Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.32 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ SỞ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ VĨNH PHÚC.
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ HIỆN NAY.
1. Sự phân chia các chức năng quản trị hiện nay của Sở.
Là một cơ quan nhà nước với nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh về quy
hoạch kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đề ra các chủ trương biện pháp
quản lý đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương : Làm đầu mối phối hợp
giữa các sở, ngành thuộc tỉnh, dưới sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay bộ máy của Sở có sự phân định chức năng quản trị
như sau:
- Chức năng Hành chính: liên quan tới các vấn đề quản lý các văn bản, quản lý
hồ sơ cán bộ, tài liệu của cơ quan, quản lý các tài sản của cơ quan, quản lý công
nghệ thông tin. Đảm bảo điều kiện phục vụ để cơ quan hoạt động bình thường.
- Chức năng quản lý về các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tại tỉnh, thực
hiện công tác quy hoạch và giám sát việc thực hiện quy hoạch, quản lý công tác
đấu thầu, thẩm định các dự án đầu tư trong và ngoài nước .....
- Chức năng xây dựng, tổng hợp và theo dõi kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo
dục- đào tạo, y tế,văn hoá thông tin, thể thao, phát thanh truyền hình... của
tỉnh( phòng văn hoá- xã hội)
- Chức năng tổng hợp và xây dựng chiến lược phát triển tổng thể các ngành
Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Công nghiệp các ngành Thương mại Dịch vụ Du lịch...
của tỉnh
- Chức năng thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch
đầu tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa
phương. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo chống tham
nhũng theo quy định của Giám đốc, thanh tra Tỉnh, thanh tra Bộ KH&ĐT( chức
năng này thuộc phòng Thanh tra Sở).
Nhận xét: Việc phân chia các phòng với chức năng và nhiệm vụ rõ ràng đầy đủ
phù hợp với yêu cầu thực tế giúp cho việc phân định các mối quan hệ chỉ đạo và
điều hành diễn ra được chính xác rõ ràng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động của Sở diễn ra thông suốt và có hiệu quả


2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Sở
* Bộ máy gồm :
1. Lãnh đạo sở
2. Phòng Tổ chức - hành chính
3. Phòng Tổng hợp - doanh nghiệp
4. Phòng Kinh tế đối ngoại
5. Phòng Đăng ký kinh doanh
6. Phòng Kinh tế ngành
7. Phòng Lao động văn hoá- xã hội
8. Phòng xây dựng hạ tầng
9. Phòng Thẩm định
10. Thanh tra sở
* Biên chế:
Biên chế của sở thuộc biên chế quản lý hành chính nhà nước. được xác định
trên cơ sở bảo đảm thực hiện chức năng nhiệm vụ năm 2005 biên chế được giao 36
chính thức, 2 công chức dự bị, 2 hợp đồng dài hạn theo nghị định 68/CP
Trong đó:
Công chức Lãnh đạo 3
Chuyên viên 33
Cán sự và tương đương 1
Lái xe 3
-----------
Tổng số: 40
* Ngạch công chức:
+ Chuyên viên cao cấp 10%
+ Chuyên viên chính từ 30% số cán bộ công chức
+ Chuyên viên từ 55 - 60% số cán bộ công chức
+ Cán sự : 6%
+ Nhân viên :8%
3. Phân tích bộ máy quản trị của Sở:

3.1 Kiểu cơ cấu tổ chức quản trị hiện tại Sở đang áp dụng
Bộ máy quản trị của Sở được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Đây là mô hình quản trị
được áp dụng rộng rãi hiện nay không chỉ trong các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp nhà
nước mà cả ở hầu hết các doanh nghiệp. Kiểu cơ cấu tổ chức quản trị này có ưu điểm lớn là gắn
việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính
thống nhất quản trị ở mức độ nhất định.
Giám đốc Sở là người đứng đầu trong bộ máy quản trị, mọi quyết định quan
trọng đều phải thông qua giám đốc. Các phòng chức năng chỉ quyết định những
công việc theo chức năng, nhiệm vụ của phòng và thực hiện các công việc theo yêu
cầu trực tiếp của giám đốc. Các phó giám đốc phụ trách những lĩnh vực được giám
đốc phân công quản lý và thực hiện trực tiếp những nhiệm vụ do giám đốc phân
công
3.2 Phân tích tình hình tổ chức các phòng ban chức năng và mối quan hệ công
tác trong cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị Sở.
3.2.1 Ban Giám đốc Sở:
Hiện nay gồm 3 người: 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc ( 3 chuyên viên cao cấp)
* Giám đốc Sở : Giám đốc Sở là công chức lãnh đạo, là người đứng đầu cơ
quan, thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan theo chế độ thủ trưởng, trên nguyên tắc
tập trung dân chủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh
và Bộ Kế hoạch và đầu tư về toàn bộ hoạt động của cơ quan.
- Giám đốc phụ trách chung và phụ trách trực tiếp lĩnh vực đầu tư phát triển,
Thẩm định, tổng hợp, thường trực ban đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
nhà nước và công tác tổ chức, thi đua, cơ quan .
- Giám đốc là chủ tài khoản.
* Các Phó Giám đốc Sở :
Là thành viên của Ban lãnh đạo Sở, giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực
và một số công việc theo sự phân công của Giám đốc.
- Phó Giám đốc thứ 1: giúp Giám đốc sở theo dõi 1 số lĩnh vực: Đăng ký kinh
doanh, Doanh nghiệp, Hành chính, sắp xếp và đổi mới DNNN, giải thể DNNN và
một số công việc khác do giám đốc phân công.

