GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Mục tiêu cần hướng tới đối với chính sách lãi suất hiện nay.
1.1 Lãi suất cơ bản phải đáp ứng mục tiêu lãi suất tín dụng.
Lãi suất tín dụng của Việt Nam luôn phải đặt trong điều kiện giải quyết đồng
thời nhiều mục tiêu, nhưng mục tiêu đó có khi lại mâu thuẫn nhau, đó là:
Giải quyết cơ bản các tồn đọng cũ của hệ thống NHTM.
Đây là điều kiện đầu tiên để NHNN công bố lãi suất cơ bản và nó có thể đi vào
cuộc sống thuận lợi. Hiện nay đang có hàng ngàn tỉ đồng vốn cho vay của hệ thống
NHTM đóng băng trong núi nợ quá hạn và tài sản phát mại phải có biện pháp hữu
hiệu để giải quyết dứt điểm. Nếu chưa lành mạnh hoá tình hình tài chính- tiền tệ
cho hệ thống NHTM thì còn khó khăn cho việc thực hiện bất kì một chính sách nào
của ngân hàng.
Huy động nhiều nhất mọi nguồn vốn trong dân cư để đáp ứng vốn cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mức lãi suất vừa đáp ứng quan hệ cung- cầu vốn của nền kinh tế, vừa phải từ từ
giảm thấp để phù hợp với lợi nhuận bình quân của nền kinh tế(đặc biệt là đối với
doanh nghiệp vay vốn), vừa đảm bảo cho NHTM có lãi nhất định.
Lãi suất tín dụng vừa kích thích được sản xuất trong nước, vừa khuyến khích
phát triển kinh tế đối ngoại, xử lí hài hoà lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ để điều
chỉnh quan hệ tín dụng quốc tế phù hợp, hiệu quả.
Lãi suất tín dụng vừa đảm bảo yêu cầu của tín dụng thương mại, nhưng còn
phải giải quyết yêu cầu tín dụng chính sách bởi hai khu vực này chưa có sự tách
bạch một sớm, một chiều.
Lãi suất tín dụng phải đáp ứng yêu cầu` xử lí linh hoạt, vừa đáp ứng yêu cầu
cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia kinh doanh tiền tệ để tiến tới tự do hoá lãi
suất.
1.2 Mục đích của việc điều chỉnh lãi suất hiện nay.
Giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn.
Thực tế hiện nay ở nước ta cho thấy có 2 hướng xử lí vấn đề lãi suất ngân hàng:
- Giảm lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Tăng lãi suất để huy động tối đa tiền nhàn rỗi trong dân vào sản xuất, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Cả 2 xu hướng này đều có mục tiêu như nhau nhưng biện pháp khác nhau.
Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nên kết hợp hài hoà giữa hai hướng,
trong đó ưu tiên cho hướng thứ nhất, tức là giảm lãi suất cho vay, kích thích các
doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vì:
+ Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay rất cần vay vốn để đầu tư
chiều sâu phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh
tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng yêu cầu đó
đang gặp khó khăn là lãi suất quá cao so với tỉ suất lợi nhuận trong sản xuất kinh
doanh.
+ Vốn nhàn rỗi trong dân còn nhiều, nhưng chưa huy động được bao nhiêu.
Muốn tăng sức hấp dẫn đối với dân cư, ngoài lãi suất hợp lí, phải đảm bảo tính ổn
định và an toàn của giá trị đồng tiền.
Xu hướng giảm lãi suất cho vay; lãi suất huy động có nhiều tính tích cực
hơn và hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời tạo
được tâm lí ổn định của khách hàng.
2. Kinh nghiệm của các nước trong việc tự do hoá lãi suất.
Kiểm soát lãi suất rất phổ biến ở hầu hết các nước châu á trước những năm 80.
Những hạn chế thường áp đặt dưới dạng quy định trần lãi suất đối với tiền gửi và
cho vay của các NHTM; các tổ chức tài chính phi ngân hàng chịu các hạn chế này
ít hơn nhiều. Việc áp đặt, kiểm soát đối với lãi suất là nhằm cung cấp vốn với chi
phí thấp để khuyến khích đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, và để tránh tình
trạng lãi suất tăng quá mức, điều mà được coi là rất khó chấp nhận về mặt chính trị
và xã hội. Tuy nhiên, việc kiểm soát như vậy đã làm giảm vai trò trung gian tài
chính của các ngân hàng khi những ngươì tiết kiệm và nhà đầu tư tìm cách khác
ngoài thị trường tài chính chính thức. Dần dần, sự tăng nhanh của tình trạng phi
trung gian tài chính như vậy dẫn đến sự phát triển nhanh của các thị trường tài
chính không bị kiểm soát và các tổ chức phi ngân hàng, qua đó, làm giảm hiệu quả
của c ác biện pháp quản lí tiền tệ. Các NHTM thường cố gắng duy trì lợi nhuận
bằng cách quy định các loại phí khác nhau mà không bị kiểm soát, làm méo mó
việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Kết quả là làm hại tới quá trình phát triển của
hệ thống tài chính và các nguồn tài chính không được chuyển tải tới các hoạt động
có hiệu quả nhất. Tự do hoá lãi suất là một trong những thay đổi quan trọng nhất
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của các nước châu á trong những năm 80,
90. Trong khi tự do hoá lãi suất có thể cải thiện tình hình phân bổ nguồn vốn, huy
động tiết kiệm và tăng hiệu quả đầu tư, thì kinh nghiệm của một số nước Mỹ
Latinh, như Argentina, Chile, Uruguay đã cho thấy có một số nguy cơ tiềm tàng.
