Tải bản đầy đủ (.pdf) (300 trang)

Nghiên cứu khả năng ứng dụng E Learning tại khoa Điện tử Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 300 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------

BÙI NHƯ PHONG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG E - LEARNING TẠI
KHOA ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN DỨC TRÍ

Hà Nội – 2008


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA ........................................................ 5
1.1. Các khái niệm và định nghĩa ................................................................................5
1.2 Phân loại đào tạo từ xa......................................................................................... 11
1.3 Các ưu điểm và hạn chế của Đào tạo từ xa ......................................................... 13
1.4 Sự hình thành và phát triển của ĐTTX............................................................... 15
1.4.1 Trên thế giới: ................................................................................................. 15
1.4.2 Tại Việt Nam.................................................................................................. 20
1.4.3 Tại Học viện Cơng nghệ Bưu chính - Viễn thơng:........................................ 26
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU CHO ĐÀO TẠO TỪ XA ........... 35


2.1. Giới thiệu chung ................................................................................................. 35
2.2. Giai đoạn thiết kế ............................................................................................... 36
2.2.1. Xác định nhu cầu.......................................................................................... 36
2.2.2. Phân tích đối tượng ...................................................................................... 36
2.2.3. Xác lập các mục tiêu của khố học và loại hình học liệu ............................. 36
2.3. Giai đoạn phát triển học liệu .............................................................................. 37
2.3.1. Xây dựng đề cương....................................................................................... 37
2.3.2. Thành lập nhóm làm việc ............................................................................. 37
2.3.3. Phát triển nội dung khoá học ....................................................................... 37
2.3.4. Lựa chọn và mã hoá học liệu........................................................................ 38
2.4. Giai đoạn kiểm tra-đánh giá............................................................................... 39
2.4.1. Xác lập các tiêu chí kiểm tra-đánh giá.......................................................... 39
2.4.2. Tập hợp và phân tích dữ liệu ........................................................................ 39
2.4.3. Xem xét lại mục tiêu và đối tượng ................................................................ 40
2.5. Giai đoạn hiệu chỉnh và cập nhật ....................................................................... 40
CHƯƠNG 3- CÁC CÔNG NGHỆ ĐÀO TẠO TỪ XA.................................................... 41
3.1. Tài liệu giấy in ..................................................................................................... 41
3.1.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 41
3.1.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 41
3.1.1.2. Nhược điểm ............................................................................................ 42
3.1.1.3. Một số lưu ý khi sử dụng học liệu bằng giấy in cho ĐTTX ..................... 43
3.1.2. Thiết kế học liệu bằng công nghệ giấy in. .................................................... 43
3.1.2.1. Các dạng học liệu bằng giấy in .............................................................. 43
3.1.2.2. Cấu trúc sách, giáo trình........................................................................ 44
3.1.2.3 Kỹ thuật biên soạn học liệu bằng công nghệ giấy in ................................ 45
3.2. Công nghệ âm thanh/lời thoại (Audio/Voice/Speech) ........................................ 47
3.2.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 47
3.2.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 47
3.2.1.2. Nhược điểm ............................................................................................ 48
3.2.1.3. Một số lưu ý khi sử dụng công nghệ Audio cho ĐTTX............................. 48

3.2.2. Băng Audio (Audiotapes)............................................................................. 49
3.2.3. Phát thanh quảng bá và radio 1 chiều.......................................................... 49
3.2.4. Hội nghị audio/voice và radio 2 chiều .......................................................... 52

1


3.2.4.1. Thoại hội nghị ........................................................................................ 52
3.2.4.2. Radio 2 chiều ......................................................................................... 54
3.2.5. Hộp thư thoại (Voicemail) ............................................................................ 57
3.2.5.1. Các kiểu hệ thống Voice-mail ................................................................. 58
3.2.5.2. Đặc điểm và lợi ích của voice mail ......................................................... 59
3.2.5.3. Hoạt động của hệ thống Voice mail ........................................................ 59
3.2.6. Sản xuất chương trình Audio/Voice ............................................................. 63
3.2.6.1. Quy trình chung...................................................................................... 63
3.2.6.2.Audio số .................................................................................................. 65
3.2.6.3. Xử lý Audio số ........................................................................................ 68
3.3. Máy tính và dữ liệu ............................................................................................. 69
3.3.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 69
3.3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 70
3.3.1.2. Nhược điểm ............................................................................................ 70
3.3.1.3. Một số lưu ý khi sử dụng máy tính và dữ liệu cho ĐTTX ......................... 71
3.3.2.CBT................................................................................................................ 71
3.4.3. E-mail ........................................................................................................... 73
3.4.4. Chat và hội nghị trực tuyến webcam ............................................................ 78
3.4.5.Đào tạo bằng công nghệ Web/Internet/E-learning........................................ 81
3.4.5.1. Giới thiệu về Internet và kết nối Internet................................................. 81
3.4.5.2. Dịch vụ tìm kiếm thông tin dựa trên siêu văn bản Web............................ 87
3.4.5.3. Trang web (Web page) ........................................................................... 90
3.4. Cơng nghệ hình ảnh - video ................................................................................ 91

