TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở
CÔNG TY GIÀY THUỴ KHUÊ
I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIÀY THUỴ KHUÊ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty giày Thuỵ Khuê
Công ty giày Thuỵ Khuê là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công
nghiệp - Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ là: sản xuất và kinh doanh mặt hàng
giầy dép các loại.
Địa chỉ của Công ty giày Thuỵ Khuê được đặt ở 2 nơi:
* Văn phòng giao dịch của Công ty: số 152 phố Thuỵ Khuê - Hà Nội
* Cơ sở sản xuất: khu A2 xã Phù Diễn - Huyện Từ Liêm - Hà Nội.
Việc đặt văn phòng và cơ sở sản xuất của Công ty ở những vị trí khác nhau rất
thuận lợi cho việc giao dịch, tiêu thụ sản phẩm của Công ty, cũng như việc thu hút
nguồn nhân lực dồi dào của các vùng lân cận và làm việc tại Công ty. Lĩnh vực sản
xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh các loại giầy dép phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể được khái quát như sau:
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp quân nhu X30, ra đời tháng 1/1957
chuyên sản xuất giầy vải và mũ cứng cung cấp cho bộ đội. Trải qua chặng đường
gần nửa thế kỷ, lúc nhập vào (1978) từ Xí nghiệp X30 thành xí nghiệp giầy vải Hà
Nội sát nhập voà xí nghiệp vải Thượng Đình, doanh nghiệp đã góp phần không
nhỏ vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Do nhu cầu
phát triển của ngành ngày 1/4/1989 một phân xưởng của xí nghiệp giầy vải
Thượng Đình được UBND thành phố Hà Nội cho tách ra thành xí nghiệp giầy vải
Thuỵ Khuê theo quyết định số 93/QĐUB ký ngày 7/1/1989 của UBND thành phố
Hà Nội.
Năm 1992 xí nghiệp chuyển tên thành Công ty giày Thuỵ Khuê với tên giao
dịch quốc tế là Thuy Khue Shoes Company (JTK). Khi mới tách ra Công ty có 650
cán bộ công nhân viên, giá trị tài sản gồm có vốn cố định 256 triệu đồng và vốn
lưu động là 200 triệu đồng bằng vật tư và bán thành phẩm. Lúc đó có 2 phân
xưởng sản xuất, số nhà xưởng sản xuất hầu hết là nhà cấp4 cũ nát, thiết bị máy
móc cũ kỹ, lạc hậu, sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công sản phẩm mỗi
năm chỉ đạt trên dưới 400.000 sản phẩm, phần lớn gia công mũ giầy cho Liên Xô
(cũ) và là sản phẩm cấp thấp.
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế
thị trường, hơn nữa là một doanh nghiệp trẻ mới được thành lập với đặc thù nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh giầy dép là một mặt hàng dân dụng phụ thuộc nhiều vào
yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ, sức sống dân cư... Song Công ty vẫn không
ngừng đổi mới đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc hiện đại để mở rộng sản
xuất kinh doanh, bên cạnh đó Công ty giày Thuỵ Khuê rất chú trọng tới nguồn
nhân lực, Công ty đã xác định lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất
kinh doanh. Nếu như đảm bảo chất lượng lao động sẽ mang lại kết quả cao, số
lượng và chất lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hiệu quả máy
móc thiết bị của Công ty Do đó những năm qua Công ty không ngừng lớn mạnh cả
về số lượng và chất lượng. Hiện nay tổng số lao động cảu Công ty là 2156 người
trong đó có 87% lực lượng lao động trẻ khoẻ, có đủ trình độ tiếp thu những công
nghệ sản xuất tiên tiến. Trong những năm gần đây Công ty đã không ngừng nâng
cao và cải thiện điều kiện làm việc. Đối với các phòng ban và nghiệp vụ nhân viên
được làm việc trong điều kiện khá tốt. Có đầy đủ thiết bị văn phòng, kể cả hệ thống
thông tin liên lạc, từng phòng có gắn máy điều hoà nhiệt độ. Đối với công nhân sản
xuất trực tiếp được làm việc trong môi trường an toàn có đủ hệ thống chiếu sáng,
quạt máy và đủ máy móc chuyên dùng thay thế cho những công việc nặng nhọc.
