Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP BIA QUANG TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.93 KB, 31 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ
TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP BIA QUANG TRUNG.
I.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP BIA- QUANG TRUNG.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp.
1.1.1. Quá trình hình thành xí nghiệp.
Nước ta đã trải qua một thời kỳ bao cấp kéo dài. Điều đó đã kìm hãm tính
chủ động và sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhà nước thay mặt thị
trường để phản ánh nhu cầu của khách hàng với các nhà sản xuất kinh doanh bằng
chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hoàn toàn định đoạt sự tồn tại của một xí nghiệp chứ
không phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh mà nó đạt được hay không. Trong thời
kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mọi thành phần kinh tế hoàn toàn bình
đẳng với nhau trong cạnh tranh trước pháp luật. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp
quốc doanh giữ được vai trò chủ đạo của mình để tồn tại và phát triển phải tự lột
xác.
Trước sức ép cạnh tranh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp
phải nhận thức và vận dụng các qui luật cơ bản của kinh tế thị trường để tồn tại
bằng chính hiệu quả kinh tế của mình. Trước tình hình đó và sự nhạy bén, năng
động của các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Tây. Công ty lương thực Hà Tây và Viện khoa
học công nghệ nhận thấy nhu cầu tiêu dùng nước giải khát đặc biệt là mặt hàng Bia
đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Qua một
thời gian tìm hiểu phân tích địa bàn hoạt động, nghiên cứu dây truyền sản xuất.
Ngày 28/12/1993, UBND tỉnh Hà Tây đã ra quyết định số 333 thành lập Công ty
Liên doanh sản xuất Bia- quang Trung. Công trình đầu tư liên doanh được khởi
công xây dựng với tổng số vốn đầu tư xây dựng ban đầu là 3.127.950.000 đồng.
Sau khi thiết bị xây lắp hoàn thành công trình công nghệ sản xuất Bia được
đưa vào hoạt động với 2 triệu lít/ năm. Sản phẩm được kiểm tra chất lượng và vệ
sinh theo qui định của Nhà nước, đứng vững trong thị trường và phát triển trong
cạnh tranh.
Đến năm 1998 do bên liên doanh rút vốn kinh doanh và trước thực lực của


công ty, UBND tỉnh quyết định lập xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực bia-
nước giải khát Quang Trung ngày 01 tháng 06 năm 1998 QĐ/UB ngày 15/05/1998
và nay là xí nghiệp Bia Quang Trung.
Trụ sở làm việc tại: Đường Tô Hiệu – Phường Quang Trung- Thị xã Hà
Đông –Tỉnh Hà Tây.
Số điện thoại: 03482173 – 034830615 – 034820616 – 034820532.
Hiện nay xí nghiệp có:
- Diện tích mặt bằng: 3240 m
- Nguồn vốn kinh doanh: 1.847.650.000 đồng
- Tài sản cố định: 4.783.868.472.
- Tổng lao động: 72 người
Bộ phận quản lý: 14 người.
Bộ phận sản xuất: 58 người.
- Xí nghiệp sản xuất theo ca kíp
- Tính đến nay nguồn vốn hoạt động kinh doanh của xí nghiệp tăng lên là
4.377.450.000 đồng.
Xí nghiệp Bia Quang Trung là đơn vị sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ
chính là kinh doanh chế biến lương thực bia, nước giải khát đảm bảo chất lượng
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phù hợp với cơ chế thị trường kinh doanh có hiệu quả.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp.
Xí nghiệp Bia- Quang Trung là đơn vị trực thuộc Công ty Lương thực Hà
Tây, do xí nghiệp chịu sự chỉ đạo, quản lý và mọi hoạt động theo điều lệ, qui chế
của công ty và mọi qui định của pháp luật, chịu sự quản lý của Nhà nước, của
chính quyền địa phương có con dấu để giao dịch, có tài khoản thu và chi tại ngân
hàng. Được công ty uỷ quyền quản lý và sử dụng vốn, tài sản, cơ sở vật chất kỹ
thuật, lao động,... phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh. Được chủ động quản
lý và sử dụng vốn, tài sản lưu động đã được công ty uỷ quyền để hoàn thành nhiệm
vụ công ty giao.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, trước pháp luật về thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, mục đích, kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, nộp thuế

và các khoản khác theo qui định của Nhà nước.