CHƯƠNG 4 – ĐÀO TẠO TỪ XA QUA HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH ................................ 94
4.1- Giới thiệu về hội nghị truyền hình ..................................................................... 94
4.1.1. Các mơ hình hội nghị ................................................................................... 94
4.1.2. Các chế độ truyền thông ............................................................................... 96
4.2. Cơ sở kỹ thuật cho hội nghị truyền hình............................................................ 97
4.2.1. Kiến trúc các hệ thống máy tính và dữ liệu thời gian thực........................... 97
4.2.1.1. Kiến dựa trên cơ sở cầu nối.................................................................... 97
4.2.1.2. Kiến trúc dựa trên cơ sở phân chia bộ nhớ ............................................. 98
4.2.1.3. Đảm bảo thời gian thực.......................................................................... 99
4.2.2. Mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN .............................................................. 100
4.2.2.1 ISDN là gì ............................................................................................. 100
4.2.2.2. Cấu hình mạng ISDN............................................................................ 103
4.2.2.3. Các công nghệ sử dụng cho ISDN ........................................................ 104
4.2.2.4. Giao diện người sử dụng-mạng ............................................................ 107
4.2.2.5. Các dịch vụ ISDN................................................................................. 110
4.2.2.6. Xử lý cuộc gọi trong ISDN.................................................................... 111
4.2.3. Công nghệ IP.............................................................................................. 112
4.2.3.1. Giới thiệu về Công nghệ IP .................................................................. 112
4.2.3.2. Họ giao thức H32x cho hội nghị truyền hình ........................................ 114
4.2.3.3. Chất lượng dịch vụ IP .......................................................................... 119
4.2.4. Mã hoá hình ảnh và âm thanh ................................................................... 121
4.2.4.1. Giới thiệu chung về âm thanh và hình ảnh truyền hình ......................... 121
4.2.4.2. Mã hoá Video ...................................................................................... 128
4.2.4.3. Mã hoá Audio....................................................................................... 130
4.2.5. Hội nghị truyền hình qua mạng viễn thơng................................................ 134
4.2.5.1. Các kỹ thuật phân phối hội nghị truyền hình......................................... 134
2


4.2.5.2. Cấu trúc tổng quát hội nghị truyền hình qua mạng viễn thông .............. 136

4.3. Giới thiệu mạng đào tạo từ xa sử dụng hội nghị truyền hình ISDN/IP của Học
viện Cơng nghệ Bưu chính - Viễn thơng ................................................................. 137
4.3.1.Giới thiệu chung .......................................................................................... 137
4.3.2. Cấu hình mạng ĐTTX ISDN/IP................................................................. 138
4.3.3. Thiết bị hội nghị truyền hình VCS - Video Conferencing System .............. 143
4.3.4. Thiết bị hỗ trợ truyền hình hội nghị đa điểm MCS..................................... 146
4.4. Tổ chức đào tạo từ xa qua mạng hội nghị truyền hình đa điểm...................... 148
4.4.1. Về tổ chức nhân sự và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân tham
gia đào tạo từ xa trực tuyến qua hội nghị truyền hình ISDN/IP.......................... 148
4.4.2. Quy trình tổ chức đào tạo ........................................................................... 153
CHƯƠNG 5 – ĐÀO TẠO TỪ XA BẰNG E-LEARNING............................................. 159
5.1. Giới thiệu chung về E-Learning ....................................................................... 159
5.1.1. E-learning là gì?......................................................................................... 159
5.1.2. Vài nét về lịch sử E-learning ...................................................................... 162
5.1.3. Đặc điểm của E-learning ............................................................................ 163
5.2. Cấu trúc một hệ thống E-Learning điển hình.................................................. 166
5.2.1. Mơ hình chức năng .................................................................................... 166
5.2.2. Mơ hình hệ thống ....................................................................................... 169
5.3. Chuẩn hoá trong E-learning ............................................................................. 172
5.3.1. Giới thiệu các tổ chức tiêu chuẩn E-learning............................................. 172
5.3.2. Tại sao lại cần phải tiêu chuẩn hố và cần có “khả năng tương hợp”? .... 178
5.3.3 Giới thiệu tiêu chuẩn AICC cho E-learing CBT.......................................... 181
5.3.3.1 Cấu trúc logic của CBT. ........................................................................ 181
5.3.3.2 Những chức năng chính của một CMI ................................................... 183
5.3.3.3 Mô tả chi tiết thành phần của CMI ........................................................ 184
5.3.3.4 Tóm tắt những thành phần CMI và chức năng của chúng ...................... 196
5.4. Quy trình xây dựng học liệu cho E-learning .................................................... 197
5.4.1. Phân tích – Xác định yêu cầu học .............................................................. 198
5.4.2.Thiết kế – làm thế nào để đáp ứng được các mục tiêu đề ra........................ 202
5.4.3. Xây dựng – Quá trình sáng tạo ra các kinh nghiệm học ............................ 206

5.4.4. Đánh giá – So sánh tính hiệu quả .............................................................. 207
5.4.5. Các nguyên tắc thiết kế bài giảng có hiệu quả: .......................................... 209
5.5. Chuyển đổi học liệu truyền thống sang E-learning.......................................... 228
5.5.1. Những khó khăn thường gặp khi chuyển đổi từ những khoá học truyền
thống sang học qua mạng. ................................................................................... 228
5.5.2. Quản lý quá trình chuyển đổi ..................................................................... 229
5.5.3. Thành lập một đội ngũ chuyên nghiệp (e-learning team)........................... 231
5.5.4. Phương pháp cơ cấu nhóm E-learning chuyên nghiệp .............................. 233
5.5.5. Phân tích khố học hiện thời của bạn. ....................................................... 234
5.5.6. Tạo ra các kinh nghiệm học hiệu quả ........................................................ 236
5.5.7. Chuyển đổi những học liệu đặc thù............................................................ 237
5.5.7.1. Ghi lại các đoạn phim ( video clip)....................................................... 237
5.5.7.2. Ghi các đoạn âm thanh......................................................................... 239
5.5.7.3. Phần văn bản ....................................................................................... 240
5.5.7.4. Các Slide trình diễn (slide show) .......................................................... 240
5.5.7.5. Bài đọc chỉ định và tài liệu đọc thêm .................................................... 242
5.5.7.6. Bài kiểm tra và câu đố.......................................................................... 244

