Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kiểm tra hoc ki I 2010- 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.06 KB, 4 trang )

PHÒNG GD& ĐT TỨ KỲ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9.
TRƯỜNG THCS TIÊN ĐỘNG. Năm học: 2010- 2011.
Môn: LỊCH SỬ.
Mã kí hiệu .
SU-DH06-HSG9-10 Thời gian làm bài: 90 phút.
( Đề này gồm 7 câu, 1 trang )
Câu 1( 2 điểm):
Hoàn thiện bảng dưới đây về những chiến công của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống xâm lược ở thời kì phong kiến dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII:
Thời gian Triều đại phong kiến Việt Nam Chiến công
Câu 2( 4 điểm):
Bằng những dẫn chứng cụ thể về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân
dân ta, hãy chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực trước khi bị thực dân Pháp giết: "
Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
Câu 3: ( 4 điểm):
Chứng minh nhận định sau:" Từ 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng
bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược" .
Câu 4 (2 điểm):
Em hãy cho biết vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II?
Câu 5 ( 2 điểm):
Nêu những đặc điểm chung của các nước Xã hội chủ nghĩa?
Câu 6 ( 4 điểm):
Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến
nay. Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 7( 2 điểm)
So sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kỳ 1949- 1959; 1959- 1978 và
1978- nay?
PHÒNG GD& ĐT TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS TIÊN ĐỘNG.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9.


Năm học: 2010- 2011.
Môn: LỊCH SỬ
( Hướng dẫn chấm gồm 7 câu, 3 trang )
Mã kí hiệu .
SU-DH06-HSG9-10

Câu Đáp án Điểm
1
2
điểm
Thời gian Triều đại
phong kiến Việt Nam
Chiến công
981 Tiền Lê Đánh tan quân xâm lược Tống
1075- 1077 Thời Lý Đánh tan quân xâm lược Tống
1258 Thời Trần Đánh tan quân xâm lược Mông Cổ
1285 Đánh tan quân xâm lược Nguyên
1287- 1288 Đánh tan quân xâm lược Nguyên
1428 Thời Hậu Lê Đánh tan quân xâm lược Minh
1785 Thời Quang Trung-
Nguyễn Huệ
Đánh tan quân xâm lược Xiêm
1789 Đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2 Câu nói của Nguyễn Trung Trực đã khẳng định rất đúng về cuộc kháng chiến của
nhân dân ta. Cụ thể là:
0,5 đ

* Tại Đà Nẵng: Khi Thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân địa phương đã
phối hợp cùng với quân triều đình chiến đấu dũng cảm, khiến Pháp trong 5 tháng
mới chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
* Khi Pháp tiến vào Gia Định: Phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi
nổi: Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiến tàu Ét- pê- răng trên sông Vàm Cỏ
Đông( 10/ 12/ 1861)
1 đ
* Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: Diễn ra các cuộc khởi nghĩa do Trương
Định lãnh đạo làm cho địch thất điên bát đảo. Nhiều trung tâm kháng chiến mọc
lên ở Đồng Tháp Mười; Tây Ninh; Bến Tre; Vĩnh Long; Sa Đéc; Trà Vinh; Hà
Tiên... với nhiều lãnh tụ nổi tiếng: Trương Quyền; Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn
Hữu Huân....
1 đ
* Từ năm 1867- 1875: Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở
Nam Kỳ.
0,5 đ
* Tại Bắc Kỳ: Các năm 1873 và 1883 khi Pháp kéo quân ra xâm lược chúng đều
vấp phải cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Bắc Kỳ làm nên nhiều chiến
công vang dội khiến Pháp gặp nhiều khó khăn.
Từ những sự kiện trên đã chứng tỏ câu nói của Nguyễn Trung Trực là hoàn toàn
đúng đắn.
1 đ
3
* Từ khi thực dân Pháp xâm lược (1858) thì triều đình phong kiến Nguyễn vì
quyền lợi giai cấp mà đã hèn nhát từng bước đầu hàng quâm xâm lược, điều đó
thể hiện qua các hiệp ước mà triều Nguyễn đã kí với thực dân Pháp.Cụ thể:
1 đ
- Ngày 5-6- 1862 kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho chúng nhiều
quyền lợi, trong đó là việc cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn thuộc
quyền cai quản của Pháp.

