Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.46 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cơ khí Hà Nội - tên giao dịch quốc tế là: HAMECO.
Địa chỉ: 24 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Mã số thuế: 0100100174 - 1 - Ngân hàng Công Thương Đống Đa.
Là một công ty chế tạo máy công cụ lớn nhất Việt Nam thuộc Bộ Công
Nghiệp, trong suốt 43 năm sản xuất kinh doanh (12/4/1958 - 12/4/2001) HAMECO
đã trải qua biết bao thăng trầm từng bước vượt qua khó khăn, trụ vững vươn lên
cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Quá trình hình thành và phát triển của
Công ty Cơ khí Hà Nội có thể chia ra 4 giai đoạn như sau:
• Giai đoạn 1: Từ năm 1958 đến năm 1965
Tiền thân của Công ty Cơ khí Hà Nội là nhà máy chung quy mô, là đứa con
đầu tiên của ngành cơ khí chế tạo tư liệu sản xuất cho cả nước, nhà máy được trang
bị hàng loạt máy móc thiết bị chuyên sản xuất máy cắt gọt kim loại như máy tiện,
máy khoan, máy bào. Thời kỳ này, đội ngũ cán bộ chuyên gia Liên Xô rút về nước,
nhà máy đứng trước một hệ thống máy móc đồ sộ, với quy trình sản xuất phức tạp.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên chỉ có 600 người và hầu hết là cán bộ
chuyển ngành, tay nghề còn non kém. Do vậy việc sản xuất gặp nhiều khó khăn,
thử thách. Nhưng với tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình toàn nhà máy đi vào
thực hiện kế hoạch 3 năm đầu tiên và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhà máy đã đạt
được những thành tựu đáng kể, được Nhà nước quan tâm và vinh dự được đón Bác
Hồ về thăm. Đến năm 1960 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
• Giai đoạn 2: Từ năm 1966 đến năm 1976
Đây là giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Đảng và
Nhà nước ta chủ trương chuyển hướng trong quản lý kinh tế. Sơ tán, phân tán các
xí nghiệp của các bộ, ngành ra các tỉnh xa thành phố để tiếp tục sản xuất. Trong
điều kiện khó khăn chung của đất nước, nhà máy cũng sơ tán trên 30 địa điểm khác
nhau và chuyển sang nhiệm vụ sản xuất theo thời chiến. Tuy nhà máy vừa sản xuất


vừa chiến đấu nhưng vẫn giữ vững nhiệm vụ truyền thống là sản xuất các loại máy
công cụ. Bên cạnh đó nhà máy cũng mở rộng sản xuất những mặt hàng phục vụ cho
chiến đấu như: các loại pháo, xích xe tăng, máy bơm xăng...
• Giai đoạn 3: Từ năm 1977 đến năm 1986
Đây là thời kỳ thông nhất đất nước. Là một nhà máy lớn với quy mô sản xuất
khép kín, nhà máy đã tập trung lại và đi vào khôi phục sản xuất. Bằng việc thực
hiện các kế hoạch 5 năm, hoạt động nhà máy trở nên sôi động. Đặc biệt năm 1979,
sản lượng máy công cụ và phụ tùng máy công cụ các loại chiếm 90% giá trị sản
lượng: sản xuất đạt 1100 máy công cụ và 50 tấn phụ tùng máy. Giai đoạn này số
lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy lên đến gần 3000 người, trong đó có hơn
300 kỹ sư các loại. Đến năm 1980, nhà máy đổi tên thành: Nhà máy chế tạo cộng
cụ số 1. Với những thành tích đã đạt được, nhà máy được tặng thưởng nhiều huân
chương, huy chương và được phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng”.
• Giai đoạn 4: Từ năm 1987 đến nay
Thời kỳ đổi mới kinh tế, Đảng ta quyết định: “xoá bỏ cơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN”. Do chưa thích ứng được với cơ chế mới nên
nhà máy đã gặp không ít khó khăn, tưởng chừng không sao vượt nổi. Số lượng lao
động của nhà máy giảm từ 3000 xuống 2000 người. Đã không ít ý kiến cho rằng:
với một giàn thiết bị cũ kỹ và công nghệ lạc hậu, cùng với những sản phẩm manh
mún, đơn chiếc và bao khó khăn chồng chất, nhà máy khó có khả năng trụ vững
trong nền kinh tế thị trường. Nhưng ngược lại, phát huy truyền thống tốt đẹp của
một cơ sở sản xuất cơ khí, nhà máy đã 9 lần được Bác Hồ kính yêu về thăm. Đáp
lại sự quan tâm trăn trở của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước
đối với ngành cơ khí Việt Nam, nhà máy đã dần từng bước vượt qua mọi khó khăn,
tồn tại và phát triển như hiện nay, khẳng định lại vị trí hàng đầu của ngành chế tạo
máy Việt Nam.
Từ năm 1993 đến nay, tổ chức quản lý sản xuất đi vào ổn định. Theo yêu cầu
đổi mới của nền kinh tế đất nước, nhà máy đã từng bước chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, đa dạng hoá mặt hàng để tồn tại, nhằm phục vụ có trọng tâm cho cơ khí trong

