Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.28 KB, 34 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC
VIỆT NAM
1.1 Khái quát về công ty cổ phần May 10
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Các giai đoạn phát triển: Công ty cổ phần May 10 hiện nay, tiền thân là các công
xưởng và bán công xưởng quân nhu được tổ chức từ năm 1946 hoạt động phân tán phục
vụ bộ đội chống Pháp tại các chiến trường Việt Bắc, Khu 3, Khu 4 và Nam Bộ. Từ đó cho
đến nay May 10 đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn 1từ 1946-1960:
Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945 do nhu cầu phục vụ bộ đội nên đã hình thành các tổ
may. Ngày 19/12/1946 sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
các tổ may quân trang cũng di dời lên chiến khu Việt Bắc. Ban đầu các xưởng may đều
hoạt động trong hoàn cảnh thiếu thốn và khó khăn về nguyên vật liệu. Từ năm 1949 các
xưởng may quân trang mở rộng ra ở nhiều vùng như Thanh Hóa, Ninh Bình…và được đặt
tên theo các bí số như X1 đến X30 là tiền thân của xưởng may 10 sau này.
Năm 1951 đến năm 1954 kháng chiến thắng lợi xưởng may 10 được chuyển về Hà Nội
để có điều kiện sản xuất tốt hơn và sát nhập với xưởng may X40 ở Thanh Hóa và lấy Hội
Xá ở Bắc Ninh làm địa điểm chính.
Cuối năm 1956 đến đầu năm 1957 xí nghiệp may 10 được mở rộng thêm và nhiệm vụ
chính vẫn là may quân trang.
- Giai đoạn từ bao cấp làm quen với hạch toán kinh tế (1961-1964):
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước khi miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tháng
2/1961 xí nghiệp May 10 đã được Bộ Công Nghiệp Nhẹ giao hạch toán hàng năm tính theo
giá trị tổng sản lượng. Tuy chuyển đổi quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là quân trang
chiếm từ 90%-95% còn lại là một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng. Năm 1965
xí nghiệp bị bắn phá nhưng vẫn bảo đảm được sản xuất và bảo vệ được toàn bộ máy móc.
- Giai đoạn chuyển hướng may gia công xuất khẩu (1975-1985):
Năm 1975 xí nghiệp chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu cho thị trường là
Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
Năm 1984 hội đồng xét duyệt cấp nhà nước đã chứng nhận xí nghiệp có hai mặt hàng
đạt chất lượng cấp 1.


- Giai đoạn từ 1986 đến nay:
Năm 1987 là thời kì mở rộng sản xuất và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị.
Năm 1990-1992 xí nghiệp chuyển hướng thị trường sang các nước Cộng hòa liên bang
Đức, Bỉ, Nhật…
Năm 1992 Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành công ty
May 10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO 10”. Công ty cổ phần May 10 trụ sở chính ở
25 phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội, giấy chứng nhận kinh doanh số 106286 ngày
7/4/1993
Năm 2004 công ty chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần. Từ một doanh
nghiệp nhà nước nay đã được cổ phần hóa, May 10 có tư cách pháp nhân và hạch toán độc
lập, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc phục vụ cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu quốc tế, thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Một số thành tích đạt được: Sản phẩm May 10 từ lâu đã xuất khẩu sang các thị trường
châu Âu, Hoa Kì và được đánh giá cao. Những năm gần đây, công ty tiếp tục đẩy mạnh
chinh phục thị trường nội địa bằng những mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với người Việt
Nam. Phân khúc thị trường mà May 10 hướng đến là những khách hàng thành đạt, những
người làm việc trong các công sở. May 10 đã nhiều năm đạt giải “Chất lượng vàng Việt
Nam”, thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. May 10 là đơn vị duy nhất trong
ngành dệt may Việt Nam được trao giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á- Thái Bình
Dương do APQO trao tặng, cũng như các chứng chỉ quốc tế ISO 9002, ISO 14001, IQNET.
Đến nay, May 10 đã có 14 xí nghiệp thành viên , 8000 lao động, 4000 máy móc thiết bị
hiện đại ngang tầm quốc tế. Năng lực mỗi năm đạt 18 triệu sản phẩm, trong đó xuất khẩu
chủ yếu sang 3 thị trường lớn là Hoa Kì (khoảng 37%), EU (khoảng 37%) và Nhật Bản
(khoảng 10-15%) với những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Pierre Cardin, Alian Dalon,
Seidensticker, Camel, Pharaon Series, Bigman, Cleopetre…
Bảng 1.1: Các đơn vị sản xuất chính của công ty cổ phần May 10 (tính đến 2009):
XÍ NGHIỆP MAY 1 XÍ NGHIỆP MAY 2
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 750 người

