TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
1. MŨI ĐIỆN – BÃI MÔN
Mũi Điện là một thắng cảnh tuyệt đẹp thuộc xã Hịa Tâm, H.Đơng Hịa, Phú n. Đây là
điểm đến thú vị cho những người thích khám phá, du lịch. Trải qua nhiều tranh cãi, mũi Đại
Lãnh dần được xem là điểm xa thứ hai về phía Đơng, sau mũi Đơi ở Vạn Ninh, Khánh
Hịa và là một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.[4]
Quãng đường khoảng 35km từ trung tâm thành phố Tuy Hịa cũng khơng thể gọi là xa, nhưng
với một số người, họ có thể e ngại khi trời hè “nắng cháy da đầu” như thế này. Và đó thật sự
là một cảm giác khác biệt khi bước lên xe và đặt chân xuống nơi đây. Xa rời cái nắng khô
khan của thành phố, bên bạn sẽ là những cơn gió biển mát mẻ, làn nước trong xanh quyến
rũ, trải nghiệm khi đặt chân lên ngọn hải đăng sừng sững để trải tầm mắt hay là người đã
chinh phục điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam và sự thân thiện từ ngôi nhà mà chúng ta
gửi xe đến những người lính giữ hải đăng ln vui vẻ, nhiệt tình .
Nơi này cịn có tên gọi khác là mũi Đại Lãnh, mũi Nạy hay Cap Varella. Đây là nơi có doi
đất liền nằm trên triền núi Bà của vùng núi Đại Lãnh thuộc dãy Trường Sơn nhô xa nhất ra
biển Đông của Tổ quốc. Về mặt lịch sử, cuối thế kỷ 19, một người Pháp tên Varella phát
hiện và ghi dấu tầm quan trọng của địa chỉ này trên bản đồ hàng hải. Ngày 25 tháng 8 năm
1883, Hịa ước Harmand được ký kết, trong đó điều 8 cho phép thực dân Pháp xây dựng
ngọn hải đăng tại mũi Varella.[5] Từ đó hải đăng được chính thức xây dựng vào năm 1890 bởi
những kiến trúc sư người Pháp.[3] Sau khi hồn tất, nó được đưa vào hoạt động trong vòng
55 năm đến khi Thế chiến thứ 2 nổ ra thì bị tạm dừng vận hành. Vào năm 1961, ngọn hải
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
1
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
đăng này được Chính quyền Việt Nam Cộng hịa khơi phục nhưng sau đó lại bị hủy bỏ hoàn
toàn, đến năm 1995 mới được phục dựng và giữ nguyên hình dạng đến hiện tại.[2]
Hiện ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 mét vng, dưới
nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa và trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời.[6] Tháp đèn hải
đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5 m so với nền nhà, 110 m so mực
nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa đến 27 hải lý (xấp xỉ 40 km), giữ nhiệm vụ
quan trọng trong việc điều hướng tàu bè trên biển.[7] Đây là ngọn hải đăng xa nhất về phía
Đơng trên đất liền của Việt Nam.[8][9]
Có sự tích kể lại rằng sự hình thành mũi Đại Lãnh là do một con chim thần khổng lồ từ
phương Bắc lao xuống khu vực này và hóa thành mũi núi nhơ ra biển.[7] Truyện kể như sau:
Từ thuở xa xưa, tận phương Bắc có một con chim mình to như tượng (voi), đơi sải cánh dài
hàng dặm bay đến đậu trên đỉnh núi Thạch Bi. Chim bay lượn trên không trung và lặn trong
làn nước sâu, lại nghe được tiếng người. Bữa kia có người tiều phu lên núi tìm trầm, chim
thần ngó thấy, hỏi: Ngươi tìm chi? Người nọ đáp tìm trầm. Chim hỏi: Nếu khơng có trầm thì
ta cho nhà ngươi thứ khác được chăng? Người tiều phu chưa kịp trả lời thì chim bay vụt lên
trời cao rồi bổ nhào xuống mỏm đá và hóa thành mỏm núi trắng nhơ ra tận biển. Người tiều
phu lấy làm lạ bèn bỏ về, thôi không đi trầm nữa.
Đêm nằm ngủ, thấy chim thần bay đến báo mộng: Sáng mai ngươi dùng thuyền câu ra biển
sẽ tìm thấy trầm. Người tiều phu lấy làm lạ, sáng ra không đi. Đêm nằm ngủ, chim lại bay
đến báo mộng: Sáng mai ngươi dùng thuyền câu ra biển sẽ tìm thấy trầm. Sáng dậy, người
tiều phu bày mâm ngũ quả cúng chư thần các đẳng, rồi chèo thuyền ra biển. Chèo chưa kịp
mỏi tay thì thấy trước mặt có một quả trứng đá to bằng thân người, màu đen tựa màu da kỳ
nam, tỏa hương thơm ngát, bèn lượm bỏ vào lòng thuyền. Trên đường trở về, người tiều phu
nghĩ bụng đây không phải là trầm kỳ nên đã vất lên bãi rồi quay về nhà.
Những đêm sau đó, chim thần lại bay đến đậu trên đầu giường mà rằng: Quả trứng đó là thai
nhi của bà phi của Đông Hải Đại Vương, lỡ tư thông với Viêm Long, sợ chuyện bị bại lộ
nên nhờ ngươi giữ trứng này, ngày sau nhà ngươi sẽ được phúc lớn. Nói rồi biến mất.
Người tiều phu giật mình tỉnh giấc, hớt hải chạy ra bờ biển mang quả trứng về đặt trên bàn
thờ phụng. Quả nhiên sau này, người tiều phu bỏ nghề, xuống biển mò ngọc trai. Trong khi
những người bạn nghề khơng tìm thấy gì, thì riêng người tiều này lại được vô số ngọc ngà
châu báu, trở nên giàu có.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
2
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Đối chiếu:
Câu chuyện kể trên lưu truyền trong dân gian về mũi Điện có vẻ giống với câu chuyện “Thần
Châu Long Vương”, truyện thứ XXXVIII trong quyển “Lĩnh Nam Chích Quái” của Trần
Thế Pháp biên soạn vào đầu thế kỷ XV. Chúng tôi xin phiên dịch để tiện bề so sánh, đối
chiếu:
“Đời truyền: Thần Vương là tinh của Viêm Long Vương. Xưa đời Hồng Lạc có người làng
Hãn Kiều, họ Đặng, một người tên là Quyết, một người tên Thiện Xạ. Anh em xuống biển
làm nghề bắt cá. Lúc bấy giờ họ gặp một vật lạ, hình dạng giống như gỗ, dài vừa 3 thước,
màu như màu trứng chim, theo con nước mà nổi lên. Hai người vớt được. Đêm trong đốt gỗ
bỗng cất lên tiếng như hai người đang nói chuyện với nhau. Anh em (họ Đặng) kinh hãi
mang đoạn gỗ quăng xuống sơng, chống thuyền đi nơi khác. Đêm ngủ thì mộng thấy một
người đến bảo với hai anh em rằng:
-Bởi trước đây bà Đông Hải Long Phi tư thông với Viêm Long Vương, sợ Đông Hải Vương
biết nên đem gửi cho bọn ngươi gìn giữ, chớ cho kẻ khác xâm phạm đến. Đến khi nó khơn
lớn (nó) sẽ làm phúc cho các ngươi. Khơng việc gì mà sợ.
Hai người giật mình tỉnh dậy, đang (thầm thì) bàn với nhau thì bỗng nhiên đã thấy đốt gỗ
xán lại gần thuyền. Hai anh em lấy làm lạ, bèn vớt lên chở về. Về đến làng, đốt gỗ ở trong
thuyền bỗng nhảy lên trên bờ. Hai anh em cho là thần muốn ở chỗ này, bèn lập đền thờ, thuê
thợ khắc gỗ làm tượng mà phụng tự. Thần linh ứng hiệu là Long Quân.