nước và các ngành kinh tế khác như: Thuỷ điện, Nhiệt điện, Đường mía, Cao su,
Khai thác mỏ... Năm 1995, một lần nữa, nhà máy đổi tên thành: Công ty Cơ khí Hà
Nội - HAMECO theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 270/QĐ - TCNSĐT
(22/5/1993) và số 1152/QĐ - TTNSĐT(30/10/1995) của Bộ Công nghiệp nặng với
ngành nghề kinh doanh chủ yếu là công nghiệp sản xuất cắt gọt kim loại, thiết bị
công nghiệp, phụ tùng thay thế, sản phẩm đúc, rèn, thép cán, xuất nhập khẩu và
kinh doanh vật tư thiết bị chế tạo và lắp đặt các máy, thiết bị đơn lẻ, dây chuyền,
thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp. Trong cơ chế thị
trường, Công ty tự tìm kiếm khách hàng và đi sâu sản xuất kinh doanh những mặt
hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong 3 năm gần đây, Công ty luôn đạt
huy chương vàng về sản phẩm máy công cụ - một trong những sản phẩm truyền
thống của Công ty.
Như vậy, qua hơn 40 năm hoạt động và trưởng thành, HAMECO ngày càng
phát triển và dần dần thích nghi với nền kinh tế thị trường. Là một công ty lớn đã
và đang cung cấp cho đất nước nhiều máy móc thiết bị và phụ tùng trong giai đoạn
CNH - HĐH đất nước, HAMECO ngày càng phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để
trở thành một công ty có công nghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ vững mạnh, xứng
đáng là con chim đầu đàn của ngành Cơ khí Việt Nam.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công
ty Cơ khí Hà Nội
Với đặc điểm của một đơn vị vừa tổ chức sản xuất, vừa hoạt động kinh
doanh, Công ty Cơ khí Hà Nội đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức điều hành
theo mô hình trực tuyến - chức năng, nghĩa là trong quản lý người lãnh đạo doanh
nghiệp được sự giúp sức của lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Cơ cấu này có ưu điểm là gọn nhẹ,
tập trung quyền lực.
• Ban lãnh đạo công ty:
- Giám đốc công ty: Giám đốc có quyền cao nhất trong công ty và là người chịu
trách nhiệm trực tiếp đối với cấp trên về tình hình hoạt động của công ty, ngoài
công tác phụ trách chung các mặt trong hoạt động quản lý kinh doanh, giám đốc

còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị:
+ Phòng tổ chức cán bộ.
+ Ban nghiên cứu phát triển.
+ Trung tâm tự động hoá.
+ Liên doanh với SHIROKI.
- 5 phó giám đốc và 1 trợ lý giám đốc lập nên hội đồng kinh doanh có nhiệm vụ
tham mưu cho giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách máy công cụ.
+ Phó giám đốc nội chính.
+ Phó giám đốc kế hoạch kinh doanh thương mại và quan hệ quốc tế.
+ Phó giám đốc sản xuất.
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
+ Trợ lí giám đốc.
• Các phòng ban trực thuộc:
- Văn phòng giám đốc là thư kí các hội nghị do giám đốc triệu tập và chủ trì tổ
chức, điều hành thực hiện các công việc của văn phòng.
- Văn phòng giao dịch thương mại: giao dịch với những đối tác trong và ngoài
nước, ngiên cứu thị trường, tiến hành những hoạt động marketing trong và ngoài
nước; thiết lập và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế theo chế độ kế toán Nhà
nước và công ty quy định, cung cấp các thông tin tài chính phục vụ cho việc ra
quyết định của ban giám đốc, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ thống kê, quản lý
về kho tàng, vốn, tài sản và lập các dự toán, kiểm tra việc thực hiện dự toán, định
mức chi tiêu sử dụng vật tư, tài sản, vốn và kinh phí.
- Phòng tổ chức nhân sự: giúp giám đốc tổ chức nhân sự (bổ nhiệm, miễn nhiệm,
điều động, tuyển dụng, đào tạo), lao động tiền lương hợp lý, hiệu quả.
- Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra chất lượng những loại sản phẩm
sản xuất và những loại vật tư, hàng hoá mua sắm cần thiết cho nhu cầu sản xuất của
công ty.
- Phòng điều độ sản xuất: giúp giám đốc trong lĩnh vực phân công, theo dõi chế tạo
sản phẩm, điều hành các đơn vị sản xuất và những đơn vị phục vụ sản xuất theo

lệnh sản xuất đã phát.
- Tổng kho: tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vật tư, máy móc thiết bị, các loại thành
phẩm cho thị trường và các hợp đồng kinh tế, các bán thành phẩm phục vụ cho sản
xuất theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đã đề ra.
- Phòng vật tư - vận tải: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, mua sắm vật tư, thiết bị,
đảm bảo cung ứng cho quá trình sản xuất được liên tục, nhịp nhàng theo kế hoạch;
đồng thời với tổ chức vận chuyển và bốc xếp hàng hoá.
- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ tổ chức, điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào công tác thiết kế xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các
sản phẩm theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế của công ty.
- Trung tâm tự động hoá: có nhiệm vụ nghiên cứu những công nghệ mới, tự động
hoá, tìm giải pháp ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử
dụng của các sản phẩm và thích ứng với nhu cầu của thị trường.
- Phòng cơ điện: có nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng và hiện trạng các thiết bị;
lập phương án sản xuất, mua sắm các chi tiết, vật tư thay thế và dự phòng để phục
vụ kịp thời cho sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột suất khi cần thiết.
- Phòng y tế: có nhiệm vụ cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn lao động xảy ra.
• Các xưởng và các phân xưởng sản xuất:
- Xưởng cơ khí lớn: chuyên gia công các phụ tùng cơ khí, các chi tiết máy công
nghiệp.
- Xưởng máy công cụ: là xưởng sản xuất chính với nhiệm vụ là sản xuất các loại
máy công cụ như máy tiện, máy khoan, máy bào, máy cưa... Xưởng này được chia
thành các phân xưởng nhỏ như: phân xưởng cơ khí 4A, phân xưởng lắp ráp, phân
xưởng dụng cụ.
- Xưởng đúc: là bộ phận sản xuất chính có nhiệm vụ tạo phôi, thép, gang đúc, đúc
các chi tiết máy công cụ, phụ tùng cơ khí phục vụ cho các xưởng khác. Xưởng này
cũng có các phân xưởng: phân xưởng đúc gang, đúc thép.
- Xưởng áp lực và nhiệt luyện: làm nhiệm vụ gia công các chi tiết phục cụ cho các
phân xưởng cơ khí như trục máy tiện, vỏ bao che các thiết bị,...
- Xưởng cơ điện: làm nhiệm vụ quản lý, điều phối cung cấp điện cho toàn công ty,

