Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.41 KB, 5 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
TỈNH NAM ĐỊNH
Khái quát chung về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Lịch sử hình thành của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Ngày 26/3/1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ ) ban hành Nghị
định 53/HĐBT Quyết định chuyển hệ thống Ngân hàng sang Ngân hàng 2 cấp đó
là Ngân hàng Nhà nước và thành lập các Ngân hàng chuyên doanh trong đó có
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ở các tỉnh thành phố thành lập Ngân
hàng phát triển Nông nghiệp cấp 2 và ở các huyện, thị là cấp 3. Theo tinh thần đó
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 400/CT
thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cở sở Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam. Thực hiện Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Hà Nam
Ninh đã đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nam Ninh.
Sáu năm sau, ngày 15/10/1996, thừa ủy quyền của thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 280/QĐ-NH5
thành lập lại và đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Từ tháng 1/1997, tỉnh Nam Định được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Nam
Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày 16/12/1996, Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam ký Quyết định số 515/NHNo-02 về việc giải thể chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nam Hà thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định và Hà Nam.
1
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kiểm tra - kiểm toán nộibộPhòng Kinhtế kếhoạch Phòng Thanh toán quốc tếPhòng Kế toán ngân quỹ Phòng Vi tínhPhòng Tổ chức cán bộ- đào tạoPhòng Tín Dụng Phòng Hành chính
Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 2 Phòng giao dịch 3
Chuyên đề tốt nghiệp


Ra đời năm 1996 NHNo&PTNT Tỉnh Nam Định có 1 trụ sở chính và dưới
5 chi nhánh và dưới 80 cán bộ, thì nay đã có 15 chi nhánh cấp 2 và một số chi
nhánh cấp 3, với số cán bộ lên tới 514 cán bộ.
Cơ cấu tổ chức.
Chức năng, nhiệm vụ.
Với diện tích đất đai tự nhiên là 1.671,5km
2
chủ yếu là đất nông nghiệp, và bờ
biển dài 72km tử của Ba lạt (Giao Thủy) đến Cửa Đáy. Cùng với hai con sông lớn của
đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và Sông Đáy, đó là nguồn nước ngọt và phù sa bồi đắp
tưới tiêu cho đồng ruộng ngày thêm màu mỡ, con người Nam Định cần cù, chịu khó,
2
Chuyên đề tốt nghiệp
sáng tạo và đang cần vốn để phát triển sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa.
Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh ra đời có vai trò quan trọng trong việc giúp Đảng bộ tỉnh
lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Trong đó tập trung vào việc thực hiện 3 chương trình kinh tế đó là: Lương thực - thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI đã đề ra.
Theo Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng để đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh
tế, NHNo&PTNT tỉnh Nam Định có chức năng và đặc trưng cụ thể:
Chức năng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Ngân hàng
thương mại, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế nhất là lĩnh vực kinh tế
nông nghiệp và nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định là một ngân
hàng thương mại quốc doanh và là ngân hàng chủ đạo trong lĩnh vực phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Là một chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam và Điều lệ của
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam do thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban

hành theo Quyết định 250/QĐ ngày 11/11/1992. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh vừa tuân thủ sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thông Việt Nam, vừa thực hiện các chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban
nhân dân tỉnh vể những kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh.
Với tính chất là Ngân hàng thương mại, nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp là
kinh doanh tín dung và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, làm dịch vụ ủy
thác các chương trình đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong
nước và ngoài nước do Ngân hàng cấp trên ủy thác. Đặc biệt là thực hiện tín dụng tài trợ
cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh.
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo
toàn diện chi nhánh Ngân hàng cấp huyện và điều hòa vốn giữa các chi nhánh Ngân
hàng cấp huyện và điều hòa vốn giữa các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn. Ngân hàng
phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo luật định.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức hạch
toán kinh tế tự chủ về tài chính theo phân cấp ủy quyền đảm bảo sụ tăng trưởng các hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng.
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà
phát triển, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ.
Thực hiện chức năng kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, phòng giao dịch.Xây dựng
thực hiện và báo cáo kết quả việc giám sát, kiểm tra trực tiếp tại các phòng nghiệp vụ và
đơn vị trực thuộc theo chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được Giám đốc chi
nhánh duyệt.
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo
quy định chung về kiểm tra nội bộ của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam.
Phòng tín dụng.
Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ

với khách hàng, phân tích doanh nghiệp, quản lý khoản vay.
Nhiệm vụ tín dụng cá nhân: Thực hiện chức năng nhiệm vụ như Tín dụng doanh
nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân.
Phòng kinh tế kế hoạch.
Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp: tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường,
phân tích môi trường kinh doanh; lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh
doanh, xây dựng chương trình hành động.
Phòng tổ chức cán bộ đào tạo.
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực mới cho Ngân hàng. Tổ chức cho cán bộ đi
học nâng cao trình độ.
Phòng kế toán ngân quỹ.
Bộ phận kế toán: Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của
chi nhánh.
Phòng hành chính.
Nhiệm vụ tổ chức cán bộ: tham mưu cho Giám đốc và hướng dấn cán bộ thực
hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng
lao động và người lao động.
Phòng thanh toán quốc tế.
Thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh
toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng.
Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài.
Phòng vi tính.
Thực hiện mạng lưới vi tính toàn tỉnh, có nhiệm vụ cài đặt phần mềm và sửa chữa
các máy tính bị hư hỏng.
Phòng giao dịch.
Phòng giao dịch 1,2,3 trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Nam Định hạch
toán kế toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc chi nhánh
NHNo&PTNT T ỉnh Nam Định giao.

Một số kế quả kinh doanh của chi nhánh.
Thị phần hoạt động trên địa bàn.
Thị phần huy động vốn.
Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đến 31/01/2008 ước đạt
6.503 tỷ đồng, tăng 3,4% so với đầu năm và tăng 30,7% so với cùng kỳ. Năm 2007 tổng
nguồn vốn huy động đạt 6.287 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh đạt
3.593 tỷ đồng chiếm 57,15%.
5

×