3


5.5.7.7. Thực hành ............................................................................................ 244
5.5.7.8. Đặt câu hỏi........................................................................................... 248
5.5.7.9. Những phần bổ sung trực tuyến ............................................................ 250
5.5.8. Tích hợp các thành phần học liệu vào một khoá học ................................. 253
5.6. Phát triển một dự án E-learning trong điều kiện thực tế ................................ 253
5.6.1. Các bước phát triển hệ thống E-learning ................................................... 253
5.6.1.1. Vạch ra chiến lược thực hiện................................................................ 255
5.6.1.2. Xác định các đặc tính kỹ thuật.............................................................. 255
5.6.1.3. Thiết kế ................................................................................................ 256

5.6.1.4. Phát triển ............................................................................................. 256
5.6.1.5. Đánh giá .............................................................................................. 256
5.6.1.6. Thực hiện ............................................................................................. 256
5.6.2. Các phương pháp phát triển nội dung bài giảng (courseware) .................. 256
5.6.3. Chi phí và hồn vốn đầu tư (ROI) .............................................................. 258
5.6.4. Các mức phát triển E-Learning.................................................................. 260
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 263
Một số từ và thuật ngữ viết tắt...................................................................................... 264
Phụ lục 1: Đảm bảo tính pháp lý và bản quyền trong đào tạo từ xa

269

Phụ lục 2: Làm sao các học viên có thể thành cơng trong các khoá học đào tạo từ xa. 277
Phụ lục 3: Danh sách địa chỉ trang Web và đặc điểm của các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo
từ xa trên thế giới................................................................................................................280

4


LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự phát triển của đất nước, yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng
đầu. Để đưa nước ta tiến lên cơng nghiệp hố và hiện đại hố, địi hỏi những người
lao động phải được đào tạo – phải là những người lao động có kiến thức và kỹ năng
làm việc.
Để đáp ứng những nhu cầu về giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển đa
dạng và phong phú, cùng với sự phát triển của hệ thống giáo dục –đào tạo truyền
thống, rất cần áp dụng và phát triển phương thức đào tạo từ xa (ĐTTX) – một
phương thức đào tạo đang được các nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng rất
phổ biến và có hiệu quả.
Ngành Bưu chính-Viễn thơng là một ngành sản xuất kinh doanh gắn liền với

những công nghệ và dịch vụ luôn được cải tiến và đổi mới với một tốc độ rất nhanh.
Do đó, nhu cầu đào tạo và cập nhật kiến thức về những công nghệ và dịch vụ mới
cho hàng vạn cán bộ, công nhân viên đang cơng tác trên mạng lưới Bưu chính-Viễn
thơng ở 61 tỉnh, thành phố trên cả nước là rất to lớn và không thể đáp ứng được chỉ
bằng các phương thức đào tạo truyền thống.
Để giúp cán bộ, giáo viên tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thơng Việt Nam, và các chun viên quản lý, cán bộ kỹ thuật của các
Bưu điện tỉnh, thành phố tham gia hoạt động đào tạo từ xa, và những bạn đọc quan
tâm có được những thơng tin đầy đủ và hệ thống về lĩnh vực này, chúng tôi đã cố
gắng thu thập và tập hợp các nguồn tư liệu để xây dựng tập tài liệu “Giới thiệu về
các công nghệ đào tạo từ xa và E-learning”. Tập tài liệu đã cố gắng đi sâu mô tả
về mặt kỹ thuật khi sử dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông
cho giáo dục- đào tạo từ xa. Tập tài liệu được cấu trúc gồm 5 chương và phần phụ
lục.
Chương 1: Tổng quan về ĐTTX: Chương này cung cấp thông tin giới thiệu
về những khái niệm cơ bản nhất của ĐTTX, sự hình thành và phát triển ĐTTX trên
thế giới và ở nước ta.
Chương 2: Quy trình phát triển học liệu cho ĐTTX: Giới thiệu 4 giai đoạn
của quá trình xây dựng học liệu cho đào tạo từ xa
Chương 3: Các công nghệ đào tạo từ xa: Chương này mơ tả các đặc tính, kỹ
thuật tổ chức đào tạo, sản xuất chương trình đào đạo bằng các công nghệ đào tạo từ
xa khác nhau: ĐTTX bằng sách, tài liệu in, ĐTTX bằng băng audio và sóng phát
thanh; ĐTTX bằng máy tính và dữ liệu; ĐTTX bằng băng hình và phương tiện
truyền hình.
Chương 4 : ĐTTX qua hội nghị truyền hình: Đây là phương thức đào tạo
hiện đang được áp dụng thành công tại Tổng Công ty BCVT Việt Nam, chúng vì
vậy. Nội dung chương này đi sâu phân tích về cơ sở kỹ thuật cho hội nghị truyền
5



