Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Thực trạng quy trình đấu thầu tại ban quan lý dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.19 KB, 39 trang )

Thực trạng quy trình đấu thầu tại ban quan lý dự án
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình đấu thầu tại công ty
Để có thể phân tích được rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quy trình tổ chức
đấu thầu của công ty ta cần phân tích những biến động của các yếu tố thuộc môi
trường bên ngoài cũng như các yếu tố thuộc bản thân công ty. Việc phân tích các
nhân tố này là hết sức cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng phát triển
của doanh nghiệp.
1.1. Luật đấu thầu
Từ năm 1994 đến năm 2004, chỉ trong vòng 10 năm, quy chế đấu thầu phải
sửa đổi đến 5 lần, điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc tuân thủ và
áp dụng cũng như việc thực thi trong tổ chức đấu thầu. Dễ dẫn đến tình trạng thực
hiện sai quy chế hoặc lấy cớ do chính sách đấu thầu phức tạp, thường xuyên thay
đổi, nên việc thực hiện tổ chức đấu thầu thành ra không thống nhất. Khi đã có quy
chế đấu thầu thì các nhà đầu tư cũng như các nhà thầu phải tuyệt đối tuân thủ, tuy
nhiên quy chế đấu thầu vẫn còn nhiều thiếu xót, dẫn đến vấn đề đảm bảo tính công
khai, minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu chưa hiệu quả. Đến tháng 4/2006,
luật đấu thầu được áp dụng, đây là một bước ngoặt lớn, đấu thầu đã được đưa
thành luật. Tuy nhiên luật đấu thầu cũng vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như
trong luật đấu thầu quy định dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước từ 30% trở lên
cho mục đích đầu tư phát triển thì sẽ cần phải tổ chức đấu thầu. Điều này chưa hợp
lý, vì nếu lấy chỉ tiêu phần trăm thì đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh giá trị tương đối,
chứ không phải là chỉ tiêu phản ánh giá trị tuyệt đối. Việc tổ chức đấu thầu hay
không đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải tuân theo quy mô
của gói thầu, nếu gói thầu có quy mô nhỏ thì 30% giá trị gói thầu sử dụng vốn ngân
sách vẫn là nhỏ, nhưng nếu gói thầu có quy mô lớn thì dù chỉ 10% giá trị gói thầu
sử dụng vốn ngân sách sẽ là lớn, vậy chẳng nhẽ không phải đấu thầu? Nếu vậy thì
sẽ rất dễ dẫn đến thất thoát tài sản của nhà nước.Như vậy nếu luật đấu thầu mà tốt
thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc tổ chức đấu thầu, còn nếu luật chưa triệt để sẽ
dễ dẫn đến đến lách luật.
1.2. Quá trình cổ phần hóa
Quá trình cổ phần hóa của công ty diễn ra chậm chạp, điều này có ảnh


hưởng tiêu cực đến quy trình tổ chức đấu thầu của công ty. Khi quá trình đấu thầu
của công ty đang được tổ chức thành công, tuy nhiên do vấn đề cổ phần quá phức
tạp mà công ty đã bị tạm dừng công tác tổ chức đấu thầu, như vậy những chi phí
liên quan đến việc tổ chức đấu thầu công ty sẽ phải tự chịu, đồng thời công ty còn
bị phạt do vi phạm hợp đồng với các nhà thầu, đây là trường hợp ngoài ý muốn. Để
giải quyết vấn đề về vốn đầu tư cho các công trình mà công ty với cương vị là chủ
đầu tư, thì việc cần làm trước hết là vấn đề về cổ phần hóa đây là một trong số các
biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư. Nếu như vấn đề cổ phần hóa tại công ty không
có những vướng mắc thì quá trình đấu gia tháp Hacinco tại 324 Tây Sơn, Đống Đa,
Hà Nội đã không bị đình trỉ, và công ty đã không phải gánh chịu những mất mát do
vấn đề này gây ra.
Uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút. Đời sống của mấy trăm cán bộ công
nhân viên lay lắt do Cty chỉ trả được lương cơ bản để tồn tại chờ cổ phần hóa...
