Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ may đến độ nhăn đường may trên vải lụa tơ tằm Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ
CÔNG NGHỆ MAY ĐẾN ĐỘ NHĂN ĐƯỜNG MAY TRÊN
VẢI LỤA TƠ TẰM VIỆT NAM

NGÀNH : CÔNG NGHỆ DỆT MAY
MÃ SỐ

:

Người thực hiện NGUYỄN THỊ MỸ CHIÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN

HÀ NỘI, 2008


MỤC LỤC
Lời mở đầu .................................................................................................... 1
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan ................................................................. 3
1.1 Giới thiệu chung về vải lụa tơ tằm ...................................................... 3
1.1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển .................................................... 3
1.1.2 Thành phần, cấu trúc ............................................................... 5
1.1.3 Tính chất của tơ tằm ................................................................ 6
1.1.4 Phân loại vải lụa tơ tằm ........................................................... 11
1.1.4.1


Phân loại theo cấu trúc vải ......................................... 11

1.1.4.2

Phân loại theo phương pháp sản xuất vải ................... 12

1.2 Hiện tượng nhăn đường may ............................................................... 13
1.2.1 Khái niệm ................................................................................ 13
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhăn đường may .......................... 14
1.2.2.1

Ảnh hưởng của các thông số công nghệ may ............. 15

1.2.2.2

Ảnh hưởng của thiết bị may ....................................... 21

1.2.2.3

Ảnh hưởng của vải và chỉ ........................................... 25

1.2.2.4

Ảnh hưởng của các yếu tố khác ................................. 28

1.3 Kết luận chương 1 và hướng nghiên cứu của luận văn ....................... 29
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................... 31
2.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 31
2.1.1 Vải............................................................................................. 31
2.1.2 Chỉ............................................................................................. 32

2.1.3 Đường may ............................................................................... 33
2.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 33


2.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 34
2.3.1 Thí nghiệm bằng phương án quay bậc hai của Box và Hunter 35
2.3.2 Xác định độ nhăn đường may ................................................... 41
2.3.2.1 Thiết bị thí nghiệm ......................................................... 41
2.3.2.2 Thiết lập giá trị các thơng số mắc máy .......................... 43
2.3.2.3 Trình tự thí nghiệm ........................................................ 51
2.3.2.4 Xử lý kết quả thực nghiệm ............................................ 51
2.4 Kết luận ............................................................................................... 63
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận ................................................. 64
3.1 Ảnh hưởng của 3 thông số công nghệ: mật độ mũi may, sức căng chỉ
kim, lực nén chân vịt tới nhăn đường may ....................................................... 64
3.1.1 Vải 1.......................................................................................... 64
3.1.2 Vải 2.......................................................................................... 74
3.1.3 Vải 3.......................................................................................... 83
3.2 So sánh ảnh hưởng của 3 thông số công nghệ may: mật độ mũi may, sức
căng chỉ kim, lực nén chân vịt tới độ nhăn đường may của vải 1, 2 và 3 ......... 93
Kết luận ...... .................................................................................................... 95
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 97


Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công
nghệ may đến độ nhăn đường may trên vải lụa tơ tằm Việt
Nam.”
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan
1.1 Giới thiệu chung về vải lụa tơ tằm

1.1.1

Sơ lược lịch sử phát triển

1.1.2

Thành phần, Cấu trúc

1.1.3

Tính chất của tơ tằm

1.1.4

Phân loại vải lụa tơ tằm

1.1.4.1 Phân loại theo cấu trúc vải
1.1.4.2 Phân loại theo phương pháp sản xuất vải
1.2 Hiện tượng nhăn đường may
1.2.1

Khái niệm

1.2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhăn đường may.

1.2.2.1 Ảnh hưởng của các thông số công nghệ may
1.2.2.2 Ảnh hưởng của thiết bị may
1.2.2.3 Ảnh hưởng của vải và chỉ

1.2.2.4 Ảnh hưởng của các yếu tố khác
1.3 Kết luận chương 1 và hướng nghiên cứu của luận văn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Vải
2.1.2 Chỉ
2.1.3 Đường may


2.2 Nội dung nghiên cứu:
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp quay bậc hai của Box và Hunter
2.3.2 Tiêu chuẩn và thiết bị thí nghiệm
2.3.3 Q trình thực hiện mẫu
2.3.4 Phần mềm trợ giúp tính tốn
2.3.5 Xử lý kết quả thực nghiệm
2.4 Kết luận chương 2
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1 Ảnh hưởng của 3 thông số công nghệ: mật độ mũi may, sức căng chỉ kim,
lực nén chân vịt tới nhăn đường may.
3.2 So sánh ảnh hưởng của 3 thông số công nghệ may: mật độ mũi may, sức
căng chỉ kim, lực nén chân vịt tới độ nhăn đường may của vải 1, 2 và 3
Chương 4: Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Độ bền trung bình và độ dãn của tơ tằm............................................ 7
Bảng 1.2 Độ đàn hồi của tơ tằm ....................................................................... 8
Bảng 1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ................................................ 9

