Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đáp án HSG Lịch sử lớp 11 Quảng Bình 2017-2018 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.33 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH </b>


---

<b>KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018 Khóa ngày 22 tháng 3 năm 2018 </b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 THPT </b>
<i> (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)</i>
<b>I. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM </b>


1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, thí sinh có thể trình bày
chi tiết nhưng phải đảm bảo chính xác, lơgíc,…tuỳ mức độ để cho điểm cho phù hợp. <b>Phần nội </b>
<b>dung trong ngoặc đơn khơng nhất thiết u cầu học sinh phải trình bày</b>.


2. Điểm tồn bài tính đến 0,25 điểm.


<b>II. TĨM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM</b>


<b>NỘI DUNG </b> <b>ĐIỂM </b>


<b>Câu 1:</b> <i>Bằng các kiến thức đã học, hãy chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của các cuộc cách </i>
<i>mạng tư sản thời cận đại. Biểu hiện cụ thể của những nhiệm vụ ấy. Cho ví dụ minh </i>
<i>hoạ.</i>


<b>1.5 </b>


- Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại thường thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là


nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ. 0.5


- Biểu hiện cụ thể:



+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất thị trường, bảo vệ độc lập dân tộc, chống thực dân...


tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản. 0.25


+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản có quốc


hội và hiến pháp, mỗi người dân có quyền tự do... 0.25


- Ví dụ: Lấy một số cuộc CMTS tiêu biểu như CMTS Anh, Pháp, Đức,…(Cách mạng
tư sản Pháp vừa bảo vệ độc lập dân tộc vừa thực hiện các nhiệm vụ dân chủ như thủ
tiêu chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất...)


0, 5
<b>Câu 2:</b> <i>Qua tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX, giải thích vì sao Nhật thốt khỏi số </i>


<i>phận một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc.</i> <b>2.0 </b>


<i>* Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 </i>


- Chính trị: Chế độ phong kiến đang trong thời kì khủng hoảng, suy yếu. Thiên hoàng


đứng đầu song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân). 0.25


- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa


đã hình thành và phát triển. 0.25


- Xã hội: Vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. 0.25


– Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ đe doạ xâm lược Nhật Bản. 0.25



Trước tình hình đó Nhật có hai lựa chọn, hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến, hoặc
tiến hành duy tân, cải cách. Cuối năm 1867 – đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ sụp đổ.
Thiên hoàng Minh trị sau khi lên ngôi đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ.


0.25


<i>* Nội dung cải cách Minh trị:</i>


Chính trị: ban hành Hiến pháp xác lập chế độ quân chủ lập hiến…; Kinh tế: thống nhất
thị trường, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa...; Giáo dục: thi hành chế độ giáo dục bắt


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

buộc,...; Quân sự: hiện đại hoá quân đội theo kiểu phương Tây.


=> Nhờ những cải cách đó, Nhật Bản đã thốt khỏi số phận trở thành một nước thuộc
địa như các nước trong khu vực. Và chỉ gần 30 năm sau, Nhật có bước phát triển vượt


bậc về công thương nghiêp, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 0.25


<b>Câu 3:</b> <i>Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mĩ có những chuyển biến </i>


<i>quan trọng gì ? Trong đó, chuyển biến nào đáng chú ý nhất ?</i> <b>1.5 </b>


* Những chuyển biến quan trọng.


- Quá trình tập trung tư bản, tập trung sản xuất vào các nhà sản xuất lớn, làm xuất hiện
các công ty độc quyền. Tiêu biểu là Cac-ten và Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tơ-rơt ở
Mĩ…


0.25



- Sự xuất hiện của các liên minh độc quyền quốc tế, chi phối nền kinh tế thế giới. 0.25


- Tập trung sản xuất, tập trung tư bản làm tăng vai trò ngân hàng. Sự dung hợp giữa tư


bản ngân hàng với tư bản công nghiệp đã tạo ra tầng lớp tư bản tài chính. 0.25


- Các nước đế quốc tăng cường đầu tư ra nước ngồi bằng nhiều hình thức khác nhau.


Hoạt động xuất khẩu tư bản chính là một trong những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc. 0.25


- Các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng nhu cầu phát triển khiến


cho sự tranh chấp giữa các nước tư bản ngày càng căng thẳng. 0.25


* Sự tập trung tư bản, tập trung sản xuất làm xuất hiện các công ty độc quyền được
xem là chuyển biến đáng chú ý nhất, nó đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn mới, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.