Chính vì vậy mà nhiều cán bộ chủ chốt, kỹ sư, công nhân lành nghề đã bỏ công ty
đi tìm cơ hội khác. Nhiều người khác thì xin nghỉ không lương để đi làm tự do. Đó
là những thiệt hại có thể nhìn thấy và tính được, còn những thiệt hại vô hình thì
không thể kể hết.
1.3. Giá cả nguyên vật liệu
Giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh hay chậm có ảnh hưởng rất lớn đến tổ
chức đấu thầu.Trong tổ chức đấu thầu, chủ đầu tư xem xét, tính toán đầy đủ các
khoản chi phí cần thiết trong dự toán chi phí xây dựng, lập bảng dự toán chi phí,
giá dự toán và trình lên sở kế hoạch và đầu tư phê duyệt làm cơ sơ cho giá dự toán
trong đấu thầu. (Trong đấu thầu khi các nhà thầu đáp ứng được về mặt kĩ thuật so
với các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu, thì nhà thầu nào có mức giá thấp nhất so
với giá dự toán sẽ được trúng thầu). Nếu giá nguyên vật liệu tăng lên làm cho tổng
chi phí vượt quá tổng mức đầu tư thì phải tiến hành điều chỉnh giá. Như vậy việc
xác định giá dự toán phải tiến hành lại từ đầu, phải chỉnh sửa, bổ sung và tính toán
sao cho cân đối và hợp lý. Đối với các dự án phức tạp thì việc thực hiện bổ sung,
sửa đổi là hết sức phức tạp mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Việc điều
chỉnh giá lại phải được trình lên cấp trên và chờ đợi trong một thời gian dài mới

được giải quyết, do đó làm cho tiến độ công trình bị đình trệ, mặt khác cũng ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức đấu thầu. Đứng trên cương vị là chủ đầu tư,
chủ đầu tư luôn mong muốn công trình của mình được hoàn thiện sớm để có thể
đưa công trình vào khai thác, sử dụng, tuy nhiên trong tình hình môi trường kinh tế
đang lạm phát lớn như hiện nay, giá cả của các nguyên vật liệu đều tăng lên chóng
mặt trong thời gian qua, dẫn đến các nhà thầu đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản,
như vậy chủ đầu tư cũng vô cùng lo lắng vì công trình của mình bị chậm tiến độ.
Muốn cho công trình ko bị dừng thi công, hoặc chủ đầu tư phải tiến hành điều
chỉnh giá, hoặc phải tổ chức đấu thầu lại để lựa chọn nhà thầu phù hợp đáp ứng
được yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra. Việc tổ chức đấu thầu lại là cả một vấn đề nan
giải.
Như đã biết, chi phí trực tiếp nguyên, vật liệu của một công trình thường
chiếm từ 60% - 80% tổng dự toán. Nên một khi giá vật liệu chỉ tăng 1% là đã làm
ảnh hưởng tăng đáng kể đến giá thành xây dựng. Việc tăng giá mạnh vượt mức dự
tính của chủ đầu tư, khiến cho hợp đồng có khả năng phải thương thảo lại, như vậy
sẽ rất tốn chi phí cho việc thương thảo như chi phí đảm bảo cho quá trình thương
thảo diễn ra tốt đẹp, ngoài ra trong các hợp đồng được điều chỉnh giá, giá cả tăng
thì bên chủ đầu tư phải chịu khoản chênh lệch đó, như vậy giá cả là một nhân tố
ảnh hưởng rất lớn đến chủ đầu tư trong quá trình tổ chức đấu thầu. Khi giá cả tăng
nhanh, nếu đứng trên góc độ chủ đầu tư nhìn về hướng nhà thầu, nhà thầu có thể
phá sản bất kì lúc nào, do đó có thể dẫn đến nhà thầu không thể tiếp tục thi công,
họ sẵn sàng chấp nhận phạt hoặc mất bảo lãnh thực hiện hợp đồng, như vậy chủ
đầu tư phải tiến hành đấu thầu lại, điều này dẫn đến tốn kém về chi phí và công sức
mà cũng chưa chắc chắn lựa chọn được nhà thầu thắng thầu, vì nhà thầu sợ tình
hình biến động của giá cả còn diễn phức tạp. Do trượt giá, nhiều nhà thầu dù đã
được lựa chọn nhưng không ký được hợp đồng, có những gói thầu tuy đã ký được
hợp đồng và đang triển khai nhưng cũng bị ngưng trệ. Cũng có dự án đang triển
khai, đã lên kế hoạch đấu thầu nhưng khi mời thầu thì không có nhà thầu nào tham
gia vì gói thầu không được điều chỉnh giá. Với những chủ thầu vẫn tiếp tục nhận
thi công thì để tránh tình trạng thua lỗ đã tìm mọi cách giảm chi phí vật liệu xây

dựng như giảm mác vữa xây, mác vữa bê tông, giảm số lượng thép, sử dụng những
vật tư, vật liệu kém chất lượng đưa vào công trình,… dẫn tới chất lượng công trình
bị suy giảm nghiêm trọng.