Bảng 2.1 Đặc tính kỹ thuật của vải ................................................................... 31
Bảng 2.2 Mẫu vải thí nghiệm ........................................................................... 32
Bảng 2.3 Giá trị tại tâm và khoảng biến thiên của ba yếu tố công nghệ trong
nghiên cứu thực nghiệm .................................................................................... 35
Bảng 2.4 Trị số cánh tay đòn sao và số điểm thí nghiệm ở tâm phương án quay
đồng đều ............................................................................................................ 36
Bảng 2.5 Giá trị hằng số trong các phương trình .............................................. 38
Bảng 2.6 Ma trận quy hoạch thực nghiệm ma trận quay bậc hai, ba yếu tố ..... 40
Bảng 2.7 Khoảng biến thiên của thông số mật độ mũi may ............................. 44
Bảng 2.8 Điều chỉnh mật độ mũi may theo chiều dài mũi................................ 44
Bảng 2.9 Khoảng biến thiên của thông số sức căng chỉ kim ............................ 46
Bảng 2.10 Khoảng biến thiên của thông số lực nén chân vịt ............................ 49
Bảng 2.11 Điều chỉnh lực nén chân vịt theo chiều cao cột lò xo...................... 50
Bảng 2.12 Các giá trị tính tốn trên ma trận (0y); (1y);….;(23y)..................... 53
Bảng 2.13 Kết quả tính tốn và kiểm tra mức ý nghĩa các hệ số của hàm mục tiêu
độ nhăn đường may ứng với vải 1 – sợi dọc ..................................................... 55
Bảng 2.14 Các biến số độc lập và các mức mã hóa của thông số mắc máy ..... 57
Bảng 2.15 Các thông số mắc máy của quá trình may và kết quả cấp độ nhăn
đường may với vải 1 ( sợi dọc = SS1, sợi ngang = SS1’) .................................. 58


Bảng 2.16 Các thơng số mắc máy của q trình may và kết quả cấp độ nhăn
đường may với vải 2 ( sợi dọc = SS2, sợi ngang = SS2’) .................................. 59
Bảng 2.17 Các thông số mắc máy của quá trình may và kết quả cấp độ nhăn
đường may với vải 3 ( sợi dọc = SS3, sợi ngang = SS3’) .................................. 60
Bảng 2.18 Các hệ số của hàm mục tiêu trong thực nghiệm độ nhăn đường may
ứng với vải 1,2, 3 theo hướng dọc và ngang ..................................................... 61


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Tằm ăn lá dâu – các sản phẩm từ tơ tằm ............................................ 3
Hình 1.2 Kén tằm .............................................................................................. 4
Hình 1.3 Tiết diện ngang của tơ tằm ................................................................. 5
Hình 1.4 Hình ảnh nhăn đường may ................................................................. 14
Hình 1.5 Sóng nhăn đường may do mật độ mũi may lớn ................................. 16
Hình 1.6 Hiện tượng nhăn đường may do mật độ mũi may nhỏ ...................... 16
Hình 1.7 Cấu tạo cụm đồng tiền ....................................................................... 17
Hình 1.8 Mặt cắt vị trí giữa hai lớp nguyên liệu đường may chỉ xích .............. 20
Hình 1.9 Mặt cắt vị trí giữa hai lớp nguyên liệu đường may chỉ thoi .............. 20
Hình 1.10 Cấu tạo kim ...................................................................................... 22
Hình 1.11 Cơ cấu dịch chuyển thanh răng chân vịt .......................................... 22
Hình 1.12 Quá trình dịch chuyển thanh răng .................................................... 23
Hình 1.13 Các sợi vải bị xơ lệch khi chỉ luồn qua ............................................ 26
Hình 2.1 Cấu trúc đường may mũi thoi 301 ..................................................... 33
Hình 2.2 Máy may 1 kim (DDL – 8700 – 7) .................................................... 41
Hình 2.3a Sơ đồ bố trí nguồn sáng và kích thước bảng đánh giá ..................... 42
Hình 2.3b Cấp độ nhăn đường may (cấp độ SS) .............................................. 42
Hình 2.4 Điều chỉnh tốc độ máy ....................................................................... 45
Hình 2.5 Điều chỉnh sức căng chỉ kim .............................................................. 46
Hình 2.6 Điều chỉnh sức căng chỉ thoi (thuyền) ............................................... 47
Hình 2.7 Kiểm tra sức căng chỉ thoi (thuyền) ................................................... 47
Hình 2.8 Kiểm tra sức căng chỉ kim ................................................................ 48
Hình 2.9 Điều chỉnh lực nén chân vịt .............................................................. 49


