Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đáp án đề thi Đề thi khảo sát nâng cao chất lượng lớp 11 môn Văn lần 1 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng năm học 2019-2020 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.96 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD&ĐT HẢI PHỊNG
<b>TRƯỜNG THPT NGƠ QUYỀN </b>


<b>ĐỀ THI THỬ LẦN 1 </b>


<b>KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020</b>
<b>ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM</b>


<b>Bài thi: NGỮ VĂN 11</b>


<i>(Đáp án – thang điểm gồm có 03 trang) </i>


<b>Câu </b> <b>Nội dung </b> <b>Điểm </b>


<b>I </b> <b>ĐỌC HIỂU </b> <b>3,0 </b>


<b>1. </b> Lòng tự trọng bắt nguồn từ: <i>việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân </i>


<i>mình</i>


0,5
<b>2. </b> - Thí sinh trả lời <i>một </i>trong <i>hai </i>biện pháp sau:


+ So sánh: “<i>Lòng tự trọng... là người gác cổng” </i>


+ Ẩn dụ: “<i>khu vườn nhân cách” </i>hoặc <i>“tòa lâu đài lương tâm” </i>


- <i>Hiệu quả:</i>


+ Làm nổi bật vai trò và ý nghĩa to lớn của lòng tự trọng trong việc bồi đắp và
hoàn thiện nhân cách của con người trong cuộc sống...



+ Làm cho câu văn gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn và tăng tính hàm súc cho cách
diễn đạt...


1,0


<b>3. </b> <b>- </b>Thí sinh có cách diễn đạt riêng, nhưng thuyết phục và phù hợp với nội dung văn
bản. Một vài gợi ý như sau.


- Câu văn có ý nghĩa như một lời khẳng định về cội nguồn và vai trò quan trọng
của lòng “tự trọng” đối với mỗi người trong cuộc sống. Bởi:


+ Lịng tự trọng khơng ở đâu xa mà nó hiện hữu “trong bản thân mỗi người” qua
mọi hành vi, ứng xử của chính chúng ta.


+ Lòng tự trọng vừa giữ vai trò chi phối, tác động đến hành vi, ứng xử của cá
nhân vừa giúp chúng ta bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách...



1,0


<b>4. </b> - Thí sinh bằng suy nghĩ riêng của cá nhân hoặc dựa vào văn bản để đưa ra ý kiến
của mình (đồng tình hoặc khơng) và lí giải ngắn gọn.


0,5
<b>II. </b> <b> LÀM VĂN </b>


<b>Câu 1. </b> Viết một đoạn văn thuyết phục các bạn trẻ về quan điểm: <i>Thiếu lòng tự trọng, </i>


<i>mọi chiến thắng đều trở nên vô nghĩa. </i>



<b>2,0 </b>
<b> 1. Yêu cầu về hình thức – kĩ năng: </b>


<i><b>a. Đảm bảo hình thức của một đoạn văn. </b></i>


- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân –
hợp, móc xích hoặc song hành.


- Biết vận dụng phối hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực
tế chính xác, có chọn lọc; diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả.


<i>b. Xác định đúng vấn đề nghị luận </i>


<i> - Thiếu lòng tự trọng, mọi chiến thắng đều trở nên vô nghĩa.</i>


0,5




<b>2. Yêu cầu về nội dung: </b>


- Thí sinh cần lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:


<i>a.Giải thích ý kiến </i>


<i>-</i> <i>Lịng tự trọng </i>nghĩa là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm giá, danh dự của mình


trong các mối quan hệ.



- <i>Chiến thắng </i>là kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng sau một quá trình phấn


đấu, nỗ lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Thực chất, ý kiến khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng mang tính quyết định
của lịng tự trọng trong q trình phấn đấu, rèn luyện của con người trong cuộc
sống.


<i>b. Bàn luận </i>


- Thành công hay chiến thắng nào cũng là mục tiêu phấn đấu của mỗi người và để
đạt được cũng phải trải qua một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Nó khơng chỉ có ý
nghĩa quan trọng đối với người làm nên chiến thắng mà còn đối với cộng đồng.
- Chiến thắng bằng lòng tự trọng - nghĩa là bằng danh dự, bằng chính nghĩa, sự
cao đẹp, không tầm thường thô bỉ là chiến thắng đáng được ngợi ca, trân trọng
cho dù là chiến thắng của một cá nhân hay một cộng đồng, dân tộc... Như vậy,
giữa chiến thắng và lòng tự trọng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với
nhau và khơng thể có một “chiến thắng” đúng nghĩa nếu khơng được tạo dựng
bằng lịng tự trọng.


