Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đáp án chuyên Ngữ văn Bắc Ninh 2016-2017 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.69 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC NINH </b>
<b>NĂM HỌC 2016- 2017 </b>


<i><b>MƠN: NGỮ VĂN (Dành cho thí sinh thi chuyên Văn) </b></i>
<i><b> (Hướng dẫn chấm có 05 trang) </b></i>


<b>Câu 1. (2,0 điểm) </b>


a. Từ “quả” được lặp lại 5 lần (kể cả nhan đề), trở thành hình ảnh song hành với hình tượng
người mẹ.


- Từ “quả” mang ý nghĩa tả thực chỉ trái bầu, trái bí, mẹ chăm chút cho chúng như
chăm chút những đứa con <i>(Những mùa quả mẹ tôi hái được/Những mùa quả lặn rồi lại </i>
<i>mọc). Việc tả thực thể hiện cái nhìn tinh tế của tác giả khi tái hiện hình ảnh người mẹ đặt </i>
trong sự tương đồng với những thăng trầm của mùa màng cây trái… (0,5 điểm)


- Từ “quả” còn mang ý nghĩa sâu xa (Và chúng tôi, một thứ quả trên đời). Đây là kết
quả của một quá trình nhận thức sâu sắc của người con về thành quả dưỡng dục con cái của
người mẹ. Mẹ vất vả tảo tần chăm chút những đứa con, mong con khôn lớn từng ngày. Mẹ
chăm sóc vun xới cho những mùa quả và dành hết tình yêu thương cho những đứa con. <i>(0,5 </i>
<i>điểm) </i>


b. Trong khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên trong tình u thương, kính trọng, biết
ơn của người con. Mẹ đã 70 tuổi, sức đã tàn, lực đã kiệt vì trải qua bao gian nan vất vả
nhưng mẹ vẫn canh cánh bên lòng mong tới ngày những đứa con trưởng thành, vững bước
trên đường đời. Ở người mẹ ngời sáng lên vẻ đẹp của tình mẫu tử, đức hi sinh thầm lặng.
<i>(0,25 điểm) </i>


- Hai câu thơ cuối bài: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn cịn một thứ quả


<i>non xanh, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, ẩn dụ. (0,25 điểm) </i>


+ Từ <i>mỏi gợi tả tuổi già, sức yếu, sự ra đi của mẹ ;</i> <i>Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ </i>
<i>mỏi: diễn tả tâm trạng lo lắng của con khi khơng cịn mẹ bên cạnh. Ẩn dụ: quả non xanh –</i>
gợi sự vụng dại, chưa chín chắn của người con. Sự kết hợp của nghệ thuật nói giảm nói
tránh và phép tu từ ẩn dụ tạo nên cách diễn đạt tinh tế, gợi cảm. Đó là trạng thái lo lắng, day
dứt, trăn trở của con khi nghĩ đến một ngày mai xa mẹ nhưng “mình vẫn cịn là một thứ quả
<i>non xanh” chưa đủ chín chắn để có thể hiểu được tấm lòng của mẹ, chưa đủ trưởng thành </i>
để đối mặt với những bão tố cuộc đời, chưa làm tròn đạo hiếu của một người con. <i>(0,5 </i>
<i>điểm) </i>


<b>Câu 2. (3,0 điểm) </b>
<b>I. Yêu cầu về kĩ năng. </b>


- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí dựa trên ý nghĩa của
một văn bản văn học (khoảng 400 từ)


- Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, tiêu biểu


- Trình bày sạch sẽ, sáng sủa, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, giàu chất văn,
khơng mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp .


- Khuyến khích cách viết sáng tạo
<b>II. Yêu cầu về kiến thức. </b>


<i>Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản </i>
<i>sau: </i>


<b>1. Nêu vấn đề nghị luận. (0,25 điểm) </b>



Dẫn dắt giới thiệu câu chuyện và nêu giới hạn vấn đề cần nghị luận : điều mình
khơng muốn thì đừng làm cho người khác, mình khơng muốn bị tổn thương thì cũng khơng
nên làm tổn thương người khác.