Hình 3.1: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 1 - sợi dọc. Xét khi lực nén chân vịt bằng 25 (N) ứng với
mức mã hoá 0 .................................................................................................... 65
Hình 3.2: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và lực nén chân vịt tới độ nhăn
đường may ứng với vải 1 - sợi dọc. Xét khi mật độ bằng 5 (mũi/cm) ứng với

mức mã hố 0 .................................................................................................... 66
Hình 3.3: Ảnh hưởng của lực nén chân vịt và mật độ mũi may tới độ nhăn đường
may ứng với vải 1 - sợi dọc. Xét khi sức căng chỉ kim bằng 100 (cN) ứng với
mức mã hố 0 .................................................................................................... 67
Hình 3.4: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 1 - sợi ngang. Xét khi lực nén chân vịt bằng 25 (N) ứng
với mức mã hố 0 .............................................................................................. 69
Hình 3.5: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và lực nén chân vịt tới độ nhăn
đường may ứng với vải 1 - sợi ngang. Xét khi mật độ bằng 5 (mũi/cm) ứng với
mức mã hố 0 .................................................................................................... 70
Hình 3.6: Ảnh hưởng của lực nén chân vịt và mật độ mũi may tới độ nhăn đường
may ứng với vải 1 - sợi ngang. Xét khi sức căng chỉ kim bằng 100 (cN) ứng với
mức mã hố 0 .................................................................................................... 71
Hình 3.7: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 2 - sợi dọc. Xét khi lực nén chân vịt bằng 25 (N) ứng với
mức mã hố 0 .................................................................................................... 74
Hình 3.8: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và lực nén chân vịt tới độ nhăn
đường may ứng với vải 2 - sợi dọc. Xét khi mật độ bằng 5 (mũi/cm) ứng với
mức mã hoá 0 .................................................................................................... 75


Hình 3.9: Ảnh hưởng của lực nén chân vịt và mật độ mũi may tới độ nhăn đường
may ứng với vải 2 - sợi dọc. Xét khi sức căng chỉ kim bằng 100 (cN) ứng với
mức mã hoá 0 ................................................................................................... 76
Hình 3.10: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 2 - sợi ngang. Xét khi lực nén chân vịt bằng 25 (N) ứng
với mức mã hoá 0 .............................................................................................. 78
Hình 3.11: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và lực nén chân vịt tới độ nhăn
đường may ứng với vải 2 - sợi ngang. Xét khi mật độ bằng 5 (mũi/cm) ứng với
mức mã hố 0 .................................................................................................... 79

Hình 3.12: Ảnh hưởng của lực nén chân vịt và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 2 - sợi ngang. Xét khi sức căng chỉ kim bằng 100 (cN)
ứng với mức mã hố 0 ....................................................................................... 81
Hình 3.13: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 3 - sợi dọc. Xét khi lực nén chân vịt bằng 25 (N) ứng với
mức mã hố 0 .................................................................................................... 83
Hình 3.14: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và lực nén chân vịt tới độ nhăn
đường may ứng với vải 3 - sợi dọc. Xét khi mật độ bằng 5 (mũi/cm) ứng với
mức mã hố 0 .................................................................................................... 85
Hình 3.15: Ảnh hưởng của lực nén chân vịt và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 3 - sợi dọc. Xét khi sức căng chỉ kim bằng 100 (cN) ứng
với mức mã hố 0 .............................................................................................. 86
Hình 3.16: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 3 - sợi ngang. Xét khi lực nén chân vịt bằng 25 (N) ứng
với mức mã hoá 0 .............................................................................................. 88


Hình 3.17: Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim và lực nén chân vịt tới độ nhăn
đường may ứng với vải 3 - sợi ngang. Xét khi mật độ bằng 5 (mũi/cm) ứng với
mức mã hố 0 .................................................................................................... 89
Hình 3.18: Ảnh hưởng của lực nén chân vịt và mật độ mũi may tới độ nhăn
đường may ứng với vải 3 - sợi ngang. Xét khi sức căng chỉ kim bằng 100 (cN)
ứng với mức mã hoá 0 ....................................................................................... 90


SUMMARY
This thesis is composed of 3 parts:
Introduction: Reducing seam pucker is one of the measures to improve
considerably the quality of garment product. There are many factors causing
seam pucker. The most common causes are coming from choosing of nonsuitable technological parameters which badly affect seam quality especially of

silk garment products in Vietnam. That is why the Author hopes to contribute by
”A study on the influence of technological clothing parameters on seam pucker
of Vietnamese silk fabrics”.
Research content includes 3 chapters:
Chapter 1 abborded the overview of silk, the main factors affecting seam pucker
such as technological parameters, equipment, material, yam, fabrics and others.
Chapter 2 was dealing with the object,content and research method of the study.
3 kinds of most common silk fabrics in Vietnam having different surface mass
were sewn by diamond-shape sticking 301 in beam and cross-line directions with
same technological parameter conditions. The seam puckers were then evaluated
by SS system. The regression equations between technological parameters and
the seam pucker for those 3 silk fabric samples were found by using 2nd method
of BOX and HUNTER.
Chapter 3 was covering all the research results and discussions from the
experimental results and charts showing strong correlation between SS seam
pucker evaluation and technological parameters.
The result of obtainned after empirical is calculated and synthesize into the table,
comparing the level yet affected of the 3 parameters with the seam pucker of 3
silk fabric samples. Strong relationship between stitch, tensile force of sewing
thread and the force on the foot to the pucker stitching and the seam pucker of
three kinds of silk fabric was found, evaluated and discussed.
Conclusion summerised all the research results proposed the research trend to
follow in the future.


