Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH NGÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.57 KB, 30 trang )

HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH NGÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
1.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Định nghĩa về công ty chứng khoán
Để hình và phát triển TTCK có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là
các chủ thể tham gia kinh doanh trên TTCK. Mục tiêu của việc hình thành TTCK
là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản
cho các loại chứng khoán. Do vậy để thúc đẩy TTCK hoạt động một cách có trật
tự, công bằng và có hiệu quả phải có sự ra đời và hoạt động của các CTCK. Lịch
sử hình thành và phát triển của TTCK trên thế giới cho thấy tiền sử của TTCK,
các nhà môi giới hoạt động cá nhân độc lập với nhau. Sau này cùng với sự phát
triển của TTCK, chức năng và qui mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới
tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các CTCK là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi
giới bán lẻ.
Hiện nay vẫn chưa thực sự có một định nghĩa nào thật sự rõ ràng về công
ty chứng khoán, nhưng có một định nghĩa được xem là chấp nhận rộng rãi và phổ
biến nhất có lẽ là
“Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các
nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán”
1.1.2 Mô hình của công ty chứng khoán
Hoạt động của các CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh
nghiệp sản xuất hay thương mại thông thưòng vì CTCK là một loại hình định chế
tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó cũng có
nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK ở mỗi
nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc điểm của hệ thống tài chính và sự
cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên ta có
thể khái quát được hai mô hình phổ biến hiện nay là:
• Mô hình chuyên doanh kinh doanh chứng khoán: Theo mô hình này
công ty chứng khoán chỉ thực hiện 2 loại dịch vụ duy nhất là thực hiện lệnh và
thanh toán khi lệnh mua/bán của nhà đầu tư đã được "khớp" với 1 hoặc nhiều lệnh
khác. Một trong những ưu điểm chính của các công ty "chuyên doanh" là phí hoa


hồng sẽ thấp hơn khoảng từ 1/2 cho đến 2/3 so với trường hợp các công ty đa năng
kinh doanh chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng dịch vụ của các công ty này
khi bạn là một nhà đầu tư nhạy bén, có khả năng nắm bắt cũng như phân tích thông
tin một cách nhanh nhạy và chính xác và tự mình ra quyết định đầu tư mà không
cần sự tư vấn nào của các chuyên gia cả
• Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán: Ngoài việc cung cấp 2 loại
dịch vụ kể trên, còn cung cấp các dịch vụ khác như: phát hành các bản nghiên cứu
tình hình đầu tư do các chuyên viên phân tích của phòng nghiên cứu soạn thảo,
cung cấp dịch vụ quản lý tài sản , tư vấn đầu tư , giúp lập các dự toán tài chính , tư
vấn các biện pháp giảm hoặc tránh thuế, … cho khách hàng, tự doanh cho chính
mình…. Ngày nay, cụm từ "dịch vụ môi giới" đang dần dần được thay bằng thuật
ngữ "các dịch vụ tài chính" do các dịch vụ mà nhà môi giới cung cấp cho khách
hàng ngày càng được mở rộng. Như vậy mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán
là mô hình cung cấp cho khách hành không chỉ những dịch vụ mua, bán thanh toán
cho khách hàng mà còn hỗ trợ cho khách hàng về các dịch vụ tư vấn, ngoài ra công
ty cũng có thể tự kinh doanh cho chính mình. Mô hình này đang được áp dụng phổ
biến tại Việt Nam.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
1.1.3.1 Tổ chức của các công ty chứng khoán
Có 3 loại hình tổ chức của CTCK cơ bản là : Công ty hợp danh, Công ty
TNHH và công ty cổ phần
• Công ty hợp danh
- Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên
- Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý công ty gọi là
thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức là
phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài
sản của mình. Ngược lại các thành viên không tham gia điều hành công ty được
gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu với những khoản nợ của công ty giới hạn
trong số vốn họ góp của họ.
- Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới hạn

trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Đây là công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số
vốn mà họ đã góp. Vì vậy điều này sẽ làm giảm áp lực với người đầu tư
- Mặt khác, về phương diện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn
so với công ty hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động
hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.
Vì những lý do trên nên rất nhiều CTCK hiện nay hoạt động dưới hình thức
Công ty TNHH
• Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ
đông.
- Đại hội cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị này sẽ
ra các chính sách, quyết định của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ
quản lý khác để điều hành công ty theo các chiến lược công ty đã đề ra.
- Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty, mà thể
hiện quyền lợi của người sở hữu đối với tài sản của công ty.
- Công ty vẫn tồn tại khi mà quyền sở hữu của công ty thay đổi.
Công ty cổ phần có một số ưu điểm hơn các mô hình công ty trên là:
+ Đây là một loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc
thay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời.
+ Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được hạn chế ở mức nhất
định. Nếu như công ty thua lỗ và phá sản, cổ đông chỉ bị thiệt hại ở mức vốn đầu tư
cho công ty.
+ Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua
bán cổ phiếu.
+ Ngoài ra, đối với CTCK , nếu tổ chức theo hình thức công ty cổ phần
được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thì coi như họ đã được miễn phí
quảng cáo
+ Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn

hai hình thức trên.
Do có rất nhiều ưu điểm như vậy, nên ngày nay các CTCK chủ yếu tồn tại
dưới hình thức công ty cổ phần (như Hàn Quốc chẳng hạn) còn qui định CTCK là
công ty cổ phần.
1.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ chứng khoán
mà công ty thực hiện cũng như qui mô hoạt động kinh doanh của nó. Tuy nhiên,
chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia ra
làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà CTCK đảm nhận:
• Khối nghiệp vụ (front office): Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh
và dịch vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng
nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Khối
này thường do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách. Tương ứng với các nghiệp vụ
của khối này sẽ có những bộ phận phòng ban nhất định:
+ Phòng môi giới
+ Phòng tự doanh
+ phòng bảo lãnh phát hành
+ phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư
+ Phòng tư vấn đầu tư
+ Phòng tư vấn tài chính cho công ty
Bảng 1.1: Sơ đồ khối sự nghiệp
Phó giám đốc điều hành khối 1
Phòng
Môi
gíơi
Phòng
Tự
doanh
Phòng
Bão

lãnh
phát
hành
Phòng

vấn
đầu

Phong Quản

quĩ
đầu

Phòng

vấn
tài
chính
công
ty
Phòng
Thanh
toán

lưu trữ
chứng khoán
Phòng
quản lý thu nhập chứng
khoán
Phòng ủy quyền

Phòng cho vay chứng khoán
• Khối phụ trợ (back office): Là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp
vụ kinh doanh, nhưng nó không thể thiếu được trong vận hành của CTCK vì hoạt
động của nó mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ. Khối này cũng do một
giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối 1
Bảng 1.2: Sơ đồi khối phụ trợ
Phó giám đốc điều hành khối 2
Phòng nghiên cứu phát triển
Phòng hành chính và tổ chức
Phòng thông tin và phân tích chứng khoán
Phòng ngân quĩ
Phòng kế toán
Phòng ký quĩ( quản lý tài khoản vay mua)
Phòng hạch toán tín dụng
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng phát triển sản phẩm mới
Phòng máy tính tin học
Phòng pháp chế
(bảng 2)
(Các phòng có mũi tên liền nét chỉ những phòng không thể thiếu trong công
ty chứng khoán. Các phòng có mũi tên nét rời là các phòng phụ trợ, có thể có hoặc
không thể có tuy từng CTCK )
Ngoài sự phân biệt rõ ràng như vậy, do mức độ phát triển của CTCK và
TTCK mà có thể có thêm các bộ phận khác như: mạng lưới chi nhánh, văn phòng
trong và ngoài nước, văn phòng đại lý…
1.1.4 Hoạt động của các công ty chứng khoán
1.1.4.1 Hoạt động nghiệp vụ
• Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là hoạt động
kinh doanh chứng khoán trong đó CTCK đại diện cho khách hàng giao dịch thông
qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính

khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch ấy.
Nghiệp vụ môi giới có 2 nhiệm vụ chính là:
+ Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư, cung cấp cho khách
hàng các báo cáo nghiên cứu và các kiến nghị đầu tư
+ Nối liền những người bán và những người mua: Đem đến cho khách hàng
tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính.
• Nghiệp vụ tự doanh: tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch
mua bán chứng khoán cho chính mình.
Hoạt động tự doanh của CTCK có thể thực hiện trên các thị trường giao dịch
tập trung (trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán), hoặc trên
thị trường OTC,…Trên thị trường giao dịch tập trung, lệnh giao dịch của CTCK
được đưa vào hệ thống và thực hiện như lệnh giao dịch của khách hàng. Trên thị
trường OTC các hoạt động này có thể được giao dịch trực tiếp giữa công ty với đối
tác hoặc qua hệ thống mạng thông tin. Tại một số nước, hoạt động tự doanh của
các CTCK còn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường (như Mỹ).
Trong hoạt động này, CTCK đóng vai nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng
nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với khách hàng nhằm
hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá.
• Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Để thực hiện các đợt chào bán chứng
khoán ra công chúng đòi hỏi tổ chức phát hành phải cần đến các CTCK tư vấn cho
đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng. Đây
chính là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các CTCK và là nghiệp vụ chiếm doanh
thu khá cao trong tổng doanh thu của công ty chứng khoán.
Nghiệp vụ bão lãnh là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát
hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối
chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu phát hành. Trên
TTCK, tổ chức bảo lãnh phát hành không chỉ có CTCK mà còn bao gồm các định
chế tài chính khác như Ngân hàng đầu tư, những thông thường việc CTCK nhận
bảo lãnh phát hành kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn các Ngân hàng
đứng ra nhận bảo lãnh phát hành (hoặc thành lập tổ chức bảo lãnh phát hành) sau