- Phó giám đốc thứ 2 : Giúp giám đốc theo dõi 1 số lĩnh vực kinh tế, du lịch và
các công việc việc khác do giám đốc phân công.
 Nhận xét:
Việc phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng cho các phó giám đốc làm tăng vai
trò, trách nhiệm của các phó giám đốc điều này sẽ giúp giám đốc quản lý tốt hơn
và nhận được sự tư vấn có hiệu quả thực tế hơn từ các phó giám đốc. Tuy nhiên
việc chỉ có 2 phó giám đốc phụ trách một số lượng lớn công việc sẽ là một áp lực
lớn, nhất là trong điều kiện hiện nay mọi hoạt động kinh tế- xã hội của Tỉnh đang
diễn ra hết sức sôi động. Hơn nữa công tác đối ngoại cần phải được quan tâm đặc
biệt
3.2.2 Văn phòng Sở :
* Chức năng nhiệm vụ:
Thừa lệnh Giám đốc Sở quản lý và duy trì kỷ luật lao động theo quy chế làm
việc của cơ quan
Tham mưu cho lãnh đạo Sở về bố trí sắp xếp cán bộ, giải quyết chế độ chính
sách đối với công chức, viên chức trong cơ quan theo chế độ chính sách của Nhà
nước.
Quản lý hồ sơ cán bộ, tài liệu của cơ quan theo quy định của Nhà nước.
Theo dõi công tác thi đua của cơ quan và của ngành.
Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán
bộ ngành.
Điều hành các công việc : Hành chính, tài vụ, văn thư lưu trữ, đánh máy, in ấn
văn bản và quản lý tài sản, trang thiết bị của cơ quan. Đảm bảo điều kiện phục vụ
để cơ quan hoạt động bình thường, đôn đốc công tác vệ sinh chung của cơ quan.
Quản lý công nghệ thông tin. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở
phân công.
* Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 8 Biên chế, 2 hợp đồng:
1Trưởng phòng
1 phó phòng
1 Kế toán