qua mạng viễn thông (Các công nghệ ISDN/IP, nén Audio và Video,…), giới thiệu
về mạng ĐTTX ISDN/IP của Tổng Công ty BCVT Việt Nam. Cuối cùng để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai đào tạo từ xa qua ISDN/IP trong thời
gian tới, chương này cũng trình bày về quy trình tổ chức đào tạo qua truyền hình hội
nghị được triển khai tại Tổng Cơng ty trong giai đoạn 2002-2003.
Chương 5 : ĐTTX bằng E-learning: Đây mà một hình thức đào tạo mới,
được đánh giá là cơng nghệ đào tạo tương lai. Vì vậy nhóm tác giả đã cố gắng mô tả
những vấn đề về : cấu trúc hệ thống E-learning, chuẩn hố trong E-learning, quy
trình xây dựng bài giảng điện tử trong E-learning, phương pháp chuyển đổi các
khoá học truyền thống sang E-learning, tổ chức nhân sự cho E-learning và các bước
phát triển một dự án E-learning trong điều kiện Việt Nam. Chương này được hoàn
thành với sự giúp đỡ của Kỹ sư Ngô Duy Thành và nhóm nghiên cứu E-learning
của Trung tâm đào tạo BCVT1.
Phần phụ lục: Bao gồm một số những bài viết và thơng tin có liên quan về
ĐTTX như vấn đề bản quyền trong đào tạo, các tổ chức đào tạo từ xa trên thế giới,
các nhà cung cấp dịch vụ e-learning trên Internet,…
Để hồn thành tập tài liệu này, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan
tâm giúp đỡ của Lãnh đạo Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 1, đã tạo điều
kiện giúp đỡ chúng tôi được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu, được cùng làm việc
và trao đổi với đội ngũ cán bộ giáo viên, những người đã và đang trực tiếp tổ chức,
triển khai cơng tác đào tạo từ xa.
Nhóm tác giả đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của ThS. Chu Quang Toàn, người
đã cung cấp những nguồn tư liệu quý báu, cảm ơn sự phối hợp, cộng tác của các cán
bộ, chuyên viên trực thuộc Phòng Đào tạo từ xa - Trung tâm Đào tạo Bưu chính
Viễn thơng 1.
Trong tài liệu này, chúng tôi cũng sử dụng nhiều nguồn tư liệu của các bạn
bè, đồng nghiệp và các tác giả trong và ngồi nước. Trong q trình biên soạn nếu
có những điểm nào đó cịn chưa nêu được đầy đủ, chúng tơi rất mong nhận được sự
lượng thứ.
Đây là tài liệu chuyên đề về các công nghệ đào tạo tham khảo lần đầu tiên

được xây dựng và biên soạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót và chắc chắn có
những điểm cần được thảo luận. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến
thảo luận và những ý kiến đóng góp xây dựng của các chuyên gia, của độc giả để tài
liệu được bổ sung và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

T/M nhóm tác giả
TS. Bùi Thanh Giang
6


Chng 1

Tổng quan về đào tạo từ xa
1.1. Các khái niệm và định nghĩa
Dạy học 1
Hoạt động học tập của con người xét theo quan hệ đối tượng là sự chuyển
hoá kinh nghiệm xã hội hay sự chuyển hoá học vấn xã hội thành trình độ học vấn
xác định của mỗi cá thể người, xét trong quan hệ giao tiếp thì đó là sự chuyển hố
thơng qua tổ chức chỉ đạo (dạy) của nhà giáo dục. Như vậy dạy học là một hoạt
động xã hội nhằm truyền thụ và lĩnh hội thông qua việc trau giồi học vấn và trên cơ
sở đó mà hình thành nhân cách.
Dạy học cũng là một hoạt động thống nhất hữu cơ của dạy và học. Sự thống
nhất của cả hai hoạt động dạy và học mang tính xã hội này tổ chức nên những hệ
thống, những quan hệ dạy học và đảm bảo tính toàn vẹn của sự dạy học. Bất kỳ một
quan hệ nào đó chỉ có thể coi là quan hệ dạy học khi nó thể hiện được sự thống nhất
này. Ví dụ một cuốn sách chỉ trở thành tài liệu dạy học khi nó được soạn thảo có
tính đến nội dung học vấn quy định cho từng cấp học, lớp học, cũng như tính phù
hợp với quy luật và điều kiện của việc dạy học; cịn nếu khơng nó chỉ là cuốn sách
viết bất kỳ viết về một đề tài nào đó mà thơi.

Trong sự thống nhất của hai dạng hoạt động dạy và học thì dạy giữ vai trị
chủ đạo, điều khiển hoạt động học. Sự thống nhất biện chứng của hai hoạt động dạy
và học có tính độc lập tương đối với nhau là dạy và học đòi hỏi sự tồn tại và phát
triển đồng thời trong sự tác động qua lại của cả hai hoạt động ấy do những yêu cầu
và quy luật xác định. Một cuốn sách viết ra với mục đích dạy cho mọi người có thể
khơng có người học vì người ta khơng đọc hoặc đọc nhưng khơng thu được cái gì.
Một người có thể tự mình thu được các kinh nghiệm bản thân qua sự tự học hỏi nhờ
sách báo, nhờ hoạt động thực tiến chứ không phải nhờ một ông thày dạy học. Do
vậy chỉ khi hai hoạt động dạy và học cùng diễn ra dù trực tiếp trong nhà trường hay
gián tiếp qua hàm thụ, tại chức hoặc giáo dục từ xa mới có dạy học.