Đối với các hợp đồng nếu điều chỉnh, chủ đầu tư quan tâm đến các khía cạnh:
Điều chỉnh giá mà sai luật một chút thì có "dính" không, luật cho phép đến đâu,
điều chỉnh ra sao, điều chỉnh những vật liệu nào (có loại Nhà nước quản lý, có loại
không), đây là một vấn đề khá phức tạp và tế nhị nên chủ đầu tư không muốn điều
chỉnh giá ngay, các công trình phải dừng thi công, dẫn đến các công trình không
hoàn thành kịp tiến độ, không thể đưa vào sử dụng, làm ảnh hưởng đến phương án
hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến tình hình phát triển của công ty,
việc thanh toán các khoản nợ khác mà công ty đang gặp phải.
1.4. Chi phí nhân công
Chi phí nhân công tăng có ảnh hưởng tiêu cực đến quy trình tổ chức đấu thầu
Hiện nay, giá nhân công xây dựng được tính trên cơ sở tiền lương tối thiểu vùng và
các khoản phụ cấp được quy định. Tại Hà Nội, lương tối thiểu vùng đối với công
trình trên địa bàn quận là 620.000đ/tháng; cấp huyện là 580.000đ/tháng. Phụ cấp
lưu động ở mức 20% lương tối thiểu và một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép)
bằng 12% lương cơ bản. Như vậy, đối với công trình xây dựng trên địa bàn quận,
giá nhân công dao động từ 47.645 đồng/ngày đến 140.311 đồng/ngày công (tuỳ
theo các nhóm nghề và bậc thợ). Đối với công trình xây dựng trên địa bàn huyện,
giá nhân công được quy định từ 44.571đ/ngày đến 131.258đ/ngày công.
Với việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu cho công nhân như vậy, nhà đầu
tư phải xác định lại giá dự toán xây dựng công trình, và phải trình lên sở kế hoạch
và đầu tư xin xác nhận lại giá dự toán, do đó, chủ đầu tư lại phải chờ sở kế hoạch
và đầu tư thẩm định lại và phải điều tra lại các danh mục chi phí một cách cặn kẽ tỉ
mỉ, điều này hầu như bất kì một chủ đầu tư nào cũng không muốn.
1.5. Những yếu tố thuộc về khảo sát thiết kế tại địa điểm thi công công trình
Các yếu tố thuộc về khảo sát thiết kế tại địa điểm thi công công trình có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thương thảo các hợp đồng, trong hợp đồng cần phải ghi rõ
các điều khoản liên quan đến việc khảo sát thiết kế tại địa điểm thi công công trình.

Nếu tại điều khoản hợp đồng có ghi rõ, trong quá trình thi công công trình nếu có
bất kì sự cố ngoài ý muốn xảy ra như địa điểm thi công nằm trên hàm ếch, chỗ dễ
sụt lún, hoặc địa chất ở đấy không ổn định dễ tạo những khoảng trống lớn dưới
lòng đất, hoặc thi công trên những công trình có địa thế cao, có những vỉa đá trượt
đe dọa đến chất lượng công trình, thì người chịu các khoản chi phí để đe, kè hoặc
dùng các biện pháp kĩ thuật khác nhằm đảm bảo chất lượng công trình thuộc về
chủ đầu tư hay nhà thầu, để từ đó tránh những mâu thuẫn đáng tiếc có thể xảy ra.