đó chuyển phân phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các thành viên
khác
• Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Đây là nghiệp vụ quản lý vốn ủy
thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm
sinh lợi cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn
mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng ủy thác tiền cho CTCK
thay mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay một nguyên tắc đã được
khách chấp thuận hoặc yêu cầu (mức lợi nhuận kỳ vọng; rủi ro có thể chấp nhận…)
• Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: Cũng như các loại hình tư vấn
khác, tư vấn đầu tư chứng khoán là công việc CTCK thông qua hoạt động phân
tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số
công việc dịch vụ khác liên quan tới phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho
khách hàng. Hoạt động tư vấn chứng khoán có thể được phân loại theo các chỉ tiêu
sau:
+ theo hình thức của hoạt dộng tư vấn: bao gồm tư vấn trực tiếp (gặp gỡ
khách hàng trực tiếp hoặc thông qua thư tư, điện thoại) tư vấn gián tiếp (thông qua
các ấn phẩm, sách báo) để tư vấn cho khách hàng
+ theo mức độ ủy quyền của tư vấn: Bao gồm tư vấn gợi ý (gợi ý cho
khách hàng về phương cách đầu tư hợp lý, quyết định đầu tư của khách hàng) và tư
vấn ủy quyền (vừa tư vấn vừa quyết định theo sự phân cấp, ủy quyền thực hiện của
khách hàng).
+ Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: Bao gồm tư vấn cho người phát
hành (tư vấn cho tổ chức dự kiến phát hành: cách thức, hình thức phát hành, xậy
dựng hồ sơ, bản cáo bạch…Và giúp cho tổ chức phát hành trong việc tổ chức bão
lãnh, phân phối chứng khoán) và tư vấn đầu tư (tư vấn cho khách hàng đầu tư
chứng khoán trên thị trường thứ cấp về giá, thời hạn, định hướng đầu tư vào các
loại chứng khoán ..
• Các nghiệp vụ phụ trợ
+ Lưu kí chứng khoán: Là việc lưu giữ, bão quản chứng khoán của khách
hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. Khi thực hiện dịch vụ lưu ký

chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ nhận được các khoản thu phí lưu kí chứng
khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.
+ Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): Xuất việc từ việc
lưu kí chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu
lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho
khách hàng thông qua tài khoản mở của khách hàng.
+ Nghiệp vụ tín dụng: Đối với các thị trường chứng khoán phát triển, bên
cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, CTCK
còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán
khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp
vụ mua ký quĩ.
+ Nghiệp vụ quản lý quỹ: ở một số TTCK, pháp luật còn cho phép CTCK
được quản lý được thực hiện nghiệp vụ quản lý quĩ đầu tư. Theo đó, CTCK cử đại
diện của mình để quản lý quĩ đầu tư. Theo đó, CTCK cử đại diện của mình để quản
lý quĩ và sử dụng vốn và sử tài sản của quĩ để đầu tư để đầu tư . CTCK được thu
phí dịch vụ quản lý quĩ đầu tư
1.1.4.2 Hoạt động tài chính
Giống như các công ty khác, hoạt động tài chính của công ty chứng khoán
cũng bao gồm việc xác định kinh doanh cái gì để thu lợi nhuận, sử dụng các loại tài
sản cố định gì; lấy nguồn tài chính dài hạn nào để chi phí cho khoản đầu tư của
mình (đi vay hay gọi thêm cổ đông), quản lý các hoạt động thu chi, thanh toán cho
khách hàng như thế nào. Hoạt động tài chính có quan trọng mật thiết với hoạt động
nghiệp vụ. Số lượng nghiệp vụ và qui mô kinh doanh lớn thế nào thì ứng với nó là
mảng tài chính công ty như vậy. Hoạt đông tài chính của công ty bao gồm các hoạt
động chính như sau:
• Vốn của CTCK : Vốn của CTCK nhiều hay ít phụ thuộc vào tài sản cần
tài trợ, mà các tài sản này được quyết định bởi nghiệp vụ mà nó thực hiện ,như bảo
lãnh phát hành, tự doanh chứng khoán là hình thức kinh doanh rất cần nhiều vốn,
bởi vì CTCK cần phải duy trì số lượng các các loại chứng khoán mà bản thân giá
của các công cụ thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu) thì luôn biến động mạnh, còn

hoạt động môi giới, thực hiện quản lý tiền, tư vấn… thì không cần vốn lớn. Vì vậy
hoạt động tài chính vốn CTCK là làm thể nào có một cơ cấu vốn hợp lý (tỷ lệ nợ
và vốn chủ hợp lý…) và tìm kiếm các nguồn tài trợ cho vốn của công ty (phát hành
cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ …).
• Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Trong quản lý vốn của công ty
ngoài việc xác định tỷ lệ cơ cấu vốn như trên, các CTCK cần phải duy trì một mức

×