1

Thái Duy Tun” Tìm phương pháp dạy học hiệu quả”, NXB Đại học Quốc gia - 2001

5


Phương pháp dạy học
Để đạt được mục đích dạy học nhất định thì cần phải sử dụng một phương
pháp dạy học. Các phương pháp dạy học khác nhau có thể cho các kết quả khác
nhau. Phương pháp dạy học được hiểu là những con đường, cách thức và phương
tiện tác động qua lại giữa người dạy (giáo viên) và người học (học sinh) nhằm đảm
bảo sự lính hội nội dung học.1
Hình 1-1 dưới đây mơ tả các nhân tố cấu trúc được xắp xếp trong quá trình
dạy học. Suy cho cùng bất kỳ một phương pháp dạy học nào cũng bị chi phối bởi 3
yếu tố cơ bản sau: Mục đích dạy học; Nội dung dạy học; và Đối tượng dạy học.

Mục đích
dạy học


Nội dung
dạy học

Truyền thụ
(Dạy)

Giáo viên

Phương pháp
dạy học

Hình thức tổ
chức dạy học

Lĩnh hội
(Học)

Học sinh

Kết quả
dạy học

Hình 1-1 Các nhân tố trong quá trình dạy học

Trong hình cũng cho thấy hình thức tổ chức dạy học là nhân tố gần với người
học nhất. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó các điều kiện dạy học đóng vai
trị quan trọng. Khi mà điều kiện dạy học không cho phép có sự liên lạc trực tiếp,
giáp mặt (face-to-face) ở khoảng cách gần, thì hình thức tổ chức dạy học sẽ tương
tác ngược lại với phương pháp dạy học để điều chỉnh cho phù hợp với hình thức và

điều kiện dạy học đó: Phương pháp dạy học từ xa.
1

Thái Duy Tuyên” Tìm phương pháp dạy học hiệu quả”, NXB Đại học Quốc gia - 2001

6


Hai kịch bản, một vấn đề
Trường hợp thứ nhất
Lê Văn Tài là một sinh viên đang theo học đại học ngành điện tử - viễn
thông tại một trường Đại học. Không may cho Anh vào dịp đầu năm học thứ 3 anh
bị một tai nạn giao thông khá nặng, phải bó bột đơi chân và nằm điều trị mất 6
tháng.
6 tháng nằm yên tĩnh là một khoảng thời gian quá dài đối với chàng sinh viên
trẻ Lê Văn Tài. Anh đã liên hệ với nhà trường để được tự học và trả bài thi cùng các
sinh viên khác theo hình thức gửi thư bưu điện hoặc e-mail. Tuy nhiên theo quy chế
hiện hành của nhà trường anh phải chuyển xuống học khoá sau, điều này làm Lê
Văn Tài rất buồn nhưng không thể nào khác được.
Trường hợp thứ hai
Nguyễn Thị Hoa làm việc tại một xí nghiệp may, cuộc sống của một công
nhân may khá vất vả và thu nhập không ổn định. Chị muốn tiếp tục được học lên để
có cơ hội làm việc và điều kiện sống tốt hơn, nhưng cũng khơng thể bỏ việc được vì
chị sống độc lập nếu bỏ làm theo học thì khơng có ai chu cấp để chị theo học cả.
Việc theo học các lớp buổi tối cũng rất khó khăn vì cơng việc của chị thường phải
làm theo ca/kíp, nhiều dịp phải làm thêm giờ tới tận 9-10 giờ tối.
Cuộc sống và tương lai của chị tưởng chừng như khó có thể đổi thay được
cho tới khi chị biết có một trường đại học mở hệ đào tạo từ xa, chị thấy hệ đào tạo
này rất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của những người như chị.
Sau 4 năm theo học bằng cả sự phấn đấu, nỗ lực của mình chị đã tốt nghiệp

đại học ngành quản trị kinh doanh hệ đào đào tạo từ xa. Hiện nay chị đã được
chuyển lên làm việc tại phịng kế hoạch của xí nghiệp may.
Lời bàn
Ở ví dụ thứ nhất, do khơng có hình thức học từ xa đã tước đi cơ hội theo kịp
bạn bè cùng trang lứa của một sinh viên. Trường hợp thứ 2 thi nhờ hệ đào tạo từ xa,
từ một cơng nhân may có ý chí phấn đấu học tập đã trở thành một cán bộ quản lý,
có điều kiện làm việc tốt hơn. Như vậy, có thể nói Đào tạo từ xa tạo ra cơ hội học
tập cho mọi người.
Để làm rõ hơn về ý nghĩa của phương thức đào tạo này, chúng tôi xin được
mạn phép đăng trích ý kiến của một số các Giáo sư, các nhà nghiên cứu giáo dục về
vị trí của phương thức giáo dục từ xa ở nước ta.
7


