Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.31 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ
GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I - NHCTVN
Ngày 30/12/1988 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt
Nam ký quyết định số 134 QĐ/HĐQT Ngân hàng Công thương sắp xếp tổ chức
hoạt động Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam theo điều lệ tổ chức và
hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 20/10/2003 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt
Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ/HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở
giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân
hàng thế giới tài trợ.
Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I gắn liền với sự đổi mới
của hệ thống ngân hàng Việt Nam và những thành công của công cuộc phát triển
kinh tế của thủ đô và đất nước.
Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, có
trụ sở chính tại số 10 phố Lê Lai, là đơn vị thành viên lớn với nguồn vốn chiếm tỷ
trọng 15%, dư nợ chiếm 4% toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Nhiều năm liền Sở giao dịch I luôn dẫn đầu là đơn vị xuất sắc của Ngân
hàng Công thương Việt Nam. Tính đến 31/7/2005 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế
của Sở giao dịch I đạt gần 3000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân
hàng năm là 15 - 20%, đã đáp ứng nhu cầu vốn các doanh nghiệp trung ương và
địa phương đóng trên địa bàn, phục vụ phát triển kinh tế thủ đô. Tên tuổi của Sở
giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay đã trở nên quen thuộc với
bạn hàng trong nước và quốc tế.
1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị và nhiệm vụ của phòng tín dụng ở Sở
giao dịch I - NHCTVN
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc.
Có 12 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch và 8 quỹ tiết kiệm trực thuộc
phòng khách hàng cá nhân.
Nhiệm vụ của phòng tín dụng


Phòng tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương gồm có 3 phòng
là:
- Phòng khách hàng số 1 là phòng quản lý doanh nghiệp có quy mô lớn, các
đơn vị lớn. Chức năng của phòng là giao dịch với khách hàng lớn, cho vay, khai
thác vốn, xử lý các vấn đề cho vay.
- Phòng khách hàng số 2 là phòng quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
khách hàng vừa và nhỏ phân theo quy mô hoạt động, số lượng hoạt động.
- Phòng khách hàng cá nhân là phòng quản lý các khách hàng đơn lẻ, cá
nhân.
Nhiệm vụ của phòng tín dụng là khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ;
Tiếp thị hỗ trợ khách hàng phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác chăm
sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng;
Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng gồm có cho vay, tài trợ thương mại, bảo
lãnh, thấu chi cho một khách hàng trong phạm vi uỷ quyền của chi nhánh trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng;
Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch bao gồm: nhận và xử lý
đề nghị vay vốn bảo lãnh, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn bảo
lãnh theo quy định, đưa ra các quyết định chấp thuận, từ chối đề nghị vay vốn bảo
lãnh trên cơ sở các hồ sơ và quyền thẩm định, kiểm tra giám sát các khoản trong và
sau khi cho vay phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí
đầy đủ đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký, theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt
buộc, theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn, thực hiện
các biện pháp và tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ này; Cập
nhật, phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định; Quản lý các
khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo; Theo dõi việc trích lập dự phòng
rủi ro theo quy định.
2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO
DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
Trong hoạt động cho vay của mình thì Sở giao dịch I luôn đặt tiêu chí an
toàn lên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu đó thì hiện nay ngân hàng đã áp dụng đầy

đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của Nghị định
178/1999/NĐ-CP là thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh
bằng tài sản của bên thứ ba. Sau đây chúng ta xem xét bảng số liệu về tỷ trọng dư
nợ cho vay có phân theo tính chất bảo đảm để có thể thấy rõ được thực trạng của
hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I trong những năm 2003-2005. Từ đó,
phân tích xu hướng phát triển của Sở trong những năm tới.
Bảng 1: Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo tính chất bảo đảm
Đơn vị: Tỷ đồng
Hình thức cho vay
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Đảm bảo bằng TS 596 39,8 1016 42,1 1113 39,9
Đảm bảo bằng uy tín của
khách hàng vay
901 60,2 1398 57,9 1675 60,1
Tổng dư nợ 1.479 100 2.414 100 2.788 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)
Ta có thể thấy dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng lên, năm 2004
tăng 420 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng với 70,47%, năm 2005 tăng 97 tỷ
đồng so với năm 2003 tương ứng với 9,55%. Điều này chứng tỏ rằng Sở giao dịch
I đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các đối tượng nên đòi hỏi phải có hoạt
động bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Do đó, ở Sở vấn đề bảo đảm tiền vay bằng tài

