Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đáp án chuyên Ngữ văn Hải Dương 2015-2016 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.39 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>HẢI DƯƠNG </b>




<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT </b>
<b>CHUYÊN NGUYỄN TRÃI </b>


<b>NĂM HỌC 2015 - 2016 </b>
<b>MÔN NGỮ VĂN </b>


<i><b>Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang </b></i>
<b>A. YÊU CẦU CHUNG </b>


- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh
giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên
sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và
sáng tạo.


- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.


<i><b>Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và khơng làm trịn số. </b></i>
<b>B. U CẦU CỤ THỂ </b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm) </b>


<b>- Ánh mắt - cái nhìn chứa bao điều muốn nói (1,5 điểm) </b>



+ Cái nhìn của kỉ niệm, tiếc nuối vì chưa làm được nhiều cho con, vì
khơng được tiếp tục chiến đấu với đồng đội.( 0,5 điểm)


+ Cái nhìn trao gửi niềm tin cây lược sẽ được trao tận tay cho con. (0,5
<i>điểm) </i>


+ Cái nhìn khẳng định tình cảm bất diệt: tình cha con sẽ cịn sống
mãi.(0,5 điểm)


<b>- Khái quát chung (0,5 điểm): Cái nhìn vừa rất đời thường của một con người </b>
trước giây phút cuối cùng của cuộc đời, thay cho những lời trăng trối; cái nhìn vừa có
sức ám ảnh đặc biệt để lại nhiều cảm xúc, khiến người đọc thấy khâm phục sự hi sinh
của người chiến sĩ, thấy được tình cảm sâu nặng của người cha đối với con.


<b>Câu 2 (3,0 điểm) </b>


<i><b>a.Yêu cầu về kĩ năng: </b></i>


- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.


- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
<i><b>b. Yêu cầu về kiến thức: </b></i>


Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các
ý sau:


<b>Nội dung </b> <b>Điểm </b>


<b>tối đa </b>



<b>a. Giới thiệu khái quát:</b> <b>0,5</b>


- Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ. Những
trở ngại và thách thức có thể sẽ xuất hiện. Điều quan trọng là chúng ta sẽ
vượt qua nó như thế nào để đi đến đích trong hành trình cuộc đời mình
một cách hoàn hảo nhất?


<i>0,5</i>


<b>b. Xác định nội dung nghị luận: </b> <b>2,0</b>


Mẩu chuyện <i><b>Vết nứt và con kiến để lại trong chúng ta nhiều suy </b></i>
ngẫm. Chi tiết con kiến bất ngờ gặp phải một trở ngại trên đường đi của


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nó, cách con kiến vượt qua trở ngại gửi tới chúng ta một thông điệp: cần
phải dũng cảm đối diện với khó khăn, cần phải sáng tạo để thích nghi
với hồn cảnh, đồng thời phải chuẩn bị hành trang cho mình khi bước
vào cuộc đời.


- Trước trở ngại của cuộc sống, nếu chúng ta khơng tìm cách vượt qua
thì chỉ có thể ở đó và mơ mộng, nuối tiếc về viễn cảnh mà thơi. Nhưng
nếu chúng ta kiên trì, bền bỉ, sáng tạo ta sẽ có cơ hội vượt qua và thành
quả tốt đẹp sẽ đến.


0,5


- Lựa chọn sự dũng cảm đối mặt với thách thức, ln tìm tịi sáng tạo để
vượt qua thách thức là phẩm chất đẹp, là thước đo khẳng định giá trị
đích thực của con người và là con đường dẫn tới thành cơng.



<i>0,5</i>


- Để con đường đến đích một cách tốt đẹp trong cuộc đời mỗi người, đòi
hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang. Đó là tri thức là
sức khỏe... Điều quan trọng nữa: khi đạt đến thành công, ta không được
vứt bỏ những gì đã giúp ta, trái lại phải trân trọng, phải giữ gìn, phải trau
dồi nó. Vì nó sẽ rất có ích trong tương lai. (dẫn chứng)


<i>0,5</i>


<b>c. Bài học:</b> 0,5


- Trước nghịch cảnh, chúng ta không nên tuyệt vọng mà hãy tìm cách
vượt qua. Hãy chuẩn bị mọi thứ cho mỗi chặng đường trong hành trình
cuộc đời mình.


0,25


- Chúng ta cần lên án những người hay buông xuôi, đầu hàng trước khó
khăn; phê phán những kẻ hời hợt, thiếu sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi
việc.


0,25


<b>Câu 3 (5,0 điểm) </b>


<i><b>a.Yêu cầu về kĩ năng: </b></i>


- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.



- Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong
sáng, có cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<i><b>b. Yêu cầu về kiến thức: </b></i>


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:


<b>Nội dung </b> <b>Điểm </b>


<b>tối đa </b>


<b>1. Giới thiệu vấn đề </b> <b>0,5 </b>


- Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà còn là một thế
giới biết nói.


