Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sức mạnh của mục tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.66 KB, 4 trang )

Sức mạnh của mục tiêu


Bạn có biết những người có mục tiêu cụ thể cho cuộc đời mình là những người
thành công và giàu có nhất?
Cuộc khảo sát thực hiện tại trường đại học Yale ở Mỹ đã cho thấy sự khác biệt rất lớn
giữa những người biết rõ mục tiêu của đời mình và những người không biết mình muốn
gì trong cuộc sống.

Năm 1980, khi được hỏi về mục tiêu đặt ra cho cuộc đời, chỉ có 3% số sinh viên tham gia
khảo sát viết ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể. 13% sinh viên có mục tiêu, nhưng
không viết ra giấy. 84% còn lại hoàn toàn không biết (hoặc không có) mục tiêu hay kế
hoạch nào.


15 năm sau, sự khác biệt giữa nhóm có mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình và 2 nhóm
còn lại thật sự gây bất ngờ. Số 13% sinh viên có mục tiêu nhưng không viết ra giấy có
thu nhập cao gấp 2 lần những sinh viên không biết mình muốn gì trong đời. Điều gây
ngạc nhiên lớn nhất nằm ở nhóm 3% sinh viên có mục tiêu và kế hoạch thực hiện chi tiết:
họ có thu nhập cao gấp 10 lần tổng thu nhập của 97% sinh viên còn lại! (trích từ Never
Eat Alone)

Đặt mục tiêu cho cuộc đời có quá khó khăn như nhiều người nghĩ không? Câu trả lời là
“không” nếu bạn thực hiện các bước đơn giản sau:

1. Hãy trả lời câu hỏi “Tôi yêu thích gì?”

Tốt nghiệp ngành ngoại ngữ, Thi không biết được cô thật sự muốn làm việc ở lĩnh vực
nào. Cô đã thử sức trong ngành kinh doanh và Marketing, nhưng kết quả không được như
ý. Thi loay hoay đổi việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuối cùng cô nhận ra rằng cô yêu
tiếng cười và thế giới trẻ thơ biết bao. Hiện nay, Thi là một giáo viên giỏi và yêu nghề,


làm việc tại một trường tiểu học quốc tế.

Vậy thì, trước tiên, bạn cần xác định rõ: Bạn thích làm việc gì nhất? Bạn đam mê điều gì
từ thuở ấu thơ? Bạn có năng khiếu trong lĩnh vực nào và bạn muốn thử sức mình trong
ngành nghề nào?

2. Hãy viết mục tiêu của bạn ra giấy

Nếu bạn không lên kế hoạch thực hiện mục tiêu của mình thì mục tiêu đó sẽ mãi là những
ước mơ. Để mục tiêu của bạn trở thành sự thật, hãy lưu ý những điểm sau:

- Mục tiêu cần cụ thể, chi tiết và rõ ràng. Bạn cần xác định các bước phải thực hiện và
thời hạn hoàn thành.

- Mục tiêu cần thực tế và khả thi. Ví dụ nếu bạn muốn trở thành Giám đốc Tài chính, ít
nhất bạn phải có trong tay bằng cử nhân Tài chính và một số kỹ năng khác để theo đuổi
vị trí này. Nhiều người không bao giờ đạt được mục tiêu của mình vì mục tiêu họ đặt ra
vượt quá xa khả năng của họ.

- Tuy nhiên, một mục tiêu quá bình thường sẽ chẳng có ý nghĩa. Vì vậy bạn nên đặt ra
mục tiêu đầy hoài bão, thậm chí chấp nhận một số rủi ro nhất định.

3. Xác định cách thức phù hợp nhất để thực hiện mục tiêu

- Trước tiên, bạn cần thực hiện các mục tiêu ngắn hạn để tiến tới thực hiện các mục tiêu
dài hạn hơn.

- Tìm hiểu xem ai có thể hỗ trợ bạn thực hiện các mục tiêu này nhanh chóng và hiệu quả
nhất. Đó có thể là sếp của bạn, bạn thân hay một đồng nghiệp rất thành đạt ở công ty.


- Tận dụng các công cụ hỗ trợ giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn. Ví dụ nếu bạn
muốn nâng cao khả năng nghe tiếng Anh thì bạn cần nghe và xem đài nước ngoài nhiều
hơn.

4. Tìm “Ban Tư Vấn” cho bạn
“Ban Tư Vấn” có thể là người thân trong gia đình, bạn bè hay những người có nhiều kinh
nghiệm. Hãy nhờ họ chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Từ đó, bạn sẽ biết
được mình nên đầu tư thời gian và công sức cho mục tiêu nào.