(GS. TS Nguyễn Cảnh Toàn: Giáo dục từ xa, một phần quan trọng của
nền giáo dục nhân dân – Báo Nhân dân điện tử)1
“... Mỗi nước có hồn cảnh riêng để chọn cái gì là ưu tiên. UNESCO đã cho rằng
giáo dục tập trung chính quy là vương giả, nghĩa là tốn kém. Ta cũng cần có để dễ tiếp cận
với hiện đại để làm chuẩn mực; nó phải là cái xương sống của nền giáo dục. Nhưng ta
nghèo không sức đâu mà chạy đua với các nước giàu có về số lượng các trường chính quy,
tập trung, làm nhiều thì bơi bác. Nhưng, ở thời đại ngày nay khi ta muốn "ai nấy cũng được học hành" và phải "học suốt đời" thì phải dùng con đường dân dã, rẻ tiền, nhưng cũng
bảo đảm chất lượng. Muốn thế, phải có con mắt nhìn cả hai mặt "thuận lợi" và "khó khăn"
của hai hình thức đào tạo tập trung và từ xa trong sự thống nhất biện chứng và có thể
chuyển hóa lẫn nhau để tận dụng tối đa mặt thuận lợi, cảnh giác với việc thuận lợi có thể
chuyển hóa thành khó khăn, né tránh bớt khó khăn nếu như chưa chuyển hóa được thành
thuận lợi. Theo phương châm này, chúng tôi đã chỉ đạo việc đào tạo giáo viên từ xa thắng
lợi.
Nước ta sắp sửa có 80 triệu dân. Trừ đi những người quá già yếu, ốm đau, tàn tật
và trẻ em còn quá nhỏ (đối với họ, vấn đề học khơng đặt ra, trừ cá biệt), thì ta cũng phải lo
học cho 60 triệu. Hiện nay các trường lớp tập trung, chính quy mới thu nạp được khoảng

20 triệu (mà nhiều nơi cịn khó khăn lắm), vậy 40 triệu cần học, vừa làm vừa học, mà
không đến trường. Chỉ có giáo dục từ xa mới đáp ứng được nhu cầu đó vì nó rẻ tiền, dễ
linh hoạt, nơi xa xôi hẻo lánh cũng học được. Hiện nay, ta mới đặt vấn đề phổ cập trung
học cơ sở là muộn so với xu thế chung của thế giới. Một nước như Ma-rốc đã đặt vấn đề
phổ cập THCS từ lâu. Nếu muốn sớm phổ cập PTTH thì ít ra cũng phải 50% theo con đường vừa làm vừa học (dĩ nhiên là học từ xa theo từng cụm chứng chỉ). Có giáo dục từ xa
(GDTX), vấn đề giáo viên cho các nơi xa xôi hẻo lánh cũng dễ giải quyết. Vấn đề học của
những người phải lưu động cũng thế v.v và v.v...
Cho nên, hoàn cảnh của nước ta khơng cho phép coi GDTX là phụ được. Nó là
một vế của nền giáo dục nhân dân mà vế kia là hệ thống giáo dục tập trung, chính quy, hai
bên hỗ trợ cho nhau, xâm nhập lẫn nhau ở chỗ mỗi người, tùy theo hồn cảnh có thể khi
thì học hệ này, khi thì học hệ kia và tổ chức phải làm sao cho hai hệ liên thông với nhau;
trong trường hợp có cấp bằng thì Nhà nước tổ chức những kỳ thi quốc gia thật nghiêm
chỉnh, không để lọt lới những của rởm, nhưng ai học hệ gì cũng được thi. Một nền giáo
dục Nhân Dân không thể coi giáo dục từ xa là phụ cũng như một quân đội Nhân Dân
không thể coi bộ đội địa phơng và dân quân du kích là phụ. Một nền giáo dục mà có giáo
dục từ xa sẽ như một con sơng đã thủy lợi hóa: khi hệ tập trung q tải thì tràn vào hệ từ
xa, khi bộ phận nào đó của hệ tập trung khơng đủ chỉ tiêu đào tạo thì cơng việc bồi dưỡng
và đào tạo từ xa vẫn có để duy trì bộ máy đào tạo, khơng để cho nó rã rời...”
1

Theo báo nhân dân điện tử: các số 6/01, 13/3, 22/3, 27/3, 30/3 và 13/4/2000

8


(GS.Nguyễn Văn Tuấn : Giáo dục từ xa ở Việt Nam: Vấn đề và triển vọng
– Báo Nhân dân điện tử)1
“.... Vị trí của GDTX trong xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam
Nhưng ở nước ta, giáo dục phải nhằm mục tiêu hàng đầu là khai thác nguồn nội
lực của nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ. Trong một bài báo về Việt Nam được đăng trên tờ