1.1.3. Quá trình phát triển của xí nghiệp.
Nằm trên trục đường Tô Hiệu phường Quang Trung, thị xã Hà Đông tỉnh Hà
Tây, xí nghiệp có vị trí thuận lợi trong giao lưu hàng hoá, đáp ứng nhu cầu sản
xuất và tái sản xuất mở rộng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn trong
hiện tại và tương lai, cũng như nắm bắt nhanh nhạy các chính sách chế độ thông tin
kinh tế thị trường. Là một xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất bia nhằm đáp ứng nhu
cầu trong và ngoài tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu
cho ngân sách Nhà nước và có được quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh. Bên cạnh đó lại gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đơn vị sản
xuất bia trong và ngoài tỉnh. Do đó ban lãnh đạo xí nghiệp đã có quyết định đúng
đắn là phải thực hiện phương án vừa sản xuất vừa đầu tư và đầu tư có trọng điểm.
Với những kinh nghiệm sẵn có, cho đến nay xí nghiệp đã đạt được kết quả nhất
định, sản lượng bia tăng dần qua các năm, thu nhập của công nhân viên đảm bảo
thiết yếu cho gia đình. Xí nghiệp luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ tay
nghề cho cán bộ công nhân viên, tìm mọi biện pháp khắc phục tình trạng thiếu vốn,
mở rộng địa bàn tiêu thụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng
bước đưa quá trình sản xuất vào thế ổn định và phát triển. Cho đến nay bằng giá cả
và chất lượng sản phẩm, bia của xí nghiệp đã đủ khả năng tồn tại trên thị trường
trong thế cạnh tranh.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng hợp tình hình của xí nghiệp.
Năm
Sản lượng sản
xuất tiêu thụ (lít)
Doanh thu tiêu
thụ
Nộp ngân sách
Nhà nước
Năm 1999

Năm 2000
Năm 2001
1.470.386
1.372.371
1.505.742.2
3.852.219.600
3.538.457.543
3.789.782.371
322.956.000
186.483.657
104.917.474
Cùng với sự phát triển và đi lên của nền kinh tế đất nước, kinh tế ở Hà Tây
cũng đang trên đà phát triển, đã có nhiều dự án đầu tư ở trong nước và nước ngoài
vào tỉnh do đó xí nghiệp nắm bắt kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng, luôn quan
tâm tới các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị
trường và tiêu thụ nhiều hơn không phải do giá bán.
1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của xí
nghiệp.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Qui trình công nghệ sản xuất bia là qui trình sản xuất phức tạp, xí nghiệp
Bia- Quang Trung đã sử dụng nguyên liệu chính để sản xuất là Malt (mầm đại
mạch), hoa viên, cao hoa, gạo tẻ,.... Tuy nhiên nếu chỉ có Malt thì giá thành sản
phẩm sẽ cao do nguyên liệu Malt phải nhập ngoại. Để tiết kiệm chi phí hạ giá
thành sản phẩm có thể dùng gạo để thay thế một phần Malt, chất lượng sản phẩm
bia phụ thuộc vào tỷ lệ phối trộn giữa Malt và gạo tẻ.
Hiện nay xí nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm là bia hơi và bia chai. Dây
chuyền để sản xuất bia hơi và bia chai là một, do đó nếu mẻ nấu bia hơi thì chiết
vào tẹc, mẻ nấu bia chai thì chiết vào chai. Qui trình công nghệ sản xuất tại xí
nghiệp có thể chia thành các giai đoạn.
- Giai đoạn nấu và ủ men:

+ Đưa nguyên liệu Malt, gạo vào xay nghiền: Gạo nghiền thành bột +
nước, hồi hoá (86 độ trong 30 phút), dịch hoá (75 độ trong 30 phút) đun sôi (100
độ trong 45 phút). Malt nghiền bột + nước trộn cháo gạo đun sôi. Thực hiện quá
trình thuỷ phân đạm (52 độ trong 30 phút), đường hoá (65 độ trong 45 phút. Sau đó
lọc đường để lấy đường nha ban đầu, sản phẩm phụ là bã bia dùng cho chăn nuôi.
+ Chuyển dịch nha sang nồi đun hoa được lượng dịch đường rồi cho cao hoa
vào đun sôi đủ thông số kỹ thuật thì chuyển sang nồi lạnh.
+ Mạch nha được đưa vào nồi lạnh nhanh sau đó đẩy vào tẹc lên men. Trong
tẹc lên men người ta cho sẵn men theo tỷ lệ qui định (2%), sau đó cho dịch nha vào
quá trình vi sinh diễn ra. Quá trình này chia thành hai giai đoạn lên men chính và
lên men phụ.
+ Giai đoạn lên men chính với thời gian khoảng 5 đến 7 ngày giữ ở nhiệt độ
140C rồi chuyển sang lên men phụ 5 ngày đối với bia hơi, 7 ngày đối với bia chai.
- Giai đoạn chiết và lọc:
Sau khi quá trình lên men đạt được ở thời gian và tiêu chuẩn qui định cho
sản phẩm ở giai đoạn lên men qua bộ phận lọc để lấy sản phẩm trong là bia và loại
bỏ bã men.
Ngay từ đầu khi đưa nguyên liệu chính vào sản xuất đã xác định được mẻ
bia hơi, mẻ bia chai. Nếu là mẻ bia hơi thì sau khi qua bộ phận lọc đã cho thành
phẩm là bia hơi. Nếu là mẻ bia chai thì sau khi qua bộ phận lọc bia được chuyển
sang bộ phận chiết và thanh trùng để ra thành phẩm bia chai.
Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất bia trang sau:
Sơ đồ 22: SƠ ĐỒ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA

Cháo gạo Bột+nướ
c
Rửa
chai
Bã bia
Dán

nhãn
MenMáy
lạnh
Nồi hơi
Malt
Bột+nuớ
c
Nghiền
Dịch hoáHồ hoá
Nghiền
Gạo
1.2.2. Tình hình kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm 1999, 2000, 2001
Đun sôi
Thuỷ phân
đạm
Đường
hoá
Lọc
Nồi đun
hoa
L nh s bạ ơ ộ
Lạnh
nhanh
Lên men
Lọc bia
Chiết bia
hơi
Nạp CO2
Thành
Phẩm

Chiết bia
chai
Thanh
trùng
Xí nghiệp Bia- Quang Trung có mặt hàng sản xuất kinh doanh chính là bia
phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Xí nghiệp tiêu thụ sản phẩm chủ yếu bằng
hai phương thức bán buôn thông qua các đại lý và bán lẻ.
Mặt hàng Bia chai
(chai)
Bia hơi (lít)
Năm
1999
Số lượng bia sản xuất trong năm và
tồn kho năm trước
320.152
1.341.564
Số lượng bia tiêu thụ trong năm 161.027 1.341.564
Số lượng bia tồn kho cuối năm 159.125
Năm
2000
Số lượng bia sản xuất trong năm và
tồn kho năm trước

