chức di cư vì việc làm đã phát triển nhanh trong những năm gần đây. Ngồi ra,
có một xu hướng phát triển các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ (MOU) bao gồm các loại
lao động cụ thể, chẳng hạn như thỏa thuận tuyển dụng lao động. BLAs và MOU có thể
đóng một vai trị quan trọng trong việc giải quyết các khó khăn phải đối mặt với người lao
động nhập cư trong việc thực hiện quyền an sinh xã hội của họ. Đầu tiên nhằm



13

mục đích điều chỉnh mối quan hệ lao động/việc làm của lao động nhập cư, các thỏa thuận
đó có thể giải quyết cụ thể việc bảo trợ xã hội, đặc biệt là bao gồm các quy định về an sinh
xã hội hoặc đề cập đến các thỏa thuận song phương hoặc đa phương được ký kết giữa các
bên, có thể bao gồm bất kỳ trong số 09 vấn đề về của an sinh xã hội được đề cập trong
6

Công ước số 202 về An sinh xã hội (Tiêu chuẩn tối thiểu), năm 1952 .
- Bài viết “Quyền con người trong lao động là gì?) Are Labour Rights Human

Rights? đăng trên tập chí European Labour Law Journal, 2012 của tác giả Virginia
Mantouvalou - Co-Director of the Institute for Human Rights and Lecturer in Law,
University College London (UCL). Tác giả cho rằng các quyền con người trong lao động
cần được xác định cả về khái niệm và nội hàm, nhất là đối với người lao động di trú có
những tranh chấp về lao động hay tham gia các hoạt động xã hội dân sự, và cần thiết phải
có sự thống nhất mang tính quốc tế thơng qua các hiệp định hoặc văn bản tương tự.
- Bài viết “Quyền làm việc của người lao động Hoa Kỳ ở nước ngoài”

(Employment Rights of American Workers Abroad) của Luật sư David A. Lowe (đăng trên
website: www. Rezlaw.com). Bài viết đã đánh giá lao động của Mỹ làm việc ở nước ngoài,
kể cả làm việc ở các cơng ty của Mỹ hay khơng thì vẫn nhận được sự bảo trợ của Luật
chống phân biệt đối xử của Hoa Kỳ trong thời gian làm việc ở nước ngồi và họ có thể
cũng được luật pháp quốc gia của nước sở tại bảo vệ, theo luật quốc tế và bằng các thỏa
thuận lao động. Nó bao gồm các quy định của pháp luật quốc gia, nơi công dân Hoa Kỳ
làm việc ở nước ngồi; có thể theo các hiệp định thương mại quốc tế, chương trình ưu đãi
riêng biệt; hoặc luật nhân quyền châu Âu và quốc tế. Tuy nhiên, các Thoả thuận lao động
giữa Hoa Kỳ với các quốc gia khác và các quy tắc ứng xử của công ty là phương thức bảo
vệ việc làm chủ yếu cho người lao động bên ngoài Hoa Kỳ. Những thoả thuận lao động
này được nhiều nước vẫn yêu cầu, gắn liền và có trước khi người sử dụng lao


6 Người di cư tiếp cận với bảo vệ xã hội - Thỏa thuận lao động song phương: Đánh giá 120 quốc gia và các điều
khoản song phương (Migrant access to social protectionunderBilateral Labour Agreements:A reviewof 120
countries and nine bilateralarrangements) của Clara van PanhuysSamia Kazi-Aoul Geneviève Binette social
Protection DepartmentLabour Migration BranchConditions of Work and Equality Department ILO, 2017.


