Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.15 KB, 25 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
2.1.Giải pháp từ Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thanh Hoá
Nâng cao vai trò chỉ đạo điều hành trong việc thực hiện chương trình
công tác. Phân công rõ người, rõ việc và quy định thời gian thực hiện cụ thể.
Hàng tháng, quý quyết toán việc thực hiện chương trình công tác, đánh giá
nguyên nhân của những mặt làm được, chưa làm được, gắn kết quả thực hiện
chương trình công tác với việc xếp loại lao động để làm căn cứ chi lương. Coi
trọng công tác tự đào tạo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
kiến thức ngoài ngành. Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của BGĐ, cụ thể hoá ý kiến
chỉ đạo vào chương trình công tác. Phối hợp một cách có hiệu quả với các
phòng nghiệp vụ để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
- Đối với công tác thu thập thông tin, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ cho
công tác thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở đề cương tiếp tục việc thu thập thông tin tập trung vào các
nội dung sau:
+ Tập hợp các văn bản về quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh, từ
những nội dung này có thể tham mưu trong việc đầu tư tín dụng, có căn cứ để
thẩm định sự cần thiết phải đầu tư các dự án khi khách hàng đề xuất.
+ Khai thác những tài liệu được trang bị như tờ Thông tin thị trường,
công báo, tờ thông tin ứng dụng để tập hợp những văn bản có liên quan đến
hoạt động NH, diễn biễn thị trường hàng hoá, cách làm hay và những cảnh
báo về hoạt động tín dụng.
+ Tham khảo những sai sót qua kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra, kiểm
toán nội bộ, kết hợp với thông tin khác để thông tin cho các NH cơ sở xem xét
liên hệ.
+ Tiếp tục bổ sung thường xuyên trang thông tin giá cả; liên hệ với
các sở, Ban ngành trong tỉnh để có được các định mức kinh tế kỹ thuật mới.
1
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hướng về cung cấp thông tin, trên cơ sở những thông tin có được từ
việc thu thập trên, hàng quý Phòng sẽ biên tập các nội dung trình lãnh đạo
duyệt và cung cấp cho các NH cơ sở cùng tham khảo.
- Kiểm tra công tác thẩm định theo chuyên đề:
Tiếp tục kiểm tra công tác thẩm định theo đề cương 625, ngày
15/5/2005 của Giám đốc NHNo tỉnh tại các chi nhánh còn lại theo kế hoạch
đã gửi NHNo cơ sở, đôn đốc các đơn vị tự kiểm tra. Tổng hợp kết quả kiểm
tra gửi NHNo Việt Nam, đánh giá kỹ thực trạng hoạt động của bộ phận thẩm
định tại NH cơ sở để tham mưu cho Giám đốc chấn chỉnh hoạt động của bộ
phận này.
+ Thông qua kết quả kiểm tra, khảo sát các mô hình thẩm định, các
đối tượng đầu tư đã thực hiện qua những năm trước đó, những vấn đề đang
bộc lộ dấu hiệu không tốt về chất lượng cần phải được chỉ đạo sửa ngay.
Những năm tiếp theo cần tiếp tục tăng cường mạnh việc kiểm tra toàn diện về
chất lượng thẩm định (tín dụng) ở tất cả các chi nhánh
- Công tác tập huấn nghiệp vụ:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tự học tập thông qua việc trao đổi nghiệp
vụ; học cách thẩm định các dự án NH bạn, Ban thẩm định đã thực hiện; học
tập để nâng cao khả năng đánh giá, phân tích tình hình tài chính DN.
+ Nâng cao khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án thông qua
việc tăng cường tập huấn cơ chế, quy trình nghiệp vụ và cung cấp các thông
tin phòng ngừa rủi ro. Dự án hiệu quả kinh tế thấp, có yếu tố rủi ro cao kiên
quyết không cho vay. Cần phải cảnh giác để tránh việc cho vay mua lại nợ của
các tổ chức tín dụng khác khi dự án không có khả năng trả nợ Ngân hang.
2.2.Kiến nghị
Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong công tác thẩm định dự án đầu tư, mang lại hiệu quả cao. Tuy
nhiên, để phát huy tốt những mặt tích cực, nâng cao chất lượng công tác thẩm