149.861
1.238.000
Số lượng bia tiêu thụ trong năm 149.751 1.222.620
Số lượng bia tồn kho cuối năm 110 15.380
Năm
2001
Số lượng bia sản xuất trong năm và

tồn kho năm trước
128.538 1.383.536,2
Số lượng bia tiêu thụ trong năm 122.496 1.370.716,2
Số lượng bia tồn kho cuối năm 6.042 12.820
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của xí nghiệp
năm 2000 so với năm 1999 bị giảm xuống đáng kể đặc biệt là bia hơi so với năm
1999 thì năm 2000 sản lượng bia hơi tiêu thụ giảm xuống rất nhiều118.944 (lít).
Sản lượng bia chai cũng giảm xuống là11.276 (chai). Tuy nhiên cũng phải đề cập
đến vấn đề mà Xí nghiệp Bia Quang Trung nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất
bia trong nước nói chung rất quan tâm. Đó là năm 2000 do sự cạnh tranh trên thị
trường quá lớn, các loại bia ngoại nhập, liên tiếp tràn vào thị trường làm cho sản
lượng tiêu thụ của Bia Quang Trung và các loại bia nội khác có phần giảm sút.
Mặc dù xí nghiệp đã cố gắng hạ giá thành nhằm cạnh tranh nhưng chi phí sản xuất
ra được một lít bia thì không giảm. Điều này không những ảnh hưởng rất nhiều đến
doanh thu của xí nghiệp mà còn làm cho lượng bia hơi tồn kho của năm 1999 từ
không có đã tăng lên 15.380 (lít) năm 2000. Đối với năm 2001 xí nghiệp đã phần
nào nắm bắt được mức độ cạnh tranh trên thì trường cũng như sự thay đổi về thị
hiếu của người tiêu dùng nên đã có được những biện pháp tiêu thụ hợp lý hơn. Sản
lượng bia hơi tiêu thụ năm 2001so với năm 2000 tăng 148.096,2 (lít). Lượng bia
tồn kho vẫn nhiều nhưng đã giảm đi phần nhiều so với năm trước. Đối với bia chai
tuy sản lượng tiêu thụ có ít hơn năm 2000 và số lượng tồn kho cũng nhiều hơn
nhưng xí nghiệp cũng đã có rât nhiều cố gắng. Mặc dù vậy xí nghiệp cần có những
biện pháp cụ thể hơn nhằm tăng sản lượng tiêu thụ.
Ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp qua bảng số liệu sau:
Các chỉ
tiêu
Tổng doanh
thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận

thực hiện
Tỉ xuất lợi
nhuận/D. thu
Năm 1999 3.852.219.600 3.666.507.502 185.712.098 4.82%
Năm 2000 3.538.457.543 3.524.306.165 14.151.378 0.40%
Năm 2001 3.789.782.371 3.722.117.189 67.655.182 1.78%
Tỉ lệ
2000/199
9
91.85% 96.12% 7.62% 8.29%
Tỉ lệ
2001/200
0
107.1% 105.58% 478.15% 445%
Xí nghiệp Bia Quang Trung là đơn vị trực thuộc công ty lương thực Hà Tây
nên việc xác định kết quả kinh doanh là công ty làm, tuy nhiên xí nghiệp vẫn tập
hợp chi phí trong quá trình sản xuất và vẫn xác định được doanh thu như các đơn
vị độc lập khác. Do vậy qua chỉ tiêu này ta có thể xác định được kết quả kinh
doanh của xí nghiệp
Từ một số chỉ tiêu trên ta thấy doanh thu của xí nghiệp năm 2000 so với năm
1999 đạt 91.85% (giảm 8.15%). Mặt khác ta thấy chỉ tiêu tổng chi phí tỷ lệ năm
2000/1999 tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu 4.27% dẫn đến lợi nhuận thực
hiện quá thấp, điều này cho thấy dõ hiệu quả của đồng vốn bỏ ra là không tốt. Xí
nghiệp cần có những biện pháp tối ưu hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sang năm 2001 tổng doanh thu đạt được đã tăng hơn so với năm 2000 (tăng 7.1%)
nhưng tỷ lệ tăng (so với năm 1999) là không đáng kể tuy nhiên nó cũng phần nào
thúc đẩy quá trình phát triển của xí nghiệp thể hiện dõ sự cố gắng lớn của cán bộ
công nhân viên trong quá trình sản xuất và tạo việc làm của xí nghiệp.
Tỷ xuất lợi nhuận của năm 1999 bằng 4.82%, năm 2000 bằng 0.40% và năm
2001 bằng 1.7% điều đó có thể nhận xét rằng công tác quản lý chi phí của xí