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn được chia làm 3 phần:
Phần mở đầu: Khắc phục nhăn đường may là một trong những giải pháp
để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may mặc. Có nhiều nguyên nhân gây
nhăn đường may, nguyên nhân thường gặp nhất là do lựa chọn thông số công

nghệ chưa phù hợp.
Tác giả thực hiện luận văn với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông
số công nghệ may đến độ nhăn đường may trên vải lụa tơ tằm Việt Nam”.
Phần nội dung: chia làm 3 chương, trong đó:
Chương 1: Tổng quan về vải lụa tơ tằm, các yếu tố ảnh hưởng đến nhăn đường
may: thông số công nghệ, thiết bị, vải, chỉ và các yếu tố khác.
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu 3 loại vải tơ tằm có khối lượng khác nhau, may bằng
đường may mũi thoi 301 theo hai hướng sợi dọc và ngang trong cùng điều kiện
thơng số cơng nghệ may. Sau đó đánh giá đường may để tìm ra cấp độ SS, dùng
phương án quay bậc hai của Box và Hunter để xây dựng phương trình hồi quy.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết quả thu được sau thực nghiệm được tính tốn và tổng hợp thành bảng, vẽ đồ
thị thể hiện mối quan hệ giữa cấp độ SS với các cặp thông số công nghệ. So sánh
mức độ ảnh hưởng của 3 thông số công nghệ tới độ nhăn đường may của 3 loại
vải. Qua đó khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa mật độ mũi may, sức căng chỉ
kim và lực nén chân vịt đến độ nhăn đường may trên cả 3 loại vải nghiên cứu.
Phần kết luận: Rút ra kết luận cụ thể qua quá trình nghiên cứu bằng các
thực nghiệm khoa học và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang từng bước chuyển mình thành
nước cơng nghiệp. Trong đó, ngành dệt may là một trong những ngành chiếm ưu
thế quan trọng, thu hút lực lượng lao động lớn và đem lại kim ngạch xuất khẩu
cao hàng năm.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, trước những cơ hội và thách
thức mới, ngành dệt may Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu cơ bản trong chiến

lược phát triển. Bên cạnh mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng quy
mơ, thì nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may để chiếm lĩnh thị trường là mục
tiêu rất quan trọng.
Sự biến dạng của vật liệu trong quá trình gia công là một trong những
vấn đề quan trọng mà các nhà sản xuất phải đối mặt trong nhiều năm qua. Đặc
biệt với những vật liệu không ổn định như vải, vấn đề sẽ trở nên khó khăn hơn
rất nhiều trong việc xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục và quan
trọng hơn là để đánh giá chất lượng sản phẩm thương mại hàng hóa.
Hiện nay, để nối ghép các chi tiết từ vải dệt, ngoài phương pháp may cịn
có các phương pháp khác như hàn, dán… Tuy nhiên các phương pháp hàn,
dán… bị hạn chế về sử dụng do độ bền của mối ghép khơng cao, tính co giãn của
mối liên kết thấp và chi phí cao. Do đó, phương pháp thực hiện đường liên kết
bằng chỉ trên máy may vẫn được ứng dụng phổ biến. Trong nhiều trường hợp,
đường may có đặc tính cơ học tốt cũng khơng được chấp nhận do hình dạng bên
ngồi khơng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Các nhà sản xuất phải
đương đầu với hàng loạt các vấn đề, trong đó vấn đề thường gặp nhất là “nhăn
đường may”. Đặc biệt khi may trên các loại vải mỏng và nhẹ như tơ tằm, vấn đề

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


-2-

nhăn đường may lại rất phổ biến. Trong khi đó, đây lại là các loại vải thường
dùng để may các mặt hàng cao cấp.
Đã có một số hướng dẫn nhằm tránh nhăn đường may, tuy nhiên vẫn
chưa đạt được một giải pháp rõ ràng do tính phức tạp của vấn đề và ảnh hưởng
qua lại giữa nhiều yếu tố.