Nếu bạn không đạt được những thành quả như mong đợi mặc dù bạn có khả năng và đã
cố gắng rất nhiều thì nhiều phần là do bạn chưa xác định mục tiêu cho mình hoặc xác
định chưa rõ ràng. Tại sao lại vậy? Bởi vì một mục tiêu luôn là điều thiết yếu giúp bạn
thành công.

Một tác giả người Anh, Edward G. Bulwer-Lytton, đã viết: “Người thành công hơn người
chính là người từ khi còn trẻ đã biết rõ mục đích của mình và luôn tập trung các khả năng
của mình vào mục đích đó. Ngay cả thiên tài cũng chỉ là khả năng quan sát tinh nhạy
được củng cố bởi một mục đích nhất quán. Tất cả những người có khả năng quan sát cNn
thận và kiên quyết đều có thể trở thành thiên tài.”

Adam Koo đã viết trong “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế!” — cuốn sách bán chạy bậc nhất
Singapore rằng: “Tất cả mọi thứ tôi có được ngày hôm nay không phải do may mắn mà
có. Thay vào đó, tôi thành công là do tôi đã mơ ước thành công và đã thiết kế con đường
đi đến thành công trong các mục tiêu của tôi”. Adam Koo kể rằng việc đầu tiên thay đổi
cuộc sống của ông là do ông ta xác định ba mục tiêu lớn trong khi vẫn đang bị coi là một
đứa trẻ đần độn. Đó là vươn lên dẫn đầu trường cấp hai, được tuyển vào trường trung học
Victoria (trường trung học hạng nhất ở Singapore thời đó), thi đậu và dẫn đầu trường Đại
Học Quốc Gia Singapore. Và trong vòng 8 năm, Adam Koo đã đạt được những mục tiêu
đó. “Tôi thành công chính xác theo đúng cách mà tôi đã hình dung” — ông viết.


N ăm 15 tuổi, Adam Koo lại đề ra những mục tiêu vượt ra ngoài giới hạn của nhà trường:
“Tôi muốn trở thành tác giả của cuốn sách bán chạy nhất, sở hữu được nhiều công ty”
mặc dù vẫn chưa biết chắc mình phải làm gì để đạt những mục tiêu trên. Tuy nhiên, cái ý
nghĩ được sống một cuộc sống do chính mình thiết kế thật sự cuốn hút và thúc đNy ông
làm việc thật chăm chỉ. Và sự thật, năm 21 tuổi, cuốn sách đầu tiên của Adam Koo, chính
là cuốn “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế!” - một trong những bestseller ở Singapore. Vào tuổi
26, ông đã biến ước mơ làm chủ 4 công ty thành hiện thực, mang lại thu nhập hơn 1 triệu
đô la mỗi năm cho bản thân.

Chúng ta sẽ càng thấu hiểu hơn sức mạnh của mục tiêu thông qua kết quả của 1 cuộc
khảo sát thực hiện tại trường Đại học Yale (một trong những đại học hàng đầu ở Mỹ) vào
năm 1952. Lúc đó, khóa sinh viên sắp tốt nghiệp được hỏi rằng họ có những mục tiêu cụ
thể nào về những gì họ muốn đạt được sau khi tốt nghiệp.

N gạc nhiên thay, chỉ có 3% trong tổng số sinh viên viết ra được những mục tiêu của họ.
N hững sinh viên này biết rất rõ là họ muốn có công việc như thế nào, họ muốn kiếm bao
nhiêu tiền và họ khao khát những thành công nào. Họ còn thiết kế cuộc sống mơ ước của
họ trong vòng 15-20 năm tới. N gược lại, 97% số sinh viên còn lại không hề có mục tiêu
nào cả. Họ bỏ mặc mọi thứ cho số phận với thái độ “chuyện gì tới sẽ tới”.

20 năm sau, vào năm 1972, một cuộc khảo sát tiếp tục được thực hiện trên những sinh
viên kể trên. Kết quả cuộc khảo sát này thật đáng kinh ngạc. Tổng thu nhập của 3% số
sinh viên, những người đã xác định mục tiêu trước đó, đạt gấp 3 lần tổng thu nhập của
97% số sinh viên còn lại, những người không xác định mục tiêu. N ói cách khác, trung
bình mỗi sinh viên xác định mục tiêu có thu nhập cao gấp 97 lần thu nhập của mỗi sinh
viên không xác định mục tiêu.

Chuyện gì đã làm nên sự khác biệt to lớn này? Chắc chắn không phải là do mức độ thông
minh hoặc khả năng của họ. N ói cho cùng thì tất cả họ đều tốt nghiệp từ một trường đại
học danh tiếng. Sự khác biệt chính là ở sức mạnh của mục tiêu.


