Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đáp án HSG Ngữ văn lớp 8 huyện Lai Vung, Đồng Tháp 2014-2015 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.54 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>HUYỆN LAI VUNG </b>


<i>(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)</i>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM </b>
<b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 </b>


<b>NĂM HỌC 2014 – 2015 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN </b>
<b>I. Hướng dẫn chung: </b>


1. Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng,
chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó.


2. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm
bảo không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện
trong tổ chấm.


<i><b>Lưu ý</b></i>: Giám khảo có thể linh hoạt trong q trình chấm bài, khuyến khích


những bài viết hay có sáng tạo.
<b>II. Đáp án và thang điểm: </b>
<b>Câu 1.</b> (8,0 điểm)


<i><b>A. Yêu cầu về kĩ năng: </b></i>


Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn các
thao tác nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, ít mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp...



<i><b>B. Yêu cầu về kiến thức: </b></i>


Học sinh có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác
nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục.


Trên cơ sở xác định đúng vấn đề cần nghị luận, học sinh phải có vốn kiến
thức, hiểu biết đời sống xã hội sâu rộng, nhằm thuyết phục thấu đáo những ý
kiến của mình nêu ra. Bài viết cần đảm bảo các ý sau:


<i><b> 1.Giới thiệu vấn đề nghị luận:</b></i> (1,0 điểm)


- Dẫn dắt được vấn đề có liên quan với câu ngạn ngữ.
- Dẫn câu đề và nêu vấn đề cần nghị luận.


<i><b>2.Giải thích ý nghĩa của câu ngạn ngữ:</b></i> (1,0 điểm)


- Học vấn: Trình độ hiểu biết của mỗi người qua học tập tiếp thu kiến thức.
- Những chùm rễ đắng cay: Con đường học tập đầy những khó khăn gian
khổ.


- Hoa quả ngọt ngào: Học vấn thành công sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc
và lợi ích cho con người.


3. <i><b>Khẳng định tính đúng đắn trong câu ngạn ngữ:</b></i> (3,0 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ bản thân, gia đình và xã
hội. Từ đó đời sống vật chất và tinh thần sẽ được nâng cao.


- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực trong học tập: lao tâm khổ trí, tìm tịi,
nghiên cứu, khám phá.... Nói chung là lao động trí óc vất vả.



- Cần có thái độ kiên trì vượt khó, dồn hết tâm huyết, sức lực với tinh thần:
thắng không kêu, bại không nản.


- Chỉ ra một số tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập:


+ Bác Hồ: lúc còn trẻ Bác làm phụ bếp dưới tàu, trong khách sạn, công
nhân khuân vác, quét tuyết ở công viên… nhưng Bác vẫn chuyên cần học tập và
đạt trình độ cao.


+ Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những
người xung quanh để làm sáng tỏ tính đúng đắn trong câu ngạn ngữ.


<i><b>4. Mở rộng và nâng cao vấn đề:</b></i> (3,0 điểm)


- Không nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mặt kiến thức mà cịn
có cả sự rèn luyện về mặt đạo đức, tư tưởng, tình cảm…


- Trong thực tế việc học tập vừa có vất vả cực nhọc, vừa có cả niềm vui.
Khi ta say mê học tập thì mọi khó khăn cũng sẽ vượt qua.


- Hoa quả ngọt ngào chỉ dành cho những người chấp nhận những chùm rễ
đắng cay.


-Phê phán những hiện tượng khơng kiên trì, ngại khó ngại khổ lười biếng
trong học tập.


- Muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học ta phải chuẩn bị cho mình tinh
thần dũng cảm của người chiến sĩ, tính kiên trì nhẫn nại, sẵn sàng vượt qua mọi
khó khăn thử thách trên con đường học tập.



<b>C. Biểu điểm: </b>


- Điểm 7-8: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Bài viết sâu sắc, tinh tế. Lập
luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, diễn đạt tốt.


- Điểm 5-6: Hiểu yêu cầu của đề bài. Nội dung bài viết chưa thật sâu sắc,
diễn đạt rõ ràng dễ hiểu.


- Điểm 3-4: Chỉ trình bày được một nửa số ý, chưa thật hiểu rõ vấn đề.
Diễn đạt còn hạn chế.


- Điểm 0-2: Bài làm sơ sài, phân tích chung chung hoặc chỉ viết được đoạn
văn ngắn không rõ nghĩa, diễn đạt kém.


<b>Câu 2.</b> (12,0 điểm)
<i><b>A.Yêu cầu về kĩ năng: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Vận dụng khả năng đọc hiểu tác phẩm từ đó trình bày sự hiểu biết của
mình về lời nhận định của Nguyễn Tn. Thơng qua đoạn trích học sinh có thể
chứng minh được tính đúng đắn của lời nhận định.


- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, ít mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.