Nghiên cứu một cách sâu sắc về ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ
may đến độ nhăn đường may trên các loại vải nói chung và đặc biệt trên vải lụa
tơ tằm là một mảng đề tài lớn, đòi hỏi nhiều cơng sức và thời gian. Do đó trong
khn khổ luận văn này, tôi xin tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của 3 thông số
công nghệ may: mật độ mũi may, sức căng chỉ kim và lực nén chân vịt đến độ
nhăn đường may trên vải lụa tơ tằm sản xuất tại Việt Nam. Trên cơ sở lý luận và
thực nghiệm, rút ra một số kết luận ban đầu nhằm giúp cho việc lựa chọn các
thông số công nghệ may phù hợp để đảm bảo chất lượng ngoại quan đường may
trên sản phẩm.

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


-3-

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung về vải lụa tơ tằm
1.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển
Nghề dệt lụa phát triển rất sớm ở Châu Á, trong đó Trung Quốc là nước
tìm ra cách trồng dâu, ni tằm, lấy kén, ươm tơ, dệt lụa sớm nhất.

Hình 1.1 : Tằm ăn lá dâu - Các sản phẩm từ tơ tằm
Tại Việt Nam nghề dệt lụa có từ lâu đời, theo truyền thuyết lịch sử đời
Hùng Vương thứ VI có nàng cơng chúa xinh đẹp Hồng Phủ Thiều Hoa là người
đầu tiên phát hiện ra giống bướm nâu đẻ nhiều trứng sinh ra loài tằm ăn lá dâu
nhả ra tơ. Công chúa đã đến vùng Cổ Đô, Vân Sa (Ba Vì – Sơn Tây) để dạy cho
dân làng biết trồng dâu, ni tằm, ươm tơ, dệt lụa sau đó truyền cho 60 dân làng
xung quanh.


Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


-4-

Hình 1.2 : Kén tằm
Lụa tơ tằm thuộc loại quý bởi lẽ kỹ thuật chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa vất vả
cơng phu, địi hỏi phải kiên nhẫn. Bắt đầu từ những cái trứng nhỏ li ti, nở ra con
tằm. Trải qua ba thời kỳ lột xác cùng với ba thời kỳ ăn để lớn, bước sang giai
đoạn ăn rỗi.
Thời kỳ ăn rỗi, tằm tiêu thụ một lượng thức ăn bằng 75-80% lượng thức
ăn của cả đời, chúng ăn ngày ăn đêm, và phải được cung cấp đủ thức ăn nếu
khơng thì tằm sẽ khơng thể “chín” để làm kén được. Khi đã chín, tằm lên ổ làm
kén và bắt đầu nhả tơ. Trong hai ngày đêm, con tằm miệt mài nhả tơ cuốn quanh
mình và sẽ nằm yên trong đó khoảng sáu ngày. Sau khi người ta gỡ kén ra thì
tằm biến thành ngài, bắt đầu một quá trình mới: thụ tinh, đẻ trứng. Đẻ hết trứng
thì ngài chết - kết thúc một vòng đời của con tằm. Vòng đời của tằm kéo dài
khoảng từ 25-30 ngày. Kén thu được đem cho vào nước nóng để kéo ra sợi tơ.
Những sợi tơ ấy sẽ được xe với nhau, tùy vào số lượng sợi và số vòng xoắn, tùy
vào kỹ thuật dệt.

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


-5-


Qua quá trình lao động và sáng tạo của con người, sản phẩm từ tơ tằm hết
sức đa dạng, phong phú: vải dùng để may trang phục từ loại trang phục áo dài
yêu cầu mềm nhưng phải phẳng, váy lại cần mềm rủ, đồ tây thì ngược lại: phải
“đứng”… đến rất nhiều các loại sản phẩm khác mà yêu cầu về chất liệu hết sức
khác nhau: khăn, dép, ra giường, áo bọc salon, rèm cửa, hàng lưu niệm…
1.1.2.

Thành phần - cấu trúc
Con tằm nhả tơ theo hai tuyến và nhập lại thành một tơ khi ra khỏi đầu
tằm. Một chất keo gọi là Sericin chảy ra từ hai tuyến bên cạnh kết dính chúng
với nhau thành một sợi tơ.

Hình 1.3 : Tiết diện ngang của tơ tằm
Ngoài fibroin và sericin là những protein thiên nhiên, tơ tằm mộc (tơ sống)
còn chứa một số hợp chất hòa tan trong ête và rượu êtylic, một lượng nhỏ
khoáng chất và chất màu. Tuỳ thuộc vào giống tằm và điều kiện chăn tằm mà
các thành phần chung của kén thay đổi trong một khoảng rộng
Fibroin