Hiện nay Công ty có 6 dây chuyền sản xuất và 20.000 nhà xưởng.
Về thu nhập của người lao động: đây là một trong những mục tiêu cơ bản
hàng đầu của Công ty. Trong những năm gần đây Công ty không ngừng nâng cao
và cải tiến đời sống người lao động, lương tháng bình quân năm 1995 là 404.000
đồng, năm 1996 là 460.000 đồng năm 1997 là 535.000 đồng, năm 1998 là 596.000
đồng và năm 1999 là 600.000 đồng.
Như vậy do chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết bị hiện địa và không
ngừng phát triển nguồn nhân lực của mình, nên từ chỗ Công ty chỉ sản xuất được
mặt hàng giầy dùng cấp thấp chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa, đến nay sản phẩm
của Công ty đa dạng phong phú về màu sắc, chủng loại, chất lượng sản phẩm được
nâng cao, khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Từ chỗ Công ty có rất ít
khách hàng nhất là khách hàng nước ngoài thì đến nay sản phẩm của Công ty đã có
mặt ở nhiều nơi trên thị trường thế giới như thị trường EU, úc, Bắc Mỹ...
* Tài sản Công ty giày Thuỵ Khuê:
Với quá trình phát triển như vậy tính đến năm 1999 quy mô sản xuất kinh
doanh của Công ty là:
- Tổng số vốn kinh doanh: 32.198.725.000 đồng
- Vốn ngân sách cấp: 11.271.321.080 đồng
- Vốn vay: 19.269.187.000 đồng
- Vốn tự bổ sung: 1.658.217.000 đồng
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty:
2.1. Chức năng:
Công ty giày Thuỵ Khuê (JTK) có chức năng chính là sản xuất kinh doanh
các loại giầy dép và một số mặt hàng khác từ cao su phục vụ cho tiêu dùng và xuất
khẩu. Ngoài ra Công ty còn có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo
giấy phép kinh doanh XNK số 2051081 cấp ngày 18/12/1992. Phạm vi kinh doanh
XNK của Công ty là:
* Xuất khẩu: Các loại giầy dép và mặt hàng Công ty sản xuất ra.
* Nhập khẩu: vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản
xuất của Công ty.
Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu
bù chi, khai thác các nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế.
2.2. Nhiệm vụ:
Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Công
ty giày Thuỵ Khuê có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thủ đô hà Nội
và ngành giầy da Việt Nam. Nhiệm vụ của Công ty được thể hiện:
- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với
Sở công nghiệp Hà Nội giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Tuân thủ luật pháp nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và
giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán
ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho
sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị tự bù đắp chi phí, tự cân
đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành
nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả nâng cao các biện pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm do Công ty sản xuất ra. kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và
mở rộng doanh thu tiêu thụ.
- Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước.
3. Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của Công ty:
Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị
trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, Công ty đã không ngừng nâng
cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay bộ máy tổ chức quản lý của Công
ty được chia làm 3 cấp: Công ty, Xưởng - Phân xưởng sản xuất. Hệ thống lãnh đạo
của Công ty bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ giúp việc cho
giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý.
- Ban giám đốc gồm:
+ Tổng giám đốc
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh
- Hệ thống các phòng ban bao gồm:
+ Phòng tổ chức
+ Phòng tài vụ kế toán
+ Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Phòng cung ứng vật tư
+ Phòng cơ năng
+ Phòng kỹ thuật
- Ba xí nghiệp:
+ Xí nghiệp giày xuất khẩu số I
+ Xí nghiệp giày xuất khẩu số II
+ Xí nghiệp giày xuất khẩu số III
- Một trung tâm thương mại và chuyển giao công nghệ: 152 - Tây Hồ - Hà
Nội.
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty là mô hình trực tuyến, chức năng. Đứng
đầu là giám đốc Công ty sau đó là các phòng ban nghiệp vụ và sau là các đơn vị
thành viên trực thuộc.