Tiên triều sai người đi tìm ngọc châu ở biển thì tìm được rất ít, riêng chỉ có con cháu nhà họ
Đặng là tìm được rất nhiều. Sai quan hỏi tại sao, con cháu họ Đặng đem sự thực trình cáo.
Sai quan vâng triều lệnh sắp lễ đến tế, quả nhiên sau đó tìm được rất nhiều ngọc châu. Vua
ban phong cho hiệu là Thần Châu Long Vương. Trải qua mấy đời đều gia phong mỹ hiệu rất
có linh ứng. Nhưng sau khi có kẻ gian hồi ốn, trừ yểm, cũng có hại cho lương dân, thật
đáng tiếc”.
Tuy các chi tiết giữa truyện kể dân gian Phú Yên và trong Lĩnh Nam Chích Qi có khác
nhau, nhưng nội dung thì giống nhau. Chúng tơi cho rằng, có thể các sĩ phu Bắc Hà theo
chân đoàn quân Nam tiến, khi đến mỏm đá (nhô ra tận biển) này đã kể lại chuyện Thần Châu
Long Vương, rồi từ đó lan truyền trong dân gian và sửa trại đi các tình tiết?
Nhưng dẫu sao, với khung cảnh nên thơ, hùng vĩ này, giữa trời mây non nước, sáng ra nhìn
vầng dương phía đằng Đơng nhô lên như một quả cầu lửa rực rỡ, ánh bình minh đầu tiên
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
3
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
trong ngày, và cũng là những tia nắng sớm nhất trên đất nước Việt Nam, bạn sẽ cảm thấy
tinh thần thật thanh thản, sảng khoái để bắt đầu một tuần làm việc mới đầy hiệu suất.
(Ghi theo lời kể của ông Trà Ngọc Thọ và nhà giáo lão thành Nguyễn Hoanh).
Năm 1836, hình tượng mũi biển Đại Lãnh được vua Minh Mạng cho thể hiện trên một trong
chín chiếc Cửu Đỉnh đặt ở Thế Tổ Miếu bên trong Hoàng thành Huế.[10]
Ngoài ý nghĩa lịch sử, cụm thắng cảnh mũi Điện, bãi Môn, Vũng Rô là điểm đến lý tưởng,
thu hút sự chú ý của nhiều người. Đến đây, trước hết hãy thực hiện cuộc hành trình đi bộ
theo con đường đá uốn theo sườn núi để đặt chân lên mũi Điện. Sau đó lên ngọn hải đăng,
phóng tầm mắt ra xa để nhìn thấy một màu nước biển trong xanh, từng con sóng nhấp nhô
cuộn đều vào bãi cát vàng tuyệt đẹp. Nếu ở lại qua đêm, khơng gì hấp dẫn bằng việc đứng
trên điểm cực đơng của đất liền ngắm ánh bình minh đầu tiên của một ngày mới.
Sau khi tham quan ngọn hải đăng, xuống núi thả mình trong làn nước trong xanh và mát lạnh
ở thắng cảnh bãi Môn ngay dưới chân ngọn hải đăng để cảm nhận sự tinh khiết của đất trời.
Từ bãi Mơn, có thể ngắm nhìn đỉnh ngọn hải đăng cao vút, những vách đá to tạo thành khối
chồng lên nhau dựng đứng như những kiệt tác thiên nhiên. Đến mũi Điện, du khách cịn có
thể ghé thăm di tích lịch sử của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Trong kháng
chiến chống Mỹ, hành trình vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam đã có 4
chuyến tàu khơng số cập bến Vũng Rơ, trong đó có tàu 143 anh hùng tạo nên sự kiện Vũng
Rô, một trong những khúc tráng ca vĩ đại của đường mịn Hồ Chí Minh trên biển.
Đi theo con đường hướng về cảng Vũng Rô, bạn sẽ thấy được đường giao cắt để đi lên lại
Quốc lộ 1A, nằm trên Đèo Cả, ngược về hướng Bắc để trở về thành phố Tuy Hòa. Trên đoạn
đường này, màu biển xanh mát sẽ được thay thế bằng màu xanh của cỏ cây, đồi núi, màu
xanh của mạ non mới được gieo trên các cánh đồng trải dài sẽ giúp bạn thư thái trên quãng
đường trở về.
Một ngày trôi qua với nhiều cảm giác thú vị, hịa mình vào thiên nhiên, sự thỏa mãn khi
chinh phục tầm cao của ngọn hải đăng hay xa một chút là cột đánh dấu điểm cực Đông trên
đất liền, hiểu thêm về lịch sử về vùng đất anh hùng hay những khoảnh khắc khó quên với
người thân, bạn bè,… Đó sẽ là một ngày nghỉ đáng nhớ với bạn và mọi người và giúp bạn
có tinh thần cho những ngày hoạt động sắp tới để khám phá, chinh phục những mục tiêu mới!
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
4
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
2. THÁP NHẠN – CẦU ĐÀ RẰNG
Nằm giữa lòng thành phố, Tháp Nhạn đã trở thành một điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật,
tín ngưỡng của người dân nơi đây. Không những vậy, di tích kiến trúc Quốc gia đặc biệt này
cịn thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm.
Tháp Nhạn di tích kiến trúc nằm ở phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Lịch sử của Tháp Nhạn
Để nói về nguồn gốc của ngọn tháp này thì có rất nhiều câu chuyện cổ tương truyền. Có
người kể rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na hạ phàm chỉ dạy cho người dân sinh
sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ việc cấy cày, dệt vải đến kéo sợi… để họ có thể tìm
cách kiếm sống mưu sinh.
Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi trời, người dân Chăm Pa nơi đây vì thương nhớ và muốn
khắc ghi công ơn khai sáng cho dân tộc mình. Vì vậy, họ đã cho xây dựng ngọn tháp ấy để
làm nơi thờ phụng nàng.
Cũng theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hịa là vùng đầm lầy trũng thấp có vơ số
thủy qi chun quấy phá đời sống người dân nơi đây. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người
khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng này lại, bảo vệ cuộc sống cho người dân.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
5
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Tuy nhiên khi lấp gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn khiến cho chiếc
đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống lại nhân gian, một bên tạo thành núi Chóp Chài,
một gánh tọa trên núi Nhạn. Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp.
Cịn về tên gọi “Tháp Nhạn” thì người dân ở đây có giải thích rằng là do có rất nhiều chim
nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp. Dần về sau, nơi đây cũng được đặt tên
theo tên của loài chim này.
Kiến trúc Tháp Nhạn Phú Yên
Phần di tích kiến trúc tháp Nhạn được xây dựng
gồm có 3 phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp.
Mặt chân tháp và thân tháp được xây dựng đều là
hình vng, ý nghĩa tượng trưng cho đất, tổng
chiều cao cả ba phần vào khoảng 24m. Chân tháp
được thiết kế lớn hơn thân tháp, với chiều cao
khoảng 3,3m.
Các hàng gạch phía trên được xây dựng lùi vào so
với hàng bên dưới theo một trật tự nhất định, cứ
như thế thu nhỏ dần rồi ôm sát vào thân tháp. Chân
tháp là một khối lớn vững chãi bám sâu vào trong
lòng đất, giúp nâng đỡ thân và mái của tháp.
Thân tháp được thiết kế dạng hình vng, mỗi
cạnh dài 10,5m, cao khoảng 9,3m, tường dày khoảng 3m. Tường xây dựng thẳng đứng, được
bổ trụ ở 4 góc, tạo gờ lồi lõm ở hai mặt bên và mặt sau của tường. Những biểu tượng chạm
trổ, gờ chỉ trên thân tháp vô cùng đa dạng và phong phú. Nó khơng chỉ thể hiện nên ước
vọng, hồi bão của con người mà còn phản ánh thế giới các vị thần linh.