Các nước trên đã tự do hoá lãi suất từ những năm 80, trong môi trường không kiểm
soát như vậy, cùng với một thị trường tài chính không hoàn hảo và độc quyền, lãi
suất thực đã tăng lên mức rất cao. Sự tăng lên như vậy không những không khuyến
khích được đầu tư và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn dẫn đến phá sản
của hàng loạt doanh nghiệp, sau đó gây ra khủng hoảng trong hệ thống tài chính và
làm trầm trọng hơn tình trạng bất ổn vĩ mô. Đồng thời, việc loại bỏ kiểm soát đối
với cán cân vốn trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô lại làm cho lãi suất tăng lên
hơn nữa do có những dự đoán tiếp tục phá giá đồng bản tệ. Giảm giá mạnh đồng
bản tệ làm cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều hơn, làm tăng áp lực lạm
phát và giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ. Tuy nhiên, kinh nghiệm của hầu
hết các nước châu á, bao gồm cả Hàn Quốc, Malaysia, Thailand cho thấy chỉ có
Indonesia và Philippines là gặp phải tình trạng lãi suất thực tăng lên.
3 Điều kiện để tự do hoá lãi suất thành công ở Việt Nam.
Để thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất, Việt Nam cần hội đủ:
+ NHNN thực hiện một cách bình thường nghiệp vụ tái chiết khấu thương phiếu và
các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo thông lệ quốc tế.
+ Thị trường tiền tệ, trong đó có thị trường nội tệ liên ngân hàng hoạt động có hiệu
quả. Qua đó, NHNN là người cho vay cuối cùng.
+Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá khác hoạt động nhạy
cảm, NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở trên các thị trường này.
Qua đúc kết kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới, tự do hoá lãi suất chỉ
thành công khi nào nền kinh tế có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, sự ổn định kinh tế vĩ mô đủ chắc chắn để chịu đựng được các tác
động, các cú sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế có thể xảy ra khi tự do hóa hoàn
toàn lãi suất.
Thứ hai, thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường chứng
khoán) hình thành và vận hành có hiệu quả.
Thứ ba, có môi trường pháp lý và thể chế tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, đủ
khả năng điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Có quy chế phòng ngừa, bù đắp rủi ro
hoàn thiện, hữu hiệu đảm bảo hạn chế và bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra
trong hoạt động của các trung gian tài chính.
Thứ tư, hệ thống các cơ quan phát triển lành mạnh, có uy tín. Các cơ quan này
đòi hỏi không chỉ có công nghệ hiện đại (máy móc,thiết bị), mà còn phải có sự
phát triển về bề sâu, có kinh nghiệm lâu dài về quản lý ở nhiều khía cạnh.
Thứ năm, hệ thống ngân hàng ổn định, hoạt động hữu hiệu.Tăng cường sự thanh
tra, giám sát chặt chẽ của NHNN đối với các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh
doanh nói chung và thực thi chính sách tiền tệ nói riêng.
Thứ sáu, các tổ chức kinh tế đều đảm bảo khả năng sử dụng vốn triệt để, có hiệu
quả.
Thứ bảy, chọn thời điểm bắt đầu, tốc độ và lộ trình (tức trật tự sử dụng các công
cụ ) tự do hóa lãi suất phù hợp điều kiện và bối cảnh của nền kinh tế. Kinh nghiệm
về tự do hoá lãi suất ở một số nước trong những năm 80 cho thấy tự do hoá lãi suất
không đúng thời điểm có thể làm tăng tính bất ổn định của nền kinh tế vĩ mô thông
qua việc làm tăng lạm phát và nợ nước ngoài, giảm sức sản xuất trong nước....
Cách thức và tiến trình tự do hoá phụ thuộc vào xuất phát điểm của mỗi nước
như mức độ kiểm soát tài chính, đặc điểm và tính chất của hệ thống tài chính, khả
năng và trình độ quản lí tài chính của các cấp quản lí
vĩ mô, vào điều kiện quốc tế của từng giai đoạn tự do hoá như xu hướng chung về
cải cách tài chính, quyền lợi và mâu thuẫn của các cường quốc tài chính, trạng thái
tài chính quốc tế. Đông Nam á hiện nay trong tự do hóa tài chính cho thấy mặc dù
nền tài chính được tự do hoá mạnh mẽ nhưng kinh tế vĩ mô lại mất ổn định, tỉ lệ
tiết kiệm trong nước suy giảm, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm, thiếu vốn đầu
tư trầm trọng. Chính sách tự do hoá lãi suất và lãi suất thực cao ở các nước này làm
trầm trọng thêm vấn đề nợ Nhà nước, nợ quá hạn, nợ khó đòi và NHTW phải tài
trợ những thâm hụt của khu vực công cộng. Ngay những nước phát triển, nếu thiếu
sự kiểm soát và điều tiết thích hợp của Nhà nước đối với khu vực tài chính thì
khủng hoảng lại xuất hiện.