14

động được phép kinh doanh ở nước đó. Hành vi đảm bảo một nơi làm việc an toàn và
lành mạnh, không bị phân biệt đối xử, đảm bảo tiền lương tối thiểu, giới hạn hợp lý về
thời giờ làm việc, quyền tham gia vào thương lượng tập thể, và cấm sử dụng lao động
trẻ em hoặc lao động cưỡng bức. Những quy tắc ứng xử này có thể được tiếp cận tốt
hơn nếu một người sử dụng lao động khẳng định, như một điều kiện kinh doanh, rằng
các nhà cung cấp và các nhà thầu phụ cũng tuân theo các tiêu chuẩn tương tự. Để
chống phân biệt đối xử khi có tranh chấp lao động xảy ra
Bài viết cũng phân tích thực tiễn, kinh nghiệm của các nước như Phillipines,
Pakistan - là một trong những nước có thế mạnh và phát triển về xuất khẩu lao động.
Philipines được cả thế giới biết đến với một chương trình quản lý người lao động ở
nước ngồi rất tiến bộ có tên là “Di cư có quản lý”. Chương trình này được xây dựng
trên cơ sở tích hợp cơ chế bảo vệ người lao động trong cả chu trình: trước, trong và sau
phái cử cho đến khi người lao động về nước, tái hịa nhập cộng đồng. Philipines cũng
có cơ chế hỗ trợ phúc lợi trực tuyến với mạng lưới 250 cán bộ lao động chuyên trách ở
các nước có lao động Philipines. Cơ chế này hỗ trợ người lao động về pháp lý và
những hỗ trợ cần thiết khác trong trường hợp người lao động phải về nước khẩn cấp.
Chính phủ Philipines rất chú trọng công tác quản lý người lao động khi họ làm việc ở
nước ngoài, tập trung nhiều biện pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động và
có nhiều cơ quan thực hiện các cơng tác liên quan đến việc tuyển dụng và đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đối với Pakistan, là một nước phái cử lao động lớn trong khu vực Nam Á. Pakistan

luôn chú trọng phát triển các cơ chế để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Pakistan làm
việc ở nước ngồi trong đó chú trọng các biện pháp: nâng cao các cơ hội việc làm an toàn
và ngăn chặn các hình thức đi làm việc ở nước ngồi bất hợp pháp; huy động các cơ quan
ngoại giao ở nước ngồi tham gia vào ngoại giao lao động; tái kích hoạt nhiệm vụ xúc tiến
tạo cơ hội việc làm cho người lao động, cam kết bảo vệ quyền lợi, phẩm giá và an ninh
cho người lao động, bảo đảm quyền lợi của các thành viên trong gia đình người lao động.
Việc bảo vệ quyền lợi của người lao động còn được Pakistan đảm bảo


15

thông qua các kênh như: Ký kết hiệp định hoặc thỏa thuận với các nước tiếp nhận lao
động; phát triển một cơ chế cung cấp sự hỗ trợ về mặt pháp lý cho người lao động đang
gặp khó khăn ở nước ngoài; Thiết lập một đường dây hỗ trợ miễn phí thơng qua cơ
quan đại diện Pakistan ở nước ngồi để người lao động Pakistan có thể liên hệ và thông
báo bất kỳ thông tin khiếu nại nào hay cần có sự hỗ trợ khi họ bị mất việc làm.
- Bài viết “Di cư Lao động Châu Á: Vai trò của các thỏa thuận lao động song

phương” của Stella P. Go De La Salle, mạng lưới nghiên cứu về lao động di cư, Đại học
Philippine (tên tiếng Anh: Asian Labor Migration: The Role of Bilateral Labor and Similar
Agreements). Bài viết đã đánh giá rằng, qua nhiều năm nỗ lực tìm kiếm cơ chế hợp tác
hữu hiệu cho phương thức quản lý tốt hơn đối với lao động di cư quốc tế thông qua các
hiệp định hợp tác song phương và đa phương. Các hiệp định song phương (BAs) thường
dựa trên quan hệ truyền thống nhưng có sự ràng buộc về mặt pháp lý liên quan đến hợp tác
trong nhiều lĩnh vực liên quan đến lao động di cư. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến các
hình thức thỏa thuận lao động song phương (Bilateral labor agreements - BLAs), các hiệp
định hàng hải song phương (Bilateral Maritime agreements - BMA), các hiệp định song
phương về an sinh xã hội (Bilateral social security agreements - SSAs), hay các hiệp định
chống buôn người (Anti-trafficking agreements - ATAs).
- Nghiên cứu về “Di cư lao động ở châu Á và vai trò của các thỏa thuận di cư song