<b>2. Giải thích, nêu ý nghĩa câu chuyện. (0,75 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây phải trải qua. Cây si hỏi tại sao cậu khơng
khắc tên cậu lên chính thân thể cậu. Cậu bé hồn nhiên trả lời Đau lắm, cháu chịu thôi! Việc
cậu không muốn gánh chịu, cậu lại thực hiện đối với người khác. Cậu bé không hiểu người
khác cũng có những cảm nhận về nỗi đau như mình. Do đó cậu đã phạm một sai lầm. Câu
nói của cây si già đã chỉ rõ điều ấy: <i>Vậy vì sao cậu bắt tơi phải nhận cái điều cậu không </i>
<i>muốn? </i>


- Câu chuyện <i>Cậu bé và cây si già đã đem đến cho chúng ta một bài học nhân sinh </i>
sâu sắc: điều mình khơng muốn thì đừng làm cho người khác, mình khơng muốn bị tổn
thương thì cũng không nên làm tổn thương người khác.


<b>3. Bàn luận vấn đề. (1,5 điểm) </b>


- Tại sao điều mình khơng muốn thì đừng làm cho người khác, mình khơng muốn bị
tổn thương thì cũng khơng nên làm tổn thương người khác? (1,0 điểm)


+ Con người ai cũng có những cảm xúc, vui buồn, khổ đau, hạnh phúc. Những điều
khiến cho ta lo sợ, đau khổ, tổn thương thì với người khác cũng có thể như vậy. Điều khơng
muốn xảy đến với mình cũng là điều người khác khơng muốn phải đón nhận.


+ Làm việc xấu, việc ác với người khác, bản thân sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Đó
là quy luật của cuộc đời (gieo nhân nào, gặt quả ấy; gieo gió gặt bão).


+ Muốn người khác đối xử tốt với mình, bản thân phải đối xử tốt với họ. Khi biết


nghĩ cho người khác, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương. Bởi lẽ tìm thấy niềm vui của
<i>mình trong niềm vui của người khác đó chính là bí mật của hạnh phúc. Cố gắng khơng làm </i>
tổn thương mọi người, cần dung hòa giữa cho và nhận, cuộc sống sẽ trở nên yên bình, hạnh
phúc. Thế giới sẽ khơng cịn chiến tranh nếu con người sống vị tha, nhân ái. <i>Cách tốt nhất </i>
<i>để xây dựng hịa bình là gia tăng thật nhiều những hành động yêu thương. </i>


- Trong cuộc sống, mỗi chúng ta khơng thể tránh khỏi những lúc vơ tình gây ra nỗi
buồn cho ai đó. Điều quan trọng là nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa. Cần phê
phán: Lối sống vô cảm, vị kỉ, tàn nhẫn ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. (0,5 điểm)


<i><b>(Ở mỗi luận điểm cần có các dẫn chứng thực tế, thuyết phục) </b></i>
<b>4. Bài học nhận thức, hành động. (0,5 điểm) </b>


<b>- Bài học mà cây si đem đến cho bạn đọc cũng chính là đạo lý làm người. Có những </b>
khi ta vô tâm, không để ý đến cảm xúc của người bên cạnh, gây ra cho họ những tổn
thương. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta hãy biết sống chậm lại, lắng nghe cảm xúc của
những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu thương hơn và tránh gây ra những tổn thương
khơng đáng có.


- Biết tự nhìn nhận bản thân mình, định hướng những suy nghĩ, lối sống đúng đắn,
biết sống vì mọi người, u thương, gắn bó, đồng cảm và sẻ chia...


<b>III. Biểu điểm. </b>


- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc.


- Điểm 2: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi.
- Điểm 1,5: Đáp ứng được khoảng ½ u cầu trên, cịn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 0,5-1,0: Khơng hiểu đề hoặc hiểu cịn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.



<b>Câu 3. (5,0 điểm) </b>
<b>I. Yêu cầu kĩ năng. </b>


- Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học .


- Bài viết có bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt trôi chảy, giàu chất
văn, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.


- Khuyến khích cách viết sáng tạo.
<b>II. Yêu cầu về kiến thức. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>1. Nêu vấn đề nghị luận. (0,5 điểm) </b>


- Dẫn dắt vấn đề và nêu ý kiến: <i>Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của </i>
<i>người dẫn đường đến với xứ sở của cái đẹp. </i>


- Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả
Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Với truyện ngắn
này, Nguyễn Thành Long đã đưa người đọc đến với hành trình khám phá xứ sở của cái đẹp-
cái đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống qua một áng văn đậm chất trữ tình.


<b>2. Giải thích ý kiến. (0,5 điểm) </b>


- Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người,
<i>cuộc đời là nơi bắt đầu và cũng là đích đến của mỗi tác phẩm văn chương nghệ thuật. Nhà </i>
văn chân chính là nhà văn ln đem ngịi bút của mình phục vụ đời sống, làm giàu đời sống
tinh thần cho con người.