0.25
<b>Câu 4:</b> <i>Đánh giá về nền hồ bình sau Hội nghị Vec-xai, Nguyên soái Phe-đi-năng </i>


<i>Phốc – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng Minh ở châu Âu đã nói: “Đây khơng phải </i>


<i>là hồ bình. Đây là một cuộc hưu chiến 20 năm”. Ý kiến của em về nhận định trên ?</i> <b>1.5 </b>


- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để lập lại hồ bình và trật tự thế giới, các nước


thắng trận đã triệu tập Hội nghị Véc-xai (18/1/1919). 0.25



- Nền hồ bình thiết lập sau Hội nghị Vec-xai vẫn mang trong lịng nó mầm mống một


cuộc chiến tranh mới, vì mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau. 0.25


- Với Hoà ước Véc-xai, Đức mất đất đai, trả Andát, Loren, bồi thường chiến phí... gây
nên tâm lí bất mãn trong chính quyền và nhân dân. Các thế lực quân phiệt coi đây là
một sự nhục nhã cần phục thù. Mầm mống một cuộc chiến tranh mới xuất hiện.


0.25
- Nhật Bản, Italia là hai nước thắng trận nhưng được quá ít quyền lợi. Cả Đức,Ý, Nhật


đều không thỏa mãn với trật tự Véc-xai, muốn phá bỏ nó để thiết lập một trật tự thế
giới mới có lợi hơn.


0.25
- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) làm cho 3 nước Đức, Italia,


Nhật nhanh chóng đi vào con đường phát xít,...1939 chiến tranh thế giới hai bùng nổ. 0.25


- Như vậy, từ năm 1919 nền hồ bình được lập lại, thế nhưng thực chất đó là thời kì
hưu chiến, đủ để các nước Đức, Italia, Nhật chuẩn bị lực lượng, đưa loài người vào
cuộc chiến tranh mới.


0.25
<b>Câu 5:</b><i>Phân tích thái độ của văn thân, sĩ phu và nhân dân đối với chiếu Cần vương</i>. <b>2.0 </b>
- Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

* <i>Thái độ của văn thân, sĩ phu.</i>


- Là những quan lại, người có học, bị chi phối bởi tư tưởng trung quân ái quốc. Trước


khi chiếu Cần vương ban ra, họ do dự không biết chọn con đường nào giữa trung quân
và ái quốc.


0.5
- Năm 1885, chiếu Cần vương đã đáp ứng nguyện vọng của văn thân, sĩ phu. Lúc này


chống Pháp vừa thể hiện tinh thần yêu nước, vừa thể hiện tư tưởng trung quân. Văn


thân, sĩ phu lập tức hưởng ứng, trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào. 0.5


<i>* Thái độ của quần chúng nhân dân. </i>


- Ít ràng buộc bởi tư tưởng trung quân ái quốc. Khi Pháp xâm lược đứng lên đấu tranh


bảo vệ quê hương đất nước. 0.25


- Chiếu Cần vương ban ra, được văn thân sỹ phu tập hợp, giáo dục, nhân dân đã tham
gia nhiệt tình, đơng đảo và trở thành động lực chính làm nên phong trào Cần vương
cuối thế kỉ XIX ở nước ta.


0.5
<i><b>Câu 6: Làm rõ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế </b></i>


<i>kỷ XIX - đầu thế kỉ XX</i> <b>1.5</b>


- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào chống Pháp ở nước ta diễn ra sơi nổi, liên
tục với nhiều hình thức, … như phong trào Cần vương, phong trào nông dân Yên Thế,
phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tuy nhiên, các phong trào này
đều thất bại.



0.25
- Phong trào Cần vương (1885 - 1896) là phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong


kiến. Do một số hạn chế nên phong trào kết thúc vào năm 1896. Thất bại của phong
trào chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc,
do đó độc lập dân tộc khơng thể gắn liền với chế độ phong kiến.


0.25
- Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913) là phong trào chống Pháp của nông dân


để bảo vệ xóm làng. Phong trào kết thúc sau 30 năm tồn tại với nhiều nguyên nhân
như: chênh lệch lực lượng, thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên tiến…


0.25
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sỹ phu


yêu nước tiến bộ khởi xướng (Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân). Phong trào
này do thiếu cơ sở xã hội, thiếu đường lối đúng đắn…nên cũng thất bại.


0.25
- Mặc dù do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chung dẫn đến sự thất


bại của các phong trào cuối TK XIX – đầu TK XX là thiếu đường lối đúng đắn, chưa
giải quyết được mối liên hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ…Điều đó chứng tỏ phong
trào giải phóng dân tộc Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối.
Yêu cầu đặt ra cần có một con đường cứu nước mới đáp ứng yêu cầu lịch sử nước ta
lúc bấy giờ.


0.5



</div>

<!--links-->

×