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIÀY
THUỴ KHUÊ
1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty:
Ngành giầy là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho
sản xuất, vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành giầy rất rộng
lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng cho các mục
đích khác nhau.
Sản phẩm giầy, là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng
khách hàng. Mặt khác sản phẩm giầy phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và
thời tiết. Do đó Công ty đã chú trọng sản xuất những sản phẩm chất lượng và yêu
cầu kỹ thuật cao - công nghệ phức tạp, giá trị kinh tế của sản phẩm cao.
Sản phẩm chính của Công ty là giầy dép các loại dùng cho xuất khẩu và tiêu
dùng nội địa (trên 90% sản phẩm của Công ty làm ra dành cho xuất khẩu). Đây là
mặt hàng dân dụng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ, và kiểu dùng thời
trang.
Vì thế, trong điều kiện hiện nay đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường và thị hiếu của người tiêu dùng Công ty đã tung ra thị trường những mặt
hàng giầy dép chủ yếu sau:
- Giầy vải cao cấp dùng để du lịch và thể thao
- Giầy, dép nữ thời trang cao cấp
- Giầy giả da xuất khẩu các loại
- Dép giả da xuất khẩu các loại
Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt công tác quản lý kỹ
thuật nên sản phẩm của Công ty có chất lượng tương đương với chất lượng sản
phẩm của những nước đứng đầu châu á. Sản lượng của Công ty ngày càng tăng
nhanh, biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn.
Đặc điểm sản phẩm của Công ty có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động nâng
cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đặc biệt sản phẩm của Công ty chủ yếu là
xuất khẩu, đây là một đặc điểm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Công ty. Đặc điểm này được thể hiện qua biểu sau.
Qua biểu trên ta thấy sản phẩm xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu chiếm một tỷ
lệ lớn (trên 90%) giá trị sản phẩm sản xuất và tổng doanh thu, Qua đó ta có thể
thấy vai trò quan trọng của nó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công
ty. Việc tăng khối lượng sản phẩm xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ
tiêu thụ, tăng doanh thu lợi nhuận từ đó làm tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty:
Từ ngày tách ra thành một công ty làm ăn độc lập với những dây truyền cũ,
lạc hậu không thích ứng với thời cuộc, đứng trước tình huống đó ban giám đốc
Công ty đã tìm ra hướng đi riêng cho mình, tìm đối tác làm ăn, ký kết hợp đồng
chuyển giao công nghệ. Hiện nay, dây chuyền sản xuất chủ yếu của Công ty đều
nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam về kỹ
thuật và sử dụng nhân công nhiều.
Đến nay Công ty đã đầu tư 6 dây chuyền sản xuất, công suất 3,5 triệu đôi/năm
trong đó gồm 2 dây chuyền sản xuất giầy dép thời trang, 4 dây chuyền sản xuất
giầy thể thao, giầy vải cao cấp xuất khẩu, giầy bảo hộ lao động và các sản phẩm
may mặc, cao su hoá. Đây là dây chuyền hoàn toàn khép kín từ khâu may mũ giầy
vào form, cắt dân. "OZ" (đường viền quanh đế giầy), các dây chuyền có tính tự
động hoá. Trong công xưởng công nhân không phải đi lại, hệ thống băng chuyền
cung cấp nguyên vật liệu chạy đều khắp nơi. Chính đặc điểm quy trình công nghệ
sản xuất này đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối, nhịp nhàng cho phép
doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất. Nhờ đó
mà góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty giày Thuỵ Khuê có thể biểu
diễn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 02: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty
Quy trình sản xuất giầy có thể được hiểu như sau:
- Vải (vải bạt, vải các loại) đưa vào cắt may thành mũ giầy sau đó dập OZê.
- Crêp (cao su, hoá chất) đưa vào cán, luyện, đúc dập ra đế giầy.
Cao su hoặc nhựa tổng hợp.