- <i>Xứ sở của cái đẹp, đó là cái đẹp mn hình mn vẻ của cuộc đời được nhà văn </i>
phản ánh trong tác phẩm: vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu…



Vẻ đẹp ấy khơng chỉ thể hiện ở nội dung mà cịn ở hình thức tác phẩm. Hình thức tác
phẩm đẹp là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp
dẫn, kết cấu tác phẩm chặt chẽ, hợp lí, ngơn từ điêu luyện…Nội dung, hình thức tác phẩm
khơng chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho họ thêm mến
yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ, tốt lành nhất của cuộc đời. (0,25
<i>điểm) </i>


=> Ý kiến trên khẳng định niềm vui và sứ mệnh của nhà văn chân chính là bằng các
sáng tác giúp người đọc cảm nhận, trân trọng cái đẹp của cuộc sống, tâm hồn và nghệ thuật.
Đó cũng là nhiệm vụ, chức năng cao cả của văn chương. (0,25 điểm)


<i><b>3. Chứng minh Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. </b></i>(3,5
điểm)


a. Lặng lẽ Sa Pa mang đến cho người đọc cảm nhận về một vùng đất đầy ấn tượng.
Đó là nơi núi cao, thác đổ trắng xóa, với mây, nắng, sương đều rất lạ…Có một Sa Pa của
những rặng đào, những đàn bị lang cổ đeo chng đang thung thăng gặm cỏ. Có một Sa Pa
của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới: rực rỡ và bất ngờ “ánh nắng như phủ
<i>khắp mạ bạc cả con đèo”. Cảnh được quan sát từ trên cao xuống. Ở góc độ ấy thiên nhiên </i>
càng trở nên khoáng đạt và hùng vĩ hơn. Rừng cây như “một bó đuốc khổng lồ”. Ánh nắng
khiến thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ trầm mặc mà đầy sức sống. “Nắng bắt đầu len tới đốt cháy
<i>rừng cây”. Bên cạnh Sa Pa của nắng cịn có Sa Pa của mây “mây cuộn tròn từng cục, rơi </i>
<i>trên các vòm lá ướt sương”. Dường như con người đang đi trên mây. Mây cũng hồn nhiên, </i>
tinh nghịch chui vào gầm xe. Sa Pa cịn hiện lên với hình ảnh cây thông và những cái cây tử
kinh - chú bé nghịch ngợm nhô “cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”… Hình
ảnh thiên nhiên Sa Pa mang vẻ đẹp thơ mộng, độc đáo, kì lạ. Chỉ bằng vài nét phác họa
nhưng cảnh thiên nhiên hiện lên đẹp như những bức tranh, đẹp đến hai lần- cái đẹp tự nhiên
và cái đẹp được soi chiếu qua lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ- họa sĩ.(1,0 điểm)



b. Tác phẩm không chỉ tái hiện vẻ đẹp độc đáo, đầy chất thơ của thiên nhiên mà còn
giới thiệu với người đọc về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những người lao động miệt
mài làm việc, nghiên cứu khoa học, lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì
cuộc sống của con người.


- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện qua hoàn cảnh sống và làm việc. Anh
làm cơng tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm suốt
tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Anh đã vượt qua những khó khăn (buồn chán và cô
đơn) của bản thân để tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Anh biết sắp xếp cuộc sống một cách khoa học. Điều đáng quý ở anh là tâm hồn đẹp,
sống có lí tưởng. Con người anh là sự kết hợp hài hòa giữa nghị lực phi thường và tâm hồn
lãng mạn. Trong cái lặng yên của Sa Pa – nơi ít người biết đến và đặt chân tới, anh thanh
niên đã tạo cho mình một khơng gian riêng rất đẹp về đời sống tinh thần.


Anh luôn chân thành, cởi mở và hiếu khách. Vì “thèm người” anh đã đẩy một khúc
gỗ ra chắn giữa đường buộc xe khách đi qua phải dừng lại. Anh mong muốn được gặp gỡ,
trò chuyện với mọi người, cội nguồn của niềm khát khao ấy là được hòa nhập, được sống vì
cộng đồng.


Người thanh niên hiếu khách, sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn, thành thật. Dù cịn trẻ tuổi
nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa Pa nơi mình được sinh ra và lớn
lên; thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho
đất nước.


=> Qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện, nhân vật anh thanh niên dưới ngòi bút của nhà văn
đã hiện lên với nét đẹp tỏa sáng từ ý nghĩa công việc, từ cách sống, cách nghĩ, cách bộc lộ
tình cảm. Nguyễn Thành Long – cây bút văn xuôi giàu chất kí đã khơng tơ hồng mà chỉ
thoáng gợi lên “một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra” thấm thía vơ
cùng.



- Đến Sa Pa ta còn gặp biết bao con người đáng u, đáng kính sống lặng lẽ mà sơi
nổi, cống hiến hết mình. Đó là ơng kĩ sư vườn rau Sa Pa ngày ngày cần mẫn, anh cán bộ
nghiên cứu sét luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài
nguyên cho đất nước. Ông họa sĩ – một nghệ sĩ chân chính, một trí thức lịch duyệt, một
nhân cách đẹp có đời sống nội tâm phong phú. Cơ kĩ sư trẻ mới ra trường khao khát được
cống hiến. ..


=>Đó là những nhân vật - những tâm hồn trong trẻo, bình dị đơn hậu và tràn ngập
tình thương trong đời. Họ là những con người lao động mới có lí tưởng sống đẹp, giàu tình
nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng cuộc đời
họ lại vô cùng sôi nổi đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. (1,5 điểm)


c. Lặng lẽ Sa Pa khơng chỉ đẹp về nội dung mà cịn đẹp về nghệ thuật, đem lại cho ta
tình yêu văn chương, những rung cảm thẩm mỹ trước cái đẹp. Đẹp từ nhan đề cho đến cốt
truyện, tình huống, ngôn ngữ…


<i>Lặng lẽ Sa Pa – nhan đề tác phẩm làm toát lên mối quan hệ đối lập giữa cái bề ngoài </i>
của một vùng đất với cái thực chất bên trong của cuộc sống, con người. Lặng lẽ mà không
hề lặng lẽ, hắt hiu giá lạnh. Trong cái <i>lặng lẽ ấy, Sa Pa vẫn ngân lên âm vang trong sáng, </i>
ánh lên những sắc màu lung linh của chất vàng mười ấm áp trong mỗi con người trên vùng
cao khuất nẻo xa xăm này.


Truyện hầu như khơng có cốt truyện, khơng xung đột, khơng thắt nút, khơng kịch
tính, cao trào mà tiết tấu nhẹ nhàng, bàng bạc chất thơ. Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc
đáo: các nhân vật khơng có tên riêng mà được gọi tên theo nghề nghiệp của mình để thể
hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả, ca ngợi những con người vô danh đang lặng thầm
cống hiến cho đất nước; nhân vật chính chỉ hiện ra trong chốc lát đủ để các nhân vật khác
kịp ghi nhận một ấn tượng, “một kí họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp
vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thủa của núi cao Sa Pa.



Tác phẩm đã xây dựng một tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên có sự
kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
là cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên với bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư, nhờ đó tác
giả đã khắc họa “bức chân dung” của nhân vật chính một cách khách quan, chân thực, sinh
động. (0,75 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

còn được tạo nên bởi ngôn ngữ giàu chất thơ, chất hội họa, lời văn trau chuốt, nhịp điệu nhẹ
nhàng êm ái mà giàu chất suy tư… Tất cả gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ
mộng, khơi gợi lối sống đẹp cho mỗi người, nhất là tuổi trẻ. (0, 25 điểm)


<b>4. Khái quát chung. (0,5 điểm) </b>


- Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú, được nhà văn khơi nguồn, kết
tinh từ cuộc sống. “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở
<i>thực tại. Nhưng nghệ sĩ khơng ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì mới mẻ. </i>
<i>Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp </i>
<i>phần vào đời sống chung quanh” (Nguyễn Đình Thi) </i>


- Nhà văn muốn có được niềm vui chân chính ấy phải sống hết mình với cuộc đời,
yêu thương con người, phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, biết quan sát, tìm tịi, phát hiện
những vẻ đẹp khuất lấp của thế giới xung quanh và thể hiện nó bằng những hình tượng độc
đáo.


<b>III. Biểu điểm: </b>


Điểm 5: Đạt tất cả các yêu cầu trên, văn viết giàu cảm xúc, kĩ năng tốt.
Điểm 4: Đạt ¾ các yêu cầu trên, văn có cảm xúc, kĩ năng tốt.


Điểm 2-3: Đạt được một nửa các yêu cầu trên, kĩ năng khá.


Điểm 1: Kiến thức còn mơ hồ, kĩ năng yếu.


</div>

<!--links-->

×