Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đáp án HSG Ngữ văn lớp 9 huyện Lai Vung, Đồng Tháp 2015-2016 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.68 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>HUYỆN LAI VUNG </b>


<i><b>Hướng dẫn chấm gồm 03 trang </b></i>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM </b>
<b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 </b>


<b>NĂM HỌC 2015 – 2016 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN </b>


<b>I. HƯỚNG DẪN CHUNG: </b>


1. Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy
nghĩ sáng tạo.


Lưu ý : Hướng dẫn chấm chỉ là một số gợi ý, các giám khảo trên cở sở thảo
luận đáp án và tuỳ vào tình hình cụ thể bài làm của học sinh để quyết định điểm
cho phù hợp.


2. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo
không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ
chấm thi.


3. Điểm tồn bài tính theo thang điểm 20, làm trịn số đến 0,25 điểm.
<b>II. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM: </b>


<b>Câu 1 (8,0 điểm) </b>


<b>A. Yêu cầu về kĩ năng: </b>



<b>- Đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. </b>


<b>- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn </b>
đạt, dùng từ, ngữ pháp.


<b>B. Yêu cầu về kiến thức: </b>


Đề yêu cầu học sinh trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống khá gần gũi
và thú vị. Do tính chất "mở" của đề bài, học sinh có thể trình bày bằng nhiều
cách khác nhau. Tuy nhiên, cần đáp ứng được một số ý chính sau:


<b>1. Dẫn dắt vấn đề: Từ ý nghĩa khái quát của câu chuyện. </b>
<b>2. Giải thích ý nghĩa của câu kết: </b>


<b>- " Cái bình nứt ": ẩn dụ cho những khiếm khuyết của con người và những </b>
điều chưa hoàn hảo của cuộc sống.


<b>- Câu kết khái quát ý nghĩa của toàn bộ câu chuyện trên, hàm chứa lời </b>
khuyên: Cuộc sống và bản thân mỗi con người có thể có những khiếm khuyết và
những điều chưa hoàn hảo. Điều quan trọng là phải ý thức được ý nghĩa, vai trò
của mỗi cá nhân đối với cuộc đời.


<b>3. Ý kiến của bản thân: </b>


Học sinh có thể trình bày nhiều ý kiến khác nhau, biết lí giải, bảo vệ ý
kiến của mình:


- Đồng tình với ý kiến trên. Dẫn chứng mở rộng vấn đề.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>4. Bài học từ nghĩa của câu kết: </b>
- Xác định thái độ sống của bản thân:


+ Không tự ti, mặc cảm; phải tự tin vào chính mình.


+ Sống hữu ích; lạc quan, biết biến khuyết điểm thành ưu điểm.


- Cảm thông với những khiếm khuyết, biết yêu thương chia sẻ với tất cả
mọi người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn…


<b>C. Biểu điểm: </b>


- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, lập luận thuyết phục, có
những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, văn viết lưu loát.


- Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, biết cách lập
luận, làm bật lên đuợc chính kiến; diễn đạt được.


- Điểm 3-4: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu của đề, lập luận có thể chưa
sắc sảo, khơng mắc nhiều lỗi diễn đạt.


- Điểm 1-2: Không hiểu rõ đề bài, bài viết quá sơ sài hoặc lan man, bố cục
không chặt chẽ, diễn đạt hạn chế.


- Điểm 0 : bỏ giấy trắng
<b>Câu 2 (12,0 điểm) </b>


<b>A. Yêu cầu về kĩ năng : </b>


- Biết cách làm bài phát biểu cảm nhận riêng về một ý kiến bàn về văn học.


- Biết chứng minh ý kiến thông qua tác phẩm văn học.


- Bài làm phải có bố cục chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<b>B. Yêu cầu về kiến thức: </b>


Học sinh có thể thể hiện những cảm nhận riêng về vấn đề được nêu theo
nhiều cách khác nhau nhưng cũng cần tập trung vào một số vấn đề sau:


<b>1. Giới thiệu vấn đề: </b>


- Dẫn dắt vấn đề từ hay ý kiến: thơ là cảm xúc của người viết.


- Giới thiệu đoạn thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là cảm súc chân thành.
<b>2. Bình luận các ý kiến: </b>


- Hai ý kiến đều khẳng định đặc trưng của thơ ca chính là cảm xúc của
người viết.


- Đánh giá: đúng. Bởi vì:


+ Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn thi sĩ.


+ Ý thơ chỉ vang lên khi người nghệ sĩ bắt gặp nét đẹp của cuộc sống,
trái tim họ thổn thức vì xúc cảm mới lạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Mở rộng: để có những vần thơ hay người nghệ sĩ cần phải biết ni
dưỡng tâm hồn mình. Người nghệ sĩ phải biết chọn lọc và kết tinh những tình
cảm chín muồi nhất.



<b>3. Chứng minh: </b>


- Bài thơ Bếp lửa là tấm lịng u q và biết ơn vô hạn của Bằng Việt
gửi tới người bà thân yêu.


- Đoạn thơ là những dòng hồi tưởng về cuộc đời đầy lo toan vất vả của bà.
Tình yêu của bà đã thấm vào tâm hồn bé bỏng của cháu, ấp ủ và nuôi dưỡng
thành tình u và lịng biết ơn vơ hạn với bà.


- Hình ảnh bếp lửa gắn với bóng hình bà thân thương,với nồi khoai sắn
ngọt bùi, với nồi xôi dẻo thơm mùi nếp mới, gắn cả với những tâm tình tuổi nhỏ.
Tất cả tạo nên những kí ức tuổi thơ khơng thể phai nhạt.


- Cảm xúc chín muồi khiến nhà thơ phải thốt lên: Ơi kì lạ và thiêng liêng -
bếp lửa ! Bếp lửa là tuổi thơ, là hồi ức đẹp đẽ, là câu chuyện cảm động về bà.
Bếp lửa đồng thời là hình ảnh của quê hương đất nước trong nỗi nhớ niềm yêu
của Bằng Việt.


<b>4. Nhận xét, đánh giá : </b>


- Bằng Việt đã thành công khi viết bằng cả niềm đam mê và xúc cảm của
mình.


- Ý kiến của Lê Q Đơn và Ngơ Thì Nhậm khơng chỉ đúng mà cịn là lời
giáo huấn sâu sắc cho nhiều thế hệ văn sĩ sau này.


<b>C. Biểu điểm: </b>


- Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Thể hiện nhận thức sâu


sắc và cảm xúc chân thành. Còn một vài thiếu sót khơng đáng kể.


- Điểm 9-10: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.Văn viết mạch
lạc, giàu cảm xúc. Cịn vài sai sót nhỏ.


-Điểm 7-8: Nắm được cơ bản các ý chính, viết khá mạch lạc, không mắc
quá nhiều lỗi khi diễn đạt.


- Điểm 5-6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu, hiểu được nội dung của ý kiến
nhưng bài viết còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi diễn đạt.


- Điểm 3-4: Viết lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, nội dung sơ sài.


- Điểm 0-2: Diễn đạt yếu, nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi, không nắm được
nội dung của vấn đề; bỏ giấy trắng.


</div>

<!--links-->

×