Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

bao cao giao duco 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.05 KB, 24 trang )

PHẦN 1
1.SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Quỳnh. Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 25 tháng 10 năm 1987
- Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học
- Lớp GDTH 9A. Khoa Tiểu học Mầm non, trường Đại học Thủ Dầu Một
- Hệ đào tạo: Cao đẳng. Khóa đào tạo: Khóa 09 (2008 – 2011)
- Thực tập dạy học và chủ nhiệm lớp: 2/3
- Tại trường Tiểu học Phú Hòa 1, phường Phú Hòa, TX Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương
- Thời gian thực tập: Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 19/03/2010
2.CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO:
Thời gian Nội dung công việc
Sáng 01/03/2010 -Nghe báo cáo thực tế hoạt động giáo dục của nhà trường
-Gặp giáo viên hướng dẫn và trao đổi về giáo án
Sáng 02/03/2010 -Dự tiết đầu tiên theo Lịch dự giờ và phân công soạn giáo án (đã
được phát trước đó)
-Trao đổi với GV hướng dẫn về tiết học
-Nghe và ghi chép các bước lên lớp giờ Chính tả
Sáng 03/03/2010 -Dự tiết thứ hai (Tập đọc, bài Sơn tinh – Thủy tinh, tiết 2)
-Nghe GV hướng dẫn nêu một số lưu ý về quy trình lên lớp
Sáng 04/03/2010 -Kiến tập tiết Toán đầu tiên
-Nghe GV phụ trách hướng dẫn soạn giáo án
Sáng 05/03/2010 -Làm quen và sinh hoạt lớp thực tập
-Dự giờ tiết chủ nhiệm
Sáng 08/03/2010 -Dự tiết học mẫu thứ tư (Toán – Tìm số bị chia)
Sáng 09/03/2010 -Dự giờ Chính tả duy nhất (Bài Sông Hương – Chính tả nghe viết)
Sáng 10/03/2010 -Dự tiết học mẫu cuối cùng (Toán – Luyện tập)
-Nghe GV hướng dẫn soạn giáo án hoàn chỉnh
Sáng 11/03/2010 -Dự giờ tiết giảng của giáo sinh Trần Phạm Anh Khoa và Nguyễn
Thị Kim Hoa


-Nghe GV hướng dẫn nhận xét
Sáng 12/03/2010 -Lên lớp tiết Chính tả Vì sao cá không biết nói?
-Dự tiết giảng của giáo sinh Phạm Thị Minh Thủy
-Thực tập chủ nhiệm lớp (cả nhóm)
Sáng 15/03/2010 -Dự tiết giảng của giáo sinh Đặng Thị Nhàn
Sáng 16/03/2010 -Hoàn chỉnh kế hoạch chủ nhiệm
Sáng 17/03/2010 -Nộp báo cáo, kế hoạch chủ nhiệm
Sáng 18/03/2010 -Viết nhật kí sư phạm
Sáng 19/03/2010 -Nộp nhật kí
LỜI CẢM ƠN
Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc ngày nào đó mình sẽ trở thành
giáo viên, giáo viên dạy tiểu học lại càng không. Mặc dù ấn tượng về những
cô giáo cấp 1 vẫn hiện diện trong tôi rõ ràng và tốt đẹp, tôi thậm chí không
nhớ hồi ấy mình từng có ý định theo đuổi nghề nghiệp này. Tôi chưa bao giờ
nghiêm túc với những dự định cho tương lai, đến bây giờ vẫn không rõ sau
này sẽ sống bằng nghề gì. Đợt thực tập này đã cho tôi một chọn lựa. Mặc dù
chưa chuẩn bị sẵn sàng, tôi nghĩ sau này mình có thể dạy tốt.
Ba tuần không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để làm quen và kết
bạn với những trò nhỏ của lớp 2/3. Giáo viên hướng dẫn và lớp thực tập đã
tạo không khí thân mật, thoải mái và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi. Tôi thấy
gắn bó với lớp như người chị cả với các em nhỏ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Mùi – giáo viên phụ trách hướng
dẫn thực tập. Trong ba tuần, cô đã tận tình chỉ bảo các bước lên lớp, cách
soạn giáo án, những lưu ý cần thiết, tạo điều kiện cho chúng tôi kết thân với
học sinh. Những kinh nghiệm của cô là kiến thức thực tế vô cùng quý giá
cho hành trang vào nghề của giáo sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Phú Hòa 1 đã
tạo điều kiện tốt nhất cho đợt thực tập của chúng tôi. Lịch kiến tập và thực
tập, việc phổ biến về trường phổ thông, phân công giáo viên phụ trách,…tất
cả đều được chuẩn bị rất chu đáo.