New York Times gần đây, ký giả Seth Mydans đã nhận xét [mà tôi cho là rất đúng] rằng
Việt Nam là một nước có một nguồn nội lực rất lớn chưa được khai thác: con người Việt
Nam. Nếu được khai thác, nhà báo viết tiếp, Việt Nam sẽ làm cho các nước châu á khác
phải tủi thẹn. Thực vậy, hầu như tất cả ngời ngoại quốc đến thăm Việt Nam đều đồng ý
một điều là dân ta rất ham học và năng động, một đức tính rất đáng tự hào. ở ngoại quốc,
cái đức tính này đã được chứng minh một cách hùng hồn: chỉ sau 25 năm, số lượng ngời
Việt ở nước ngồi có trình độ đại học hoặc tương đương đã lên đến con số 300 ngàn (so
với con số 1 triệu ở trong nước). Nhiều người ở trong nước xa kia chỉ là những học sinh
trung bình, thậm chí kém, nhưng khi ra nước ngoài, đã đạt được nhiều thành tích ngoạn
mục trong các trường đại học hàng đầu ở Mỹ và các nước phương Tây khác. Điều này cho
thấy học sinh Việt Nam ta có tiềm năng rất lớn, và nếu có cơ hội và mơi trường thuận tiện,
họ sẽ trở thành một đội ngũ chuyên viên có thể đóng góp quan trọng cho nước nhà.
Tuy nhiên, ở trong nước, học sinh còn gặp trở ngại trên nhiều mặt; trong đó có vấn
đề bất tiện về địa lý, khó khăn trong giao thơng, thiếu thời gian, và nhất là thiếu cơ hội,
trường lớp. Gần 80% dân số sống trong các vùng thôn quê, nơi mà phương tiện đi lại cịn
q nhiều khó khăn. Và đối với những học sinh ở các vùng xa như thế, việc theo học ở các
trường thường tập trung ở các thành phố là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Nhiều người đã
tham gia lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn trau dồi nghề nghiệp lại khơng
có đủ thời gian.
Nhưng có lẽ sự thiếu thốn về cơ hội được theo học là một hàng rào cản trở lớn nhất
đối với người trẻ. Nhiều người mất cơ hội vì trượt thi cử, một cơ chế dùng để sàng lọc và
hạn chế số người vào đại học do thiếu trường lớp và cơ sở vật chất. Thực vậy, hằng năm,
các trường đại học chính quy (tập trung) ở Việt Nam chỉ có khả năng nhận vào khoảng
10% trong tổng số học sinh dự thi. Số lượng đi du học tự túc hay bằng học bổng chẳng là
bao. Như vậy, có đến 90% học sinh có nguyện vọng theo đuổi đại học, nhưng lại khơng có
điều kiện thực hiện ước mơ căn bản đó! Trong số 90% này, chắc chắn có nhiều học sinh
khá, giỏi. Tơi tin rằng nếu các học sinh này có cơ hội theo đuổi học tập như các em cùng
lứa tuổi ở ngoại quốc, rất có thể họ sẽ là những nhà khoa học, những nhà giáo tài giỏi
trong tương lai. Nói một cách khác, nếu ta khoanh tay thụ động, khơng làm gì cả, ta đã
phụ lịng những ngời trẻ này.


1

Theo báo nhân dân điện tử: các số 6/01, 13/3, 22/3, 27/3, 30/3 và 13/4/2000

9


Nhưng làm sao để giải quyết vấn đề này? Trong điều kiện eo hẹp về kinh tế và các
nhu cầu cấp bách về hạ tầng cơ sở khác, ta chưa có khả năng xây thêm nhiều trường lớp ở
từng huyện, xã như các nước phương Tây, và cũng chưa có đủ giảng viên để đáp ứng nhu
cầu giảng dạy. Vì thế, chỉ có cách duy nhất là tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực sẵn
có để mang giáo dục và đào tạo đến tận nhà người dân, từng bước nâng cao trình độ dân
trí và góp phần thỏa mãn nhu cầu giáo dục của cả nước. Tôi tạm gọi đường lối này là
"quốc dân hóa giáo dục" (tiếng Anh gọi là mass education). Giáo dục từ xa (GDTX) là một
phương án hấp dẫn trong chiến lược quốc dân hóa giáo dục.
Ta cần phải học và lấy kinh nghiệm của các nước phương Tây, vì cơng bằng mà
nói, các nước này, sau nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, đã đạt được nhiều thành công
trong GDTX. ở các nước châu Âu và Mỹ, đã mọc lên nhiều trường đại học mở, và đã giành
được sự tín nhiệm của học sinh, giáo sư và cơng chúng trên tồn thế giới. Tuy nhiên, nhìn
qua kinh nghiệm phát triển GDTX ở các nước này ta thấy, ngồi những ưu điểm, cịn một
vài vấn đề nổi cộm mà ta cần phải nghiên cứu kỹ trước khi phát động phong trào GDTX.
...”

Có thể nói phạm trù Dạy và Học ngày nay không chỉ giới hạn trong lớp học
hay ở trường. Có nhiều cơng nghệ cho phép kết hợp quá trình dạy và học một cách
rất linh hoạt ở bất kỳ đâu, khi nào và bằng cách nào. Cuốn sách này sẽ bàn đến quá
trình dạy và học thông qua các công nghệ giáo dục từ xa. Nội dung cuốn sách sẽ
cung cấp một cái nhìn tổng quát về các đặc điểm, ưu và nhược điểm của các công
nghệ khác nhau hiện đang được nghiên cứu, sử dụng cho giáo dục-đào tạo từ xa.