- Tuy nhiên, xuất phát từ sự lệch lạc trong nhận thức hoặc sự ích kỉ mà vẫn có
những kẻ giành chiến thắng bằng mọi thủ đoạn xấu xa, thấp hèn. Những chiến
thắng đó trở nên “vô nghĩa” và đáng bị phê phán.


<i> c. Bài học nhận thức và hành động </i>


- Giới trẻ cần ý thức về vai trò và ý nghĩa cao đẹp của lòng tự trọng trong học tập
cũng như trong cuộc sống.



- Xác định cho bản thân một mục tiêu chân chính để phấn đấu, thực hiện và bồi
đắp lòng tự trọng là việc làm thiết thực, có ý nghĩa của tuổi trẻ hơm nay.


0,75


0,25


<b>3. Sáng tạo </b>


<b>- </b>Bài viết có sự tìm tịi, sáng tạo trong cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu; đưa ra
những kiến giải riêng, thuyết phục


0,25


<i><b>Câu 2. Cảm nhận về đoạn văn .... nhận xét những nét đặc sắc trong phong cách nghệ </b></i>


<i>thuật của Thạch Lam.</i>


5,0
<b>a. Đảm bảo cấu trúc bài bài nghị luận </b>


<b>- </b>Có đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần nghị
luận; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài kết luận được vấn đề


0,25


<b>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận </b>


Đoạn văn miêu tả cảnh đợi tàu của hai chị em Liên đồng thời thể hiện những nét
đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.



0,5


<b>c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; </b>thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.


<i>(Thí sinh có những cách triển khai khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ </i>
<i>bản sau) </i>


<i>1.</i> <i><b>* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích </b></i>
<i><b>2. </b></i> <i><b>* Cảm nhận đoạn văn: </b></i>


<i>- Tâm trạng đợi tàu của hai chị em Liên </i>


+ Trước khi đoàn tàu đến: Hai chị em Liên <i>mong đợi, hồi hộp, khát khao </i>được


nhìn chuyến tàu – hoạt động cuối cùng của đêm khuya. <i>(Thí sinh cần chọn dẫn </i>
<i>chứng và phân tích) </i>


+ Khi tàu đến, hai chị em <i>vui sướng, hạnh phúc, đắm đuối </i>ngắm nhìn đồn tàu.
<i>(Thí sinh cần chọn dẫn chứng và phân tích) </i>


+ Khi đoàn tàu đi qua, hai chị em <i>thẫn thờ, tiếc nuối, mơ tưởng.(Thí sinh cần </i>
<i>chọn dẫn chứng và phân tích) </i>


<i>- Hình ảnh đồn tàu: </i>


+ Hình ảnh đồn tàu được miêu tả từ xa đến gần, qua tâm trạng của hai chị em
Liên. Với âm thanh rầm rộ, náo động: <i>(tiếng dồn dập; tiếng xe rít mạnh vào ghi, </i>



0,25
2,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>tiếng hành khách ồn ào, khe khẽ; tiếng cịi rít lên, đồn tàu rầm rộ đi tới...): </i>với
ánh sáng rực rỡ, lấp lánh <i>(ngọn lửa xanh biếc; làn khói bừng sáng; toa đèn sáng </i>


<i>trưng...); </i>con người đông vui, sang trọng ...


+ Ý nghĩa: Đoàn tàu như đem đến một thế giới khác. Một thế giới khác hẳn với
cuộc sống nơi phố huyện; nó khơi dậy quá khứ tươi đẹp của chị em Liên về
những ngày sống ở Hà Nội; là biểu tượng cho ước mơ, khát vọng của chị em Liên
và người dân phố huyện về một cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc, có ý nghĩa.


<i>*</i><b>Nhận xét những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam </b>


<b>- </b>Cách dựng truyện: truyện khơng có cốt truyện hoặc có cốt truyện đơn giản
- Chủ yếu khai thác nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ
- Giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm chứa đựng tình cảm yêu mến, chân thành của
Thạch Lam với cảnh vật và con người


- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc, giàu chất thơ.


1,0


<i><b>* Đánh giá: </b></i>


<b>- </b>Đoạn văn kết tinh những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Thạch Lam
- Thể hiện niềm xót thương với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh tăm
tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, tác giả biểu lộ sự trân trọng


trước khát vọng đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.


0,25


<b>d. Chính tả, dùng từ, đặt câu </b>


- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu


0,25
<b>e. Sáng tạo </b>


- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.


0,5


</div>

<!--links-->

×