MỤC LỤC
A) Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm:
I) Chương trình việc làm:
II) Quỹ giải quyết việc làm:
III) Tổ chức giới thiệu việc làm:
IV) Dạy nghề gắn với việc làm:
V) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
B) Giải quyết tình huống:
I) Nếu muốn sa thải chị H và buộc chị H phải trả số tiền 34 triệu, công ty M
phải làm như thế nào?
II) Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay
sai?
III) Giả sử công ty M đã ra quyết định sa thải đối với chị H (trong tình
huống trên), chị H cần gửi đơn yêu cầu đến những cơ quan nào để bảo vệ
quyền lợi của mình?
A) Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm:
Để giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước có thể sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm
cho người lao động nhưng cũng có những biện pháp chỉ manh tính chất hỗ trợ
cho việc giải quyết việc làm. Các biện pháp mang tính hỗ trợ cho giải quyết
việc làm như khuyến khích đầu tư, lập các chương trình việc làm, phát triển
hệ thống dịch vụ việc làm, cho vay từ các quỹ chuyên dụng… Các biện pháp
trực tiếp giải quyết việc như đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, khuyến khích tuyển dụng lao động và tự do hợp đồng.
I) Chương trình việc làm:
Chương trình việc làm là một trong những biện pháp để Chính phủ thực
hiện vấn đề bảo đảm việc làm, hạn chế thất nghiệp.
Theo quy định của pháp luật lao động, hàng năm, Chính phủ có trách nhiệm
lập chương trình quốc gia về việc làm trình Quốc hội quyết định : UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chương trình giải quyết việc làm ở
địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Việc lập chương
trình việc làm nhằm đảm bảo cho mọi người lao động có khả năng lao động,
có nhu cầu làm việc, tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, thông
qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết
việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
Nội dung chương trình gồm mục tiêu, chỉ tiêu việc làm mới, các nội dung
hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản
lí chương trình. Bộ Lao động – thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ
kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính trình Chính phủ chương trình quốc gia về
việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lí điều hành
họat động quỹ quốc gia về việc làm. Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp
với Bộ tài chính, Bộ lao động – thương binh và xã hội lập kế hoạch các nguồn
2
tài chính hàng năm và năm năm cho Chương trình quốc gia về việc làm
( Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP ). Đối với chương trình
giải quyết việc làm của địa phương sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Lao động – thương binh và xã
hội và Bộ kế hoạch và đầu tư ( Điều 4 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ). Mục
tiêu cụ thể của chương trình là định ra chỉ tiêu tạo ra chỗ làm việc mới hàng
năm, chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng tỉ lệ thời gian sử dụng
lao động ở nông thôn. Nguồn lực dành cho chương trình là số kinh phí từ
ngân sách nhà nước và các nguồn khác được dùng cho mục tiêu giải quyết
việc làm, được thực hiện qua cơ chế tài chính quỹ quốc gia về việc làm.
Chương trình việc làm được triển khai trên 2 hướng cơ bản sau :
- Tạo việc làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết hợp
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Đây là hướng
được xác định cơ bản và quan trọng nhất.
- Duy trì, bảo đảm việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công
hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp.
II) Quỹ giải quyết việc làm:
Theo quy định của pháp luật, hiện nay ở nước ta có 3 loại quỹ việc làm, đó
là quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm ở địa phương và quỹ việc
làm cho người tàn tật.
Quỹ quốc gia về việc làm là biện pháp pháp lí quan trọng của Nhà nước
trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
Nguồn quỹ bao gồm : ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức
và cá nhân ở trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ quốc gia về
việc làm được sử dụng vào các mục đích : cho vay vốn theo dực án nhỏ để
giải quyết việc làm cho một số đối tượng, cho các doanh nghiệp vay để hạn
chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp, hỗ trợ để củng cố và
3
phát triển hệ thống tổ chức, giới thiệu việc làm và các họat động phát triển thị
trường lao động.
Quỹ giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ các nguồn ngân
sách địa phương do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quyết định, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các
nguồn hỗ trợ khác. Quỹ này được sử dụng theo đúng mục tiêu của chương
trình giải quyết việc làm của địa phương.
Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn : ngân sách
địa phương, quỹ quốc gia về việc làm, khoản thu từ các doanh nghiệp nộp
hàng tháng do không nhận đủ số lao động tàn tật theo quy định, các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước trợ giúp và các nguồn thu khác. Quỹ việc làm
cho người tàn tật được sử dụng vào mục đích : cấp để hỗ trợ hoặc cho vay với
lãi suất thấp cho một số cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tàn
tật; các họat động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật.
III) Tổ chức giới thiệu việc làm:
Việc thành lập các tổ chức giới thiệu việc làm được coi là một trong
những biện pháp nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Thông
qua họat động của các tổ chức này mà các quan hệ lao động có điều kiện và
khả năng được hình thành. Tổ chức giới thiệu việc làm theo Nghị định của
Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP bao gồm các trung tâm giới thiệu việc làm và
các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm
do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có
thu tự đảm bảo một phần chi phí họat động. Các trung tâm này được Nhà
nước, các tổ chức chính trị-xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, được hỗ trợ
đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước về trang thiết bị, cơ sở vật chất tài chính
và được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh
nghiệp chuyên họat động về giới thiệu việc làm phải đảm bảo đầy đủ các điều
kiện theo quy định của pháp luật và có giấy phép họat động giới thiệu việc
làm. Điều kiện, thủ tục thành lầp và họat động của tổ chức giới thiệu việc làm
4
được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 19/2005/NĐ-CP ngày
28/2/2005.
Các tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm
cho người lao động, cung ứng vào giúp tuyển lao động theo yêu cầu của
người sử dụng lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao
động, có quyền dạy nghề gắn với tạo việc làm.
IV) Dạy nghề gắn với việc làm:
Dạy nghề và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có nghề nghiệp
(tay nghề) là điều kiện tiên quyết đối với người lao động để có thể nhanh
chóng tìm được việc làm và có chỗ làm ổn định. Hiện này, nhiệm vụ này đã
được chuyển giao cho Bộ lao động – thương binh và xã hội nhằm thực hiện
sự gắn kết liên thông vấn đề đào tạo nghề với nhu cầu của sản xuất, của thị
trường lao động nhằm giải quyết việc làm. Chính phủ cũng đã thành lập Tổng
cục daỵ nghề thuộc Bộ lao động – thương binh và xã hội.
Theo Luật dạy nghề (năm 2006), các trình độ đào tạo trong dạy nghề bao
gồm: trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trung tâm dạy nghề, trường
trung cấp dạy nghề, trường cao đẳng dạy nghề phải được thành lập dưới các
dạng công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh
hoặc 100% vốn nước ngoài. Có hình thức dạy nghề chính quy và dạy nghề
thường xuyên. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuân lợi cho các tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy
nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh thế xã hội của đất nước. Mục tiêu của
dạy nghề là: đào tạo nhân lực kĩ thuật trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực
hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt
nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao
hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
V) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
5
Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được coi là một
trong những hoạt động quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập và
nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động
thông qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Nước ta đã hợp tác đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài từ những năm 1980. Từ năm 1991 đến nay,
hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế thị
trường, Nhà nước chủ yếu làm chức năng quản lý, mở thị trường, các doanh
nghiệp kí hợp đồng và trực tiếp đưa, quản lí người lao động đi làm việc ở
nước ngoài. Năm 2006, Quốc hội ban hành Luật người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó công dân Việt Nam đủ 18 tuổi
trở lên, tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, có đủ sức khỏe, đáp ứng yêu cầu
của nước tiếp nhận, không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của
pháp luật Việt Nam thì được đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức: hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp họat động dịch vụ, với tổ
chức sự nghiệp được phép họat động trong lĩnh vực này; hợp đồng với doanh
nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài hoặc tổ chức cs nhân đầu tư ra
nước ngoài có đưa lao động đi làm ở nước ngoài; hợp đồng theo hình thức
thực tập, nâng cao tay nghề và hợp đồng lao động do cá nhân người lao động
trực tiếp kí với người sử dụng lao động nước ngoài.
Họat động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành
nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực này
phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đưa lao động đi
làm việc tại các công trình, dự án mà doanh nghiệp trúng thầu, nhân thầu ở
nước ngoài. Tổ chức cá nhân được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ
sử sản xuất kinh doanh do họ thành lập. Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa
6