sửa chữa lớn các thiết bị, ngoài ra còn gia công các chi tiết phục vụ cho việc đại tu
nhằm đảm bảo sản xuất được duy trì thường xuyên.
- Xưởng thuỷ lực: làm nhiệm vụ chuyên gia công mới và sửa chữa các thiết bị thuỷ
lực của máy công cụ và máy công nghiệp.
- Xưởng thiết bị toàn bộ: làm nhiệm vụ chuyên gò hàn và gia công chủ yếu hàng
phi tiêu chuẩn cho các thiết bị phụ tùng đường mía và xi măng.
- Xưởng cán thép: làm nhiệm vụ cán các loại thép xây dựng.
- Xưởng mộc: tạo mẫu đúc cho phân xưởng đúc gang, thép và sửa chữa tủ, bàn ghế
cho các đơn vị toàn công ty, cung cấp bao bì đóng hàng theo đơn đặt hàng.
- Xưởng bánh răng: chuyên cung cấp bánh răng, trục răng và các mâm cặp cho
xưởng máy công cụ và cho các đơn đặt hàng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cơ khí Hà Nội.
Văn phòng giao dịch TM
Đại diện LĐ - CL
Văn phòng Công ty
Trung tâm ĐĐ SX
XN SX-KD VT CTM
Trung tâm TĐH
Xưởng bánh răng
Xưởng cơ khí lớn
Xưởng gia công AL-NL
Xưởng đúc
Xưởng kết cấu thép
Xưởng mộc
TT XD-BD HT CSCN
Phòng Bảo vệ
Phòng quản trị đời sống
Phòng y tế
Phòng VH-TT

Phòng KT-TK-TC
Phòng tổ chức nhân sự
Ban dự án
Trường THCN CTM
Giám đốc Công ty
PGĐ
nội chính
Trợ lí
giám đốc
PGĐ
phụ trách
kỹ thuật
PGĐ
phụ trách
sản xuất
PGĐ
phụ trách
MCC
PGĐ KHKD
TM &
QHQT
PGĐ thường trực
Xưởng
MCC
Phòng Kỹ thuật
Phòng quản lý CLSP-MT
Phòng cơ điện
Tổ chức toàn Công ty.
Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9002.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÃY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Trưởng
phòng kế toán là người điều hành cao nhất.
Phòng kế toán - thống kê - tài chính của công ty gồm 14 người, bao gồm:
• Trưởng phòng kế toán: giúp giám đốc giải quyết mọi nghiệp vụ về thống kê, kế
toán và quản lý tài chính của công ty, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có
yêu cầu và chịu trách nhiệm trước giám đốc về sự chính xác, trung thực của các
số liệu báo cáo.
• Phó phòng kế toán là người trợ giúp trưởng phòng hoàn thành nhiệm vụ, đồng
thời kiêm kế toán tổng hợp. Cuối tháng, tập hợp số liệu và sổ chi tiết của các kế
toán phần hành để ghi vào các sổ Nhật ký chứng từ và sổ Cái, tính toán lãi lỗ
cảu toàn công ty, tính toán các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước và chịu
trách nhiệm lập các báo cáo tài chính.
• Còn lại 12 kế toán viên được chia làm hai tổ:
- Tổ tài chính làm nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh về
cấp phát thanh toán và tiêu thụ sản phẩm, tình hình vốn và sử dụng vốn, bao gồm:
+ Một kế toán ngân hàng theo dõi tiền gửi ngân hàng về thu chi hàng ngày
qua báo cáo uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi. theo dõi tình hình vay ngắn hạn, dài hạn,
tính toán tiền lãi ngân hàng.
+ Một kế toán tiêu thụ: hạch toán chi tiết và tổng hợp sản phẩm hoàn thành
nhập kho, theo dõi tình hình doanh thu tiêu thụ hàng ngày, xác định kết quả tiêu
thụ, quản lý các khoản nợ chưa thanh toán của khách hàng lập các bản đối chiếu
công nợ, quyết toán hợp đồng, lập Tờ khai thuế GTGT hàng tháng.
+ Một kế toán vốn bằng tiền làm nhiệm vụ viết phiếu thu chi tiền mặt hàng
ngày, quản lý quỹ tiền mặt, định khoản và hạch toán theo nội dung nghiệp vụ kinh
tế phát sinh căn cứ vào chứng từ gốc.
+ Một kế toán mua hàng theo dõi và ghi chép tình hình mua vật tư nhập kho
cả về chủng loại, giá cả và số lượng, đồng thời định kỳ xuống kho kiểm tra và giao
nhận chứng từ nhập xuất kho.