Mái tháp có 4 lớp với chiều cao khoảng 8,5m. Lớp dưới cùng được thiết kế với 4 tai trụ lớn
ở 4 góc, nhìn từ xa trơng giống như bốn búp sen. Lớp thứ hai và thứ ba cũng đều có 4 búp
sen, càng lên cao thì càng nhỏ lại và nhọn dần. Lớp trên cùng là một hịn đá lớn ngun khối
với đáy là hình vng, phía trên cong và đều nhọn dần theo 4 phía, được gọt đẽo tinh xảo,
đây chính biểu tượng của Linga. Linga là sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Shiva,
một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo.
Bên trong tháp là một khoảng trống với chiều dài 4,5m, nền tháp cao 1,8m so với sân bên
ngoài. Việc bài trí thờ cúng bên trong cũng rất đơn giản, không xây bệ thờ, chỉ làm bàn thờ
bà Chúa Thiên Yana nhìn ra cửa. Tồn bộ tháp từ móng, đế, thân, cho đến mái tháp đều được
xây bằng gạch đặc, chỉ có linga là bằng đá.
Dáng vẻ uy nghi, sừng sững của thap nhan trong ống kính du khách
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
6
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Kiến trúc tháp được xây dựng phần nào thể hiện được nền văn hóa rực rỡ của người Chăm
lúc bấy giờ. Hơn nữa, đến hiện tại đây vẫn được xem là di tích, là một kiến trúc sử dụng
nghệ thuật cấp quốc gia khiến người dân tỉnh Phú Yên tự hào.
Vẻ đẹp của Tháp Nhạn Tuy Hòa
Với sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, cùng với những đường nét kiến trúc và nghệ
thuật điêu khắc Chăm pa xưa, đã tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát và tuyệt mỹ. Cho dù
oằn mình trải qua bao nhiêu năm tháng đi chăng nữa, tháp Nhạn vẫn đứng uy nghi sừng
sững như một nhân chứng sống cho lịch sử, lúc trầm mặc dưới mưa bay, khi thì rực rỡ trong
ánh chiều tà, hay lại lung linh khi màn đêm buông xuống.
Đến với tháp Nhạn du khách sẽ được chiêm ngưỡng hết những vẻ đẹp kiến trúc Chăm cổ
kính, cũng như được tìm hiểu rõ hơn về một nền văn hóa cịn ẩn chứa nhiều bí ẩn trong hành
trình lịch sử dân tộc.
Đứng trên đỉnh núi Nhạn Phú Yên, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể ngắm nhìn tồn
cảnh thành phố Tuy Hịa, cùng dịng sơng Đà Rằng trong xanh, uốn lượn phía dưới. Ngồi
ra, vào các dịp lễ tết lớn hàng năm, tại tháp Nhạn được chọn để tổ chức những hoạt động
văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí.
Đặc biệt, khi du khách ghé thăm nơi đây vào các ngày 21-22-23 tháng 3 âm lịch hàng năm,
sẽ có cơ hội tham gia Lễ hội vía Bà nhằm tưởng nhớ cơng ơn của Thánh Mẫu Thiên Y A Na
và vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, tháp Nhạn còn diễn ra Hội thơ Nguyên tiêu, thu hút
đông đảo sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ và du khách gần xa.
Xung quanh khu vực tháp Nhạn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá những tấm
bia, phiến đá to chạm trổ thành những cánh sen và được khắc chữ Phạn cổ – thư tịch
duy nhất ở tháp cịn sót lại đến ngày nay. Tháp Nhạn được gắn liền với nhiều giai thoại
và ẩn chứa nhiều điều huyền bí ln sẵn sàng chờ đón du khách đến khám phá trong chuyến
du lịch Phú Yên.
Vốn là một trong những điểm du lịch lý tưởng, không quá lạ khi tháp thu hút nhiều người
tham quan vào cả ngày lẫn đêm. Mỗi sớm, từ trên đỉnh tháp, bạn có thể thả hồn mình vào
đất trời rộng lớn, ngắm bình minh yên bình. Khi đêm đến, nơi đây lại mang vẻ thơ mộng,
đầy mê hoặc với những ánh đèn nghệ thuật huyền ảo. Dù cho cách xa một vài cây số, bạn
cũng có thể thấy được ngọn tháp.
Từ tháp, du khách có thể di chuyển nhanh chóng đến nhiều điểm tham quan nổi tiếng và hấp
dẫn khác như ghềnh Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên hay núi Đá Bia,
vịnh Vũng Rô, Bãi Xép,…
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
7
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Vẻ đẹp của Tháp Nhạn chính là sự hịa quyện giữa hơi thở đến từ tự nhiên cùng nét cổ kính
tâm linh của cơng trình kiến trúc cổ xưa. Có lẽ vì lý do đó, khi nhắc tới Tuy Hịa, người dân
nơi đây thường rất tự hào và nhắc tới tháp như một biểu tượng đẹp, đầy sức hút.
Sinh hoạt vui chơi cùng Hội thơ Nguyên tiêu
Nếu bạn là một người yêu thơ ca thì khơng thể khơng biết đến hoặc được nghe qua một đêm
thơ được tổ chức hằng năm mỗi dịp Nguyên Tiêu tại tháp Nhạn Phú Yên.
Người dân nơi đây đều rất hào hứng để tham gia các nội dung thơ ca bởi chúng mang đậm
nét đẹp dân tộc Việt Nam ta
Theo chia sẻ của nhà thơ Dương Thái Nhơn thì vào năm 1980, khi mà bối cảnh đời sống
kinh tế cịn rất nhiều khó khăn, “Đêm thơ Ngun Tiêu” được hình thành rất tự nhiên chỉ để
thỏa lịng những con người yêu thi ca Việt Nam, nhưng cả người tổ chức và những người
tham gia cũng không thể ngờ rằng lại đạt được những kết quả ngoài mong đợi những năm
sau này.
Và chính vì thế, cứ đến hẹn lại lên, vào mỗi dịp Nguyên Tiêu – rằm tháng Giêng hàng năm,
khi mặt trăng tròn và sáng nhất trên bầu trời đêm Phú Yên, mọi người lại kéo nhau về tháp
Nhạn để nghe ngâm thơ, đọc thơ, bình thơ, nghe giới thiệu những bài thơ xuân được phổ
nhạc…
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
8
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Giữa cái không gian vô vàn nguồn cảm xúc ấy, đêm thơ Nguyên Tiêu trở thành một điểm
sáng lung linh, một nét đẹp văn hóa trong lịng người tham dự và các du khách gần xa, giúp
họ biết yêu đời hơn, yêu người hơn và có ý thức trân trọng cuộc sống…
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
9
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUN VIỆT
Khi khai hóa Đơng Dương, người Pháp rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông
đường bộ. CẦU ĐÀ RẰNG trên quốc lộ 1 ở Tuy Hòa là một trong những cầu dài nhất miền
Nam do người Pháp khởi xướng xây dựng, chỉ thua cầu Long Biên trên sông Hồng ở Hà Nội
lúc bấy giờ. Cầu như một chứng tích của lịch sử trong thế kỷ XX.
Cây cầu đi cùng năm tháng
Sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô, ở độ cao 1.549m so với mặt nước biển, dài 388km
chảy qua 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Phú Yên. Sông đổ ra biển Đông qua cửa Đà
Diễn ở TP Tuy Hịa. Từ đập Đồng Cam xi về biển, sông Ba được gọi là sông Đà Rằng,
tên Ea Đrăng tiếng Chăm gọi là “con sông lau sậy”, con sông lớn nhất khu vực Nam Trung
Bộ.
Đầu thế kỷ XX về trước, trên đường thiên lý Bắc - Nam, khi đến vùng đất Châu Thành (nay
là TP Tuy Hịa) thì phải đi qua một trong hai bến đò: Ngọc Lãng hoặc khi ngược vùng núi
phía tây phải qua bến đị Ơng Chừ. Đến năm 1924, người Pháp tiến hành khảo sát, thiết kế,
xây dựng cầu Đà Rằng và cầu Sông Chùa, gọi chung là cầu Đà Rằng. Cầu được xây dựng
dùng chung cho cả đường bộ và đường sắt. Cầu Đà Rằng dài 1.105m, cầu Sông Chùa dài
141.5m, với tổng kinh phí xây dựng lúc bấy giờ là 117.800 đồng Đơng Dương, được hồn
thành tháng 7/1927.