Sản lượng: 2.200.000 sp/ n
Thị trường: Nhật, Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Sơ mi các loại
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 750 người
Sản lượng: 2.300.000 sp/ n
Thị trường: Hungary, Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Sơ mi các loại
XÍ NGHIỆP MAY 5
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 750 người
Sản lượng: 2000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Sơ mi các loại
XÍ NGHIỆP VESTON 1
Diện tích: 2000 m2
Địa điểm: Hà nội
Lao động: 600 người
Sản lượng: 500.000 bộ/ n
Thị trường: EU, Mỹ
Sản phẩm chủ yếu:Veston
XÍ NGHIỆP VESTON 2
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 500 người
Sản lượng: 200.000 bộ/ n
Thị trường: Nhật
Sản phẩm chủ yếu:Veston

XÍ NGHIỆP VESTON 3
Diện tích: 6500 m2
Địa điểm: Hải Phòng
Lao động: 600 người
Sản lượng: 500.000 bộ/ n
Thị trường:
Mỹ, EU, Hàn
Quốc, Nhật
Sản phẩm chủ yếu:Veston
XÍ NGHIỆP MAY VỊ HOÀNG
Diện tích: 1560 m2
Địa điểm: Nam Định
Lao động: 350 người
Sản lượng: 700.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Quần Âu, Jacket
XÍ NGHIỆP MAY ĐÔNG HƯNG
Diện tích: 800 m2
Địa điểm: Thái Bình
Lao động: 350 người
Sản lượng: 700.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Quần Âu, Jacket
XÍ NGHIỆP MAY HƯNG HÀ
Diện tích: 9500 m2
Địa điểm: Thái Bình
Lao động: 1200 người
Sản lượng: 2000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Quần Âu, Jacket

XÍ NGHIỆP MAY THÁI HÀ
Diện tích: 1800 m2
Địa điểm: Thái Bình
Lao động: 800 người
Sản lượng: 2.000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Jacket, Sơ mi
XÍ NGHIỆP MAY PHÙ ĐỔNG
Diện tích: 850 m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 300 người
Sản lượng: 1000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Jacket, Sơ mi
XÍ NGHIỆP MAY BỈM SƠN
Diện tích: 2300 m2
Địa điểm: Thanh Hóa
Lao động: 800 người
Sản lượng: 1000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ yếu:Jacket, Quần Âu
XÍ NGHIỆP MAY HÀ QUẢNG
Diện tích: 4500 m2
Địa điểm: Quảng Bình
Lao động: 600 người
Sản lượng: 1.600.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU, ...
Sản phẩm chủ yếu:Jacket, Sơ mi
Nguồn: website www.garco10.com.vn
Qua bảng 1.1 ta thấy các đơn vị sản xuất chủ yếu của công ty được phân bố ở nhiều