1 Đánh máy - quỹ
1 Văn thư - thủ kho
1Phụ trách CNTT
3 Lái xe
- Chánh văn phòng: là người phụ trách chung
+ Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, tài chính, công
nghệ thông tin, chế độ chính sách cho công chức.
+ Thực hiện một số việc khác do Giám đốc phân công
- Phó văn phòng : Giúp việc cho trưởng phòng thực hiện một số lĩnh vực về công
tác hành chính
• Nhận xét:
Việc bố trí nhân sự trong phòng là hợp lý, phụ trách được những phần công việc
cần thiết, mỗi người phụ trách riêng từng mảng công việc đáp ứng được yêu cầu
công tác, tạo sự hợp lý trong công việc
Mối quan hệ với các phòng khác: Chủ yếu là giúp các phòng sao chép tài liệu,
soạn thảo văn bản cho các phòng nghiệp vụ và tiếp khách.
3.2.3 Phòng Tổng hợp:
* Chức năng nhiệm vụ
Tổng hợp cân đối toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung
hạn và hàng năm của tỉnh
Nghiên cứu hướng dẫn công tác kế hoạch hoá để áp dụng trong địa bàn tỉnh.
Chủ trì phối hợp với các phòng thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, công tác
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và phân vùng kinh tế, theo dõi tổng
hợp quy hoạch phát triển ngành.
Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách.
Tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các phòng và các cơ quan có liên quan
thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư và vốn từ quỹ hỗ trợ phát
triển.
Lập và theo dõi kế hoạch an ninh quốc phòng.
Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh.
Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức sắp xếp đổi mới doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả DNNN, chuyển hình thức sỡ hữu. Là đầu mối nghiên
cứu, tiếp thu, phổ biến pháp luật, các văn bản của Nhà nước cho cơ quan. Triển
khai và ứng dụng công nghệ thông tin.Theo dõi hoạt động của Ngành ngân hàng,
các cơ quan nội chính. Và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công
.
* Ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 6 người
- Trưởng phòng: Chuyên viên chính
Trưởng phòng phụ trách chung và trực tiếp thực hiện 1 số công việc:
+ Tổng hợp cân đối toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn,
trung hạn và hàng năm của tỉnh. Nghiên cứu hướng dẫn công tác kế hoạch hoá để
áp dụng trong địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách. Thực
hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND tỉnh.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công
- Phó phòng : Chuyên viên chính
Giúp việc cho trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ sau
+ Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức sắp xếp đổi mới
doanh nghiệp nâng cao hiểu quả DNNN, chuyển đổi hình thức sở hữu DN.
+ Phối hợp với các phòng và các cơ quan có liên quan thẩm định các dự án
đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư và vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển.
+ Tham gia tổng hợp báo cáo, và thực hiện một số nhiệm vụ khác do phòng
và lãnh đạo phân công
- Chuyên viên :
+ Tham gia tổng hợp và cân đối kế hoạch
+ Tham gia tổng hợp báo cáo
+ Tham gia thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư và vốn
từ quỹ hỗ trợ phát triển.

+ Lập, theo dõi kế hoạch an ninh quốc phòng.
+ Theo dõi các dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư
+ Quản lý và khai thác công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chuyên
môn.
+ Theo dõi hoạt động của ngành ngân hàng, các cơ quan nội chính, đoàn
thể...
+ Là đầu mối nghiên cứu, tiếp thu, phổ biến pháp luật, các văn bản của Nhà
nước cho cơ quan.
+ Theo dõi tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp, Thương mại, dịch vụ.
+ Tham gia sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nâng cao hiểu quả DNNN,
chuyển hình thức sỡ hữu DN.
+ Tổng hợp kế hoạch ngành công nghiệp.
+ Nghiên cứu hướng dẫn công tác kế hoạch hoá các ngành các cấp, UBND
các huyện thị.
+ Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách.
+ Thực hiện tổng hợp báo cáo các ngành Giao thông, xây dựng và các ngành
tổng hợp
+ Nghiên cứu tham mưu cho Lãnh đạo Sở tổng kết các chương trình phát
triển kinh tế xã hội
 Nhận xét:
Với một khối lượng công việc lớn, việc phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng
với mỗi vị trí trong phòng như vậy là hợp lý.
Mối quan hệ với các phòng khác: Với chức năng nhiệm vụ của mình việc kết
hợp với các phòng khác là tất yếu trong tất cả mọi công việc liên quan tới mọi lĩnh
vực kinh tế – xã hội của Tỉnh.
3.2.4 Phòng Xây dựng hạ tầng :
* Chức năng nhiệm vụ:
Nghiên cứu, hướng dẫn về kế hoạch đầu tư, trình tự đầu tư, hướng dẫn lập dự
án đầu tư, xác định cơ cấu đầu tư, mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh và
phối hợp với các ngành liên quan quản lý XDCB trên địa bàn tỉnh.

Tổng hợp đầu tư XDCB. Đề xuất, kiến nghị vận dụng các cơ chế, chính sách
theo lĩnh vực được phân công cho phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Lập kế hoạch đầu tư và theo dõi đầu tư xây dựng hạ tầng khối công cộng gồm :
+Tổng hợp cân đối và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn.
+Xây dựng kế hoạch đầu tư kỹ thuật hạ tầng đô thị.
+Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng Giao thông vận tải, Bưu điện, Điện
lực. Tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách quản lý các nguồn vốn đầu tư của tỉnh.
+Theo dõi tổng hợp thực hiện tiến độ XDCB báo cáo định kỳ và đột xuất.
+Lưu trữ hồ sơ XDCB.
+Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
* Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 3 người
- Trưởng phòng : Chuyên viên chính. Là người phụ trách chung
+ Trực tiếp tổng hợp kế hoạch đầu tư XDCB, xác định cơ cấu đầu tư. Theo
dõi thực hiện tiến độ xây dựng cơ bản, lập kế hoạch đầu tư
+ Tổng hợp báo cáo về xây dựng cơ bản. Tổng hợp cân đối các nguồn lực
đầu tư phát triển trên địa bàn
+ Thực hiện 1 số việc đột xuất khác. Và tham mưu đề xuất cơ chế chính sách
thuộc lĩnh vực được giao.
- Phó phòng : chuyên viên chính. Phụ trách chung khi trưởng phòng đi vắng
+ Phụ trách kế hoạch hoá đầu tư, trình tự đầu tư. Hướng dẫn xây dựng dự án
đầu tư. Tổng hợp cân đối các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn
+ Một số nhiệm vụ khác do phòng và Lãnh đạo phân công.
- Chuyên viên:
+ Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.
+ Tham gia tổng hợp báo cáo đầu tư XDCB. Hướng dẫn lập dự án đầu tư.
Theo dõi đầu tư xây dựng hạ tầng các ngành thuộc khối phụ trách. Theo rõi quy
hoạch, thực hiện quy hoạch đầu tư XDCB
+ Lưu trữ hồ sơ theo phân công. Tham gia đánh giá chất lượng đầu tư
XDCB, đôn đốc và theo dõi tiến độ đầu tư
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc và phòng phân công.