Từ đó duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Do quy mô các dự án của công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội chủ yếu là các
dự án có quy mô vừa và nhỏ, khu vực tiến hành thi công theo thống kê chưa có
công trình nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng của môi trường tự nhiên, nhưng trước
nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra tại các công ty xây dựng khác công ty cũng
cần phải cảnh giác.
1.6. Đặc điểm về lao động
Lao động là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp quyết định sự thành bại của mỗi
doanh nghiệp. Một công ty muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường thì đội
ngũ lao động phải nhiệt tình, yêu công việc, có quan điểm nhận thức đúng đắn cũng
như có trình độ chuyên môn kĩ thuật tay nghề vững chắc và có kinh nghiệm trong công
việc. Lao động là một nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến quy trình tổ chức đấu thầu
tại công ty. Mục tiêu của đấu thầu là tạo ra sự công khai, minh bạch và bình đẳng cho
các nhà thầu, từ đó chọn được nhà thầu tốt nhất. Để có được điều này thì ngay từ các
bước: sơ tuyển nhà thầu, lập hồ sơ mời thầu, gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu,
nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, đánh giá và trình duyệt kết quả đấu thầu, những người
chịu trách nhiệm về tổ chức đấu thầu không được màng đến lợi ích cá nhân mà phải hết
lòng vì mục tiêu của tổ chức. Điều gì sẽ xảy ra nếu như một trong các bước trên có sự
thiên vị. Đây là do ý kiến chủ quan của những người tổ chức đấu thầu. Bước sơ tuyển
nhà thầu, nếu có sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu thì một số nhà thầu có năng
lực, có tiềm năng lại bị đẩy ra, và thế chân vào đó là một nhà thầu có năng lực trình độ
kém hơn. Hay ngay trong bước lập hồ sơ mời thầu, vì trong hồ sơ mời thầu phải đưa ra
các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu, nên nếu vì một ý kiến chủ quan nào đó chủ đầu tư

tự ý đưa thêm một số tiêu chuẩn, vậy là chỉ có một số ít các nhà thầu đặc thù mới có
khả năng trúng thầu điều này làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. Hay việc gửi thư
mời thầu và thông báo mời thầu, trong quy định của pháp luật là phải thông báo rộng
rãi trên thông tin đại chúng nhưng nếu chỉ với trên 500 đầu báo hiện tại, chủ đầu tư có
thể vì mối quan hệ thân quen với một đầu báo, hay vì mục đích đặc biệt mà đăng tin
trên đó, như vậy sẽ không đảm bảo được sự thông báo rộng rãi cho các nhà thầu biết.
Hoặc trong quá trình nhận và quản lý hồ sơ mời thầu, nếu ý thức trách nhiệm và tính
khoa học trong việc lưu trữ dữ liệu của công ty không tốt sẽ làm thất lạc hồ sơ, hoặc
làm mất mát một phần hồ sơ, điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tổ chức đấu
thầu. Và tiếp đó là bước đánh giá và phê chuẩn nhà thầu trúng thầu, nếu năng lực và
trình độ chuyên môn của bên đánh giá thầu không tốt thì sẽ dẫn đến đánh giá sai năng
lực của các nhà thầu, từ đó lựa chọn sai gây lên hiệu quả khó lường cho chất lượng
công trình sau này, hoặc nếu bên đánh giá có năng lực nhưng lại cố tình thiên vị cho
một nhà thầu để cho nhà thầu đó thắng thầu, thì hậu quả cũng tương tự.