nơi, chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và 2 tỉnh miền Trung là Thanh Hóa và Quảng Bình, cho
phép công ty có thể khai thác lợi thế của từng địa phương về nguyên phụ liệu, mặt bằng
sản xuất và lao động.
Ngoài 13 phân xưởng kể trên, May 10 còn có các phân xưởng sản xuất phụ bao gồm:
Phân xưởng in thêu giặt: có trách nhiệm thêu in các họa tiết và các sản phẩm theo đúng
mẫu mã quy định, đồng thời giặt sản phẩm trước khi đóng gói nếu có yêu cầu trong hợp
đồng.
Phân xưởng cơ điện: phụ trợ, duy trì nguồn điện cho sản xuất, đồng thời bảo dưỡng sửa
chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra.
Phân xưởng bao bì: có trách nhiệm cung cấp các loại bao bì carton phục vụ đóng gói
sản phẩm.
Bên cạnh việc đầu tư theo chiều rộng bằng việc xây dựng hệ thống phân xưởng rộng
khắp thuộc miền Bắc và miền Trung, công ty cổ phần May 10 cũng không ngừng đầu tư
theo chiều sâu thông qua nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị sản xuất, cải tạo nâng cấp
nhà xưởng nhằm đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ của khách hàng về an toàn lao động, môi
trường, kỹ thuật…Hơn nữa, một hệ thống trang thiết bị tiên tiến hiện đại sẽ góp phần nâng
cao năng suất, sản phẩm có chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường.
Bảng 1.2: Máy móc thiết bị:
STT Tên Số lượng STT Tên Số lượng
1 Máy một kim 2814 18 Máy đột cúc 60
2 Máy 2 kim 230 19 Máy là 16
3 Máy 4 kim 56 20 Nồi hơi 25
4 Máy vắt sổ 242 21 Bàn là 205
5 Máy cuốn ống 129 22 Bàn gấp 170
6 Máy đính cúc 142 23 Máy cắt vòng 59
7 Máy chặn bọ 81 24 Máy cắt tay 91
8 Máy thùa 133 25 Máy thêu 24 đầu 3
9 Máy thùa đầu tròn 33 26 Hệ thống giặt 12
10 Máy vắt gấu 22 27 Máy sấy 16
11 Máy dán đường may 22 28 Máy vắt 4

12 Máy Ziczac 13 29 Máy nén khí 19
13 Máy bỏ túi cắt chỉ tự động 9 30 Máy quay vải 10
14 Máy dập Mếch 2 31 Hệ thống giác mẫu 7
15 Máy ép Mếch 26 32 Máy dệt nhãn 2
16 Máy ép lộn cổ 41 33 Suits factory equipment 258
17 Máy lộn ép bác tay 19
Nguồn: website www.garco10.com.vn
Phần lớn máy móc thiết bị của công ty là mới, hiện đại, được nhập khẩu từ Nhật Bản,
Hoa Kì và một số từ Trung Quốc được chia ra làm 3 nhóm chính: các thiết bị tạo đường
may, mũi may; các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và các thiết bị còn lại (máy kiểm
tra vải…).
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Xuất phát từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh là ngành hàng may mặc, một ngành đòi
hỏi phải ra nhiều quyết định nhanh chóng nhưng có tính lặp lại, bộ máy quản lý của công
ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến- chức năng.
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý:
Nguồn: Phòng tổ chức lao động- CTCP May 10
Nhiệm vụ chức năng của bộ phận quản lý:
Hội đồng quản trị
TỔNG GIÁM
ĐỐC
Giám đốc
điều hành
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
Phó TGĐ
Phòng kĩ
thuật
Phòng kế
hoạch

Phòng TCKT
Phòng QA
Phòng KD
Ban
NCTCSX
Phòng cơ
điện
Ban YTMT
Ban TCHC
Trường CNKT
may và TT
Ban đầu tư
phát triển
Trường
mầm non
Ban Marketing
XN sản xuất
Ban BVQS
Ban TKTT
XN dịch vụ
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, là đại diện theo
pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ được giao.
Phó tổng giám đốc là người giúp việc tổng giám đốc được ủy quyền thay mặt tổng
giám đốc giải quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt; chịu trách nhiệm trước
tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình; được tổng giám đốc ủy quyền đàm
phán và kí kết một số hợp đồng với đối tác trong và ngoài nước.