+ Một kế toán kho bán thành phẩm, kho phôi liệu và kho công cụ dụng cụ
lao động chịu trách nhiệm về việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất nhập công cụ
dụng cụ, bán thành phẩm.
+ Một kế toán TSCĐ đảm nhận việc mở sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm
TSCĐ, lập kế hoạch trích nộp khấu hao, trích vốn sửa chữa lớn, phụ trách công tác
xây dựng cơ bản, phụ trách thanh toán phân xưởng mộc mẫu, xưởng cán thép ngoài
ra còn kiêm công tác thống kê của công ty.
+ Một thủ quỹ quản lý, xuất nhập quỹ tiền mặt của công ty và theo dõi tình
hình thanh toán với người bán.
- Tổ hạch toán gồm:
+ Một kế toán lương mở sổ sách theo dõi quỹ tiền lương, việc thanh toán
lương và trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, đồng thời tập hợp chi phí
nhân công trực tiếp rồi chuyển cho kế toán chi phí sản xuất.
+ Một kế toán vật liệu quản lý tình hình xuất vật tư cho sản xuất cả về chủng
loại và số lượng, tính giá vật liệu xuất theo phương pháp bình quân gia truyền,
đồng thời tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rồi chuyển cho kế toán chi phí
sản xuất.
+ Ba kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: có nhiệm vụ ghi chép, theo
dõi hàng tháng các khoản chi phí phát sinh, tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí trên
các bảng kê số 4, 5, 6, và từ đó tính giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ của
ừng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã hoàn thành nhập kho.
Đặc điểm sản phẩm ở Công ty Cơ khí Hà Nội là trải qua nhiều giai đoạn chế
biến song phương pháp tính giá thành của công ty theo phương pháp tổng thể, tức
là số liệu của các phân xưởng sản xuất đều tập trung hết về phòng kế toán và chỉ
tính giá thành một lần cho từng loại sản phẩm hoàn thành, bán thành phẩm hoàn
thành hay hợp đồng, đơn đặt hàng đã hoàn thành.
Hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty được áp dụng theo chế độ kế toán
mới theo quyết định 1411/TC-QD/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính.
Công ty sử dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu và thành phẩm xuất
kho theo phương pháp bình quân gia truyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phòng tài vụ kế toán được trang bị 4 máy
vi tính hiện đại và phần mềm ACsoft với rất nhiều ưu việt được thuê lập trình riêng
phù hợp với đặc điểm sản xuất - kinh doanh của Công ty để phục vụ công tác hạch
toán kế toán. Các phần hành kế toán phần lớn đều được thực hiện trên máy vi tính
đảm bảo cho các thông tin kế toán vừa đáp ứng kịp thời, vừa yên tâm về độ chính
xác cho quản lý.
Cũng như phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, niên độ kế toán của
Công ty Cơ khí Hà Nội là một năm, bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. Kế toán
trưởng là người lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý và cuối năm. Hệ thống báo
cáo bao gồm:
• Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
• Bảng cân đối kế toán.
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
• Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các báo cáo này sẽ chuyển đến Cục thuế, Sở Thương mại, Giám đốc... theo
đúng thời gian quy định. Ngoài ra, vào thời điểm cuối tháng, Kế toán trưởng cũng
phải tập hợp nhanh số liệu và đưa ra cho Ban quản lý Công ty biết về tình hình
doanh thu chi phí, thuế và sản lượng (gọi là báo cáo nhanh).
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Tổ t i chínhà
Tổ hạch toán
Kế toán tiền mặt
Kế toán ngân h ngà
Kế toán tiêu thụ
Kế toán mua h ngà
Thủ quỹ
Kế toán t i sà ản cố định
Kế toán tiền lương