Cầu Đà Rằng có kết cấu giàn thép chịu lực, trụ bê tông cốt thép với bộ khung thép bảo vệ
hình zích zắc, liên kết giữa các cấu kiện giàn thép bằng đinh tán. Người dân địa phương gọi
là cầu 21 nhịp. Cầu 21 nhịp cùng núi Nhạn, sông Đà Rằng đi vào thơ ca đất Tuy Hịa. Nhờ
có cầu Đà Rằng mà đường sắt Bắc - Nam được hợp long tại ga Hảo Sơn (huyện Đơng Hịa)
vào ngày 2/9/1936, chuyến tàu đầu tiên Sài Gịn - Hà Nội chạy qua cầu Đà Rằng, nơi có núi
Nhạn sông Chùa.
Cầu Đà Rằng xây dựng chưa được bao lâu, đến năm 1946 bị phá hủy một số nhịp, do phong
trào tiêu thổ kháng chiến, chặn bước tiến của quân Pháp xâm chiếm vùng tự do ở bắc Phú
Yên. TX Tuy Hòa lúc bấy giờ cũng trở nên vắng vẻ, người dân di cư về các miền quê. Sau
Hiệp định Geneve (1954), chính quyền Sài Gịn cho khơi phục lại cầu Đà Rằng như thiết kế
nguyên mẫu của người Pháp, cầu vẫn dùng chung cho cả đường sắt và đường bộ.
Đến đầu năm 1970, chính quyền Sài Gịn cho khởi công xây dựng cầu đường bộ Đà Rằng,
tách ra khỏi cầu đường sắt; đây là cây cầu hiện đại nhất lúc bấy giờ. Mặt cầu rộng 7,5m cho
2 làn xe, lề đi bộ hai bên rộng 0,9m. Cầu có 59 nhịp với 58 trụ, có 52 nhịp dài 18m, 7 nhịp
dài 21m. Kết cấu mỗi nhịp có 6 dầm thép chịu lực, mỗi trụ cầu có 6 cừ thẳng đứng và 4 cừ
đóng xiên, các cừ đóng sâu vào lịng đất từ 18-24m, là cây cầu thi cơng nhanh nhất lúc bấy
giờ.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
10
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Cầu Đà Rằng hôm nay
Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, cầu Đà Rằng đường sắt cũng như đường bộ liên
tục được gia cố, tu bổ để kéo dài thời gian sử dụng. Cầu đường sắt phải bổ thêm trụ ở giữa
của mỗi nhịp, gia cố sơn sửa giàn thép. Năm 1999, cầu đường sắt được Bộ GT-VT hợp tác
với Nhật Bản duy tu sửa lớn, gia cố trụ cầu bằng bê tông cốt thép nguyên khối, thay giàn cầu
từ của Pháp sang của Nhật, tháo gỡ trụ tạm ở giữa mỗi nhịp. Cầu Đà Rằng đường sắt được
sơn màu xám trắng, là cầu mới hoàn toàn, dài và đẹp nhất hiện nay trên tuyến đường sắt Bắc
- Nam.
Cầu Đà Rằng đường bộ cũng xuống cấp, các dầm thép võng do tải trọng xe quá lớn, mặt cầu
rạn nứt phải gia cố, thảm nhựa lại nhiều lần. Ngày 19/1/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc bấm nút khởi công xây dựng cầu mới đường bộ Đà Rằng, sát phía trên cầu cũ.
Dự án cầu Đà Rằng xây dựng bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu, có tổng chiều dài 1,7km (cho
2 cầu và đường dẫn); cầu rộng 7,5m cho 2 làn xe, có lan can sắt và lề cho người đi bộ, với
tổng mức đầu tư 340 tỉ đồng. Đến nay, cầu Đà Rằng đã xây dựng xong đưa vào sử dụng, cầu
Sông Chùa đang trong giai đoạn hoàn thành.
Ba cầu Đà Rằng cùng song hành bên nhau, là sự kết hợp khéo léo giữa xưa và nay, phản ánh
tiến bộ kỹ thuật xây dựng cầu đường, là điểm nhấn, là nhân chứng lịch sử nối quá khứ, hiện
tại và tương lai.
Trên dòng sơng Đà Rằng hiện có 5 cầu đường bộ và 1 cầu đường sắt; đó là cầu Dinh Ơng
nối thị trấn Phú Thứ với Phú Hòa, cầu Đà Rằng mới trên cải lộ tuyến, cầu Hùng Vương và
3 cầu Đà Rằng, tương lai sẽ có thêm cầu trên đường cao tốc Bắc - Nam. Mỗi cây cầu được
xây dựng trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng cùng chung sứ mệnh đó là đem
lại niềm vui cho vùng đất Phú Yên, là linh hồn của đất Việt, là những nét son đẹp trên dịng
sơng Đà Rằng lung linh.
Ngày mai dự án kè hai bờ sông từ cầu Đà Rằng cũ đến cầu Đà Rằng mới, xây dựng tuyến
đường theo bờ sơng, mở rộng địa giới hành chính TP Tuy Hịa về phía tây đến cải lộ tuyến,
TP Tuy Hịa ôm ấp hai bên bờ sông.
Đứng trên sân Tháp Nhạn nhìn về phía Đơng, ta thấy cầu Hùng Vương thon thả cong đều
nối đơi bờ thành phố, phía tây là cầu Đà Rằng mới thấp thống những đồn xe ra Bắc vào
Nam. Nhìn xuống, ta gặp đồn tàu Bắc - Nam chạy qua cầu Đà Rằng, âm vang dồn dập, làm
nhớ lại câu chuyện viết về những cây cầu huyền thoại...
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
11
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
3. GÀNH ĐÁ ĐĨA
Cùng với các ghềnh đá đĩa nổi tiếng trên toàn thế giới, ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên được đánh
giá là một trong số ít Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng, đẹp bậc nhất tồn cầu. ngồi Phú n chỉ có
ba nơi khác có hiện tượng này, đó là gành đá đĩa Giant''''''''''''''''s Causeway, Ireland, gành đá
đĩa Los Órganos, Tây Ban Nha, và cuối cùng là gành đá đĩa ở hang động Fingal, Scotland.
Từ thành phố Tuy Hịa, xi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc 30km, sau đó đến thị trấn Chí
Thạnh rẽ phải về hướng Đơng 12km là bạn đã đến với ghềnh Đá Đĩa. Với những cột đá hình
lăng trụ chất chồng màu đen huyền độc đáo, ghềnh Đá Đĩa nổi bật giữa một vùng trời biển
trong xanh của xã An Ninh Đơng, huyện Tuy An.
Nhìn từ xa, khu ghềnh Đá Đĩa rộng hơn 50m và kéo dài khoảng 200m như một tổ ong khổng
lồ. Những tảng đá đều đặn dựng đứng thành từng cột liền khít nhau, lớp nọ xếp liền lên lớp
kia. Các cột đá có tiết diện hình lục giác, hình vng hoặc có hình trịn như chiếc đĩa, thoạt
nhìn như có sự sắp xếp do con người tạo nên. Nhưng chính bàn tay thần kỳ của tạo hóa đã
nhào nặn nơi đây trở thành một kỳ thắng.
Theo các nhà khoa học, đây là loại đá bazan hình thành trong quá trình hoạt động của núi
lửa vùng cao nguyên Vân Sơn, cách vị trí ghềnh Đá Đĩa khoảng 30 km theo đường chim bay
cách đây hàng triệu triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa, gặp nước lạnh đông
cứng lại và xảy ra sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch. Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo
thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang cắt cột đá thành
những hình trịn, hình đa giác xếp chồng khít vào nhau như những chồng đĩa.