Giám đốc điều hành là người giúp việc cho tổng giám đốc, được ủy quyền thay mặt
tổng giám đốc và phó tổng giám đốc khi vắng mặt, giúp điều hành các công việc ở các đơn
vị thuộc phạm vi quản lý.
Các xí nghiệp may là các đơn vị sản xuất may mặc gồm các khâu từ cắt may đến đóng
gói và giao hàng.
Xí nghiệp dịch vụ sản xuất và cung cấp các dịch vụ: thêu, giặt, hòm hộp carton, bìa
lưng, khoanh cổ, in ấn trên bao bì…
Phòng kế hoạch: xây dựng mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn
công ty, quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế, cân đối kế hoạch và điều độ sản xuất.
Quản lý các kho nguyên phụ liệu và các thiết bị bao bì thành phẩm
Phòng kinh doanh: quản lý các hoạt động kinh doanh trong nước
Phòng kỹ thuật quản lý công tác kỹ thuật và công nghệ trong toàn công ty thiết kế mặt
bằng sản xuất của các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất các đơn hàng được phân công
Phòng QA xây dựng hệ thống quản lý và quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn công
ty và các hoạt động đánh giá khách hàng
Phòng tài chính kế toán quản lý tài chính tổng hợp phân tích kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty trên từng lĩnh vực
Phòng cơ điện quản lý thiết bị bảo dưỡng sửa chữa thiết bị chế tạo công cụ trang thiết
bị phụ trợ cung cấp năng lượng lắp đặt các hệ thống điện hơi nước khí nén và các vấn đề
có liên quan trong sản xuất
Ban tổ chức hành chính phụ trách lao động, tiền lương, hành chính văn thư, lưu trữ,
quản trị đời sống và đội xe con, công nghệ thông tin
Ban đầu tư quản lý các công trình đầu tư xây dựng của công ty duy tu bảo dưỡng sửa
chữa các công trình xây dựng
Ban y tế môi trường lao động quản lý khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe vệ sinh phòng
dịch phòng chống bệnh nghề nghiệp cho toàn công ty
Ban nghiên cứu tổ chức sản xuất nghiên cứu tìm kiếm phương pháp cải tiến mô hình tổ
chức sản xuất tối ưu cải tiến thao tác cho các đơn vị trong toàn công ty kiểm tra giám sát
việc thực hiện
Ban marketing nghiên cứu phát triển thị trường trong và ngoài nước

Ban thiết kế thời trang nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang cho việc kinh
doanh
Ban bảo vệ quân sự bảo vệ an ninh và phòng chống cháy nổ
Trường mầm non chăm sóc các cháu trong độ tuổi mầm non là con em của cán bộ công
nhân viên trong công ty
Trường đào tạo dạy nghề cho lao động bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán
bộ công nhân viên
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty
Công ty Cổ phần May 10 là doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước
trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex. Vận động theo sự chuyển mình của
quốc gia, Công ty May 10 đang dần chuyển dịch từ hình thức may gia công theo đơn đặt
hàng sang hình thức xuất khẩu FOB trên thị trường quốc tế, đồng thời vươn lên trở thành
công ty may mặc hàng đầu trên thị trường nội địa.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, kinh doanh các loại quần áo thời
trang và nguyên phụ liệu ngành may phục vụ cho xuất khẩu và cả tiêu dùng nội địa.
Đồng thời, công ty cũng tham gia vào một số lĩnh vực khác như kinh doanh các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng; kinh doanh văn
phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân và đào tạo nghề.
1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty cồ phần May 10
1.2.1 Các thị trường của công ty
Từ lâu, May 10 đã là một thương hiệu mạnh, nổi tiếng gần xa. Khách hàng nước ngoài
khi nói đến May 10 , nhiều nơi không cần kiểm tra, sẵn sàng đặt hàng qua mạng. Sản phẩm
của May 10 được xuất khẩu chủ yếu sang 3 thị trường lớn là Hoa Kì, EU và Nhật Bản.
Trong đó, hàng đi Hoa Kì chiếm 37%, EU 37% và Nhật Bản từ 10-15%.
Cả 3 thị trường này đều là những nền kinh tế lớn trên thế giới, được mệnh danh là
những “xã hội tiêu dùng”. Với mức thu nhập của người dân cao thì tiềm năng khi xuất
khẩu hàng hóa vào các thị trường này là rất lớn.
Tuy nhiên, do khác nhau về yếu tố địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán,…thì mỗi thị
trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng của mình mà nhà xuất khẩu muốn bán hàng
thành công cần phải nắm vững.