Kế toán CCDC bán th nh phà ẩm
Kế toán vật liệu
Kế toán chi phí sản xuất v tính giá th nhà à
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ, có khả năng phản
ánh kịp thời tình hình, diễn biến trong những khoảng thời gian ngắn, phù hợp quy
mô sản xuất kinh doanh lớn, khối lượng nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều, trình độ
kế toán ngày càng tiến bộ sẽ kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi
tiết. Việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên ở tất cả các khâu đảm bảo
số liệu chính xác kịp thời phục vụ nhạy bén theo yêu cầu sản xuất.
Sau đây là sơ đồ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả tiêu thụ ở Công ty Cơ khí Hà Nội.
Chứng từ gốc hoặc sổ do bộ phận kế toán khác chuyển sang
Sổ chi tiết tiêu thụ
Sổ h ng xuà ất nội bộ
Bảng kê số 5
Sổ chi tiết TK 1311
Sổ chi tiết TK 1312
Sổ theo dõi công nợ TK 131
Sổ theo dõi đại lý
Sổ chi tiết doanh thu
Bảng kê hoá đơn h ng hoá bán ra à
Tổng hợp hoá đơn h ng hoá bán ra à
Tờ khai thuế GTGT
Bảng theo dõi chi tiết TK 1312, Bảng kê số 11
Nhật ký chứng từ số 8
Sổ Cái TK 155, 157, 632, 511, 721, 911...
Bảng kê chi tiết
Bảng kê số 10
Báo cáo tiêu thụ

Ghi h ng ng yà à
Ghi cuối tháng
III. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG
TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
1. Đặc điểm thành phẩm của Công ty Cơ khí Hà Nội
Công ty Cơ khí Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ
chủ yếu cho các ngành kinh tế, công nghiệp của nền kinh tế quốc dân dưới dạng
các sản phẩm hoặc phụ tùng thay thế chủ yếu là máy công cụ, thiết bị toàn bộ cho
các nhà máy đường, xi măng, các trạm bơm cỡ lớn và các ngành công nghiệp khác
như dầu khí, thuỷ lợi, điện lực, giao thông... Công ty có dây chuyền tạo phôi gang
và thép chất lượng cao, sản xuất được nhiều mác gang và thép đặc biệt, cũng như
một giàn thiết bị cỡ lớn có khả năng gia công chi tiết lớn mà không một nhà máy
nào ở Việt Nam có thể làm được. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm:
- Máy công cụ: như máy tiện T630A,T18A, T14L..., máy khoan cần K525, máy
bào ngang B365...
- Thép cán xây dựng từ φ8 đến φ24, thép góc các loại.
- Phụ tùng và các thiết bị công nghiệp.
Sản phẩm của Công ty được sản xuất chủ yếu theo hợp đồng kinh tế. Hàng
năm, phòng Marketing tìm hiểu nhu cầu thị trường, phòng kinh doanh tìm kiếm
hợp đồng làm cơ sở để đề ra kế hoạch sản xuất cho năm đó. Hợp đồng có thể là hợp
đồng mua bán thông thường hoặc khách hàng đặt hàng Công ty sản xuất theo mẫu
mã yêu cầu. Tuỳ theo thoả thuận có thể nguyên vật liệu chính do khách hàng mang
đến (gọi là hợp đồng gia công phôi khách) hoặc là Công ty chịu hết chi phí sản xuất
theo mẫu mã của khách hàng (gọi là hợp đồng gia công). Những sản phẩm gia công
hoặc sản phẩm gia công phôi khách không cố định mà biến đổi liên tục đa dạng
nhiều chủng loại, có thể phát sinh nhiều sản phẩm mới do khách hàng yêu cầu.
Trước khi tiến hành sản xuất cần có thời gian cho phòng kỹ thuật nghiên cứu, thiết
kế quy trình sản xuất sản phẩm theo đúng mẫu mã trong đơn đặt hàng. Do đó, trong
thực tế các hợp đồng thường kéo dài trên dưới 1 năm.
Đối với những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm với số lượng nhỏ thì