Chồng đĩa thiên nhiên này rộng hàng nghìn mét vng, nằm sát mép biển, trải qua hàng trăm
năm biến đổi khí hậu, mặc cho sự bào mịn của thời gian và sóng biển, ghềnh Đá Đĩa vẫn
giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ ban đầu. Những con sóng vỗ mạnh vào bờ đá, tung bọt trắng
xóa. Bọt sóng tung cao như lời chào mừng và mời gọi chúng ta hãy nhanh chóng hịa mình
vào dịng nước mát lạnh ấy. Thật tuyệt vời khi bạn đặt chân lên từng “mắc” đĩa và cảm nhận
những hạt nước biển bắn lên bàn chân mát rượi, rồi thả tâm hồn trong tiếng gió biển, bên
khung cảnh thanh bình ngắm trời biển xanh trong và cách đó khơng xa là những con thuyền
đang
bồng
bềnh
trên
sóng
nước.
Khơng chỉ cuốn hút ngay ánh nhìn đầu tiên của du khách bởi mn hình vạn trạng, ghềnh
Đá Đĩa cịn khiến du khách ấn tượng bởi những gam màu thay đổi theo ánh sáng mặt trời.
Khi mặt trời lên cao, những khối đá đĩa đen tuyền phủ ánh sáng rực rỡ như sáp ong, cịn khi
hồng hơn bng xuống, ráng đỏ của ánh chiều nhuộm hồng các khối đá.
Sau khi cảm nhận sự thích thú khi bọt biển bắn vào người, bạn đừng quên đi dọc theo ghềnh
đá nhé. Bạn sẽ khám phá ra một điều rất thú vị khi ở giữa ghềnh có một lõm trũng, do lâu
ngày nước mưa và nước biển đọng lại thành vũng. Nơi đây như một thế giới thu nhỏ với
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
12
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
những chú nham (loài cua nhỏ), tơm, cá nhỏ sinh sống, thậm chí cả những chú sứa, sao biển
theo thủy triều đi lại. Xung quanh lõm, tầng tầng lớp lớp đá dựng, bạn có thể dựa lưng vào
đây mà thư thái ngắm nhìn biển rộng mênh mông gắn liền với trời cao lồng lộng đến vơ cùng.
Dọc ven biển miền Trung nước ta có nhiều ghềnh đá, nhưng ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên có
một vẻ đẹp tự nhiên, cân xứng đến lạ kỳ. Bên cạnh là Bãi Bàng với những tảng đá màu vàng
óng ả và làn nước trong vắt in bóng mây trời, phù hợp cho những ai có mong muốn thỏa
thích tắm biển. Một bên là làng chài với những hàng dừa xanh cao vút. Phía Nam ghềnh đá
lại có bãi cát hình lưỡi liềm, trắng, sạch và mịn, dài khoảng 3km. Phía Bắc có bãi đá nham
thạch trải dài trên 500m, lên đến gành Đèn là cửa vịnh Xuân Đài. Tự nhiên thật “thiên vị”
khi đã cố tình tạo cho bức tranh xen lẫn nhiều màu sắc cho ghềnh Đá Đĩa, khiến bất cứ ai
đến đây đều ngỡ ngàng không thôi.
Năm 1998, ghềnh Đá Đĩa được Nhà nước cấp chứng nhận danh thắng cấp quốc gia và bắt
đầu được tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác du lịch. Nhưng do địa hình đường xá đi lại ghập
ghềnh, trải qua nhiều làng bản mới vào được nên việc đẩy mạnh du lịch tại nơi đây gặp nhiều
khó khăn.
Năm 2010, con đường vào ghềnh Đá Đĩa được trải nhựa hoàn toàn với những biển chỉ lối cụ
thể. Ghềnh đá được địa phương quan tâm chăm sóc, biến nơi đây thành nơi tham quan du
lịch lý tưởng. Cho đến nay, ghềnh Đá Đĩa càng ngày càng được nhiều người biết đến, vẻ đẹp
hoang sơ và tạo hình ấn tượng thú vị của thiên nhiên đã khiến nơi đây là điểm dừng chân
thích thú của du khách khi đến với mảnh đất Phú Yên.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
13
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
4. NHÀ THỜ MẰNG LĂNG
Trong chuyến cơng tác Phú n, đồn những người trẻ chúng tôi chỉ mải miết theo
đuổi những ưu ái của tạo hóa dành riêng cho vùng đất này: Là hoa vàng trên cỏ xanh,
là Ghềnh Đá Đĩa, là Hòn Én... May thay có đồng nghiệp Báo Phú Yên - một người con
sinh ra trên mảnh đất này đã giới thiệu với chúng tơi một cơng trình kiến trúc mà ở đó
nét đẹp sinh ra từ bàn tay kiến tạo của con người.
Rời thành phố Tuy Hòa chừng 35 km, xe rẽ vào địa phận xã An Trạch, huyện Tuy An, nơi
tọa lạc của nhà thờ Mằng Lăng. Tôi vội vàng lên mạng, tìm kiếm thơng tin về nơi này.
Theo Wikipedia, Nhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ Công giáo thuộc Giáo xứ Mằng Lăng,
là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú Yên - một trong những vị tử đạo bổn mạng của giới
trẻ Công giáo. Nhà thờ hiện nay cũng là nơi hành hương vào dịp lễ kỷ niệm Chân phước
Anrê Phú Yên và thánh lễ cầu cho giới trẻ Công giáo Việt Nam. Nhà thờ cổ Mằng Lăng
được xây dựng vào năm 1892 do linh mục Joseph de La Cassagne (thường gọi là Cố Xuân)
khởi công xây dựng. Ông là linh mục Chánh xứ đầu tiên của giáo xứ này. Cơng trình được
xây dựng kéo dài tới 15 năm. Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại, Nhà thờ Mằng Lăng được coi
nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam. Tọa
lạc bên bờ sông Kỳ Lộ (dân địa phương gọi là sông Cái), vượt qua sự băng hoại của thời
gian, Mằng Lăng đứng sừng sững như một vị lão nhân trăm tuổi, một chứng nhân lịch sử
trên mảnh đất duyên hải miền Trung yên bình và xinh đẹp này.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
14
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Tò mò về cái tên lạ Mằng Lăng, chúng tôi được đồng nghiệp Báo Phú Yên giải thích: Cách
đây hơn 100 năm, khu vực An Thạch rất ít dân cư, phủ kín cây rừng, trong đó có một loại
cây mọc rất nhiều, tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa mọc chùm nở ra màu tím hồng gọi
là mằng lăng. Hiện dấu vết khu rừng mằng lăng ấy khơng cịn, nhưng ngơi nhà thờ vào thời
điểm ấy đã được đặt tên theo loại cây q này.
Bằng những gì mắt thường có thể thấy, Nhà thờ Mằng Lăng có quy mơ khiêm tốn hơn nhiều
nhà thờ khác trong toàn quốc. Tuy nhiên, ở nơi này vẻ cổ xưa với sơn phủ ngả màu và rêu
phong bám đầy trên vách mà nhìn vào đó người ta như thấy được những bước đi của thời
gian. Nhà thờ Mằng Lăng nhỏ thôi. Nhưng lý giải về quy mô Nhà thờ của đồng nghiệp báo
Phú Yên rằng trong con đường truyền đạo của các giáo sỹ phương Tây đến với đất nước này
từ hàng trăm năm về trước, dọc những vùng ven biển là nơi những con tàu dừng chân. Và
mảnh đất ven biển Phú Yên ngày đó cũng được chọn. Tàu truyền đạo dừng chân ở đâu, nơi
đó có nhà thờ, đó là lý do suốt dặm dài đất nước Việt Nam nhiều nhà thờ mọc lên ở miền
biển. Xứ Nẫu ngày ấy chắc còn nghèo nàn lắm nên một nhà thờ như Mằng Lăng có lẽ đã là
hạnh phúc lớn lao cho người dân nơi này.