Dưới đây là đặc điểm, tính chất của từng thị trường và các kết quả xuất khẩu của công
ty cổ phần May 10 vào 3 thị trường này.
1.2.1.1 Hoa Kì
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới do dân số Mỹ tương đối
đông, nhu cầu tiêu dùng tương đối lớn mà sản xuất dệt may nội địa không đáp ứng được do
khó cạnh tranh với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước đang phát triển, có mức giá thành
rẻ do chi phí nhân công thấp. Thị trường Mỹ là một thị trường lớn và tương đối dễ tính.
Phải thấy rằng người dân Mỹ chuộng mua sắm vì họ cho rằng càng mua sắm nhiều càng
kích thích sản xuất và dịch vụ phát triển, tức là nền kinh tế sẽ tăng trưởng. Đối với mặt
hàng dệt may, nhìn chung người dân Mỹ thích sự giản tiện, hiện đại nhưng hợp mốt và
càng độc đáo khác biệt thì sẽ càng được tiêu thụ mạnh. Thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ
cũng khá đa dạng, do trên đất Mỹ có nhiều nền văn hóa khác nhau đang cùng tồn tại, từ
châu Âu cho đến châu Á. Người tiêu dùng Mỹ lại khá dễ tính, so sánh thị trường Mỹ với
thị trường châu Âu, ta có thể thấy sự khác biệt rõ nhất trong tiêu chí chọn mua hàng hóa là
người dân Mỹ thường quan tâm tới giá cả trong khi người châu Âu lại quan tâm tới chất
lượng. Bởi cùng một số đồ vật nhưng thời gian sử dụng của người Mỹ có thể chỉ bằng một
nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng các nước phát triển khác. Vì sự thay đổi liên tục
đó, yếu tố giá cả mới là yếu tố quan trọng. Về chất liệu, cotton luôn được ưa chuộng tại
Hoa Kì, với số lượng nhập khẩu quần áo chất liệu cotton luôn chiếm khoảng 60% trong
tổng số hàng dệt may nhập khẩu.
Bảng 1.3: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty may 10 vào thị trường Hoa Kì
Mặt
hàng
xuất
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Số lượng

(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Sơ mi 4,558,366 6,523,449.57 4,151,900 5,459,753.89 3,647,521 9,201,885.33
Quần 1,420,227 3,009,967.32 1,743,787 5,481,757.71 942,387 1,832,626.01
Jacket 1,169,003 2,003,045.57 1,285,789 4,098,629.14 1,147,818 3,628,443.37
Bộ
comple
26,409 339,007.87 32,088 207,547.44 206 2,060
Áo vest 53,175 677,569.66 6,404 52,055.10
Váy 6,207 8,627.05 264 435.60
Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP May 10
Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty vào thị trường
Hoa Kì là sơ mi, quần, jacket, áo vest…Điều này cho thấy người tiêu dùng Hoa Kì chuộng
kiểu quần áo đơn giản, không quá cầu kì. Tuy nhiên điều này không chứng tỏ rằng họ
không yêu cầu về tính thời trang.
1.2.1.2 EU
Thị trường lớn tiếp đến là thị trường EU. Liên minh châu Âu EU là khối thị trường
chung, khối liên kết kinh tế khu vực lớn nhất trên thới giới với 27 quốc gia thành viên, tổng
diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người nên nhu cầu về hàng hóa rất đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên, do các nước thành viên đều nằm trong khu vực Tây và Bắc
Âu nên cũng có những nét tương đồng về kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế
của những nước này khá đồng đều nên người dân EU có một số điểm chung về sở thích
thói quen tiêu dùng Nhìn chung EU là một thị trường lớn nhưng khó tính. Người tiêu dùng
EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường,
nhãn mác, bao bì... Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập được thị trường EU