1.7. Trang thiết bị, cơ sở vật chất trong doanh nghiệp
Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình tổ chức đấu thầu. Để giúp cho
các nhân viên có thể thực hiện tốt quy trình tổ chức đấu thầu từ đánh giá sơ bộ nhà thầu,
phát hành hồ sơ mời thầu đến việc đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo và kí kết hợp
đồng, các trang thiết bị phải được trang bị đảm bảo sự tiện nghi thoải mái cho các nhân
viên trong quá trình làm việc, tạo động lực cho họ để họ tâm huyết và yêu thích công
việc của mình hơn, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.
2. Thực trạng quy trình đấu thầu tại ban quản lý dự án
2.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu
Theo luật đấu thầu(Được quy định trong chương II mục 1 của luật đấu thầu) có
các hình thức lựa chọn nhà thầu sau đây:
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu hạn chế
Chỉ định thầu
Mua sắm trực tiếp
Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa

Tự thực hiện
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Hình thức đấu thầu mà công ty áp dụng là hình thức đấu thầu rộng rãi(áp
dụng cho đấu giá công trình tháp 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, tự thực hiện và
hình thức đấu thầu chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa. (Cung cấp lắp
đặt hệ thống thang máy cho dự án Hacinco Tower tại 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà
Nội)
Theo luật đấu thầu (Điều 26) có 3 phương thức đấu thầu
Đấu thầu một túi hồ sơ
Đấu thầu hai túi hồ sơ
Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức đấu thầu của công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội là phương
thức đấu thầu một túi hồ sơ và phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ
Theo luật đấu thầu có các loại hình đấu thầu
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
Đấu thầu xây lắp
Đấu thầu mua sắm
Đấu thầu tuyển chọn đối tác thực hiện dự án
Các loại hình đấu thầu mà công ty đã thực hiện là đấu thầu tuyển chọn tư vấn,
đấu thầu mua sắm hàng hóa, và thầu cho thuê phần thô công trình.
Từ năm 1993 đến trước năm 2000 công ty không tổ chức đấu thầu, mà tự thực
hiện. Từ năm 2000 trở đi công ty mới thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên các gói thầu
có quy mô lớn không nhiều. Nhiều hạng mục công ty vẫn tự thực hiện là chính.
Nguyên nhân là do công ty có tiền thân là công ty xây dựng số 2 Hà Nội, đây là
công ty có đặc điểm nổi bật là xây lắp và đã từng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực xây lắp. Mặt khác đơn vị chủ quản của công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội là
tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, mọi hoạt động của công ty đều chịu
sự kiểm soát và chi phối của tổng công ty.
2.2. Quy mô, số lượng và đặc điểm các gói thầu
2.2.1. Quy mô, số lượng

Quy mô các gói thầu mà công ty tổ chức đấu thầu chủ yếu là các gói thầu có
quy mô vừa và nhỏ. Chẳng hạn như: Gói thầu cung cấp hệ thống thang máy chở
người cho làng sinh viên Hacinco với giá trị 2.025.650 (nghìn đồng). Gói thầu
cung cấp thang máy, thang cuốn khách sạn thể thao Hacinco với giá trị 3.672.825
(nghìn đồng). Gói thầu cung cấp đồ nội thất, bàn ghế, đồ trang trí cho khách sạn
thể thao Hacinco với giá trị 7.529.350 (nghìn đồng), gói thầu cung cấp thang máy,
thang cuốn trở người và chở hàng tại tháp Hacinco thuộc Tây Sơn, Đống Đa, Hà
Nội với giá trị 8.185.126 (nghìn đồng). Mặc dù quy mô của các gói thầu không lớn
nhưng ta có thể nhận thấy công ty Hacinco khá coi trọng đến chất lượng của các
công trình, việc đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thích hợp nhất sẽ giúp cho công ty
tiết kiệm được tiền bạc cũng như đảm bảo cho chất lượng công trình, tránh trường
hợp đáng tiếc xảy ra.
Số lượng các gói thầu công ty tổ chức đấu thầu không nhiều, tuy nhiên cũng có
khá nhiều thành tựu đáng kể nhưng cũng không ít những hạn chế.