Tài liệu tại Nhà thờ Mằng Lăng cho thấy, Nhà thờ được xây dựng trong một khuôn viên rộng
hơn 5.000 m2 có nhiều cây xanh. Tất cả sơn màu xanh xám giản dị, hòa đồng với khung
cảnh ruộng vườn cây lá. Nhỏ thôi nhưng khi đặt chân vào sân nhà thờ, đập ngay vào mắt tơi
là hình ảnh mặt tiền bề thế với hai bên lầu chng, chính giữa là thập tự giá mạnh mẽ đầy
kiêu hãnh vươn mình trên nền trời xanh thẳm. Được biết, Nhà thờ được xây dựng theo kiến
trúc Gothic. Đến Nhà thờ Mằng Lăng, Smartphone cầm trên tay tơi nhưng khơng phải để
chụp hình checkin như bao lần khác mà để lần mị tìm kiếm thơng tin. Kiến trúc Gothic vốn
hưng thịnh ở châu Âu trong suốt thế kỷ 19. Lần đầu tiên xuất hiện từ khoảng 1.200 năm
trước công nguyên, phong cách Gothic đã tạo nên một chút dư vị hoài cổ của nghệ thuật xưa
cũ nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại. Phong cách ấy đã ghi lại dấu ấn của mình trên
những nhà thờ, những thánh đường lớn và trở thành phong cách thịnh hành nhất ở châu Âu
vào thế kỉ 18 - 19 với dấu ấn kiến trúc ở rất nhiều cơng trình lớn, đặc biệt là các cơng trình
tịa thị chính, nhà thờ, trường học ở châu Âu thời bấy giờ. Khơng ít những cơng trình trên
thế giới được xây dựng theo lối kiến trúc này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
thế giới.
Với lối kiến trúc Gothic, đỉnh cao của Nhà thờ Mằng Lăng là hai tháp chuông hai bên. Ở
giữa là thập tự giá - biểu tượng của thánh đường. Bao bọc mặt tiền nhà thờ là những lối vào
hình mái vịm, trơng như những búp măng. Trần nhà thờ được lót la-phơng gỗ - khơng còn
kiểu mái vòm đặc trưng của kiến trúc Gothic. Ở Mằng Lăng dấu ấn Gothic biểu hiện ở những
lối mở thơng ra hai bên gian chính giữa thánh đường, các cửa sổ hình búp măng xung quanh
phía trên tường bao bọc nhà thờ... Không chỉ mang nét kiến trúc Gothic xuất xứ châu Âu,
nhà thờ Mằng Lăng vẫn có những nét Việt Nam. Đó chính là những họa tiết chạm trổ tinh
xảo, toát lên một chất mộc mạc rất Việt Nam trên những cánh cửa chính bằng gỗ.
Khơng chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, Nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn
sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Trước sân cịn có một khu hầm nhỏ, được xây
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
15
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong lưu giữ cuốn sách đầu tiên được in
bằng tiếng Việt. Đây là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de
Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) - người khai đã sinh ra chữ quốc ngữ ở
Việt Nam. Lần theo con đường trong hang, chúng tôi đến nơi đặt cuốn sách ở chiếc tủ gỗ kê
sát tường. Cuốn sách được giữ trang trọng một cách đặc biệt trong một hộp kính, sách được
in vào năm 1651 tại Roma (Italia). Cuốn sách được in tại Roma năm 1651, được Tòa thánh
Vatican cho phép in và phát hành. Đây là cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên với 319 trang,
mỗi trang in thành 2 cột. Linh mục Alexandre de Rhodes (1591-1660, người Pháp) là một
nhà truyền giáo dòng Tên. Ơng cịn là một nhà ngơn ngữ học. Nhờ vào việc phổ biến Kitô
giáo tại Việt Nam, ông đã hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng cách hệ thống
hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Cũng chính những dịng chữ này được phổ
biến rộng rãi, được cải tiến nhiều để đến hôm nay trở thành chữ quốc ngữ chính thức của
dân tộc Việt Nam.
Bên trong hầm cịn có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anrê Phú
Yên (sinh năm 1625 - mất năm 1644) khi ơng trịn 19 tuổi. Anrê Phú Yên là một nhà truyền
giáo và đã tử vì đạo, ơng là một trong số 117 người tử vì đạo trên thế giới đã được phong Á
thánh.
Ghé thăm nhà thờ, du khách cịn có thể ghé thăm Cơ nhi viện Mằng Lăng, nơi ni dưỡng,
chăm sóc những thiên thần nhỏ cơ nhỡ. Và cũng tại nhà thờ cịn lưu giữ nhiều hình ảnh chụp
Nhà thờ Mằng Lăng từ những năm 90 tới nay và những hiện vật giá trị với giáo xứ.
Đứng trước sân Nhà thờ nghĩ về khởi nguồn chữ quốc ngữ ở Việt Nam và nhìn bước thăng
trầm của thời gian in hằn lên Nhà thờ Mằng Lăng mới thấy cả một hành trình thật dài. Trải
qua bao cuộc bể dâu, mặc dòng chảy vơ tình của thời gian có bào mịn, tất cả Nhà thờ Mằng
Lăng vẫn đứng đó với bao câu chuyện đặc biệt của riêng mình.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
16
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
5. CẦU THỊ NẠI
Giới thiệu cầu Thị Nại ở Quy Nhơn
Với chiều dài gần 7 km, tổng cộng 54 nhịp, cầu Thị Nại nối liền giữa thành phố Quy Nhơn
và Nhơn Hội – một khu kinh tế sầm uất. Cây cầu này nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng
3km về phía Đơng Nam.
Khởi cơng năm 2002 và hoàn thành năm 2006, cầu Thị Nại được thiết kế với kỹ thuật hiện
đại, có khả năng chịu được áp lực trọng tải lớn.
Cầu Thị Nại thành phố Quy Nhơn bao gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cây cầu nhỏ bắc
qua sông Hà Thanh. Đây là một điểm nhấn độc đáo trong các địa điểm du lịch ở Quy Nhơn
– Bình Định hấp dẫn du khách ghé qua.
Cảnh đẹp cầu Thị Nại
Nhìn từ trên cao, cây cầu trăng trắng bắc ngang qua dòng nước xanh biếc, một đầu là đất
liền, còn 1 bên là đảo Phương Mai với phong cảnh đồi cát rộng lớn, hoang sơ nhưng lại rất
trữ tình.
Có lẽ lúc hồng hơn bng xuống chính là thời điểm cầu Thị Nại khốc lên mình một vẻ
đẹp lung linh nhất. Những tia nắng cuối ngày hắt xuống nền nước biển tạo nên một
background đẹp đến nao lịng. Cầu Thị Nại Quy Nhơn trơng như một dải lụa vắt ngang qua
làn nước trong xanh ở một khoảng khơng bao la, thống đãng.
Có lẽ lúc hồng hôn buông xuống là thời điểm cầu mang vẻ đẹp lung linh nhất
Khơng chỉ góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực mà cây cầu này
còn mang lại giá trị du lịch cho Quy Nhơn. Cũng bởi vì cây cầu Thị Nại nối liền giữa thành
phố Quy Nhơn và bán đảo Phương Mai, phần khác là do kiến trúc và khung cảnh thơ mộng
nên nơi đây cũng nhận được khá nhiều sự chú ý của các du khách.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
17
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUN VIỆT
Cịn gì tuyệt vời hơn cảm giác được vi vu trên con đường giữa biển cả bao la, ngắm nhìn
biển, nhìn sóng, hà hít mùi vị biển và cả vị gió xua luồn vào người. Đến tham quan cầu Thị
Nại chắc chắn là một trải khơng thể nào qn trong chuyến hành trình du lịch Quy Nhơn của
các bạn. Đừng quên đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Vntrip.vn để nhận được nhiều ưu đãi
nhất nhé!
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
18
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
6. KDL GHỀNH RÁNG
Vài nét về Ghềnh Ráng – Tiên Sa
Nằm ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, Ghềnh Ráng – Tiên Sa nằm cách trung
tâm thành phố khoảng 3km về phía Đơng-Nam. Điểm đặc biệt của nơi đây chính là quần thể
những bãi đá nằm liền kề nhau và những bãi đá tập trung theo đường cong của eo núi Xuân
Vân. Nhờ vào vẻ đẹp độc đáo mà Ghềnh Ráng đã được Bộ Văn hóa – Thơng tin xếp hạng là
di tích quốc gia.