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

70-80%

Luận Văn Cao Học


-6-

Sericin


20-30%

Tạp chất tan trong ête

0,4-0,6%

Tạp chất tan trong rượu 1,2-3,3%
Chất khống

1-1,7%

Tiết diện ngang của tơ tằm khơng đều, gần ơvan, đầy đặn, khơng có rãnh
bên trong, có đường kính trung bình 0,178mm. Những tơ nhánh có thể được
phân biệt rõ ràng bên trong vỏ bọc sericin. Chúng có tiết diện hình tam giác. Tơ
tằm đã chuội có bề mặt nhẵn. Đường kính tơ thay đổi theo từng chỗ trung bình
0,0127mm, vào bên trong kén tơ càng mảnh hơn. Màu tơ sống thay đổi từ màu
kem sang màu vàng. Phần lớn màu sắc này là ở trong keo sericin và mất đi khi
chuội tơ. Ánh sáng của tơ xuất hiện sau chuội, nhìn dọc theo chiều dài tơ, các tơ
có dạng hình trụ mỏng, hơi trong suốt và bóng. Quan sát đơi khi có những tơ bị
xoắn lại tạo ra những thớ dọc. Cũng xuất hiện những tơ có ba múi do đó dọc
chiều dài của tơ quan sát thấy một vùng tối hơn tương ứng với múi thứ ba khơng
nhìn thấy, khuất sau hai múi kia. Tơ tằm có độ kết tinh khá cao, mạch phân tử
giãn ra hoàn toàn do đó độ đàn hồi của tơ tằm thấp. Các mạch phân tử tơ tằm
liên kết với nhau rất chặt chẽ cùng với độ kết tinh cao làm cho tơ tằm khá bền.
1.1.3 Tính chất của tơ tằm
 Tính chất cơ lý [13]:
Độ ẩm:

11%


Độ co ở trạng thái ướt:

0,9%

Trọng lượng riêng:

1,3g/cm3

Độ bền tương đối:

5g/Den

Độ giãn ở trạng thái khô:

17-25%

Độ giãn ở trạng thái ướt:

30%

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


-7-

Các kết quả phân tích bằng tia X đã chỉ ra trong fibroin tơ tằm có tỉ lệ tinh thể
cao. Các amino axít với khối lượng phân tử thấp có khả năng kết bó, sắp xếp sát

nhau thành một khối chặt chẽ tạo nên vùng tinh thể. Các mạch polypeptit của
fibroin liên kết với nhau theo chiều ngang chủ yếu bằng lực liên kết hidro phát
sinh giữa các nhóm –CO–NH– và lực van-đéc-van. Còn các đoạn mạch được cấu
tạo từ các axít amin có mạch polypeptit khơng thẳng, có nhiều nhánh là vùng vơ
định hình của tơ. Một mạch polypeptit có thể cùng tham gia tạo thành một vài
vùng tinh thể, giữa các vùng tinh thể là vùng vô định hình. Do mạch phân tử
duỗi thẳng, khơng gấp khúc và mức độ định hướng cao mà sợi tơ tằm có độ bền
đứt cao, độ đàn hồi kém, các phân tử chỉ biến dạng một phần trước khi trượt đi
và đứt. Cũng do cấu tạo của sợi gồm cả các vùng tinh thể định hướng cao và cả
vùng tinh thể vô định hình làm cho tơ tằm có độ bền cao, độ đàn hồi cao so với
các xơ sợi thiên nhiên khác.
Bảng 1.1: Độ bền trung bình và độ dãn của tơ tằm
Tơ tằm

Độ bền (gl)

Độ bền tương đối

Độ giãn (%)

(gl/D)
Tuyến tơ
Tơ sống

8 – 16

3,3 – 3,9

13 – 18


14 D

43 – 59

3,3 – 4,2

17 – 21

21 D

70 – 90

3,4 – 4,3

18 – 23

90 – 99

4,0 – 4,4

16 – 20

Tơ chuội (14D chập
đôi)

- Tơ sống ướt giảm đi 10 – 15 % độ bền của nó nhưng độ giãn tăng lên
20%.

Nguyễn Thị Mỹ Chiên


Luận Văn Cao Học


-8-

- Khi xử lý keo làm giảm gần 15% độ bền và độ giãn.
- Đối với tơ sống có độ ẩm 6 – 8 %, độ bền tơ là lớn nhất. Nếu độ ẩm của tơ
tăng lên thì độ bền giảm và độ giãn lại tăng lên. Tơ chuội cũng tuân theo
quy luật độ bền tơ chuội giảm tương ứng với sự tăng dần độ ẩm của tơ và
độ ẩm của tơ chuội giảm dưới 8% thì độ bền tơ giảm đáng kể. Độ giãn của
tơ chuội đôi khi giảm nếu tơ bị ẩm quá lớn.
- Tính đàn hồi của tơ tằm là một trong những tính chất quan trọng có quan
hệ đến q trình gia cơng và sử dụng trong may mặc. Độ đàn hồi của tơ
tằm liên quan đến tính chất đề kháng lại năng lượng cần thiết cho việc làm
thay đổi hình dạng và tính chất phục hồi hình dạng ban đầu của tơ.
Bảng 1.2: Độ đàn hồi của tơ tằm
Loại tơ