2.2.2. Đặc điểm của các gói thầu
Các gói thầu mà công ty tổ chức đấu thầu chủ yếu là các gói thầu mua sắm
hàng hóa, mà chủ yếu ở đây là thang máy, các thang máy phải được nhập từ các
nước tiên tiến có nền kinh tế phát triển, có tiêu chuẩn về mặt kĩ thuật phức tạp và
đáp ứng thỏa mãn các yêu cầu về mặt thiết kế.
Các gói thầu về xây lắp, công ty không tổ chức đấu thầu mà công ty tự thực
hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng. Nếu số lượng nhân
công, máy móc không đủ, công ty tiến hành thuê các công ty xây dựng khác có uy
tín thông qua hợp đồng. Việc chọn công ty là đối tác của mình công ty chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm, việc lựa chọn này có một số ưu thế tuy nhiên cũng còn nhiều mặt
còn hạn chế. Về mặt ưu thế, dựa vào kinh nghiệm cộng với các mối quan hệ quen
biết, công ty đã hiểu rõ đối tác về năng lực thi công như các năng lực về kinh
nghiệm thi công, năng lực về máy móc thiết bị, năng lực về lao động, do đó công
ty có thể cảm thấy yên tâm hơn cho chất lượng công trình, tuy nhiên việc lựa chọn
đối tác theo kinh nghiệm thế này sẽ bỏ xót những nhà thầu có năng lực hơn trong
việc thiết kế, thi công công trình, mặt khác kinh nghiệm không phải luôn luôn hiệu

quả.
2.3. Thực trạng những gói thầu theo hình thức tự thực hiện
Đối với gói thầu xây lắp công ty vừa là chủ đầu tư cũng vừa là đơn vị thi công
công trình. Trong cơ cấu tổ chức của công ty, các đơn vị trực thuộc xây lắp gồm có
xí nghiệp xây lắp 201, xí nghiệp xây lắp 202, xí nghiệp xây lắp 203, và các xí
nghiệp quản lý xây lắp 1, xí nghiệp quản lý xây lắp 2. Nhìn chung năng lực của các
xí nghiệp này đều đáp ứng được các dự án về số lượng công nhân, máy móc thiết
bị cũng như kinh nghiệm về xây lắp. Các xí nghiệp này đang thi công các công
trình như công trình tháp Hacinco tại 324, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Dự án nhà
17 và 21 tầng tại Làng sinh viên Hacinco, Dự án N3.7 trên đường Láng Hạ kéo dài,
còn các công trình Đền Đầm, Văn Chương, Đại Kim công ty vẫn đang trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư.
Tuy nhiên do công ty đang lâm vào trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên
nhiều công trình đã khởi công từ cách đây mấy năm, có công trình từ năm 2004
nhưng đến giờ vẫn chưa hoàn thành. Nguyên nhân dẫn đến thiếu vốn là do: Công
tác cổ phần hóa của công ty bị đình trệ kéo dài từ tháng 11/2005 khiến cho mọi
hoạt động của công ty đều bị phong tỏa, ngân hàng ngừng cho vay vốn, khách hàng
ngừng cung cấp vật tư, đòi nợ, số tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu 22.7 tỷ
cũng bị chi cục tài chính doanh nghiệp Hà Nội phong tỏa tại kho bạc, hàng loạt các
hoạt động bất động sản trong giai đoạn đầu tư phải dừng thi công do thiếu vốn. Để
đáp ứng tình hình vốn, công ty đã tiến hành đấu thầu: Đấu giá cho thuê để đầu tư,
quản lý và khai thác công trình tòa nhà Hacinco tại 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà
Nội. Nhằm lựa chọn tìm ra một nhà thầu có đủ năng lực để tiếp tục đầu tư, quản lý,
khai thác công trình tháp Hacinco Tower theo đúng mục tiêu của dự án đã được
các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công ty đã tổ chức đấu giá vào ngày 19/10/2007
. Có 9 nhà đầu tư đủ điều kiện trong số 21 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá đã
chính thức có mặt vào ngày 19/10. Đơn cử có Ngân hàng thương mại CP Hàng
Hải, Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam, Công ty TNHH Tài Lân, Công ty cổ
phần bất động sản SSI.... và ngay lần bỏ giá đầu tiên, Công ty TNHH Bảo Linh đã
đưa ra ngay mức giá khiến nhiều nhà đầu tư sửng sốt: 198 tỷ đồng, gấp hơn hai lần

mức giá sàn. Nhưng đến ngày 12/12/2007, Sở Tài chính đã kiến nghị UBND thành phố "nên tạm
dừng việc đấu giá cho thuê dài hạn" công trình này. Nguyên nhân của việc tạm dừng này là do:
Biên bản kiểm phiếu chưa phù hợp.Theo Sở Tài chính Hà Nội, công trình tháp
Hacinco tại 324 Tây Sơn là tài sản đang xây dựng dở dang đã được đưa vào giá trị
doanh nghiệp khi cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (gọi tắt là Cty số 2) thời
điểm 31/12/2004. Quá trình cổ phần hóa công ty này nhiều vướng mắc đến mức
Chính phủ từng phải có ý kiến chỉ đạo và Thành phố cũng đã có yêu cầu giải quyết
dứt điểm những tồn tại ở đây.