2
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
định dự án đầu tư, hạn chế rủi ro, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thanh Hoá cần
có những giải pháp để khắc phục những khó khăn tồn tại.
- Giải pháp về quy trình, nội dung thẩm định các dự án đầu tư:
Điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết cho phù hợp với sự thay đổi
của môi trường kinh tế, các quy định của pháp luật đối với hoạt động tín dụng
của các Ngân hàng thương mại, các văn bản về hoạt động đầu tư nói chung
như luật đầu tư, luật doanh nghiệp
Có sự linh hoạt trong việc áp dụng quy trình thẩm định khi thẩm định
các dự án tại Ngân hang.
Tham khảo phương pháp thẩm định của các ngân hàng trên thế giới;
các ngân hàng, và tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam.
- Khai thác sử dụng các thông tin trong quá trình thẩm định:
Các nguồn thông tin số liệu về dự án đầu tư của các doanh nghiệp
vay vốn rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng lớn đến việc xác định hiệu quả của
dự án. Các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho Ngân hang về hình hoạt
động cũng như các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, với mục đích vay vốn,
chính vì thế mà Ngân hàng cần phải kiểm tra tính trung thực của khai báo
đó, để có được các thông tin một cách chính xác và chủ động hơn trong
công tác thẩm định.
+ Thông tin trực tiếp từ khách hang (doanh nghiệp vay vốn):
Hình thức lấy thông tin cần thiết từ phía khách hàng, là việc phỏng vấn
trực tiếp với khách hang để quan sát thái độ, nội dung trả lời của khách hàng
từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn và những vấn đề không nhất quán không
trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn.
Để làm được điều này, cán bộ tín dụng phải chuẩn bị trước các câu hỏi
mình cần phỏng vấn, theo nội dung và trình tự hợp lý. Cần phải chú ý đến: cơ

sở pháp lý của dự án đầu tư, chủ đầu tư; tiếp đó là tính khả thi và khả năng trả
nợ của dự án. Các thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp thường
không được giải trình đầy đủ và có thể thiếu trung thực, do đó các cán bộ
thẩm định cần phải phỏng vấn kỹ lưỡng: doanh nghiệp ding những nguồn thu
3
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nào để trả nợ cho Ngân hàng, nếu gặp rủi ro thì ngoài nguồn thu trên doanh
nghiệp sẽ dùng nguồn nào để trả nợ. Những khó khăn và thuận lợi khi thực
hiện dự án, đã có những biện pháp gì để khắc phục, hạn chế rủi ro.
Để thu được kết quả tôt từ cuộc phỏng vấn, các cán bộ thẩm định phải
tạo ra được thái độ cởi mở, bầu không khí thoải mái và quan trọng là nghệ
thuật đặt câu hỏi dêt khuyến khích được khách hang nói chuyện, từ đó khai
thác được những thông tin cần thiết.
+ Thu thập thông tin từ bên ngoài:
Ngoài thông tin có được từ phía doanh nghiệp xin vay cung cấp, cán bộ
thẩm định cần thu thập các thông tin cần thiết từ bên ngoài (cơ quan quản lý
kinh tế, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, các văn bản, tài liệu…) các công ty
kiểm toán có thể cung cấp những số liệu chính xác về hoạt động tài chính của
doanh nghiệp, và các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với khách hang sẽ
giúp các bộ thẩm định biết được tình hình vay nợ của doanh nghiệp: uy tín của
doanh nghiệp trong việc trả các khoản vay… Ngoài ra trung tâm thông tin rủi
ro của Ngân hàng nhà nước có thể cung cấp thông tin về tình hình huy động
đầu tư của cả đất nước, những thay đổi về chính sách kinh tế, những biến
động về thị trường… Từ đó xem xét đánh giá sự tác động như thế nào đến dự
án.
Cán bộ thẩm định của Ngân hàng phải điều tra thu thập thông tin trên
thị trường: dư luận cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, dư luận xã hội,
báo chí, ý kiến của khách hàng có quan hệ với doanh nghiệp, tiến hành điều

tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn để
trực tiếp đánh giá khả năng, hiệu quả, trình độ quản lý, chất lượng và uy tín
sản phẩm, các hình thái hiện vật và chất lượng của tài sản cố định, sản phẩm
hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc thu thập thông tin từ bên ngoài đòi hỏi khá nhiều thời gian và chi
phí, nhưng hiệu quả của nó mang về lại rất cao, bởi vì nguồn thông tin này rất
đa dạng và khách quan.
4
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để sử lý được tốt nguồn thông tin thì cán bộ thẩm định hay cán bộ tín
dụng phải là những người có khả năng dự đoán những biến động của nền kinh
tế. Việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng trước hết phải khai thác hết các
thông tin liên quan đến tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án. Chính vì vậy
có thể nói thông tin là vấn đề quyết định quan trọng đến chất lượng công tác
thẩm định.
Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp: Ngân hàng
không nên phân tích đánh giá một mình mà nên mời các chuyên gia đầu ngành
trong lĩnh vực có liên quan, đặc biệt trong vấn đề thẩm định dự án. Có như
vậy ngân hàng mới hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình.
- Giải pháp về tổ chức điều hành:
Tổ chức hoạt động của các phòng ban theo đúng chức năng, nhiệm
vụ, đồng thời phân công công việc theo năng lực, kinh nghiệm đối với cán
bộ thẩm định. Bên cạnh đó có những chính sách ưu đãi, khen thưởng hợp lý
mỗi khi cán bộ tín dụng thực hiện tốt công tác thẩm định. Đi đôi với quyền
lợi bao giờ cũng là trách nhiệm, xử lý đối với những cán bộ thẩm định
không làm tròn nhiệm vụ với công việc. Ở nước ta hiện nay việc gắn trách
nhiệm của cán bộ thẩm định với tính khả thi của dự án lâu dài cần được xiết