phương: Tạo điều kiện tiếp cận thị trường bằng các phương tiện khơng chính thức”
(Labour Migration in Asia and the Role of Bilateral Migration Agreements: Market Access
Facilitation by Informal Means) của Trung tâm di cư Graziano Battistella Scalabrini và
Đại học Binod Khadria Jawaharlal Nehru. Nghiên cứu này đã giới thiệu về MOU bắt buộc
giữa Hàn Quốc và Indonesia khi Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống cấp phép lao động (EPS),
chính sách tiếp nhận lao động nhập cư làm thực tập sinh. Tuy nhiên, thay vì BLA chính
thức, nó địi hỏi MOU phải được Bộ Lao động ký với mỗi quốc gia gửi lao động, trong đó
u cầu các quốc gia đó phải cơng khai và minh bạch về thông tin việc làm, về nền tảng
giáo dục, kinh nghiệm làm việc, kiến thức về ngôn ngữ Hàn Quốc. Số lượng lao động
nhập cư được nhận vào và nghề nghiệp của họ được quyết định


16

hàng năm bởi Ủy ban Chính sách lực lượng lao động nước ngồi (FWPC) do Bộ
trưởng Bộ Văn phịng Điều phối Chính sách Chính phủ điều hành. Người lao động
được thuê nhận hợp đồng 05 năm với các điều kiện được thiết lập trong hợp đồng lao
động tiêu chuẩn, đảm bảo sự bình đẳng đối xử với người lao động Hàn Quốc.
- “Missing Boundaries: Refugees, Migrants, Stateless and Internally Displaced

Persons in South Asia', Pacific Affairs, 78 (2), 320-21. Andreev, S. (2003). Đây là một
nghiên cứu hoàn chỉnh về nhiều vấn đề: người lao động di cư, người tị nạn, người không
quốc tịch ở khu vực Nam Á. Khu vực này cho đến nay được cho là khu vực nóng bỏng với
vấn đề di cư quốc tế do chiếm 14% số dân di cư tồn cầu và tiếp tục có xu hướng gia tăng.
Điều này kéo theo một loạt vấn đề về xã hội, kinh tế, văn hóa, mất ổn định chính trị.
Ngun nhân của tình trạng theo tác giả này là do xung đột vũ trang, bất ổn về chính trị,
thiếu nguồn lực và nhiều lý do khác. Người tị nạn, người lao động di cư và người không
quốc tịch phải đối mặt với sự đe dọa về an ninh, khơng được hưởng quyền cơ bản.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngồi

Có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến lao động Việt Nam làm việc ở nước

ngoài như:
- Báo cáo trình bày tại Hội nghị quốc tế lần thứ 8 về Di cư châu Á - Thái Bình
Dương, năm 2007“Xuất khẩu lao động từ Việt Nam: Các vấn đề chính sách và thực
tiễn” của TS. Đặng Nguyên Anh, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Báo cáo đã nêu ra
rằng, vấn đề di cư quốc tế hiện nay cần phải được cam kết và thực thi hiệu quả hơn
nhằm làm lợi hơn cho bên gửi lao động cũng như bên tiếp nhận lao động, và đặc biệt là
cho bản thân người lao động. Việc xuất khẩu lao động và quản lý lao động cần thiết
phải có sự tham của Chính phủ, nhất là của bên gửi lao động, mà không nên để cho các
bên trong quan hệ lao động tự thực hiện.
- Bài viết “Tình hình và xu hướng xuất khẩu lao động Việt Nam”, năm 2008 của

Kannika Angsuthanasombat đã tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia, đánh giá thực
trạng của xuất khẩu lao động Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị, trong đó đáng chú ý


×