Giữa năm 2007, Tổng Công ty Đầu tư & Phát triển nhà Hà Nội chỉ đạo cho
công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội phải thực hiện đúng mục tiêu kinh doanh dự
án được phê duyệt. Công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân
thành phố và hội đồng cổ đông về các phương án kinh doanh dự án tháp Hacinco
để sau này không có khiếu kiện từ các cổ đông đã bỏ tiền mua cổ phần của công ty.
Ngày 23/8/2007, công ty đầu tư xây dựng số 2 đã công bố phương án khai
thác tháp: Cụ thể là công trình 324 Tây Sơn dù "được TP cho thuê đất để đầu tư
xây dựng trụ sở công ty, văn phòng cho thuê và trung tâm xúc tiến thương mại"
song do công trình đang được xây dựng dở dang và đã được xác định trong giá trị
doanh nghiệp để cổ phần hóa, các nhà đầu tư đã đăng ký mua cổ phần và nộp tiền
nên công ty đầu tư xây dựng số 2 gửi phiếu lấy ý kiến về phương án "cho thuê thô
dài hạn" toàn bộ công trình.
Ngày 13/9/2007, bộ phận tổng hợp của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp đã
lập biên bản tổng hợp việc lấy ý kiến bằng văn bản. Kết quả của ý kiến này là:
508/530 cổ đông đã gửi phiếu trả lời, trong đó 504 cổ đông sở hữu 3.060.360 cổ
phần nhất trí (đạt 64,89% tổng số phiếu biểu quyết), 22 cổ đông sở hữu 1.649.600
cổ phần không tham gia ý kiến (chiếm 34,97%) và 4 cổ đông còn lại không nhất trí
hoặc không có ý kiến (chiếm 0,14%).
Theo qui định của Luật Doanh nghiệp, "trường hợp thông qua quyết định
dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông
được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết
chấp thuận". Hơn nữa, điều 105 Luật này nêu rõ: biên bản kiểm phiếu phải có họ,

tên, chữ ký của Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của công ty và của
người giám sát kiểm phiếu.
Sở Tài chính cho biết, biên bản kiểm phiếu của Công ty số 2 không ghi rõ
thành phần tham gia buổi kiểm phiếu và chỉ có thư ký và người tổng hợp phiếu ký
tên. Như vậy, cả việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án khai thác tháp
Hacinco của Cty số 2 chỉ có 64,89% phiếu biểu quyết thống nhất và biên bản kiểm
phiếu đều chưa phù hợp qui định tại điều 104, 105 Luật Doanh nghiệp.
Vì vậy, Sở Tài chính kiến nghị UBND TP: "Trước mắt nên tạm dừng việc đấu giá
cho thuê dài hạn công trình tháp Hacinco tại 324 Tây Sơn, đợi sau khi chính thức chuyển doanh
nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần sẽ thông qua đại hội đồng cổ đông biểu quyết theo đúng
chế độ qui định để triển khai thực hiện.
