Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án HSG Lịch sử 8 (08-09)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.83 KB, 3 trang )

Hướng dẫn chấm và biểu điểm lịch sử 8
Yêu cầu chung:
+ Bài làm phải đảm bảo tính chính xác, khoa học có phân tích đấnh giá
sự kiện, tránh trường hợp liệt kê sự kiện
+ Có thể cho điểm khuyến khích đối với những bài làm có phần liên hệ
với lịch sử Việt Nam( không quá 0,5 điểm) C1
Câu 1
Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây
(giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) Nhật Bản đã làm gì để thoát khỏi
hoạ xâm lăng, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản rồi
chuỷen sang chủ nghĩa đế quốc?
( 3
điểm)
+ Trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây... Tháng
1/1968, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách trên tát cả các
lĩnh vực ( Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá , giáo dục...)
Về chính trị:
Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới...
Về kinh tế:
Thống nhất tiền tệ; thống nhất thị trường; tăng cường phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa...
Về quân sự:
Tổ chức quân theo kiểu phương Tây; chế độ nghĩa vụ...
Về văn hoá -giáo dục Giáo dục: bát buộc;chú trọng nội dung khoa học ;cử
học sinh giỏi đi du học..
Nhận xét:
* Cựôc cải cách Minh Trị được xem là cuộc cách mạng tư sản do liên
minh quý tộc –tư sản tiến hành “từ trên xưống”
ý nghĩa:
+ Cuộc cải cách đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật
thành nước công thương nghiệp phát triển nhất châu á


+ Giữ được độc lập trước sự xâm lược của các nước phương Tây
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2
Trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn từ 1858 đến năm 1884 là quá trình
triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước
quân xâm lược.
7 điểm
a, Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của các hiệp ước đầu hàng mà
triều đình Huế đã ký với thực dân Pháp.
+ Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1.9.1858) Quân
dân ta cùng với phái Chủ chiến trong triều đình Huế đẫ anh dũng chống
trả, bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh...
0,5
điểm
0.5
+ Tại chiến trường Gia Định quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan ...
sau khi Đại Đồn Chí Hoà thất thủ( 23.2.1861), triều đình Huế kí với Pháp
hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862) nhường cho chúng nhiều quyền lợi
ND: - Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ
và đảo Côn Lôn
- Mở 3 cửa biển ( Đà Nẵng, Ba Lát, Quảng Yên) cho Pháp buôn bán
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ
lệnh cấm vận trước đây
- Bồi thường cho Pháp 1 khoản chiến phí tương đương 280 lạng bạc

- Pháp sẽ trả lại tỉnh thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình
buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
+ Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay Pháp nhưng phong trào kháng
Pháp của nhân dân Nam Kỳ vẫn không bị dập tắt họ nổi lên khởi nghĩa ở
khắp nơi...
+ Lơi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế từ ngày 20 đến ngày
24/6/1867, quân Pháp đã chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây không tốn 1 viên
đạn, sau khi chiếm xong Nam Kỳ thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ
nhất ( 1873 ). Khi cược chiến đấu của quân dân Bắc Kỳ đang diễn ra ác
liệt, chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang...Giữa lúc đó thì
triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1876)
ND: - Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ
- Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp
=> Với Hiêp ước này đã làm mất phần quan trọng về chủ quyền lãnh
thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
+ Năm 1882 Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2... chiến thắng Cỗu Giấy lần thứ
2 càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ
chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng ....
+ Sau khi có thêm viện binh và nhân cơ hội vua Tự Đức mất, nội bộ
triều đình đang lục đục, thực dân Pháp đem quân tấn công thẳng vào
Thuận Nam – cửa ngõ kinh thanh Huế....ngày 28/8/1883 triều đình Huế
chấp nhận kí Hiệp ước Quý Mùi ( Hác – măng)
ND: - Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc
Kỳ và Trung Kỳ...
- Triều đình được cai quản vùng đất Trung Kỳ nhưng mọi việc phải thông
qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
1.25
0.25
0.25
0.25

0.25
0.5
0,25
0.25
1.25
- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kỳ thường xuyên kiểm soát những công
việc của quan lại triều đình...
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm.
- Triềi đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
+ Sau khi đã hoàn toàn làm chủ tình thế, chính phủ Pháp lại bắt triều
đình Huế kí kết 1 bản Hiệp ước mới vào ngày 6.6.1884 (Hiệp ước Pa-tơ
nốt) có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác măng, chỉ sửa đổi đôi chút về
ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan
phong kiến bù nhìn
b) Hiệp ước nào đã thay thế chế độ phong kiến triều Nguyễn bằng chế độ
phong kiến ,kéo dài đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Hiệp ước Pa-Tơ-Nốt ( 1884) là hiệp ước bán nước cuối cùng của triều
đình phong kiến nhà Nguyễn cho thực dân Pháp, thay thế chế độ phong
kiến triều Nguyễn bằng chế độ thuộc địa nủa phong kiến, keo dài đến
Cách mang tháng Tám năm 1945.

0.5
1.0

×