chặt hơn.
- Đào tạo, nâng cao chất lượng thẩm định:
Để nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả đầu tư thì cán bộ tín
dụng cũng như cán bộ thẩm định phải có kiến thức về pháp luật, thị trường
và những hiểu biết về kinh tế- tài chính, những hiểu biết đầy đủ về các lĩnh
vực này sẽ giúp cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT tỉnh
Thanh Hoá được tốt hơn. Vấn đề có tính chất quyết định trong quá trình
thẩm định dự án đầu tư là trình độ năng lực của cán bộ tín dụng.
Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác thẩm định. Bằng việc tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định
tiếp cận với các quy trình mới của pháp luật đối với hoạt động đầu tư, hoạt
5
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
động thẩm định dự án đầu tư. Thường xuyên được đào tạo mới đào tạo
lại…
- Thẩm định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với các tài sản được thế
chấp:
Trong quá trình xác định quyền sở hữu các tài sản làm vật thế chấp
bảo đảm cho các khoản vay, các cán bộ thẩm định cần chú ý:
+ Tài sản thế chấp phải có đầy đủ tính pháp lý, phải chứng minh được
nó là sở hữu hợp pháp của người vay.
+ Tài sản thế chấp không thuộc đối tượng pháp luật cấm mua bán,
chuyển nhượng hoặc đang có tính tranh chấp, hay được thế chấp bởi Ngân
hàng khác.
+ Ngân hàng phải nắm giữ các giấy tờ gốc, chứng nhận quyền sở hữu
hợp pháp của tài sản thế chấp. Trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc đồng
sở hữu của nhiều người thì khi thế chấp phải có sự nhất trí bằng văn bản của
tất cả các đồng sở hữu.

+ Cán bộ thẩm định phải kiểm tra chất lượng của tài sản thế chấp, khả
năng dự trữ lâu dài của tài sản, đồng thời phải căn cứ vào cung cầu về tài sản
đó trên thị trường tại thời điểm hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai.
+ Việc đánh giá tài sản tài chính thường rất khó khăn vì phần lớn các tài
sản đã dùng rồi, khó xác định giá trị còn lại của chúng. Trong trường hợp cụ
thể Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định tự đánh giá hoặc nhờ các chuyên gia về
lĩnh vực này.
- Những lưu ý khi thẩm định các dự án đầu tư:
+ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Cần lưu ý đối tượng vay vốn có
đủ năng lực pháp luật hay không, ngành nghề kinh doanh có bị pháp luật cấm?
Có phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ được quy định trong
đăng ký kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của địa phương và đất nước hay không? Phải được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
+ Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư:
6
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Những tài liệu để sử dụng trong quá trình thẩm định phải là những năm
gần nhất, và được cơ quan kiểm toán nhà nước xác nhận.
Khi thẩm định về chỉ số lợi nhuận và doanh thu cần chú ý: các chủ đầu
tư thường đưa ra những số liệu có lợi để thuyết phục NH đầu tư, vì thế phải
phân tích thật kỹ các chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu: các hệ số sinh lời. Các
hệ số này càng cao thì việc kinh doanh của chủ đầu tư càng tốt.
Việc phân tích tình hình hoạt động của DN, phải được cán bộ thẩm định
kiểm tra thực tế: Về điều kiện sản xuất kinh doanh, tình trạng máy móc thiết
bị công nghệ được sử dụng…
+ Phân tích yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án:
Khi phân tích các yếu tố đầu vào cần chú ý đến khả năng huy động chứ

