MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ
PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU XÂY LẮP NHỮNG KẾT QUẢ DO
QUY CHẾ ĐẤU THẦU MANG LẠI
Từ khi có Luật Xây dựng 2003 và luật đấu thầu 2005 thì quy chế đấu thầu
mang lại:
1. Hiệu quả về mặt quản lý - pháp lý
Việc Quy chế đấu thầu được ban hành và áp dụng rộng rãi ở nước ta hiện
nay đã tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động đấu thầu cũng như mang lại
nhiều lợi ích trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể là:
Thứ nhất: Việc ban hành Quy chế đấu thầu đã tạo ra một hành lang pháp lý thuận
lợi cho hoạt động đấu thầu và đó cũng là nguồn để điều chỉnh hoạt động đấu thầu ở
Việt Nam. Do hình thức đấu thầu chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam không lâu, cho nên
không ít doanh nghiệp bỡ ngỡ khi tham gia đấu thầu và Quy chế đấu thầu sẽ là cơ
sở để các doanh nghiệp đó thực hiện việc đấu thầu đúng quy định của Nhà nước,
đồng thời để các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi cho chính mình trong công tác đấu
thầu.
Trên cơ sở ban hành Quy chế đấu thầu; Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng,
Nhà nước có thể tiến hành quản lý chặt chẽ hoạt động đấu thầu và hoạt động đầu
tư.
Quy chế đấu thầu đã quy định: Việc đấu thầu chỉ được tiến hành khi có Văn bản
quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyển hay cấp có
thẩm quyền. Như vậy, thông qua Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư, Nhà
nước sẽ quản lý thống nhất được hoạt động đấu thầu. Đồng thời, Quy chế đấu thầu
còn quy định việc đấu thầu phải theo một trình tự nhất định, các nguyên tắc, cũng
như quyền và nhiệm vụ của các bên trong đấu thầu.. Việc quy định rõ như vậy tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra và giám sát đối với hoạt động
đấu thầu.
Thông qua đấu thầu quốc tế, Nhà nước, chủ đầu tư và các nhà thầu Việt
Nam tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới. Do Quy chế
đấu thầu quy định việc đấu thầu quốc tế mà các nhà thầu nước ngoài thực hiện tại
Việt Nam chỉ được thực hiện khi họ cam kết liên danh hoặc sử dụng thầu phụ Việt
Nam, nên cùng với sự thâm nhập của nhà thầu nước ngoài vào thị trường đấu thầu
Việt Nam là dẫn theo các công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm
quản lý trong đấu thầu, qua đó các nhà thầu Việt Nam sẽ có cơ hội học hỏi kinh
nghiệm quản lý và trình độ kỹ thuật tiên tiến của các nhà thầu nước ngoài để nâng
cao năng lực của mình, từ đó tự mình tham gia đấu thầu trong nước cũng như quốc
tế.
Tuy nhiên hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau: vốn, kinh nghiệm ..
còn hạn chế cho nên các nhà thầu Việt Nam chưa tự mình tham gia đấu thầu quốc
tế được mà chủ yếu ở dạng nhà thầu phụ hay liên danh thầu.
2. Hiệu quả về mặt kinh tế
Qua một thời gian thực hiện, cơ chế đấu thầu đã phát huy được những hiệu quả
bước đầu, đặc biệt là về kinh tế, đã tiết kiệm được cho Nhà nước một lượng vốn
đầu tư đáng kể, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho thấy: Năm 1998 tiết kiệm
400 triệu USD chiếm 11,2% vốn đầu tư; Năm 1999 tiết kiệm được 331,23 triệu
USD chiếm 13,84%; Năm 2000 tiết kiệm 264,07 triệu USD chiếm 14%...
(6)
Cơ chế đấu thầu cũng thúc đẩy cho các lực lượng tham gia đấu thầu lớn
mạnh không ngừng về trình độ chuyên môn, cũng như đội ngũ cán bộ công nhân
viên kỹ thuật. Bởi vì, chỉ có nhà thầu ngày càng lớn mạnh mới có khả năng đứng
vững được trên thương trường, nếu không họ sẽ bị thải loại ra khỏi cuộc cạnh tranh
khốc liệt này.
(6)(6)- Trần Văn Hồng - "Đổi mới cơ chế đấu thầu hiện nay" - Tài chính tháng 3 năm 2002
Ngoài ra, việc sử dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho doanh nghiệp
Việt Nam thu hút được vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án viện trợ ODA
và viện trợ không hoàn lại.
3. Hiệu quả về mặt xã hội
Đấu thầu mang lại nhiều lợi ích cho xã hội như: chống ô nhiễm môi trường,
giảm hiện tượng tham nhũng... cụ thể là:
Thứ nhất, đấu thầu góp phần tích cực vào công tác chống ô nhiễm môi trường:
Bởi vì, khi nhà thầu tham gia dự thầu thì trong Hồ sơ dự thầu bao giờ cũng
có phần biện pháp thi công công trình, trong đó nêu rõ biện pháp đảm bảo an toàn
lao động và vệ sinh môi trường, cảnh quan khi thi công. Hơn nữa, các nhà đầu tư
luôn luôn chọn nhà thầu có công nghệ, kỹ thuật phù hợp với dự án. Vì thế mà các
tiêu chuẩn về môi trường cũng được đảm bảo.