phải có khả năng cạnh tranh cao và trình độ kinh doanh chuyên nghiệp. Đối với mặt hàng
dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang, do đó yếu tố này có khi
lại quan trọng hơn yếu tố về giá cả. EU là nơi hội tụ của những kinh đô thời trang thế giới
nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường
này mang tính thời trang cao, luôn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để đáp
ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Người tiêu
dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ
cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những
mặt hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Do mức sống
cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may.
Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường EU. Người
dân EU cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn cho người sử dụng không gây dị ứng,
tạo cảm giác khó chịu cho người mặc, không có một số hoá chất mà hiệp hội dệt may Châu
Âu cấm sử dụng. Thị trường Châu Âu còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
rất khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Một điều cần lưu ý nữa là mức độ
mua sắm của người dân EU. Trong 10 năm qua, người tiêu dùng EU thường chờ 5-6 tháng
mới mua sản phẩm may mặc mới vào hai vụ đông, hè. Tuy nhiên, hiện nay họ có xu hướng
muốn mua sản phẩm mới nhanh hơn. Như vậy, thay cho hai mùa thời trang trước đây thì
nay ở EU có tới 5-6 mùa thời trang gồm trước vụ, chính vụ và sau vụ cho mỗi vụ đông, hè.
Khi chỉ có hai mùa thời trang, các nhà nhập khẩu EU thường đặt mua (chẳng hạn) 10.000
sản phẩm cho mỗi lô hàng nhưng nay họ chỉ đặt mua 3.000 sản phẩm mỗi lần. Điều này
tạo bất lợi cho các nhà cung cấp vì muốn thu được nhiều lợi nhuận nhờ sản xuất hàng số
lượng lớn. Theo đó, các nhà sản xuất phải tìm hiểu những dự báo về thời trang ở EU, gồm
kiểu dáng, chất liệu, thiết kế 1 năm trước khi tung ra sản phẩm và chuẩn bị mua nguyên
liệu đầu vào để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà nhập khẩu EU.
Bảng 1.4: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty may 10 vào thị trường EU
Mặt
hàng
xuất
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Sơ mi 3829078 6398479,36 3429309 7823533,9 3508489 6495488,11
Quần 123973 260186,09 143409 292716,6 1080659 4050052,81
Jacket 105600 323990,08 144763 498272,8 181759 629335,13
Bộ
comple
71 3559 0 0 3164 68705,27
Áo vest 805 12180,75 3419 21071 2602 25044
Váy 3116 5907,1 20410 82477,3 222621 435415,41
Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP May 10
Trong khối thị trường EU thì các nước thường xuyên có quan hệ bạn hàng với công ty
May 10 là: Đức, Anh, Ba Lan, Bỉ, Czech, Hà Lan, Hungary, Ireland, Pháp, Phần Lan, Tây
Ban Nha, Thụy Điển, Hy Lạp, Italia, Malta, Slovakia và Đan Mạch. Trong đó nước có thị
phần lớn nhất là Đức, tiếp đó là Anh và Pháp. Một điều cần lưu ý nữa khi xuất hàng sang
EU là bên cạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật của khối thống nhất đưa ra, thì mỗi nước cũng có
những quy định riêng của mình mà khi xuất hàng vào từng nước cần phải chú ý đến. Ví dụ
như Thông tư 91/173/EC của EU quy định hạn chế việc sử dụng Pentaclophenol (chất sử
dụng tránh sự phát triển của nấm và thối rữa do vi khuẩn) trong các sản phẩm nhất định.
Tuy nhiên một số nước EU như Đức, Hà Lan, Nauy, Đan Mạch đã đưa ra luật bổ sung

nghiêm ngặt hơn, là cấm bán các sản phẩm có chứa Pentaclophenol. Ngoài ra, còn có các
luật riêng như luật của Đức về crom và hữu cơ thiếc trong sản phẩm quần áo, luật Đan
Mạch về giới hạn chì, luật Nauy về thủy ngân và parafin…
1.2.1.3 Nhật Bản
Là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và nhập khẩu dệt may hàng đầu, Nhật
Bản có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của thế giới. Cụ thể hơn, Nhật
như là một nhà tiêu thụ quần áo chủ chốt và tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang tại
quốc gia này không thể phủ nhận. Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ về chi tiêu cho quần áo và
nhu cầu về bông. Một vài thập kỷ gần đây, hàng nhập khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng
doanh số bán lẻ và tiêu dùng hàng may mặc tại Nhật. Nhập khẩu quần áo tăng trung bình
7,5% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường khó tính với
những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả. Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại
Nhật Bản (JETRO), thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hóa

×