Sống mà không có mục tiêu thì chẳng khác nào một con thuyền trôi trên sông mà không
có bến dừng. Cho dù bạn có tài giỏi đến đâu chăng nữ mà bạn không có một đích để đến
thì mọi việc làm của bạn cũng sẽ chẳng đi đến đâu hết. Cái tài năng ấy của bạn sẽ chẳng
kết tinh lại thành một viên ngọc sáng nào cả. Tuy nhiên, nếu bạn biết xác định mục tiêu
cho mình một cách rõ ràng — có thể là rất xa vời, kiên trì theo đuổi nó đến cùng thì cho
dù bạn là một người bình thường — thậm chí là ngu ngốc thì cũng có thể đạt được thành
công rực rỡ.

Trong lịch sử, cậu bé Vũ Miên học rất dốt và lại chậm chạp. N hưng cậu luôn đặt ra cho
mình 1 cái đích vươn đến là đỗ trạng nguyên! Cả làng ai cũng cười về cái ước mơ quá xa
vời của cậu. Tuy nhiên Vũ Miên luôn cố gắng, quyết tâm đeo đuổi mục tiêu ấy. Và kết
quả cuối cùng là Vũ Miên đã đỗ trạng nguyên, rồi còn được vua Lê giao trọng trách điều
hành Quốc Tử Giám — đại học đầu tiên và duy nhất của thời phong kiến Việt N am. Ông
còn là một vị quan thanh liêm, chính trực, một nhà văn hóa mà tác phNm còn để lại đến
ngày nay.

Những người vĩ đại đạt được những thành công vĩ đại luôn có những ước mơ mà
người khác cho là ảo tưởng. N hưng họ lại cảm thấy thật sự hạnh phúc khi nghĩ đến lúc
ước mơ đó thành hiện thực. Điều này thúc đNy họ bằng mọi giá phải đạt được những ước
mơ ấy. Anh em nhà Wright bị người đời nhạo báng là điên rồ khi họ có ý tưởng chế tạo
máy bay. Khi cựu tổng thống Mỹ John F Kennedy xác định mục tiêu đưa con người lên
mặt trăng và trở về trái đất, mọi người cho là ông ta đang ảo tưởng.
Nhưng hiện nay, chúng ta đã đạt được tất cả những điều đó và còn nhiều hơn nữa.
Tại sao? Chính là nhờ vào những ước mơ táo bạo và hầu như không tưởng của
những con người dám nghĩ, dám làm này.

Lợi ích của việc xác lập mục tiêu

N hững lợi ích to lớn từ mục tiêu không có gì bí Nn hay mơ hồ mà là những giá trị có thực

và quan trọng. Một khi bạn đã xác định được mục tiêu và bắt tay vào hành động để đeo
đuổi mục tiêu ấy thì xem như bạn đã bước chân lên hành trình đến với thành công của
bạn rồi.

- Vạch rõ mục tiêu sẽ cải thiện hình ảnh bản thân bạn. N ó giúp bạn tiến bộ ngay bây giờ
và sau này.

- N ó làm bạn nhận ra sức mạnh của mình để nhờ đó vượt qua trở ngại và tìm ra giải pháp
cho mọi vấn đề.

- N ó cũng làm bạn nhận ra được điểm yếu của mình. N hờ đó, bạn có thể vạch ra mục tiêu
mới để tiến bộ và mạnh hơn trong những lĩnh vực đó

- Mục tiêu đem lại cho con người sự tự tin. Sự thất vọng sẽ giảm ngay lập tức khi sự mơ
hồ và nghi ngờ được thay bằng tổ chức và đường lối rõ ràng.

- N ó cho bạn ý nghĩa của những chiến thắng quá khứ, đó sẽ là tác nhân kích thích cho
thành công hiện tại.

- Viết ra các mục tiêu sẽ giúp bạn hình dung, hành động và đạt được chúng.

- Xác lập mục tiêu cho bạn con đường để đi.

- Xác lập mục tiêu sẽ buộc bạn phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và vì vậy xây dựng được
đường lối thích hợp. Bạn buộc phải rành mạch. Đó là bước đầu tiên, tích cực, công khai
để thành công.

- Xác lập mục tiêu sẽ tạo ra thực tế và phân biệt thực tế với mơ tưởng. N ó không phải là
giấc mơ. N ó phân biệt rõ ràng và vạch ra những vai trò mà bạn phải thực hiện.


- Xác lập mục tiêu sẽ làm bạn có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình. N ó buộc bạn
phải định rõ và xây dựng hệ thống giá trị ở dạng cụ thể.

- Mục tiêu sẽ là một tiêu chí để mài sắc khả năng quyết định. N gười ta luôn phải dựa vào
một số tiêu chí hoặc tiêu chuNn nào đó để quyết định. N ếu không xác định rõ các tiêu
chuNn, người ta sẽ phải quyết định dưới sức ép tức thời.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×