Công ty không ký kết hợp đồng. Đó là những sản phẩm thông dụng như máy tiện,
máy khoan... Những trường hợp này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong doanh số bán ra của
Công ty.
2. Phương pháp tính giá thành phẩm ở Công ty Cơ khí Hà Nội
2.1 Thành phẩm nhập kho được hạch toán theo giá thành sản xuất thực tế (giá
thành công xưởng thực tế)
Việc tính giá thành phẩm nhập kho do bộ phận kế toán giá thành đảm nhiệm
và được tính cho từng loại thành phẩm trong từng lần nhập kho. Khi nhận được
“Phiếu nhập kho sản phẩm”, bộ phận kế toán giá thành phải tiến hành tính giá
thành ngay cho lô sản phẩm nhập kho. Tất cả các chứng từ liên quan đến chi phí
phát sinh sản xuất lô thành phẩm nhập kho từ các bộ phận chức năng tập hợp hết
lên phòng kế toán. Sau khi kiểm tra tính hợp lý và có thật của các chứng từ, kế toán
tiến hành tính giá thành trên “Sổ thương phẩm”. Sau khi tính xong kế toán giá
thành ghi vào “Phiếu nhập kho sản phẩm” trên cột “giá thành công xưởng” cho
từng sản phẩm rồi chuyển “Sổ thương phẩm” cho kế toán tiêu thụ để hạch toán số
lượng và giá thành thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ trên “Bảng kê chi tiết”
cột Nhập trong kỳ.
2.2 Thành phẩm xuất kho được hạch toán theo phương pháp giá đơn vị bình
quân gia quyền
Công thức tính:Giá đơn vị th nh phà ẩm xuất kho trong tháng
Trị giá th nh phà ẩm tồn đầu tháng
Tổng giá th nh thà ực tế th nh phà ẩm nhập kho trong tháng
Số lượng th nh phà ẩm tồn đầu tháng
Số lượng th nh phà ẩm nhập kho trong tháng
+
=
+
Số lượng th nh phà ẩm xuất trong tháng
Giá thực tế th nh phà ẩm xuất trong tháng (trị giá vốn th nh phà ẩm xuất kho trong
tháng)

Giá đơn vị th nh phà ẩm xuất kho trong tháng
*
=
Căn cứ vào Bảng kê chi tiết tiêu thụ tháng trước cột tồn cuối tháng và Sổ
thương phẩm, việc tính giá thành thành phẩm xuất kho được kế toán tiêu thụ thực
hiện trên Bảng kê chi tiết tiêu thụ và được máy vi tính tính tự động cho từng loại
sản phẩm theo công thức trên đã được cài đặt sẵn trong máy.
3. Công tác hạch toán thành phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội
3.1 Chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm
a) Chứng từ nhập kho thành phẩm là phiếu nhập kho sản phẩm
Phiếu nhập kho sản phẩm do giám đốc phân xưởng sản xuất lập và lập theo
lô thành phẩm nhập ở từng kho. Sau khi thành phẩm được kiểm tra chất lượng mới
được nhập kho và phòng KCS ghi rõ “Số lượng thực nhập” ký và đóng dấu vào
phiếu nhập kho sản phẩm. Nhập kho xong, thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho
và cùng người nhập ký vào phiếu nhập kho. Đây là căn cứ để thủ kho nhập kho sản
phẩm, ghi thẻ kho.
b) Chứng từ xuất kho thành phẩm
Ở Công ty Cơ khí Hà Nội có 3 loại chứng từ khi phát sinh các nghiệp vụ
xuất kho thành phẩm; tuỳ theo mục đích sử dụng hay hình thức tiêu thụ và sử dụng
loại chứng từ nào.
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho được lập trong trường hợp xuất thành phẩm
sử dụng nội bộ hoặc đưa ra cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. Căn cứ để
lập Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho là lệnh của giám đốc và Phiếu yêu cầu của các
phân xưởng. Khi có hoá đơn này thành phẩm sẽ được xuất từ kho thành phẩm sang
kho hàng xuất nội bộ chờ sử dụng hoặc mang sang cửa hàng giới thiệu sản phẩm
của Công ty. Thủ kho sau khi xuất kho thành phẩm cùng người nhận ký vào Hoá
đơn kiêm phiếu xuất kho. Đây là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho và kế toán tiêu thụ
ghi sổ kế toán. Hoá đơn này được lập thành một liên và chỉ ghi cột tên thành phẩm,
đơn vị tính, số lượng, không ghi đơn giá và thành tiền của thành phẩm. Tuỳ thuộc
vào mục đích sử dụng nội bộ, cuối tháng kế toán giá thành tính giá thành thành