nghiệp năm 1999 tốt hơn so với năm 2000 và 2001. Điều đó chứng tỏ xí nghiệp
cần phải cố gắng hơn nữa vì tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2000/1999
giảm khá nhiều 4.42% với tỷ lệ như vậy xí nghiệp khó có điều kiện tích luỹ tái đầu
tư mở rộng sản xuất. Mặc dù sang năm 2001 xí nghiệp đã có nhiều tiến bộ hơn
trong việc tăng tỷ suất lợi nhuận so với năm 2000 nhưng mức độ tăng vẫn ít hơn so
với năm 1999. Song ta cũng phần nào thấy dõ được sự nỗ lực để duy trì cạnh tranh
trên thị trường của toàn thể ban lãnh đạo và công nhân trong xí nghiệp. Song xí
nghiệp cũng cần đề ra những biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện việc tăng doanh
thu giảm chi phí.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp.
Cũng như nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Bộ máy quản lý xí nghiệp
Bia- Quang Trung được tổ chức theo hình thức chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là
người có trách nhiệm tổ chức điều hành chung mọi hoạt động của xí nghiệp, là
người chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp. Để phụ giúp giám đốc có các phó giám đốc trực tiếp giao nhiệm vụ phụ
trách các văn phòng, các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Đồng thời
chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc mà giám đốc giao cho. Ban giám
đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, phòng kế hoạch, phòng tổ chức hành chính,
phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh,....Để thực hiện tốt công tác sản xuất
kinh doanh, xí nghiệp luôn coi trọng công tác tổ chức sắp xếp bộ máy lãnh đạo, mô
hình quản lý, nhằm tránh sự chồng chéo, cồng kềnh, làm giảm kinh doanh của xí
nghiệp.
Sơ đồ 23:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP BIA- QUANG TRUNG


1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán của xí nghiệp .
1.3.1. Đặc điểm tổ chức kế toán ở xí nghiệp.
Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kiểm tra
giám sát các hoạt động kinh tế- tài chính trong các đơn vị cũng như trong toàn bộ

nền kinh tế quốc dân.
Để phát huy vai trò quan trọng của hạch toán kế toán trong quản lý thì việc
tổ chức khoa học hợp lý, công tác kế toán có tính chất quyết định, ở xí nghiệp
trong các yếu tố cấu thành tổ chức công tác thì yếu tố con người, phương pháp kế
toán và những trang bị, kỹ thuật luôn được xí nghiệp quan tâm. Hiện nay căn cứ
theo tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Tổ chức bộ
máy kế toán theo hình thức tập trung, bao gồm:
+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của xí
nghiệp. Kế toán trưởng có quyền yêu cầu, giám sát và giao nhiệm vụ cụ thể cho
nhân viên kế toán, đôn đốc giám sát việc sử dụng vốn của phòng kinh doanh, phân
tích đánh giá thuyết minh, số liệu của các báo cáo tài chính kế toán.
Ban giám cđố
Phòng b oả
Phòng kinhPhòng Phòng TCHC
Qu y bán lầ ẻ
Các i lýđạ
X ng biaưở
+ Kế toán kho hàng: Có tình hình theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho
từng loại vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh, lâp báo cáo kinh doanh, báo
cáo tồn kho vật tư theo niên độ kế toán.
+ Kế toán tiền lương, TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi quản lý phản ánh tình
hình tăng giảm TSCĐ trong xí nghiệp, tính toán phân bổ số khấu hao hàng tháng.
Đồng thời, tính toán lương phù hợp cho từng công nhân viên.
+ Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ tình hình chi tiền mặt,
thanh toán với ngân hàng và ngân sách Nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo theo
qui định.
Với tình hình tổ chức công tác kế toán tập trung như trên, bộ máy kế toán
của xí nghiệp gọn nhẹ, đảm bảo tính thống nhất và cung cấp kịp thời các thông tin,
số liệu giúp Ban giám đốc trong việc quản lý tài chính theo dõi kết quả hoạt động
kinh doanh của xí nghiệp.