sản đang dần tăng lên để đáp ứng được với nhu cầu an toàn trong cho vay của ngân
hàng, đồng thời cũng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng. Hiện nay, Sở giao dịch I
đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia vay vốn có sử dụng các hình thức bảo
đảm tiền vay.
Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng vấn đề cho vay dựa trên sự đảm bảo bằng uy
tín chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Điều này là do
Sở giao dịch I cho vay dựa trên đảm bảo bằng uy tín chủ yếu là các khách hàng lớn
quen thuộc với ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước lớn theo sự chỉ định của
Chính phủ.
Tuy nhiên, trên thực tế thì trong ba hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản
như: thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của
bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì ngân hàng chủ yếu sử
dụng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay.
2.1. Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay
Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng
vay là một hình thức phổ biến mà các ngân hàng thường áp dụng để bảo đảm cho
các món cho vay của mình. Đây là hình thức bảo đảm phù hợp với nhiều loại hình
doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình.
Ở Sở giao dịch I, việc áp dụng các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm
cố, thế chấp được áp dúng theo các quy định mà Ngân hàng Công thương ban
hành. Khách hàng của Sở giao dịch I chủ yếu cầm cố các tài sản là: sổ tiết kiệm,
máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu…để
bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi nhanh. Còn đối với các loại
tài sản được dùng để thế chấp như: nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc, dây
chuyền công nghệ, phương tiện vận tải như ô tô…
Sở giao dịch I chủ yếu cho vay dựa trên các hình thức cầm cố, thế chấp.
Hình thức này chiếm khoảng 62% trong tổng cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Bảng 2: Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách
hàng vay tại Sở giao dịch I năm 2005
Đơn vị: tỷ đồng

Loại tài sản Dư nợ Tỷ trọng (%)
Máy móc, dây chuyền công nghệ 302,94 43,9
Nhà ở, quyền sử dụng đất 372,63 54
Giấy tờ có giá và tài sản bảo đảm khác 14,49 2,1
Tổng 690,06 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay năm 2005 tại Sở giao dịch I)
Như vậy, ta thấy khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay có bảo đảm
bằng cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay thì ngân hàng sử dụng nhà đất để
thế chấp là chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 54%. Hình thức này chiếm tỷ trọng cao
là do đây là loại tài sản có giá trị cao nên khi khách hàng đem thế chấp sẽ được
ngân hàng cho vay một số tiền lớn tương đương với tỷ lệ % cho vay theo quy định,
đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, thế chấp tài sản thì sẽ
không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của khách hàng vay
nên đây là hình thức được ưa chuộng nhất.
ở Sở giao dịch I, dư nợ cho vay đối với loại tài sản dùng để cầm cố là giấy tờ
có giá và cầm cố, thế chấp bằng các tài sản bảo đảm khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ,
khoảng 2,1%. Giấy tờ có giá mà Sở sử dụng là sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu…
nhưng trong đó sổ tiết kiệm là tài sản được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 90%
trong tổng số dư nợ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Việc cầm cố
đối với cổ phiếu chiếm tỷ lệ thấp vì do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực
sự phát triển nên số lượng cổ phiếu trên thị trường chưa nhiều, chất lượng cũng
chưa cao. Do đó đã không kích thích được khách hàng tham gia nhiều vào thị
trường này nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay.
Các tài sản bảo đảm khác như ô tô, thiết bị thường dùng để thế chấp nhưng
hình thức chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì các ngân hàng thường rất thận trọng khi quyết
định cho vay theo hình thức này. Nguyên nhân là do những tài sản thế chấp này
theo quy định thì vẫn có thể được để lại để khách hàng vay sử dụng nên sẽ có sự
hao mòn vô hình theo thời gian, và điều đó sẽ làm giảm giá trị của tài sản thế chấp.
Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc tạo ra những sản phẩm
mới tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn sẽ dần đào thải các sản phẩm cũ. Điều này cũng gây

ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm trên thị trường. Do đó, khi sử dụng hình thức
này đòi hỏi ngân hàng phải có các chuyên gia có kinh nghiệm về thẩm định tài sản.
2.2. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Bảng 3: Tình hình dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba tại
Sở giao dịch I từ 2003-2005
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ
ba (1)
157,94 290,58 345,03
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản (2) 596 1016 1113
Tỷ trọng (1/2) 26,5% 28,6% 31%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)
Ta thấy dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
chiếm tỷ trọng khá cao so với dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Trong
khoảng thời gian từ năm 2003-2005 tỷ trọng của dư nợ cho vay có bảo đảm bằng
tài sản của bên thứ ba có xu hướng tăng lên. Năm 2003, dư nợ cho vay có bảo đảm
bằng tài sản của bên thứ ba chiếm 26,5% so với tổng dư nợ cho vay có bảo đảm
bằng tài sản, đến năm 2004 tỷ trọng đó tăng 28,6% và đến năm 2005 thì đạt
khoảng 31%. Đây là hình thức bảo đảm tiền vay tương đối an toàn. Để được áp
dụng hình thức này thì bên bảo lãnh phải thoả mãn một số điều kiện quy định và
phải chịu trách nhiệm về khoản vay của khách hàng đối với ngân hàng thì mới
được đứng ra bảo lãnh. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho mình thì bên bảo lãnh
phải hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên được bảo lãnh để
tránh rủi ro phải thanh toán hộ cho khách hàng vay vốn.
ở Sở giao dịch I, tỷ trọng này chiếm tỷ trọng khá lớn là do khách hàng của
Sở khá nhiều là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh
nghiệp tư nhân. Đây là hình thức bảo đảm mà các khách hàng này thường áp dụng
khi vay vốn.
2.3. Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay

Biểu 1: Dư nợ cho vay đảm bảo bằng uy tín
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín của khách hàng vay ở Sở giao dịch I
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Sở. Từ năm 2003-2005, dư
nợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ, năm
2005 đạt 60,1%. Cho vay có bảo đảm bằng uy tín là hình thức cho vay có độ rủi ro
lớn song ở Sở giao dịch I thì nó lại chiếm tỷ trọng cao nhất. Bởi vì do khách hàng
của Sở chủ yếu là các tổng công ty nhà nước, các khách hàng truyền thống có uy
tín cao đối với ngân hàng, có năng lực tài chính tốt. Ngoài ra Sở còn có một tỷ lệ
cho vay theo sự chỉ định của Chính phủ vì Sở giao dịch I nằm trong hệ thống Ngân
hàng Công thương Việt Nam.
Để có thể thực hiện tốt hoạt động cho vay theo hình thức này thì Sở phải có
một chính sách thẩm định khách hàng tốt, phải lựa chọn được những khách hàng
có đủ tiêu chuẩn, thoả mãn các điều kiện theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, Sở
cũng đã xây dựng bảng chấm điểm khách hàng theo tiêu chuẩn do Ngân hàng
Công thương Việt Nam đặt ra để lựa chọn được những khách hàng tiềm năng trên
mọi lĩnh vực, ở mọi thành phần kinh tế. Như vậy, khi ngân hàng quyết định cho
vay dựa trên năng lực, uy tín của khách hàng vay thì ngân hàng đã giảm thiểu được
các thủ tục về tài sản trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Ở Sở giao dịch I, tỷ lệ nợ quá hạn của hình thức cho vay có bảo đảm bằng
uy tín này là 0% trong cả khoảng thời gian 2003-2005. Điều đó chứng tỏ, khách
hàng của Sở là có uy tín cao, đồng thời công tác thẩm định khách hàng của Sở
cũng đã đạt được những kết quả tốt.
2.4. Tình hình quản lý tài sản đảm bảo
Ở Sở giao dịch I vấn đề quản lý tài sản đảm bảo được phân thành 2 trường
hợp, với mỗi loại tài sản bảo đảm sẽ có cách quản lý tài sản bảo đảm riêng và phù
hợp.
- Trường hợp tài sản bảo đảm do khách hàng vay hay bên thứ ba quản lý
hoặc sử dụng thì Sở thực hiện quản lý như sau:
Trường hợp tài sản bảo đảm có số lượng lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp

hoặc việc kiểm tra đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và sức lao động thì cán bộ tín
dụng cần chủ động đề xuất bổ sung cán bộ cùng kiểm tra kể cả việc đề xuất
trưởng/phó phòng cùng tham gia kiểm tra tài sản bảo đảm.
Cán bộ tín dụng cần thu thập và lưu giữ hồ sơ, các loại giấy tờ khác liên
quan đến tài sản bảo đảm, chứng minh tình trạng hiện tại của tài sản một cách đầy
đủ.

×