Nguyên vật liệu
Lưu hoá
Dán mặt gò
Gò, dán, ép
Cắt
Ra hình
Sơ luyện Hỗn luyện Bồi, vải, mus
Vải, mus, chỉ, ozêCao su tự nhiên
Nguyên liệu hoá
chất
In
Cắt may
Đóng gói bao bì
Thu hoá
Nhập kho
Xuất h ngà
- Mũi giầy vải kết hợp với đế cao su hoặc như tổng hợp đưa xuống xưởng gò
lắp ráp, lồng mũi giầy vào form giầy, quết keo vào đế và dán mũi giầy, ráp đế giầy
và các chi tiết khác vào mũi giầy rồi đưa vào gò.
- Gò mũ, mang gót, dán cao su làm nhãn giầy, sau đó dàn đường trang trí lên
giầy ta được sản phẩm giầy sống, lưu hoá trong 120-135oC ta được giầy chín.
Công đoạn cuối cùng là xâu dây giầy kiểm nghiệm chất lượng và đóng gói.
3. Đặc điểm về lao động:
Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh
do đó Công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh
doanh. Nếu như đảm bảo số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì
yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động,
hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó trong những năm qua Công ty đã không ngừng
chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Điều
này ta có thể thấy qua biểu sau:
Biểu 03. Nguồn lao động của Công ty
Năm Tổng số
CBCNV
Trình độ
đại học
(người)
Trình độ
trung cấp
(người)
Bậc thợ
bình
quân
Số đào
tạo huấn
luyện
(người)
Số thợ
giỏi
(người)
1995 1200 14 32 2,1/6 645 64
1996 1420 39 48 2,6/6 1029 75
1997 1036 49 48 2,78/6 1085 88
1998 1029 62 46 2,83/6 1.126 132
1999 2156 80 76 2,9/6 1617 150
Ngày mới tách ra số cán bộ công nhân viên của Công ty chỉ có 650, do
nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động nên số lượng lao động
Công ty không ngừng tăng lên. Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 2156
người trong đó 87% lực lượng lao động của Công ty là những người trẻ khoẻ, có
trình độ văn hoá, tiếp thu tốt công nghệ sản xuất tiên tiến. Lao động trực tiếp của
Công ty là 2000 người chiếm 92,76% tổng số lao động. Hầu hết công nhân của
Công ty đã qua lớp đào tạo dài hạn hay ngắn hạn của ngành. Số công nhân có
trình độ tay nghề bậc 6/7 là 117 người chiếm 5,43%, trình độ bậc 5/7 là 133
người chiếm 6,17%, trình độ tay nghề 3/7 là 426 người chiếm 19,75%. Số còn
lại là lao động thủ công đã qua lớp đào tạo tay nghề từ 3-6 tháng do Công ty tổ
chức. Số lao động gián tiếp là 156 người chiếm 7,24%, tổng số lao động toàn
Công ty trong đó 80 người đã tốt nghiệp đại học, 76 người đã tốt nghiệp trung
cấp hoặc sơ cấp. Bậc thợ bình quân của Công ty qua các năm ngày càng tăng
chứng tỏ chất lượng lao động càng được chú ý đào tạo, huấn luyện nâng cao.
Về nguồn lao động thì chủ yếu thu hút từ các nguồn sau:
- Từ các trường đại học, trung học chuyên nghiệp: về làm cho các phòng ban,
hành chính, phụ trách kỹ thuật tại Công ty.
- Con em các cán bộ công nhân viên trong ngành tuyển dụng vào làm tại
Công ty.
- Tuyển qua các trung tâm giới thiệu việc làm...
Về thu nhập của người lao động trong Công ty đã không ngừng nâng cao và
cải thiện đời sống người lao động. Lương tháng trung bình của người lao động năm
1995 là 403.000 đồng, năm 1996 là 500.000 đồng, năm 1997 là 535.000 đồng, năm
1998 là 596.000 đồng và năm 1999 là 600.000 đồng.