Thứ hai, đấu thầu góp phần giảm đáng kẻ hiện tượng tham nhũng, hối lộ,
tiêu cực trong xã hội:
Thông qua đấu thầu, tất cả nhà thầu đều được tham gia theo nguyên tắc công bằng,
các nhà thầu cạnh tranh nhau thông qua năng lực của chính mình, trên cơ sở đó nhà
đầu tư lựa chọn được nhà thầu có năng lực nhất. Các nhà thầu muốn được chọn
phải chứng tỏ năng lực của mình trong Hồ sơ dự thầu: Năng lực cán bộ, năng lực
thiết bị, kinh nghiệm,.. điều đó làm giảm hẳn sự tiêu cực trong thời gian qua..
Đến nay, ngành xây dựng nước ta có gần khoảng 5.000 nhà thầu xây lắp
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau với gần 30 Tổng công ty 90, khoảng 1.500
Doanh nghiệp Nhà nước, số còn lại là các nhà thầu thuộc các thành phần kinh tế
khác. Ngoài ra, hiện nay cả nước có trên 30 nhà thầu liên doanh, gần 100 nhà thầu
xây lắp nước ngoài thuộc 20 quốc gia và lãnh thổ. Với một lực lượng nhà thầu
hùng hậu như vậy, công tác đấu thầu xây dựng đã diễn ra trong sự cạnh tranh hết
sức gay gắt, quyết liệt.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG
ĐẤU THẦU XÂY LẮP .
1. Kiến nghị về phía nhà nước.
Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn
xã hội. Một trong những chức năng của Nhà nước là quản lý kinh tế bằng pháp
luật. Pháp luật là những nguyên tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra nó vừa có định
hướng cho sự phát triển của nền kinh tế vừa là nguồn để điều chỉnh các mối quan
hệ kinh tế đi theo đúng hướng đúng chủ trương mà Đảng đã đề ra. Vì vậy việc đổi
mới và hoàn thiện các văn bản pháp luật là một mục tiêu hết sức quan trọng.
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực mà lĩnh vực xây dựng cơ bản mang lại,
thì vẫn còn nhiều tồn tại đặc biệt là tình trạng thất thoát vốn trong các công trình,
dự án đầu tư bằng vốn Nhà nước.
Ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt của công tác quản lý, đầu tư xây
dựng và đấu thầu xây dựng, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư
xây dựng cơ bản nói chung và hoạt động đấu thầu nói chung là hết sức quan trọng
và cần thiết.
Khắc phục thiếu sót khi phân loại đấu thầu
Cần có các quy định khuyến khích các nhà thầu tham gia đấu thầu, tạo sự
cạnh tranh lành mạnh.
Nên quy định tất cả các doanh nghiệp được phép kinh doanh độc lập nghành
hàng mời thầu đều được phép tham gia dự thầu. Bỏ các tính chất làm hạn chế cạnh
tranh trong đấu thầu như các quy định trước.
Về biện pháp xử phạt hành vi vi phạm trong đấu thầu
Đồng thời, cần có Quy chế bổ sung cho các điều khoản trong Quy chế đấu
thầu hiện hành cụ thể tiêu chuẩn và trách nhiệm của các tổ chức tư vấn dự án; tư
vấn xét thầu; tổ chuyên gia xét thầu , giám sát thi công nghiệm thu công trình …
Đặc biệt quan tâm đến trình độ chuyên gia được tham gia vào tổ xét thầu. Nhà
nước cũng cần tổ chức thi kiểm tra sát hạch để tiến hành cấp chứng chỉ cho kiến
trúc sư hiện nay. Từ đó, tuỳ quy mô và tính chất phức tạp của gói thầu mà chủ đầu
tư lựa chọn chuyên gia có đủ trình độ tham gia vào tổ xét thầu.
Hoàn thiện các quy định về sơ tuyển nhà thầu
Vấn đề bảo lãnh dự thầu
Đối với gói thầu xây lắp như hiện nay, về mặt kĩ thuật, mới chỉ đánh giá đạt
hay không đạt (từ 70% điểm trở lên là đạt, dưới 70% là không đạt) thì đương nhiên
về mặt năng lực, kĩ thuật và chất lượng công trình không được coi trọng, điều này
nguy hiểm, nhất là đối với những công trình có yêu cầu về chất lượng cao. Trong
thực tế đã có nhiều nhà thầu năng lực không cao nhưng cũng lọt vào danh sách,
nhiều gói thầu cung ứng thiết bị điện dầu khí, cấp nước thường rơi vào các nhà
thầu cung ứng thiết bị khu vực vì sau khi lọt vào danh sách ngắn những nhà thầu
này thường có giá đánh giá thấp và hậu quả là chúng ta không thể tiếp cận được
những công nghệ tiên tiến trên thế giới như khối EU hoặc Bắc Mĩ. Bởi vậy đề nghị
có thể nâng điểm tối thiểu kĩ thuật lên 80% hoặc cao hơn tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật
công trình đối với các gói thầu hàng hoá và xây lắp. Hoặc thay bằng phương pháp
tổng hợp cả hai điểm kĩ thuật và giá để xem xét lưạ chọn nhà thầu trúng thầu như
thông lệ quốc tế.
Có như vậy thì công trình xây dựng khi đấu thầu mới đạt được giá cả hợp lý đảm
bảo chất lượng công trình. Đặc biệt là loại được những đơn vị yếu kém hơn về kĩ
thuật, năng lực thi công và góp phần vào việc làm giảm đi những tiêu cực trong
đấu thầu.
Cần có quy định rõ ràng về việc phân chia dự án thành các gói thầu và các
trường hợp đặc biệt không bắt buộc phải đấu thầu rộng rãi.
Quy định như vậy sẽ làm cho Quy chế đấu thầu ngắn gọn và chặt chẽ hơn,
đồng thời tránh được sự lợi dụng kẽ hở để đấu thầu hạn chế hay chỉ định thầu.
Cải cách thủ tục hành chính trong khâu đấu thầu