- Ngày 15- 3- 1874 triều Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất, chính thức thừa
nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
1 đ
- Ngày 25- 8- 1883 kí hiệp ước Quí Mùi ( Hiệp ước Hác- măng) chính thức thừa
nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì...
1 đ
- Ngày 6- 6- 1884 triều đình kí hiệp ước Pa- tơ- nốt, hiệp ước cuối cùng trên cơ
sở nội dung hiệp ước Hác- măng.
Quá trình triều Nguyễn cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống
trị của Pháp trên toàn bộ nước ta là quá trình triều Nguyễn từng bước đầu hàng
quân xâm lược. Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
1 đ
4
2
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ
nghĩa phát xít. Trong đó, Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu góp phần
quyết định kết thúc chiến tranh. Cụ thể là:
0,5 đ
* Trong giai đoạn đầu, khi Liên Xô chưa tham chiến ưu thế thuộc về phe Phát xít
( 9/ 1939- 6/1941)
* Khi Liên Xô tham chiến để bảo vệ đất nước thì Liên Xô luôn là lực lượng đi
đầu từng bước tiêu diệt sinh lực Chủ nghĩa phát xít làm cho nó từng bước suy
yếu và tính chất của cuộc chiến tranh cũng từng bước thay đổi:
0,5 đ
+ Cuối 1941 Hồng quân Liên Xô đã chiến đấu bảo vệ Mat- cơ- va làm cho quân
Đức bị tổn thất nặng nề.
0,25
đ
+ 19/ 12/ 1942 Hồng quân Liên Xô lại làm nên chiến thắng Xtalin- grát tạo nên
bước ngoặt của chiến tranh

0,25
đ
+ Cuối 1944- đầu 1945 Hồng quân Liên Xô sau khi giải phóng đất nước đã giúp
nhân dân các nước Đông Âu khỏi ách phát xít, xây dựng nhà nước Dân chủ nhân
dân.
0,25
đ
+ Từ tháng 5 đến tháng 8/ 1945 Hồng quân Liên Xô lại giữ vai trò quyết định
trong việc tiêu diệt Phát xít Đức và phát xít Nhật
0,25
đ
Như vậy, Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu góp phần quyết định kết thúc
chiến tranh giả phóng nhân loại khỏi hoạ phát xít.
5
2
điểm
Đặc điểm chung của các nước XHCN là:
0,5 đ
- Có cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH.
- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng Sản. 0,5 đ
-Có cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê nin. 0,5 đ
- Hiện nay, hệ thống CNXH không còn nữa song một số nước vẫn tiếp tục mục
tiêu lí tưởng của mình.
0,5 đ
6
* Những biến đổi ở Đông Nam Á là :
0,5 đ
Trước chiến tranh thế giới II: Các nước Đông Nam Á ( trừ Thái Lan) đều là thuộc
địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Ngay sau chiến tranh II kết thúc, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính

quyền và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các đế quốc. Đến
giữa những năm 50 của thế kỷ XX các nước Đông Nam Á lần lượt giành lại độc
lập của mình.
1 đ
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX do chính sách can thiệp của Mỹ vào
khu vực, nên các nước Đông Nam Á có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại.
0,5 đ
Trong công cuộc xây dựng đất nước: Sau khi giành được độc lập, các nước 0,5 đ
4
điểm
Đông Nam Á bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, đến cuối những năm 70
của thế kỷ XX nền kinh tế nhiều nước Đông Nam Á đã đạt được sự tăng trưởng
cao như: Singapo, Malaixia, Thái Lan
Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực đã
cùng đứng trong một tổ chức thống nhất để xây dựng một khu vực Đông Nam Á
hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển.
0,5 đ
* Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là
quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị-
xã hội và tiến tới hợp tác phát triển.
1 đ
7
2
điểm
* Từ 1949- 1959: Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, góp phần
củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới. Nhờ đó vị thế
của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế.
0,5 đ
* Từ 1959- 1978: Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách
mạng và nhân dân Trung Quốc: chống lại Liên Xô, các nước XHCN và gây căng

thẳng với các nước láng giềng như Việt Nam, Lào, Căm- pu- chia vì thế mà địa
vị Trung Quốc bị giảm sút lớn trên trường quốc tế
0,5 đ
* Từ 1978- nay: Với đường lối đổi mới của mình thì Trung Quốc cũng đã thực
hiện chính sách đối ngoại tiến bộ: bình thường hoá quan hệ với Liên Xô; Mông
Cổ, Lào; Inđônêxia; Việt Nam. Đồng thời mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với
hầu hết các nước trên thế giới. Vì vậy, Trung Quốc đã củng cố địa vị của mình
trên trường quốc tế. Trung Quốc đã thu hồi được chủ quyền của mình tại Ma
Cao, Hồng Kông
1 đ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×