Như vậy do chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và không
ngừng phát triển nguồn nhân lực nên Công ty từ chỗ chỉ sản xuất một số mặt hàng
giầy dép phẩm cấp thấp chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa, đến nay sản phẩm
Công ty rất đa dạng phong phú về màu sắc, chủng loại, chất lượng sản phẩm nâng
cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, sản phẩm của Công ty đã có
mặt ở những thị trường khó tính trên thế giới. Việc phát triển nguồn nhân lực của
Công ty đã góp phần quan trọng vào công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm:
Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm, chất lượng sản
phẩm, góp phần vào việc làm hạ giá thành sản phẩm, nó quyết định việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm rất nhiều
loại như vải, cao su, nhựa, da, giả da, ni lông, hoá chất... Hiện nay phần lớn hoạt
động sản xuất giầy dép của Công ty là làm hàng gia công cho nước ngoài, nên
nhiều loại nguyên vật liệu hoá chất đều phải nhập từ nước ngoài vào. Đây là một
khó khăn lớn cho Công ty vì việc nhập các loại nguyên vật liệu ở nước ngoài
thường thì giá cao, phải phụ thuộc vào nguồn hàng cho nên ảnh hưởng rất lớn đến
công tác làm hạ giá thành sản phẩm, quá trình sản xuất không ổn định, không đảm
bảo tiến độ từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh việc nhập khẩu các loại nguyên vật liệu từ nước ngoài Công ty còn khai
thác nguồn nguyên vật liệu ở trong nước thông qua các doanh nghiệp sản xuất
trong nước. Hiện nay Công ty khai thác nguyên vật liệu theo hai nguồn sau:
4.1. Nguồn trong nước:
Những năm gần đây vải sợi trong nước có nhiều tiến bộ về chất lượng đã đáp
ứng phần nào nhu cầu vải có chất lượng coa để phục vụ hàng xuất khẩu. Nguyên
vật liệu gồm có cao su tự nhiên, cao su tổng hợp Calo3, vải bạt, vải phù dù, khoá,
đế và các loại hoá chất khác. Công ty đã hợp tác với các Công ty cung cấp nguyên
vật liệu trong nước như các công ty:
+ Công ty dệt 8/3, Công ty Dệt kim Hà Nội, Công ty Dệt 19/5...
+ Công ty cao su sao vàng
+ Mút sốp Vạn Thành
+ Đế Đức Sơn
+ Tổ hợp dệt Tân Thành...
các công ty này tuy đã đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng
nhưng còn một số điểm tồn tại như đôi khi còn chậm chạp, giá cao, chưa theo kịp
với sự thay đổi của mốt giầy.
Biểu 04. Tình hình cung ứng nguyên vật liệu
Đơn vị tính: triệu đồng
ST Loại NVL 1997 1998 1999 98/97 99/98
T
1 Vải, da 14.357 14.718 15.594 2,56% 5,95%
2 Hoá chất 8.187 8234 8303 0,57% 0,84%
3 Nguyên liệu khác 10.406 11.868 12368 14,05% 4,21%
Tổng 32.944 34820 36265 5.69% 4,15%
Từ biểu trên ta thấy các mặt hàng mua vào đều tăng hơn điều đó chứng tỏ
hoạt động kinh doanh của Công ty luôn luôn phát triển mở rộng. Công ty luôn ý
thức được tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản
xuất và tìm các nguồn hàng, các bạn hàng cung cấp thường xuyên, ổn định.
Công ty đã có những biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của thị trường:
chuyển dịch cơ cấu hàng hoá cung ứng chủ động khai thác nguồn nguyên vật
liệu trong nước sẵn có để giảm nguồn nguyên vật liệu phải nhập từ bên ngoài, đã
làm giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng vật tư dự trữ và tránh hao hụt tự
nhiên đồng thời tập trung được vốn lưu động cho kinh doanh đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cảu Công
ty.
4.2. Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu:
Hiện nay, ngoài nguồn nguyên vật liệu ở trong nước. Công ty còn phải nhập
một số lượng lớn các loại nguyên vật liệu từ nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan và
Hàn Quốc). Việc phải nhập nguyên vật liệu từ nguồn nước ngoài do nhiều nguyên
nhân bắt buộc Công ty phải nhập như là:
- Do yêu cầu của chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu, vì vậy phải nhập khẩu
nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Ngày càng nhiều khách hàng mua hàng cung cấp nguyên vật liệu cho Công
ty.
- Do nguồn nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng đủ về số lượng và chất
lượng nguyên vật liệu.