 Nhận xét:
Cơ cấu tổ chức nhân sự của phòng là hợp lý với khối lượng công việc lớn việc
phân chia một cách rõ ràng chức năng nhiệm vụ từ trưởng phòng, phó phòng cho
tới các chuyên viên. Với khối lượng công việc lớn phòng cần có sự bổ xung thêm
về nhân sự.
Mối quan hệ với các phòng khác: Với chức năng nhiệm vụ đề xuất, quy hoạch
và quản lý mọi hoạt động XDCB của Tỉnh. Nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các
phòng Thẩm định, Tổng hợp.... là tất yếu.
3.2.5 Phòng thẩm định dự án:
* Chức năng nhiệm vụ:
Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ thẩm định các dự án đầu tư xây dựng; Chủ trì
phối hợp với các Sở chuyên ngành các phòng quản lý ngành trong Sở thẩm định
các dự án đầu tư. Lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh quyết định đầu tư.
Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết qủa đấu thầu các dự án sử dụng vốn nhà
nước theo phân cấp. Phối hợp với các Sở kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực
hiện quy chế đấu thầu trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ, Bộ, Ngành và
UBND tỉnh.
Giám sát đánh giá đầu tư theo phân cấp. Tham gia và phối hợp với các ngành
quản lý đánh giá chất lượng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
- Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng hiện tại : 2 người
Trưởng phòng: Chuyên viên chính. Phụ trách, chung trực tiếp thực hiện 1 số
nhiệm vụ:
+ Chủ trì phối hợp với các Sở chuyên ngành các phòng quản lý ngành trong
sở thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách, BOT, BT.
+ Lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh quyết định đầu tư.
+ Chủ trì thẩm định kết quả đấu thầu, kết quả đấu thầu.
+ Tổng hợp báo cáo đột xuất và định kỳ.
+ Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực được giao.
Phó phòng : Chuyên viên chính. Phụ trách chung khi trưởng phòng đi vắng
+ Tham gia thẩm định các dự án, lập báo cáo trình UBND tỉnh quyết định

+ Tổng hợp báo cáo thẩm định các dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả
đấu thầu. Thẩm định kết quả đấu thầu và kế hoạch đấu thầu thuộc lĩnh vực được
phân công.
+ Chủ trì cùng các ngành giám sát và đánh giá đầu tư. Thực hiện một số
công việc khác do phòng và lãnh đạo phân công
Chuyên viên:
+ Tiếp nhận hồ sơ thẩm định dự án. Tiếp nhận hồ sơ kế hoạch đấu thầu, kết
quả xét thầu
+ Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được phân công.
Tham gia thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu
+ Chủ trì cùng các ngành giám sát và đánh giá đầu tư. Tham gia kiểm tra
chất lượng các công trình đầu tư xây dựng.
+ Lưu trữ hồ sơ dự án theo quy định. Và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc và
phòng phân công.
 Nhận xét:
Chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong phòng là khá rõ ràng. Mặt khác cán bộ công chức
của phòng đều có trình độ đại học và trên đại học, có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy vậy với nhu
cầu và nhiệm vụ của phòng hiện nay thì cần phải bổ xung thêm nhân sự
Mối quan hệ với các phòng khác: Với nhiệm vụ thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
Phòng có mối quan hệ với tất cả các phòng đặc biệt là phòng Kinh tế đối ngoại, Đăng ký kinh
doanh, Xây dựng hạ tầng....
3.2.6 Phòng Kinh tế ngành :
* Chức năng nhiệm vụ:

×