<i><b>B. Yêu cầu về kiến thức: </b></i>


Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nắm vững đoạn
trích học sinh có thể phân tích theo cảm nhận của mình bằng nhiều cách khác
nhau nhưng có thể nêu được các ý sau:



<b>1. Mở bài:</b> (1,0 điểm)


- Nêu nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân "Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô
Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn"


- Khẳng định câu nói của Nguyễn Tuân là đúng với qui luật có áp bức, sẽ
có đấu tranh.


- Lấy đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" để chứng minh.
<b>2. Thân bài</b>: (10,0 điểm)


a. Giải thích tại sao với tác phẩm Tắt đèn, Ngơ Tất Tố đã "xui người nông
dân nổi loạn". (3,0 điểm)


- Bối cảnh câu chuyện là mùa sưu thuế hằng năm ở nông thôn miền Bắc
trước 1945.


- Chế độ thuộc địa có những thứ thuế dã man: đàn ông từ mười tám tuổi trở
lên phải đóng thuế.


- Bọn cường hào ở địa phương dựa vào đó sách nhiễu và đưa ra qui định
phi lí là người đã chết vẫn phải nộp thuế.


- Người nông dân nghèo bị dồn vào chân tường: Chị Dậu phải bán con, bán
chó vẫn khơng đủ tiền nộp nên chồng bị đánh đập giam cầm.


- "Con giun xéo lắm cũng quằn", người bị áp bức bóc lột tất phải vùng lên.
- Hành động chống trả của Chị Dâu là tự phát, là sự phản kháng mãnh liệt
để tự bảo vệ mình trước cường quyền bạo lực.→ Giai cấp nông dân khi được sự


giác ngộ của Đảng sẽ vùng lên và đấu tranh như Chị Dậu.


- Nhận định của Nguyễn Tuân chứng minh cho qui luật "Tức nước vỡ bờ".
→ Ách áp bức càng nặng nề thì dân chúng càng đấu tranh dữ dội.


b. Chứng minh: (7,0 điểm)


b1. Hình ảnh bọn tay sai: (2,0 điểm)


- Tên cai lệ: hống hách tàn bạo, mất hết nhân tính. → Đây là sản phẩm do
nhà nước bảo hộ đào tạo ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

b2.Tức nước ắt phải vỡ bờ: (50 điểm)


- Trước thái độ ngang ngược bất nhân của chúng, chị Dậu đã vùng dậy
chống trả quyết liệt.


- Lúc đầu chị hạ mình van xin để mong chúng động lịng thương mà tha
cho anh Dậu. → Sự nhịn nhục của kẻ yếu.


- Chị Dậu cảnh cáo tên cai lệ : <i>chồng tôi đau ốm, ông không được phép </i>


<i>hành hạ.</i> → Cách xưng hô cho thấy chị Dậu đã nâng vị thế của mình lên ngang


hàng với hắn.


- Chị Dậu chửi mắng, thách thức tên cai lệ: M<i>ày trói ngay chồng bà đi, </i>


<i>bà cho mày xem.</i> → Tư thế của kẻ trên. Chị Dậu đánh lũ tay sai và đã thắng.



→ Mặc dù hành động của chị Dậu là tự phát nhưng đã cho ta thấy sức
mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ tình
yêu thương.


- Sự dồn nén “tức nước” đến”vỡ bờ” được Ngô Tất Tố diễn ta rất tự
nhiên hợp lí.


- Nghệ thuật diễn tả câu chuyện, hành động thật tài tình sinh động→
diễn tả theo lối tăng tiến động tác, lời nói của nhân vật cai lệ và chị Dậu.


- Nhân vật được khắc họa chân thực rõ nét, diễn biến tâm lí nhân vật chị
Dậu rất hợp lí.


<b>3. Kết luận: </b>(1,0 điểm)


- Đoạn trích khơng những chứng minh cho qui luật "Tức nước vỡ bờ", có áp
bức, có đấu tranh mà cịn tốt lên một chân lí: con đường của quần chúng bị áp
bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng.


- Tuy kết thúc tác phẩm là một sự bế tắt nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã
phát hiện ra ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm qua lời nhận xét "Với tác phẩm Tắt
đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn".


<b>C. Biểu điểm: </b>


- Điểm 11-12: Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, hành văn trơi chảy mạch
lạc, có sáng tạo.


- Điểm 9-10: Viết đúng kiểu bài, lập luận tốt, bố cục rõ ràng, hành văn tốt,
biết kết hợp các thao tác.



-Điểm 7-8: Viết đúng kiểu bài, lập luận tốt, bố cục rõ ràng, luận cứ, luận
điểm phải chính xác.


- Điểm 5-6: đạt 1/2 yêu cầu đặt ra.


- Điểm 3-4: Viết không rõ ràng, lập luận rời rạc, văn chương lủng củng, bố
cục không chặt chẽ.


</div>

<!--links-->

×