Sơ đồ 24: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP
1.3.2. Hình thức kế toán áp dụng của xí nghiệp.
Trong xí nghiệp các chứng từ và sổ sách được sử dụng bao gồm:
+ Sổ kế toán tổng hợp: Gồm sổ cái các tài khoản và sổ phân loại (ghi theo hệ
thống tài khoản) dùng để hạch toán tổng hợp mỗi một tài khoản được phản ánh trên
một vài trang sổ và sổ tổng hợp tài khoản, phản ánh bộ chứng từ ghi sổ đã lập
trong tháng.
+ Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết tương ứng với từng tài khoản như sổ công
nợ, sổ chi tiết tiền mặt, sổ TSCĐ, sổ vật tư, sổ tổng hợp chi phí sản xuất, sổ quĩ
tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng.
+ Các chứng từ dùng để ghi sổ là các hoá đơn mua bán hàng, phiếu xuất
kho, nhập kho, phiếu thu, phiếu chi.
Sơ đồ 25: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
(Đang được áp dụng tại xí nghiệp)
(trang sau)
K toán tr ngế ưở
K toán thanh toánếK toán kho h ngế à K toán TL, TSCế Đ
Sổ quỹ
Sổ khoChứng từ gốc




Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi định kỳ.
Ghi đối chiếu.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ gốc, kế toán ghi
sổ chi tiết, sổ quĩ, sổ ngân hàng,... vào máy tính lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và vào sổ cái, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ chi tiết cuối tháng

cộng sổ, rút sổ số dư, lên bảng cân đối phát sinh, lập báo cáo tài chính theo qui
định.

II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BIA- QUANG TRUNG.
2.1. Kế toán thành phẩm.
Đặc điểm thành phẩm ở xí nghiệp.
Là đơn vị có nhiệm vụ sản xuất Bia đáp ứng nhu cầu nước giải khát trong và
ngoài tỉnh. Sản phẩm Bia của xí nghiệp là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế
biến phục vụ cho nhu cầu của nhân dân, nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của
người tiêu dùng. Do vậy yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh công
Cập nhật trên máy
yính (CT ghi sổ)
Sổ ghi nhật ký
chi tiết
Số chi tiết TK tiểu
khoản
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ đăng ký chi
tiết (Sổ đăng ký
CT ghi sổ)
S cái t i kho nổ à ả
Bảng cân đối sổ
phát sinh
Báo cáo t i chínhà
nghiệp được đòi hỏi cực kỳ nghiêm ngặt. Đây là một đặc điểm chi phối trực tiếp
đến công tác tổ chức sản xuất và quản lý nói chung của doanh nghiệp cũng như
công tác kế toán thành phẩm nói riêng.
Thành phẩm của xí nghiệp được xác nhận là sản phẩm Bia đã hoàn thành ở

