Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giới thiệu chung về công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.06 KB, 11 trang )

Giới thiệu chung về công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty có tiền thân là công ty xây dựng số 2 Hà Nội thuộc sở xây dựng Hà
Nội, hoạt động chính của công ty là hoạt động xây lắp. Trong quá trình hình thành
và phát triển, để mở rộng thêm quy mô và lĩnh vực hoạt động mà công ty đã được
sát nhập với công ty đầu tư phát triển đô thị Hà Nội và lấy tên là công ty đầu tư xây
dựng số 2 – Hà Nội. Lý do ra đời của công ty là do các nhân tố sau:
− Căn cứ theo luật tổ chức HĐND & UBND
− Căn cứ theo quyết định 315/HĐBT ngày 01/09/1990 về việc sắp xếp
lại doanh nghiệp nhà nước
− Xét đề nghị của các đồng chí trưởng ban chính quyền thành phố, sở
xây dựng Hà Nội
Ngày 17/1/1993. Quyết định sát nhập công ty đầu tư phát triển đô thị Hà Nội
vào công ty xây dựng số 2 – Hà Nội và đổi tên công ty xây dựng số 2 Hà Nội thành
công ty đầu tư – xây dựng số 2 Hà Nội thuộc sở xây dựng Hà Nội (Quyết định số
6128/QĐ – UB)
Tháng 1/1994. Công ty hoạt động với tư cách pháp nhân mới với tên viết tắt
là HACINCO. Với một số thông tin chung như sau:
Địa chỉ trụ sở chính: 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Địa chỉ liên lạc : Làng Sinh Viên HACINCO, Nhân Chính, Thanh Xuân.
Người đại diện : Ông Nguyễn Chí Sỹ, Giám đốc công ty.
Điện thoại : (84)4.5584167 hoặc (84)4.5584168
Fax : (84)45584201
Website : http:/ www.hacinco.com.vn
Email :
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
− Tổ chức đầu tư xây dựng, làm nhiệm vụ tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản
− Nhập khẩu trực tiếp, cung cấp các thiết bị phục vụ thi công công trình
chuyên dụng như cần cẩu tháp, máy ủi, máy đào, hệ thống cốp pha, giáo chống định


hình, xe chở, bơm bê tông, trạm trộn bê tông
− Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết nội thất, hàng hóa tư liệu sản
xuất, vật liệu chất lượng cao
− Kinh doanh cho thuê văn phòng, nhà ở, kinh doanh khách sạn, nhà hàng,
ăn uống, các dịch vụ khác như tổ chức lữ hành nội địa, vận chuyển hành khách
− Liên doanh, liên kết với mọi cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước để đẩy
mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh của công ty.
Ban Giám Đốc
P.Tổ chức lao động tiền lươngPhòng.Tài chính kế toánPhòng kế hoạch tổng hợpP. kĩ thuật chất lượng an toànPhòng quản trị hành chínhBan quản lý dự ánTư vấn giám sátPhòng thí nghiệm vật liệuPhòng thị truờng
Xí nghiệp quản lý xây lắp IXí nghiệp quản lý xây lắp IIXí nghiệp xây lắp 201Xí nghiệp xây lắp 202Xí nghiệp xây lắp 203XN dịch vụ và kinh doanh nhàXí nghiệp thương mại dịch vụXí nghiệp vật tư- xe máyXí nghiệp cơ điệnKhách sạn thể thao HacincoTrung tâm thiết kế nội thấtĐội điện nướcXí nghiệp cơ khí, xây dựng
2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.1. Nhận xét về mô hình
Mô hình quản trị của công ty là mô hình tổ chức bộ phận trực tuyến chức năng tức
vừa duy trì mối quan hệ trực tuyến, vừa duy trì mối quan hệ chức năng.
Duy trì mối quan hệ trực tuyến tức người đứng đầu công ty: giám đốc sẽ lãnh đạo,
chịu trách nhiệm và quản lý toàn bộ hoạt động của tổ chức.
Tổ chức bộ phận theo chức năng là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá
nhân thực hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng (như trong đội sản xuất,
tài chính, kế hoạch…), được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu.
Các ưu điểm cụ thể của mô hình này là:
− Hiệu quả tác nghiệp cao nếu các nghiệp vụ mang tính lặp đi lặp lại hàng ngày
− Phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề
− Giữ được uy tín và sức mạnh của các chức năng chủ yếu
− Đơn giản hoá việc đào tạo
− Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư chất nhân viên và tạo điều
kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất
Nhược điểm của mô hình này là
− Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu
và chiến lược

− Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng
− Chuyên môn hoá quá mức và tạo ra cách nhìn quá hẹp ở các cán bộ quản trị
− Hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ chung
− Đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu cho cấp lãnh đạo cao nhất
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.2.1. Ban giám đốc
Đứng đầu công ty là ban giám đốc, gồm giám đốc và các phó giám đốc, là cấp
lãnh đạo cao nhất, có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm trước toàn bộ hoạt động
của công ty. Có trách nhiệm đề ra triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, văn hoá của
công ty, mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn,
mục tiêu cụ thể và tổng quát, đồng thời đưa ra các biện pháp, phương thức để thực hiện
các mục tiêu đó. Nhà lãnh đạo phải là người đi đầu gương mẫu trong tất cả các hoạt
động và đôn đốc sự thực hiện của các phòng ban chức năng cũng như phối hợp hoạt
động của các phòng ban đó.
2.2.2. Phòng tổ chức lao động, tiền lương
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực; thiết kế và phân tích công việc; tuyển mộ, tuyển
chọn, biên chế nhân lực; Tạo động lực trong lao động; Đánh giá thực hiện công việc;
Đào tạo và phát triển; Đãi ngộ và phúc lợi; Bất bình và kỉ luật lao động; An toàn và sức
khỏe cho người lao động; Tổ chức hệ thống quản trị nhân lực.
2.2.3. Phòng tài chính kế toán
Lập kế hoạch về chi phí, dự trù các khoản chi phí, hạch toán các khoản tri phí,
cung cấp tiền cho hoạt động của các bộ phận phòng ban, đôn đốc các phòng ban trong
việc nộp các khoản: Bảo hiểm xã hội, lệ phí Đoàn, lệ phí Đảng, và các khoản phải nộp
khác: nộp phạt do vi phạm…
Lập các bản báo cáo tài chính của công ty.
Phòng tài chính kế toán là nơi giải quyết các vấn đề về loại hình sản xuất kinh
doanh, loại nguồn vốn mà công ty khai thác, các vấn đề về hoạt động quản lý của công
ty.
2.2.4. Phòng kế hoạch tổng hợp

×