Sự giúp đỡ của cô Lý Thúy Nga – giáo viên trưởng đoàn, là đóng góp
không nhỏ cho thành công của đợt thực tập. Xin chân thành cảm ơn cô.
Cuối cùng, tập thể lớp 2/3 thân thiện, đáng yêu và rất nhiệt tình đã giúp
chúng tôi hoàn thành tiết tập giảng của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do viết báo cáo thực tập:
Giáo dục tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến chặng đường tương lai của các em nói riêng cũng như cả dân tộc nói
chung. Kết quả giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả phối hợp giữa gia
đình, nhà trường và xã hội. Hiện nay, sự phối hợp này chưa đem lại nhân
cách và trí tuệ phát triển hoàn thiện cho tất cả học sinh ở lứa tuổi tiểu học,
chưa kể tình trạng học sinh bỏ học vì nhiều nguyên nhân đang có chiều
hướng gia tăng. Dĩ nhiên, mong muốn một xã hội hoàn hảo là điều không
tưởng, nhưng hạn chế những nhân tố tiêu cực là việc làm khả thi.
Mục tiêu của đợt thực tập sư phạm là giúp sinh viên tìm hiểu môi trường
làm việc trong tương lai, quy trình lên lớp và thực hành giảng dạy học sinh
tiểu học. Sinh viên hiểu rõ hơn tâm – sinh lý của học sinh, từ đó tự rút ra cho
mình bài học kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này, có thể đề xuất giải
pháp phối hợp với gia đình và xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu
học. Thiết thực hơn, giáo sinh có thể tiếp tục định hướng phấn đấu trong
tương lai, quyết định những việc cần làm để trau dồi khả năng sư phạm, có ý
chí tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt quá trình học tập hệ
cao đẳng. Với những kiến thức thu thập và được tổng hợp trong bài báo cáo
này, sinh viên học được cách làm việc khoa học, có hệ thống, chặt chẽ và
linh hoạt. Bản thu hoạch là thành quả lao động nghiêm túc trong suốt ba tuần
thực tập, được thực hiện theo sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường,
giáo viên trưởng đoàn và giáo viên phụ trách. Đây cũng là tường trình của
chúng tôi về những kiến thức thu thập được. Chúng tôi đã có ba tuần đáng
nhớ, tận mắt chứng kiến và học hỏi được nhiều điều từ thực tế giảng dạy đa

dạng, phức tạp. Tin rằng đợt thực tập là trải nghiệm quý giá cho nghề nghiệp
của chúng tôi sau này.
2.Nhiệm vụ và phạm vi của báo cáo thu hoạch:
2.1)Nhiệm vụ:
-Ghi nhận lại kết quả của quá trình thâm nhập thực tế ở trường Tiểu học
Phú Hòa 1 từ ngày 01/03/2010 đến 19/03/2010.
-Lên kế hoạch dự giờ giảng mẫu, dự sinh hoạt chủ nhiệm, đăng kí tiết dạy
thi, chuẩn bị giáo án, thi giảng và lên kế hoạch cho bài báo cáo tổng kết.
-Giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm và tổ chức sinh hoạt cho học sinh
vào cuối tuần.
2.2)Phạm vi:
Do thời gian thực tập chưa đầy một tháng nên bài thu hoạch chỉ giới hạn
trong trường Tiểu học Phú Hòa 1, cụ thể là kết quả thực tập giảng dạy của
bản thân ở lớp 2/3.
3.Lịch trình thực tập sư phạm:
-Ngày 01/03/2010:
+Hiệu trưởng báo cáo thực tế hoạt động của trường
+Nhận Lịch dự giờ và phân công soạn giáo án
+Gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn về giáo án cần soạn
-Ngày 02/03/2010:
+Dự giờ giảng mẫu môn Tập đọc, bài Sơn Tinh – Thủy Tinh, tiết 1
+Nghe và ghi chép quy trình lên lớp giờ Chính tả
-Ngày 03/03/2010:
+Dự giờ môn Tập đọc, bài Sơn Tinh – Thủy Tinh, tiết 2
-Ngày 04/03/2010:
+Dự giờ tiết Toán, bài Giờ, phút
-Ngày 05/03/2010:
+Làm quen và sinh hoạt lớp thực tập
+Dự giờ tiết chủ nhiệm
-Ngày 08/03/2010:

+Dự tiết giảng mẫu môn Toán, bài Tìm số bị chia
-Ngày 09/03/2010:
+Kiến tập giờ Chính tả (Nghe viết), bài Sông Hương
-Ngày 10/03/2010:
+Dự tiết học mẫu cuối cùng , môn Toán, bài Luyện tập
+Nghe GV hướng dẫn soạn giáo án hoàn chỉnh
-Ngày 11/03/2010:
+Dự giờ tiết giảng của giáo sinh Trần Phạm Anh Khoa (Chính tả - Sơn
Tinh – Thủy Tinh) và Nguyễn Thị Kim Hoa (Chính tả - Bé nhìn biển)
+Nghe GV hướng dẫn nhận xét
-Ngày 12/03/2010:
+Lên lớp tiết Chính tả Vì sao cá không biết nói?
+Dự tiết giảng của giáo sinh Phạm Thị Minh Thủy (Chính tả - Kho báu)
+Thực tập chủ nhiệm lớp
-Ngày 15/03/2010:
+Dự tiết giảng của giáo sinh Đặng Thị Nhàn (Chính tả - Cây dừa)
-Ngày 16/03/2010:
+Viết báo cáo thực tập, kế hoạch chủ nhiệm lớp
-Ngày 17/03/2010:
+Nộp báo cáo và kế hoạch chủ nhiệm
-Ngày 18/03/2010:
+Viết nhật kí thực tập sư phạm
-Ngày 19/03/2010:
+Nộp sổ nhật kí
+Tổng kết thực tập sư phạm
4.Kế hoạch cho từng nội dung thực tập sư phạm:
Tìm hiểu thực tế giáo dục:
-Nghe báo cáo tình hình của trường Tiểu học Phú Hòa 1 và địa phương
nơi trường đóng (01/03/2010)
-Lên kế hoạch tự tìm hiểu và ghi chép, thu thập thông tin (01/03/2010 –

16/03/2010)
Thực tập chủ nhiệm lớp 2/3:
-Tiếp xúc với lớp làm chủ nhiệm
-Theo dõi và ghi nhận kết quả thực tập
-Tìm hiểu lý lịch học sinh
-Làm công tác giáo dục tư tưởng, nhắc nhở các em đi học đúng giờ, học
bài và làm bài đầy đủ, chấp hành tốt nội quy của nhà trường
-Lên kế hoạch chủ nhiệm và giảng dạy
Thực tập giảng dạy:
-Kế hoạch dự giờ, giảng mẫu
-Kế hoạch soạn giảng, tập giảng và lên lớp
PHẦN 1
NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1.Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường TH Phú Hòa 1 (phường Phú
Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương):
a)Đặc điểm tình hình:
*Đội ngũ giáo viên:
Đặc điểm CBQL
Giáo viên Nhân viên
Đứng lớp TD MT H – N AV VP BV - PV
Dưới 31t 9 2 1 1 1
Từ 31-40 26 2 1 1 2 1 1
Từ 41-50 2 12 4 2
Trên 50 1 1
Tổng 3 47 4 1 2 3 7 3
Đại học 2 15 1 1 1 1 2
Cao đẳng 10 3 1 2 1
Trung cấp 1 22

Tổng số Đảng viên: 26

Tổng số Đoàn viên: 12
*Học sinh:
Khối Số lớp Số HS Nữ HS khuyết tật
Con thương
binh
HS khó khăn
1 14 577 272 1 21
2 9 347 179 1 2 14
3 9 367 150 1 1 15
4 8 307 168 1 1 15
5 8 284 132 1 3 30
Cộng 48 1909 901 5 7 85
*Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của Sở, Phòng Giáo dục, địa phương
-Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao
-Đội ngũ đạt trình độ trên chuẩn nhiều (CĐ: 10, ĐH: 15)
-Hội Phụ huynh học sinh hoạt động đều, luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
cho trường hoạt động
*Khó khăn:
-Bàn ghế học sinh có nhiều quy cách khác nhau, không đồng nhất, phải
tận dụng tu sửa mới có đủ chỗ ngồi cho học sinh
-Cơ sở xuống cấp, sân trường thường ngập khi có mưa, không có phòng
làm việc của BGH, phải tận dụng phòng học của học sinh
-Môi trường thường xuyên bị ô nhiễm vì những nhà trọ và hàng quán
nằm cạnh trường
-Đồ dùng học tập của học sinh và giáo viên còn thiếu ở khối 1, 2
-Học sinh nơi khác đến tạm trú đông, bị hổng kiến thức nhiều, phụ huynh
ít quan tâm việc học ở nhà
-Tăng số lớp 1, phải mượn tạm cơ sở Phú Hòa 2 để giảng dạy, sĩ số luôn
biến động theo tháng, phụ huynh tự ý cho con về quê không rút hồ sơ

b)Nhiệm vụ năm học 2009 – 2010:
*Duy trì và phát triển số lượng:
-Duy trì và ổn định sĩ số đã tuyển sinh từ đầu năm học
-Nâng cao chất lượng dạy học để góp phần thực hiện nhiệm vụ phổ cập
giáo dục tiểu học
-Phối kết hợp với UBND phường và các tổ chức xã hội để chăm sóc, giáo
dục học sinh nhằm giảm tối đa học sinh lưu ban và bỏ học
*Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức:
Yêu cầu:
-Giáo dục học sinh theo 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định
trong điều lệ trường tiểu học
-Giáo dục học sinh theo chủ đề hàng tháng trong năm học:
+Tháng 9, 10: Nói điều hay, học điều tốt
+Tháng 11: Kính yêu thầy giáo, cô giáo
+Tháng 12: Nhớ ơn bộ đội cụ Hồ
+Tháng 1, 2: Truyền thống sinh viên, học sinh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×