Độ biến dạng đàn hồi

Độ đàn hồi

Tơ sống

42,2%

33,8 – 55%

- Độ ẩm của tơ tằm 11% trong điều kiện mơi trường chuẩn. Tơ tằm có thể
hút ẩm đến 1/3 khối lượng của nó nhưng cảm giác sờ tay vẫn không thấy

ẩm, khi hút ẩm tơ được gia nhiệt thêm. Đó là lý do tại sao khi mặc tơ tằm
lại mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông và mặc vải tơ tằm sát da ta có
cảm giác thoải mái dễ chịu.
- Nhiệt dung riêng 1,34 – 1,38 J/goC
- Phân tử lượng khoảng 70.000 – 100.000 đơn vị ơxy
- Đun nóng tơ tằm sau 170oC bị phá hủy nhanh, dễ bị ơxy hóa bởi ơxy của
khơng khí

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


-9-

Bảng 1.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian
Vật

20 0C

100 0C

100 0C

130 0C

130 0C

liệu dệt


khơng

20 ngày

80 ngày

20 ngày

80 ngày

73%

39%

-

-

nóng
Tơ tằm

100%
(bền)

- Tơ tằm dẫn điện kém. Có thể dùng làm vật liệu cách điện
- Tương đối bền với vi khuẩn tuy nhiên nếu bị vi khuẩn phá hoại sẽ làm tơ
tằm xỉn màu và độ bóng giảm.
 Tính chất hóa học:
- Tơ tằm khơng hịa tan trong nước và chịu ảnh hưởng của nước sôi tốt hơn
len, nếu kéo dài sẽ giảm độ bền.

- Tơ tằm hấp thụ dễ dàng một số muối có trong nước.
- Khơng bền với các chất tẩy trắng như: hydro peroxit, hypoclorit.
- Axit lỗng khơng ảnh hưởng xấu đến tơ tằm. Axít mạnh làm phân hủy
fibroin của tơ tằm thành những axít amin.
- Kiềm yếu không gây ảnh hưởng cho tơ tằm nhưng nếu là caustie alkali
đậm đặc thì phá hủy độ ánh bóng, độ bền của tơ tằm, có thể hịa tan tơ
tằm.
 Tính chất đặc trưng :
-

Cảm giác sờ tay: Từ cơng trình nghiên cứu của mình giáo sư Kawabata đã
chỉ ra vải lụa tơ tằm dệt thoi từ sợi filament chuội sau khi dệt có cảm giác
sờ tay rất đặc biệt: mềm mại, xốp và cảm giác đầy tay.

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


- 10 -

- Tác giả Lindberg J.[29] khi nghiên cứu về cảm giác sờ tay của vải đã đưa
ra kết luận: một trong những tính chất khác biệt giữa vải lụa tơ tằm và vải
sợi tổng hợp giả tơ là tính chất sờ tay của vải. Điều đầu tiên là sự khác biệt
lớn về độ co của vải lụa tơ tằm lớn hơn 2,5-5 lần so với vải polyester. Độ
cứng uốn của vải polyester cao hơn 5-6 lần so với vải lụa tơ tằm. Đều này
cũng có nghĩa là lực làm uốn xơ của vải lụa tơ tằm rất bé. Với vải lụa tơ
tằm sự chống lại sự trượt của sợi trong vải rất nhỏ, nghĩa là vải có độ dạt
lớn.
- Tác giả Masao Sawaji đã nghiên cứu và ghi lại được âm thanh phát ra khi

tiếp xúc với vải lụa tơ tằm [32] kết quả như sau: âm thanh sột soạt và kèn
kẹt là âm thanh phát ra khi vải lụa tơ tằm cọ xát với nhau.
- So với các loại xơ sợi khác, tơ tằm có tính chất đặc biệt khi ánh sáng chiếu
vào. Vải lụa tơ tằm có bề mặt bóng láng tuyệt vời mà các loại vải khác
khơng có.
- Khi nghiên cứu cấu trúc của vải lụa tơ tằm dệt thoi, tác giả Kawabata [30]
đã đưa ra kết luận: cấu trúc của vải lụa tơ tằm rất đặc biệt, có tồn tại một
khe hở tại điểm đan giữa sợi dọc và sợi ngang. Chính những khe hở này
làm cho vải tơ mềm, xốp, thơng thống và có thể cũng do sự tồn tại của
những khe hở này mà vải lụa tơ tằm dễ dạt hơn.
- Tiến sỹ Nguyễn Văn Thơng có cơng trình nghiên cứu để nâng cao chất
lượng lụa tơ tằm Việt Nam bền màu, ít nhàu. Theo tác giả hiện nay lụa tơ
tằm Việt Nam rất dễ nhàu, dễ dạt, khó bảo quản sử dụng, việc nâng cao
chất lượng mặt hàng lụa tơ tằm là vấn đề thời sự và yêu cầu cấp bách. Từ
kết quả ngiên cứu tác giả đưa ra kết luận: nhờ cơng nghệ xử lý hố học
chất lượng mặt hàng đã được nâng cao, độ nhàu của vải lụa tơ tằm giảm