Thời gian
Chỉ tiêu đấu thầu
Phương pháp đánh giá
Thư mời tham dự thầu
Yêu cầu đối với nhà thầu
Đặc điểm các gói thầu
Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Thông báo mời thầu
Phát hành hồ sơ mời thầu
Nhận hồ sơ dự thầu
Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu
Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu
Thương thảo và kí kết hợp đồng
Trước thực trạng trên, ta có thể nhận xét, các dự án mà công ty vừa là chủ đầu tư vừa là đơn
vị thi công không được hiệu quả cho lắm, vẫn còn nhiều công trình bị chậm tiến độ, vỡ tiến độ, có
ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên
không thể phủ nhận: công ty Hacinco đã rất sáng tạo trong việc thực hiện phương thức hoạt động
sản xuất kinh doanh, nhằm tạo thêm vốn cho việc giải quyết nhu cầu về tài chính của công ty,
nhưng trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty còn hạn chế, đặc biệt là các quy định liên

quan đến tổ chức đấu thầu, những người tổ chức đấu thầu còn chưa có một kiến thức sâu rộng,
chưa nghiên cứu kĩ lưỡng các quy định dẫn đến công tác đấu thầu diễn ra đang thành công thì trở
nên lỡ dở.
2.4. Quy trình đấu thầu tại công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
Để phân tích rõ quy trình đấu thầu tại công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội ta
sẽ đi phân tích một gói thầu. Gói thầu về cung cấp và lắp đặt thang máy cho dự án
Hacinco Tower tại 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Đánh giá một cách khách quan, quy trình tổ chức đấu tuân theo đúng quy
trình trong quy chế đấu thầu (đây là gói thầu được tổ chức trước ngày 1/4/2006 nên
chưa chịu tác động của luật đấu thầu mà chịu ảnh hưởng của quy chế đấu thầu).
Quy trình đấu thầu gồm các bước: Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu; Thông báo
mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu; Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ
sơ dự thầu; Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu; Thương thảo và kí kết hợp
đồng.
Sau đây là quy trình đấu thầu mà công ty đã thực hiện
Sơ đồ 2: Quy trình tổ chức đấu thầu tại công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
2.4.1. Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Lập kế hoạch đấu thầu về cung cấp và lắp đặt thang máy lên hội đồng quản
trị công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội để trình phê duyệt. Nội dung của kế hoạch
đấu thầu bao gồm những phần sau:
Thời gian tiến hành đấu thầu
Các chỉ tiêu đấu thầu
Phương pháp đánh giá thầu
2.4.2. Thông báo mời thầu
Dưới đây là phiếu đăng kí thông báo mời thầu của công ty
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỐ 2 HÀ NỘI
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2005

PHIẾU ĐĂNG KÝ THÔNG BÁO MỜI THẦU
Kính gửi: Bản tin Thông tin Đấu thầu
- Tên bên mời thầu: Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
- Tên gói thầu: Cung cấp và lắp đặt hệ thống thang máy
- Tên dự án: Hacinco Tower - 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
- Nguồn vốn: Quỹ đầu tư phát triển công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
- Hình thức đấu thầu: Chào hàng cạnh tranh
- Thời gian bán hồ sơ mời thầu: Từ ngày 27/6/2005- 1/7/2005
- Địa điểm bán hồ sơ: Phòng kế hoạch tổng hợp công ty đầu tư xây dựng số 2
Hà Nội
- Giá bán một hồ sơ dự thầu 500 000đ
- Địa chỉ nhận hồ sơ dự thầu: Phòng kế hoạch tổng hợp công ty đầu tư xây
dựng số 2 Hà Nội
- Thời gian thương thảo kí kết hợp đồng: trước ngày 30/8/2005
- Bảo đảm dự thầu: 1000 000 000đ. Ghi bằng chữ (một tỷ đồng)
2.4.3. Phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu của công ty bao gồm những phần sau:
Thư mời tham dự thầu:
Yêu cầu đối với đơn vị tham gia chào hàng
Chi tiết về gói thầu các thông số kĩ thuật, gói thầu 1, 2, 3
Bản vẽ kĩ thuật

×