giai đoạn cuối cùng của hai loại bia hơi và bia chai. Mặt khác với đặc điểm chủng
loại mặt hàng ít, chỉ là bia hơi và bia chai đồng nhất mỗi thứ một loại, một qui
cách, một đơn vị tính và một nhãn mác.
2.2. Đánh giá thành phẩm.
Thành phẩm là một bộ phận chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn lưu
động của xí nghiệp, do vậy để giám đốc một cách chặt chẽ tình hình luân chuyển
vốn lưu động nói chung và vốn thành phẩm nói riêng thì việc cần thiết là phải xác
định giá trị của các loại thành phẩm nhập, xuất, tồn kho thành phẩm bằng phương
pháp đánh giá thích hợp, từ đó xác định được đơn giá bán, vừa đảm bảo bù đắp chi
phí đem lại lợi nhuận vừa phù hợp với sức mua của người tiêu dùng và thích ứng
với sự biến động của giá cả các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Việc đánh giá thành phẩm ở xí nghiệp được thực hiện hàng tháng theo giá
thành thực tế của thành phẩm nhập kho, xuất kho.
+ Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho:
Cuối mỗi tháng, kế toán phụ trách phần hành chi phí và giá thành sẽ tập hợp
chi phí NVLTT, NCTT và chi phí sản xuất chung của sản phẩm sản xuất trong kỳ
để tính ra tổng giá thành thực tế của hai loại thành phẩm là bia hơi, bia chai trong
kỳ và giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm.
* Đối với thành phẩm bia chai nhập kho.
Giá thành thực tế được tính theo phương pháp trực tiếp và căn cứ vào báo
cáo chi tiết giá thành sản phẩm.
Biểu số 01: BÁO CÁO CHI TIẾT GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Tháng 01 năm 2002
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
S.lượng
(chai)
CFNVLTT CFNCTT CFSXC Tổng
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị

111.476 49.606.820
445
50.593.774
457
62.593.774
562
163.145.126
1.163.5
* Đối với thành phẩm bia hơi nhập kho.
Biểu số 02: BÁO CÁO CHI TIẾT GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Tháng 01 năm 2002
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu S. CFNVLTT CFNCTT CFSXC Tổng
Lượng
(lít)
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
217.070 193.828.285
892,92
70.115.000
323,00
171.849.509
791.677
435.792.794
2007,6
Căn cứ vào giá thành đơn vị của bộ phận kế toán làm giá nhập kho của thành
phẩm. Kết quả tính giá thành sản phẩm nhập kho là cơ sở để tính giá của thành
phẩm xuất kho.
+ Giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho.
Ở xí nghiệp, giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính theo phương

pháp bình quân gia quyền.

Giá bình G.Trị TP tồn đầu kỳ + G.Trị TP nhập kho trong kỳ
quân 1 đ.vị =
sản phẩm S.Lượng TP tồn đầu kỳ + S.Lượng TP nhập kho trong kỳ
G.Trị thành phẩm Sản lượng thành Giá bình quân 1
xuất kho == phẩm xuất bán x đ.vị sản phẩm
* Đối với thành phẩm bia chai xuất kho.
Trích số liệu tháng 01 năm 2002
Giá bình 7.468.241 + 163.145.126
quân 1 đvị = -------------------------------------- = 1462.24 đồng/ 1 chai
sản phẩm 5.103 + 111.476
Giá trị thành phẩm xuất kho = (120 x 1462.2) + (140 x 1462.2) + ... +
(516 x 1462,2) +...+ (265 x 1462.2) =319.815.000 đồng.
* Đối với thành phẩm bia hơi xuất kho.
Tương tự như bia chai, trích số liệu tháng 01 năm 2001.
Giá bình 46.020.700 + 435.792.794
quân 1 đvị = ----------------------------------- = 2032,29 đồng/1lít
sản phẩm 20.009 + 217.070
Giá trị thành phẩm xuất kho = (140 x 2.32,3) +....+ (500 x 2032,3) =
220.429.500 đồng.
Trình tự luân chuyển chứng từ nhập, xuất thành phẩm kế toán sử dụng
chứng từ nhập kho và xuất kho.
Quá trình nhập kho thành phẩm: Sau khi sản phẩm sản xuất hoàn thành
được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) xác nhận đạt yêu cầu về kỹ
thuật sản phẩm đó mới được nhập kho thành phẩm. Thủ kho xí nghiệp sẽ viết
phiếu nhập kho và được viết thành hai liên, trong đó một liên lưu gốc tại kho, một
liên gửi lên phòng kế toán để ghi thẻ kho. Việc nhập kho thành phẩm được diễn ra
giữa hai bên, thủ kho và tổ trưởng phân xưởng thông qua “sổ nhập kho thành
phẩm” và được ký xác nhận của người nhập.

×