<i>0,25 </i>


- Hình tượng ánh trăng - vầng trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn
Duy là một thế giới như thế.


(Cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, tạo ấn tượng, có sáng tạo)


<i>0,25 </i>


<b>2. Giải thích vấn đề: </b> <b>1,0 </b>


- Hình tượng văn học là một thế giới sống:



+ Đó là hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ sáng tạo nên từ thế giới
hiện thực khách quan một cách sống động, cụ thể.


+ Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên
mà có chọn lọc, sáng tạo thơng qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ.


<i>0,25 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Người nghệ sĩ sáng tạo hình tượng văn học trong tác phẩm là để nhận
thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, gửi gắm một
lời nhắn nhủ…về con người, về cuộc sống.


+ Thơng qua hình tượng văn học, người đọc phải suy nghĩ, nhận thức về
con người, cuộc sống…để lựa chọn cho mình một lối sống đúng đắn. Người
đọc có thể tìm thấy tiếng nói đồng điệu trong tác phẩm mà người nghệ sĩ
muốn truyền đạt.


+ Một tác phẩm văn học đến được với tâm hồn độc giả, có sức sống bền
vững qua thời gian khi người nghệ sĩ tạo dựng được thế giới biết nói từ thực
tại.


3. Hình tượng ánh trăng – vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của
<i><b>Nguyễn Duy- thế giới biết nói</b></i>


<b>3,0 </b>


- Trước hết, vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên. Nguyễn Duy đã xây
dựng hình tượng ánh trăng - vầng trăng từ hình ảnh quen thuộc trong thiên
nhiên để qua đó nhận thức và gửi gắm tâm sự, gửi gắm lời nhắn nhủ đến tất cả


mọi người về lẽ sống ân tình, thủy chung.


<i>0,5 </i>


- Trăng trong bài thơ còn mang nhiều ý nghĩa khác:


+ Mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ : Trăng là người bạn tri
kỉ của con người suốt từ thời thơ ấu đến khi trở thành người lính-với những
năm tháng ở chiến trường. Con người chan hòa với thiên nhiên. Trăng là biểu
<i><b>tượng của quá khứ đầy tình cảm.</b></i>


<i>0,5</i>


+ Mối quan hệ giữa người và trăng trong hiện tại: Từ ngày về thành phố,
với cuộc sống đầy đủ tiện nghi của ánh điện, cửa gương…con người đã quên
đi vầng trăng tình nghĩa; vầng trăng vẫn đi về qua ngõ mà đã trở thành người
<i>dưng tự bao giờ…Sự vơ tình hay cũng là sự bạc bẽo, vô tâm?</i>


0,25


+ Từ một tình huống đột ngột: điện thành phố vụt tắt, phản xạ bật tung cửa
sổ, tìm nguồn sáng mới, vầng trăng đột ngột xuất hiện trước mắt nhân vật trữ
tình. Đối diện với vầng trăng trịn vành vạnh, ánh sáng như chiếu rọi tâm hồn
con người, gọi về bao kỉ niệm. Giật mình gặp lại cố nhân, trong lòng con
người trào lên bao cảm xúc: <i>rưng rưng, như là đồng là bể, như là sông là </i>
<i>rừng…</i>


0,25


+ Hình ảnh <i>trăng cứ tròn vành vạnh <b>là biểu tượng của quá khứ vẹn </b></i>


<i><b>nguyên, chung thủy, nghĩa tình, là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống. Cuộc </b></i>
sống đổi thay nhưng nghĩa tình thì bền vững. Trăng là người bạn - nhân chứng
nghiêm khắc nhưng cũng rất bao dung khiến con người phải giật mình thức
tỉnh lương tâm.


<i>0,5</i>


+ Thông qua hình tượng nghệ thuật ánh trăng - vầng trăng, Nguyễn Duy
cũng gửi tới bạn đọc một lời nhắn nhủ về lẽ sống: cuộc sống hôm nay được
xây dựng từ hôm qua, đừng lãng quên, đừng chà đạp lên quá khứ, phải biết
trân trọng, tri ân, sống nghĩa tình, thủy chung.


<i>0,5 </i>


- Liên hệ: Ánh trăng khơng chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một
người, mà có ý nghĩa đối với một thế hệ, với nhiều thời đại. Bởi nó đặt ra
vấn đề thái độ sống, với quá khứ, với những người đã khuất, với chính mình.


<i>0,5 </i>


4. Khẳng định được thế giới biết nói của tác phẩm văn học nói chung,
<i><b>trong bài thơ Ánh trăng nói riêng.</b></i>


<b>0,5 </b>


</div>

<!--links-->

×