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


- 11 -

xuống, bên cạnh đó do phải sử dụng hố chất để xử lý nên ngun liệu tơ
tằm ít nhiều bị tổn thương, độ bóng của tơ bị giảm, bề mặt vải kém mượt
mà…
- Hiện tượng dạt sợi trong vải là sự dịch chuyển tương đối của hệ sợi dọc so
với sợi ngang hoặc sợi ngang so với sợi dọc dưới tác dụng của ngoại lực.
Theo kết quả thí nghiệm của phịng thí nghiệm Viện Kinh Tế Kỹ Thuật

Dệt May cho thấy vải lụa tơ tằm do Việt Nam sản xuất chất lượng chưa
cao, đặc biệt chỉ tiêu về độ dạt còn thấp.
1.1.4 Phân loại vải lụa tơ tằm
1.1.4.1 Phân loại theo cấu trúc vải
Vải tơ tằm có nguồn gốc tự nhiên có thể phân thành các loại sau: vải tơ
lụa, vải crepe-de-chine, vải Georgette và vải Chiffons.
 Vải tơ lụa: Loại vải này được sản xuất từ sợi dọc và sợi ngang có độ săn thấp,
khi sờ tay có cảm giác cứng, bóng láng, bề mặt xốp và có tính rũ tốt. Khối lượng
vải có thể khoảng từ 40-60g/m2. Độ nhỏ sợi dọc và ngang có thể là 20/22D,
26/28D, 32/34D. Loại vải này thường sử dụng kiểu dệt vân điểm, được sử dụng
để may áo sơ mi, ngoài ra cũng cịn được sử dụng làm vải trang trí nội thất…
 Vải Crepe-de-chine: Đặc trưng bởi sự phân bố đều đặn của các hạt điểm nổi
và các ánh nhăn trên bề mặt vải. Phần lớn vải crepe là loại vải có hiệu ứng bề
mặt do sợi dọc tạo nên và khối lượng khoảng 40-100g/m2. Vải thường được tạo
nên dưới dạng vải mộc từ sợi dọc không xe hoặc xe với độ săn thấp và sợi ngang
có độ săn cao. Khi vải mộc được đưa qua giai đoạn xử lý tiếp theo như chuội keo
và tẩy trắng, khi đó sợi ngang sẽ co lại tới 15% - 25%. Như vậy trên bề mặt vải

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


- 12 -

sẽ có những nếp nhầu tự nhiên và được phân bố một cách đều đặn đó chính là
hiệu ứng crepe.
 Vải Georgette: Là loại vải dệt từ sợi dọc và ngang đều có độ săn cao. Thứ tự
đặt sợi ngang theo trình tự 2Z/2S cho cả hệ sợi dọc và ngang tạo nên trên bề mặt
vải hiệu ứng gồ ghề. Mức độ nổi và sự phân bố gồ ghề của bề mặt vải phụ thuộc

vào độ nhỏ của sợi dọc và ngang, mức độ săn của sợi dọc và ngang, và kiểu dệt
vải. So với vải crepe-de-chine, thì loại vải Georgette ít bóng hơn. Nhưng loại vải
này lại tao nhã và sang trọng hơn, tính rủ tốt hơn. Loại lụa này thường sử dụng
để may áo, quần, tất…
 Vải Chiffons: Loại vải này được đặc trưng bởi tính bóng trong suốt của vệt
nổi theo hướng dọc của vải và có độ rủ tuyệt vời. Thường dùng kiểu dệt vân
điểm, là loại vải mỏng và nhẹ khoảng 30-40g/m2.
 Vải lụa Tussore: được sản xuất từ tơ tằm dại, sợi thô, sần sùi, độ không đều
cao, thường là sợi đũi, sợi gốc nái, sợi từ xơ cắt ngắn,.. vải dày, thơ, thường bề
mặt vải có hiệu ứng của sợi ngang. Được sử dụng để may quần áo mặc ngoài: áo
vest, quần tây, váy…
1.1.4.2 Phân loại theo phương pháp sản xuất vải:
- Vải lụa tơ tằm dệt từ tơ chưa chuội: Vải được dệt từ tơ tằm dạng filament chưa
chuội thành phần keo sericin. Sau khi đã có vải lụa mộc vải được chuội keo và
do thành phần keo sericin tan đi, vải trở nên mềm mại và cảm giác sờ tay mềm,
xốp. Loại vải lụa này thường được sử dụng để may áo sơ mi, áo dài, áo kimônô,
các sản phẩm may mặc của phụ nữ,…

Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Luận Văn Cao Học


×