Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đáp án HSG Ngữ văn lớp 10 trại hè Hùng Vương 2013 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.33 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT HỊA BÌNH </b>
<b>TRƯỜNG THPT CHUN </b>


<b>HOÀNG VĂN THỤ </b>


<b>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ IX </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 10 </b>


<b>Ngày thi: 02 tháng 08 năm 2013 </b>


<i><b>Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) </b></i>
<i><b>Đáp án: 03 trang. </b></i>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>Câu 1: (8 điểm) </b>
<b>A. Yêu cầu chung </b>


- Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp
và nhuần nhuyễn.


- Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và
những trải nghiệm của riêng mình…Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề thuộc phạm vi
nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.


- Hành văn lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc


<b>B. Nội dung cần đạt </b>


Đây là bài NLXH dạng mở, có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách
khác nhau, nhưng cần hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục.



Cụ thể, bài làm cần đảm bảo những ý cơ bản sau:


<b>1.</b> <b>Giải thích (2đ) </b>


- Lật đật: là thứ đồ chơi dân gian quen thuộc với trẻ em nhiều nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.


- Đặc điểm nổi bật của lật đật là có bộ phận giữ thăng bằng rất tốt nên dù có bị tác
động thế nào cũng ln tự mình trở lại tư thế thẳng đứng.


<b>2.</b> <b>Phân tích, bình luận (4đ) </b>


Dù chỉ là một món đồ chơi nhưng lật đật lại gợi cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc:
- Con lật đật ln tự mình đứng thẳng dù có bị lật qua lật lại cho ta bài học về ý <i><b>chí </b></i>


<i><b>mạnh mẽ, vươn lên.</b></i> Điều này cũng vô cùng quan trọng bởi trong cuộc sống con
người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thất bại, ln mạnh mẽ, khơng cúi đầu
trước bất kì hồn cảnh nào sẽ giúp ta đi đến thành công.


- Con lật đật dù có bị tác động thế nào cũng luôn tự đứng vững nhờ bộ phận giữ
thăng bằng giúp ta nhận ra trong cuộc sống này mỗi người cần rèn luyện để có <i><b>bản </b></i>


<i><b>lĩnh sống vững vàng. </b></i>Khi có bản lĩnh sống vững vàng con người sẽ vượt qua mọi
cám dỗ, thử thách để ln được là chính mình.


<i><b>(Học sinh cần kết hợp lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ các bài học) </b></i>
<b>3.</b> <b>Liên hệ, rút ra bài học cho mọi người (2đ) </b>


- Hãy ln mạnh mẽ, sẵn sàng đối diện với khó khăn thử thách, biết chấp nhận thất


bại để đi đến thành cơng.


- Mỗi người cần rèn luyện cho mình bản lĩnh sống vững vàng để có thể tự tin, chủ
động trong cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, bất trắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>C. Thang điểm </b>


- Điểm 7- 8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lí luận
thuyết phục…


- Điểm 5- 6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, không mắc lỗi diễn đạt, vi
phạm yêu cầu về kĩ năng nhưng không đáng kể.


- Điểm 3- 4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, vi phạm
nhiều yêu cầu về kĩ năng.


- Điểm 1- 2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, vi pham
nghiêm trọng yêu cầu về kĩ năng.


- Điểm 0: Khơng viết gì hoặc viết sai lệch hoàn toàn.


<i>* Ghi chú: Tùy vào bài viết mà người chấm linh hoạt cho điểm. </i>


<b>Câu 2 (12 điểm): </b>
<b>A. Yêu cầu chung </b>


- Biết cách làm một bài văn NL tổng hợp


- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.



- Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh, khơng mắc lỗi diễn đạt.


<b>B. Nội dung cần đạt </b>


Bài làm có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đáp ứng được một
số ý kiến cơ bản sau:


<i><b>1. Giải thích ý kiến (3điểm) </b></i>


- Đây là nhận định bàn về đặc trưng ngôn từ của thơ ca:


+ “mỗi tiếng, mỗi chữ, ngồi cái nghĩa của nó, ngồi cơng dụng gọi tên sự vật”:
đề cập đến nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa sự việc của ngôn từ. Đây là lớp nghĩa đầu tiên
mà người đọc tiếp nhận được khi đọc các tác phẩm thi ca.


+ “bỗng tự phá tung, mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những
<i>hình ảnh khơng ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy…”: đề cập </i>
đến nghĩa bóng, nghĩa phái sinh, nghĩa hàm ẩn của ngôn từ, khả năng gợi mở những
cảm xúc, hình ảnh và cả những ám ảnh trong tâm trí độc giả của ngơn từ thơ ca.


-> Nhận định nhấn mạnh ngôn từ hàm súc, giàu sức gợi, đa nghĩa chính là “điều
<i>kì diệu của thơ”. </i>


- Lí giải nguyên nhân:


+ <i>Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Văn học là nghệ thuật ngôn từ. </i>


Muốn xây dựng được hình tượng ẩn chứa những bức thơng điệp ý nghĩa gửi tới người
đọc, nhà văn phải nhờ tới ngơn từ. Ngơn từ văn học có những chuẩn mực riêng chịu
sự quy định của tính hình tượng và tính tổ chức với những yêu cầu cơ bản như: Trong


sáng, chính xác; Hàm súc, cơ đọng; Giàu tính biểu cảm và đa nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i> + Xuất phát từ quá trình tiếp nhận văn học: Tùy vào từng bối cảnh thời đại, </i>
văn hóa, vốn hiểu biết, vốn sống, cảm xúc,… mà mỗi người đọc lại có những khám
phá, lí giải riêng về ý nghĩa của ngơn từ thơ ca.


<i><b>2. Chứng minh, bình luận qua các tác phẩm thơ ca Nguyễn Trãi, Nguyễn Du </b></i>
<i><b>(7điểm) </b></i>


Học sinh có thể thoải mái lựa chọn phạm vi dẫn chứng song lưu ý chỉ xoay
quanh các tác phẩm thơ ca của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Dẫn chứng đưa ra phải thể
hiện rõ đặc trưng hàm súc, cô đọng, đa nghĩa, giàu gợi hình, gợi cảm, gợi liên tưởng,
tưởng tượng của ngơn ngữ thơ.


Khuyến khích những dẫn chứng mới, lạ, đặc sắc, những phát hiện, nhận định sâu
sắc về ngôn ngữ thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nói riêng và ngơn ngữ thi ca nói chung.


<i><b>3. Bình luận, mở rộng (2 điểm) </b></i>


- Khẳng định nhận định trên rất đúng đắn, sâu sắc không chỉ với thơ ca Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, thơ ca trung đại Việt Nam nói riêng mà đúng với thơ ca ở mọi thời
đại, mọi dân tộc. (liên hệ mở rộng ca dao, thơ hiện đại Việt Nam, thơ Đường,…)


- Nhận định đưa đến một bài học bổ ích cho người sáng tác và người tiếp nhận
thi ca.


<b>C. Thang điểm </b>


- Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu
loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.



- Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể cịn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn
đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.


- Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc khơng q 7 lỗi
chính tả, dùng từ, viết câu.


- Điểm 3 - 4: Trình bày ý cịn sơ sài, kết cấu khơng rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7
lỗi).


- Điểm 1- 2: Khơng hiểu đề, khơng có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.


</div>

<!--links-->

×