Sự tích về cái tên Ghềnh Ráng – Tiên Sa
Nói tới khu du lịch Ghềnh Ráng Bình Định bạn sẽ biết thêm về một sự tích được lưu truyền
cho đến tận bây giờ về địa điểm này. Truyền thuyết kể về một người con gái nổi tiếng vừa
đẹp người vừa đẹp nết, xinh xắn lại thùy mị nết na. Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong
làng, hai người yêu nhau thắm thiết, cho đến một ngày viên quan huyện nhìn thấy nàng và
bị sắc đẹp của nàng mê hoặc, hắn cho người theo dõi và tìm mọi cách để chiếm đoạt được
nàng. Nhưng nàng không hề yêu hắn, để giữ trọn được lịng thủy chung với người mình yêu,
nàng khóc lạy cha mẹ và từ giã chàng trai rồi chạy trốn khỏi làng đến Quy Nhơn. Tên quan
huyện thấy thế sai quân lính đuổi theo, khi đến Ghềnh Ráng – tên này do ngư dân đặt vì nơi
này có nhiều ghềnh, khi tàu bè qua khu vực này thì thủy thủ phải làm sao cho giảm gió trong
buồm đi để thuyền đi chậm lại nếu không dễ bị nước ngập vào tàu, trong nghề đi biển thao
tác ấy gọi là ráng, tên Ghềnh Ráng từ đó mà ra – trời bỗng nổi sấm chớp, dông bão rất lớn
làm núi đá bị nứt một khe lớn rồi cô gái biến mất tăm. Khi trời dừng bão và quang đãng trở
lại thì khe núi ấy lại biến thành một dịng suối uốn lượn bên sườn núi.
Cịn về phía chàng trai, khi hay tin người u mình bị mất tích nên đã chạy đi tìm kiếm khắp
nơi, khi tới Ghềnh Ráng vào đêm tối chàng chỉ thấy hình ảnh của cơ gái thoắt ẩn thoắt hiện,
lúc thì mập mờ giữa làn sóng biển, lúc thì thướt tha trên rừng. Cũng kể từ đó, khơng biết
chàng trai có theo cơ gái khơng nhưng cứ khi nào chớp sáng lóe lên trên Ghềnh Ráng, người
ta sẽ nghĩ cô gái trở về thăm người u năm xưa của mình. Có thể đó chính là lý do nơi đây
còn được gọi là Ghềnh Ráng – Tiên Sa.
Những địa điểm nổi tiếng ở khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa
Bãi tắm Hoàng Hậu (Bãi Đá Trứng)
Bãi Đá Trứng được tuyên truyền là nơi mà Nam Phương hoàng hậu, vị hoàng hậu cuối cùng
của chế độ phong kiến Việt Nam đã ưu ái lựa chọn làm bãi tắm riêng. Những bãi đá hình
trứng kì ảo tập trung rất nhiều ngay dưới những vách núi tạo nên một khung cảnh đẹp và lạ
đến ngỡ ngàng.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
19
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUN VIỆT
Khơng chỉ đắm mình trong làn nước
mát lành mà bạn còn được trải qua cảm
giác giẫm bàn chân trần lên trên những
viên đá tròn, nhẵn giống như trứng
chim, một cảm giác man mát, dễ chịu
chạy dọc khắp cơ thể, hay ngồi trên một
viên đá thật lớn và quan sát khung cảnh
xung quanh, thả mình trong thiên nhiên
bao la, tươi đẹp mới thú vị làm sao. Nếu
được bạn bè, người thân hỏi thăm về
điểm đến hấp dẫn ở Bình Định thì bạn
hãy giới thiệu khu du lịch Ghềnh Ráng và chắc chắn không thể thiếu cả bãi tắm Hoàng
Hậu xinh đẹp này với những trải nghiệm vơ cùng tuyệt vời.
Bãi Tiên Sa
Được ví như một phiên bản Nha Trang thu nhỏ ở Quy Nhơn, bãi Tiên Sa cũng là nơi nổi
tiếng xinh đẹp với những hàng thơng xanh ngắt ngút ngàn hịa cùng màu trắng xóa của bờ
cát và màu xanh của làn nước. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ khơng cịn phải thắc mắc tại sao
bãi tắm này lại được gọi bằng một cái tên rất mĩ miều là Tiên Sa khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp
đến nao lòng của thiên nhiên đất trời giao hịa với sơng núi nơi đây.
Từ bãi Tiên Sa leo lên đỉnh Ghềnh Ráng để phóng tầm mắt ra xa nhìn cảnh biển Quy Nhơn
đẹp đến mê hồn, mặt biển xanh thăm thẳm, những ngọn núi xanh bao quanh, bầu trời cao
rộng xanh biêng biếc, tất cả tại nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Ngồi ra nằm dài trên bãi
biển và nhìn lên bầu trời đêm đầy những ánh sao lấp lánh cũng rất đẹp và thơ mộng đó.
Ngơi mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử
Hẳn nhiều người cũng biết rằng, Hàn Mạc Tử
đã có những năm tháng cuối đời tại miền đất
Bình Định, nơi ơng sống là trại phong Quy Hịa,
cũng là nơi ơng phải chịu những nỗi đau đơn
khôn nguôi do căn bệnh phong quái ác mang
lại và cũng từ đây mà những áng thơ bất hủ của
ông đã ra đời. Để tưởng niệm một nhà thơ tài
ba của Việt Nam, khu mộ Hàn Mạc Tử được
xây dựng và trùng tu thường xuyên ngay tại khu
vực Ghềnh Ráng – Tiên Sa này.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
20
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Giá vé khu du lịch Ghềnh Ráng để tham quan mộ của Hàn Mặc Tử là 10.000 đồng/người.
Đến với nơi đây, ngoài việc được ngắm cảnh, bạn cịn có cơ hội đến thăm khu mộ một thi sĩ
rất nổi tiếng trong làng thơ Mới Việt Nam với những vần thơ đắm đuối và bí ẩn.
Nhà thờ Ghềnh Ráng
Nhà thờ đá nằm khuất phía dưới ở phía đối
diện khu mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử nên ít được
biết đến hơn. Tuy nhiên, du khách sẽ khá
bất ngờ với lối kiến trúc đẹp, cổng gỗ đơn
sơ, không gian bên trong xanh mát của khu
nhờ thờ này. Bước vào đây, ngồi được tìm
hiểu thêm về kiến trúc các nhà thờ giáo
phật cịn có thể cảm nhận khung cảnh n
bình và ấm áp, đơn giản và hài hịa bên
trong.
Nhà thờ được khởi công xây dựng vào
tháng 2 năm 1963, đến tháng 8 năm 1964
thì được khánh thành do Linh mục Phạm
Châu Diên là người đứng ra xây dựng. Trải
qua nhiều năm tháng, nhà thờ được trùng tu tái thiết lại vào năm 2007. Khơng gian đẹp từ
ngồi vào trong, với cách thiết kế trong không gian nhỏ hẹp nhưng vẫn cho bạn sự n bình,
bên trong bài trí đơn giản với ánh sáng soi từ những ơ kính ở hai bên tường, bên ngồi bố trí
khá hài hịa khiến cho du khách đều cảm nhận được sự thanh bình, gần gũi, thân thiện của
nhà thờ trong tổng thể khu du lịch Ghềnh Ráng Quy Nhơn.
Dạo qua một vòng đủ thấy những điểm đến vô cùng đẹp mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho
vùng đất võ này cũng như điểm đến do chính con người tạo dựng nên rồi đúng không nào.
Hãy nhớ ghé tới tham quan khu du lịch Ghềnh Ráng để tận mắt chứng kiến cảnh sắc nơi
đây cũng như có cho mình những hiểu biết mới để thêm yêu quê hương, đất nước, con người
Việt Nam, bạn nhé!