phẩm đó và hạch toán vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí sửa chữa... Hoá đơn
kiêm phiếu xuất kho có mẫu như sau:
HOÁ ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 9 – VT
Số 03/01 Thanh toán bằng tiền mặt, séc chuyển khoản
hoặc nhờ thu nhận trả
Ngày 24 tháng 9 năm 2001
QĐ Liên bộ
TCTK-TC
Tên và địa chỉ khách hàng: Xưởng kết cấu. Định khoản
Lý do tiêu thụ: sử dụng cho sản xuất chung. Nợ 157
Theo hợp đồng số... ngày... tháng... năm 200 Có 155
Nhận tại kho: Xưởng cơ khí lớn.
Danh điểm
vật tư
Tên nhãn hiệu và quy
cách vật tư sản phẩm
Đơn vị
tính
Số lượng Giá
đơn vị
Thành
tiền
Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
1 Vít điều chỉnh 4CT630 cái 10
Cộng
Cộng thành tiền (viết bằng chữ):.................
Trả vào tài khoản số..........
Người nhận Thủ kho Thủ quỹ Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Phụ trách đơn vị
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập trong trường hợp hàng

gửi đại lý hoặc mang các bộ phận thiết bị rời đến địa chỉ của khách hàng để lắp đặt
hoàn chỉnh đối với các dây chuyền máy móc lớn, phải tháo rời các bộ phận mới vận
chuyển được. Căn cứ để lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là tờ trình của
văn phòng giao dịch thương mại. Khi có chứng từ này thành phẩm sẽ được xuất từ
kho thành phẩm để chuyển đến đại lý hoặc địa chỉ của khách hàng. Khi đại lý tiêu
thụ thành phẩm gửi giấy báo về Công ty hoặc khi các bộ phận máy móc đã được
lắp đặt hoàn chỉnh và nghiệm thụ kỹ thuật tại địa chỉ của khách hàng theo đúng hợp
đồng đã ký kết thì kế toán tiêu thụ mới lập Hoá đơn GTGT. Trên phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ cũng không ghi giá tiền của thành phẩm và không có giá
trị thanh toán, được kế toán tiêu thụ lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần):
Liên 1: lưu tại quyển gốc
Liên 2: giao cho đại lý hoặc người nhận hàng đi lắp đặt
Liên 3: dùng để lưu chuyển nội bộ
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ có mẫu như sau:
Đơn vị Mẫu số: 03-VT-311
Địa chỉ Ban hành theo QĐ Số: 1411-TC-(QĐ/CĐKT) ngày 1 tháng 11
năm 1995 của Bộ Tài chính.
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Ngày 12 tháng 9 năm 2001
AG/01 - B
Quyển số 295
Liên 1: lưu No 014502
Căn cứ lệnh điều động số: tờ trình ngày 12 tháng 9 năm 2001
của Văn Phòng Giao Dịch Thương Mại về việc....
Họ tên người vận chuyển: Hợp đồng số 420/00
Phương tiện vận chuyển:
Xuất tại kho:
Nhập tại kho: Công ty cơ điện Trần Phú
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
vật tư (sản phẩm, hàng hoá)

Mã số Đơn vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
Thực xuất Thực nhập
A B C D 1 2 3 4
Bộ tơ dây cái 01
Cộng
Bộ T i chính à
phát h nhà
Xuất, ngày 12 tháng 9 năm 2001 Nhập, ngày 12 tháng 9 năm 2001
Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
Đây là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho và kế toán theo dõi trên sổ kế toán.
- Hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT): Hoá đơn này chỉ lập cho những thành
phẩm đã sđ doanh thu tiêu thụ như những khách hàng mua trực tiếp, đại lý báo tiêu
thụ sản phẩm, hoặc lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyền thiết bị cho các hợp đồng lớn.
Trường hợp khách hàng mua trực tiếp, hoá đơn GTGT là căn cứ để xuất kho thành
phẩm giao cho khách hàng và khách hàng mang hàng ra khỏi Công ty. Trường hợp
đại lý và các hợp đồng lớn, hoá đơn GTGT là căn cứ để tiến hành thanh toán tiền
hàng. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên (đặt giấy than một lần).
Liên 1: lưu tại quyển gốc.
Liên 2: giao cho khách hàng.
Liên 3: dùng để thanh toán.
Đây là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho và kế toán ghi sổ kế toán.

×