không chỉ quan tâm đến nguồn nguyên vật liệu, nhân lực, phương diện kỹ
thuật và công nghệ… Giả sử chúng ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào,
nhưng những vấn đề về giao thong, dịch vụ…lại cản trở quá trình huy động
của DN thì khi đó yếu tố đầu vào không khả quan. Bởi vậy chúng ta còn phải
chú đên những vấn đề về giao thông vận tải, điện nước thuỷ lợi, đã sẵn sàng
phục vụ cho quá trình sản xuất hay chưa, mức độ ổn định của các yếu tố đầu
vào ra sao.
Phân tích yếu tố đầu ra của dự án: Không chỉ quan tâm đến cung cầu về
sản phẩm của DN SXKD trong hiện tại mà quan trọng là phải dự đoán tốt
chúng trong tương lai. Bên cạnh đó là chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp ra làm sao. khi trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hay
những hàng hoá thay thế khác.
7
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phụ lục:
Bảng tính toán hiệu quả và khả năng trả nợ
Dự án thuỷ điện Cửa Đạt
P/A CS
Bảng 1: Thông số dự án
I Tổng mức vốn đầu tư 1.599.824
1 Vốn cố định 1.587.424 100%
a Xây lắp 472.584 30%
b Thiết bị 460.297 29%
c Chi phí khác 259.208 16%
d Dự phòng 99.158 6%
e Lãi vay trong TGTC 240.000 15%
f VAT 56.177 4%
2 Vốn lưu động ban đầu 12.400 1%

II Cấu trúc vốn 1.531.247 100%
1 Vốn tự có 240.000 15.67%
2 Vốn vay QHT 430.000 28.08%
3 Vốn vay NHTM 547.724 35.77%
4 Vốn vay nước ngoài 313.523 20.48%
Nguyên tệ 19.881 Ngàn
USD
III Chi phí sử dụng vốn, hình thức trả nợ
1 Lãi vay vốn NHTM 0.88% tháng
2 Lãi vay vốn lưu động 1.00% tháng
3 Lãy vay vốn QHT 6.60% năm
4 Lãi vay vốn nước ngoài 7.57% năm
5 Chi phí sử dụng VTC 8.40% năm
6 Thời gian trả nợ gốc 8 năm
7 Hình thức trả nợ (# 1, 2, 3, 4) 4
(#1: P constant, #2: (P+1) constant, #3; Tailored,
#4: Projected)
- Lãi suất chiết khấu 8.50% / năm
- Lãi suất vay trung bình 8.52%/năm
IV Thông số khai thác dự án
1 Sản lượng điện trung bình 410 0 TrKWH/năm
2 Mức huy động CS hàng năm 97.5% CS
3 Công suất tăng hàng năm 2%
4 Giá bán 3.78 UScent/kwh
5 Chi phí O&M 1.6% TVĐT
8
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6 Thuế tài nguyên 2.0% Doanh thu

8 Tỷ giá hối đoái thời điểm xây dựng dự án 2004 15.770 VND/USD
9 Khả năng tăng/giảm tốc mức đầu tư 0% tổng VĐT
10 LN để lại trả nợ 70%/LNST
11 Trích KHCB trả nợ 100%
12 Tỷ lệ lạm phát giá trong nước 08%/năm
V Chế độ thuế
1 Thuế VAT đầu vào
2 Thuế VAT đầu ra
3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%
4 Ưu đãi, khuyến khích đầu tư: Miễn giảm thuế
+ Miễn thuế trong 4 năm đầu kể từ khi có doanh
thu
0%
+ Giảm thuế trong 8 năm tiếp theo 5%
+ Giảm thuế trong 3 năm tiếp theo 10%
+ Giảm thuế tài nguyên trong 3 năm đầu 1%
VI Phương pháp khấu hao cơ bản 1 năm
1 Xây lắp 25 năm
2 Thiết bị 15 năm
3 Chi phí khác 10 năm
4 Dự phòng 10 năm
5 Lãi vay trong TGTC 10 năm
#1: KHCB theo phương pháp đường thẳng #2:
KHCB theo phương pháp sản lượng
Tô thẩm định bảng tính toán hiệu quả và khả nang trả nợ
Dự án thuỷ điện Cửa Đạt
P/A CS
phương pháp đường thẳng
9
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C

9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2: Bảng tính khấu hao cơ bản
TT Các chỉ tiêu
Giá trị
KH
TRĐ
Năm hoạt động
TGKH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11-25
1 Vốn cố định 1.587.424
a - Xây lắp 472.584 25 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903
b - Thiết bị 460.297 15 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 0
c Chi phí khác 259.208 10 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 0
d - Dự phòng 99.158 10 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 0
e - Lãi vay trong TGTC 240.000 10 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 0
f - VAT 56.177 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 Vốn lưu động ban đầu 12.400 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng giá trị khấu
hao
1.531.247 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426
Giá trị còn lại 56.177
Dòng tiền khấu hao 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426
10
Nguyễn Văn Nam Đầu tư 44C
10

×