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
21
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
7. ĐẶC SẢN CAO LẦU
Cao Lầu Hội An – Đặc Sản Trứ Danh Không Thể Bỏ Qua
Cao Lầu song hành với món Mỳ Quảng là những món ăn biểu tượng cho nền ẩm thực đặc
trưng sứ Đà Nẵng. Thoạt nhìn, nhiều người nhầm tưởng Cao lầu giống Mỳ Quảng. Đến khi
thưởng thức mới cảm nhận sự khác nhau hoàn toàn của chúng
Cái Tên Cao Lầu Hội An – Từ Đâu Mà Có
Theo như người xưa truyền lại rằng: Thời xưa, khi Hội An còn là một Thương phố buôn bán
sầm uất. Quán xá mọc lên theo kiểu thiết kế 2 tầng hiện đại. Món ăn này được bày bán trên
tầng 2 trong các quán. Nơi được trang trí bằng đèn lồng xanh đỏ sặc sỡ.
Thời ấy, đây là một món cao lương mỹ vị. Giới thượng lưu đến ăn thường ngồi trên lầu vừa
thưởng thức món ăn, vừa ngắm phố phường. Tên gọi Cao lầu được bắt đầu từ đó.
Làm Thế Nào Cao Lầu Hội An Trở Nên Là Đặc Sản
Cao Lầu để trở thành Đặc sản trứ danh Đà Nẵng là nhờ vào 3 vị tố: Sợi Cao lầu, nước
dùng Cao Lầu và nguyên liệu ăn kèm
Sợi Cao Lầu Được Làm Từ Phương Pháp Đặc Biệt
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
22
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUN VIỆT
Từ sự tìm tịi học hỏi, người dân Phố
Hội đã tìm được phương pháp chế
biến sợi Cao Lầu thơm ngon, màu
vàng rất đặc trưng.
SỢI CAO LẦU- làm từ tro cây Tràm
ở Cù Lao Chàm và nước Giếng Bá Lễ
Để làm ra sợi Cao Lầu Hội An, đầu
tiên phải chọn loại gạo thơm có độ
dẻo. Ngâm gạo thơm vào nước tro
được lấy từ tro của cây Tràm mọc ở Cù Lao Chàm. Sau đó lọc kỹ và xay thành bột. Nước
xay bột phải lấy từ Giếng Bá Lễ, mới tạo nên sợi Cao Lầu thơm, dẻo, dai và có màu vàng
nhạt đặc trưng riêng của món ăn này. Mỗi Sợi Cao Lầu chuẩn phải có độ dài 10cm và dày
0.5cm.
Nước Dùng Cao Lầu Hội An Hương Vị Không Lẫn Vào Đâu Được.
Nguyên liệu tiếp theo tạo nên vị ngon của món Cao Lầu Hội An chính là: Nước dùng, với
thịt Heo xíu Mại ngon tuyệt và nước nhưn đậm đà.
Thịt heo được chọn phải là thịt nạc đùi của heo cỏ, vừa mỏng da vừa nhiều nạc. Ướp thịt với
gia vị và ủ trong vài tiếng đồng hồ cho thịt hoàn toàn thấm. Rồi chiên vàng hai mặt thịt bằng
lửa nhỏ. Khi thịt đã vàng, đổ nước ướp thịt vào đun riu riu lửa cho đến khi cơ đặc, thấm
đượm gia vị và có hương thơm đậm đà. Chính mùi vị đậm đà có một khơng hai này, tạo nên
đặc trưng riêng chỉ có ở Cao Lầu Hội An.
THỊT XÍU- đặc trưng của món Cao Lầu
Thịt được cắt thành những lát mỏng vừa đủ ăn. Nước thịt xíu được dùng làm nước nhưn cho
tơ cao lầu. Bởi vạy, nếu nước Nhưn Mỳ Quảng thanh, nhạt màu hơn và phảng phất hương
đậu phộng. Thì nước dùng Cao Lầu Hội An lại mang hương vị đậm đà của món thịt kho
trong mâm cơm truyền thống của người Việt.
Nguyên Liệu Ăn Kèm Chỉ Dành Cho Cao Lầu
Cao Lầu muốn ăn ngon phải ăn kèm với rau giá trụng vừa đủ chính. Để giữ độ giịn, rau quế
phải được lấy từ rừng rau Trà Quế nổi tiếng Hội An. Tạo sự hài hịa, tươi mát và cân bằng
trong món Cao Lầu Hội An.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
23
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
Đặc biệt, Cao Lầu không ăn với bánh tráng mè như: Mỳ Quảng mà phải ăn kèm với miếng
Cao Lầu Khơ hình vng chiên giòn. Vị giòn rụm của miếng Cao lầu chiên tạo nên sự cuốn
hút khó cưỡng lại của món Cao Lầu Hội An
Bánh Cao Lầu – Điểm Nhấn Cho Sự Đặc Biệt
Khi ăn, Giá trụng cho vào dưới cùng. Xếp sợi cao lầu đã luộc lên trên, cắt thịt xíu xếp lên,
thêm một ý tép mỡ. Chan ít nước nhưn thịt xíu sao cho vừa đủ thấm từng sợi Cao Lầu. cho
một ít rau quế và Miếng Cao Lầu chiên lên trên cùng. Kèm theo 1 lát chanh và vài trái ớt
xanh. Vừa nhâm nhi Cao Lầu vừa tìm hiểu thêm các món ngon ăn ngon, địa điểm vui chơi
trên trang Đi chơi Đà Nẵng thì cịn gì tuyệt bằng.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
24
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR XUYÊN VIỆT
8. HỘI AN
PHẦN 1: BÀI VIẾT VỀ CẢM NGHĨ
Từ lâu, người ta đã nghe đến một thành phố cổ Hội An với những nếp nhà mái ngói rêu
phong, những quán hàng rong, những con sơng hiền hịa ơm lấy thành phố nhỏ bé. Nhộn
nhịp, tấp nập người buôn, kẻ bán vào ban ngày, nhưng lại trở nên hiền hòa, lung linh nhiều
màu sắc vào buổi tối. Cổ kính, thanh bình, lung linh là 3 từ tơi nói về Phố cổ Hội An sau
chuyến đi của mình.
Vào cuối tháng 3 trong cái nắng gay gắt của nắng miền trung gió cát. Thật tình cờ trong
tuyến tour du lịch Hội An của tôi, đến với Hội An vào một buổi chiều gió mát, nhìn ngắm
những con đị nhè nhẹ bên sơng, những mái nhà rêu phong in bóng bên dịng nước. Tơi nhận
ra rằng Hội An cũng yên bình như bao vùng làng quê khác ở Bắc Bộ.
Thị xã Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên
gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến
từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn
của vùng Đơng Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn
Ðông…Thật may mắn cho tôi được một lần đặt chân đến thành phố cổ còn lưu lại bao nhiêu
mái nhà cổ kính, rêu phong này.
Thị xã có những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố
nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sơng Hội An. Nhà ở đây tồn
bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ… Hội
An là một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế
giới.
HOA ÐĂNG PHỐ CỔ
Thương cảng Hội An với tên gọi xưa kia là cảng Ðại Chiêm được hình thành khi những
thương gia nước ngồi, nhất là người Nhật Bản và người Trung Quốc từng bước thiết lập cơ
ngơi để sinh sống cũng như buôn bán lâu dài.
Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca Bài Chòi, Hò Khoan,
Giã Gạo…vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố …
Thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn
hoá lớn trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đây hơn 5 thế kỷ, khi nước đại Việt
tiến về phương Nam mở mang bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỷ, khi người phương
tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ truyền bá và
thơn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo tương tác văn hố lớn lao và nền văn hóa Việt
đã vượt qua thử thách đồng hoá để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc.
Giờ đây, du khách tới Hội An, ngoài việc khám phá sự bình dị chân thật trong tâm hồn người
dân phố Hội, sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng của các mái
ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà gỗ đã tồn tại từ hơn ba
trăm vịng quay xn hạ thu đơng.
Biên soạn : Phạm Trần Ngọc Huyền
25