Giáo dục từ xa ?
Hiện nay, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả khái niệm giáo dục đào tạo từ xa, chẳng hạn như Giáo dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa,
Đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa.... Cho dù với khái niệm nào thì bản chất quá trình
dạy và học phải bao hàm yếu tố có sự tách biệt, ngăn cách về mặt không gian
hoặc/và thời gian.
Theo nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình giáo
dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc tồn bộ q trình giáo dục - đào tạo có
sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian”. 1
Nhìn chung, để giáo dục - đào tạo từ xa thực sự có hiệu quả địi hỏi người
học phải ở một mức độ tự nhận thức nhất định. Mặt khác trong tài liệu này chúng
tôi sẽ tập trung đề cập nhiều đến các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động
giáo dục - đào tạo từ xa cho người trưởng thành. Chính vì vậy dưới đây, trong cách
gọi hoặc sử dụng từ ngữ các thuật ngữ có liên quan chúng tơi sẽ chủ yếu dùng cụm
từ đào tạo từ xa (viết tắt là ĐTTX).
1

Dự án Việt-Bỉ “Hỗ trợ Học từ xa”: “Giáo dục từ xa và giáo dục người trưởng thành”, Hà Nội-2000

10


Đào tạo từ xa là gì?
Khơng có một định nghĩa chính xác về ĐTTX. Tuy nhiên một cách tổng quát,
ĐTTX là hoạt động dạy học diễn ra một cách gián tiếp qua phương pháp dạy học từ
xa. ĐTTX được hiểu bao hàm các yếu tố dưới đây:
1. Giảng viên và học viên ở một khoảng cách xa (tức là có sự ngăn cách về mặt
không gian: khoảng cách này là tương đối, có thể là cùng trường học nhưng
khác phịng học hoặc khác nhau về vị trí địa lý, có thể vài kilomet hoặc hàng
ngàn kilomet).
2. Nội dung dạy học trong quá trình dạy học được truyền thụ, phân phối tới cho

học viên chủ yếu thơng qua các hình thức thể hiện gián tiếp như văn bản in,
âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu máy tính.
3. Sự liên hệ, tương tác giữa giảng viên và học viên (nếu có) trong q trình dạy
học có thể được thực hiện tức thời hoặc trễ sau một khoảng thời gian nào đó
(có sự ngăn cách về mặt thời gian).
Tuỳ theo phương thức phân phối các nội dung dạy học và sự liên hệ, tương
tác giữa giảng viên và học viên mà có các hình thức tổ chức, thực hiện ĐTTX khác
nhau.
1.2 Phân loại đào tạo từ xa
Về cơ bản người ta phân loại đào tạo từ xa dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa
giảng viên và học viên trong quá trình dạy học: Đào tạo từ xa tương tác và Đào tạo
từ xa khơng tương tác.1
• ĐTTX tương tác (interactive/synchronous)
Có nghĩa là có sự tương tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và
học viên trong quá trình dạy học. Trong ĐTTX tương tác, có một số phương
thức tổ chức đào tạo sử dụng các cơng nghệ điển hình như ở dưới đây:
+ Radio hai chiều; Thoại hội nghị : Cơng nghệ này được dùng nhiều cho
các chương trình giáo dục phổ cập hơn là đào tạo cho người trưởng thành.
Nó cũng được dùng nhiều như là hình thức bổ trợ cho các công nghệ đào
tạo khác, ưu điểm nổi bật là giá thành rẻ.
+ Cầu truyền hình băng rộng : Sử dụng các bộ TIVI CODEC tốc độ băng
thông rộng (2, 34Mbit/s), như các cầu truyền hình mà chúng ta vấn
thường xem trong các dịp lễ tết trong những năm qua, giá thành của cơng

1

Một số tài liệu cịn gọi là phương thức đào tạo từ xa đồng bộ/không đồng bộ.

11



nghệ này là đắt, thường chỉ sử dụng cho nghiên cứu, địi hỏi chất lượng
âm thanh và hình ảnh rất cao.
+ Hội nghị truyền hình ISDN/IP: Sử dụng kết hợp cơng nghệ máy tính, viễn
thơng và truyền hình. Vấn đề trọng tâm của hội nghị truyền hình ISDN/IP
là các bộ mã hố âm thanh và hình ảnh với hệ số nén rất cao. Giá thành
của công nghệ này phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng hình ảnh, âm thanh.
Nhưng nhìn chung là phù hợp với các doanh nghiệp, hoặc cá nhân có khả
năng tài chính nhất định.
Chi tiết về phương thức tổ chức đào tạo này sẽ được trình bày ở chương 4 về
đào tạo từ xa qua hội nghị truyền hình.
+ Mạng Intranet, Internet (chat, webcam,...): ĐTTX tương tác sử dụng
mạng intranet, internet thường phù hợp với hình thức tổ chức đào tạo cho
cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Cơng nghệ này khá rẻ và sẽ phổ dụng trong
tương lai.
• ĐTTX khơng tương tác (non-interactive/asynchronous)
Có nghĩa là khơng có sự tương tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng
viên và học viên trong quá trình dạy học. Trong ĐTTX khơng tương tác, các
phương thức được sử dụng điển hình như:
+ Tài liệu, bài giảng in (print): Đây là công nghệ cổ điển, truyền thống
nhất, dễ thực hiện nhất và đặc biệt là rẻ tiền nhất. Tài liệu, bài giảng in sẽ
tồn tại lâu dài dù cho các công nghệ nào khác chăng nữa sẽ được sử dụng
cho ĐTTX trong tương lai.
+ Băng/đĩa hình, băng/đĩa tiếng (audio/video tape, disk): Đây cũng là một
công nghệ phổ biến trong những thập niên trước, trong tương lai công
nghệ này sẽ không phát triển nhiều, hoặc nếu có chỉ được sử dụng là một
phương thức bổ trợ cho các công nghệ khác.
+ Các chương trình CBT, các cơng cụ mơ phỏng (đĩa mềm, CD-ROM,
Multimedia...): Công nghệ này dựa vào các ứng dụng mô phỏng của kỹ
thuật máy tính.

+ Phương tiện Phát thanh-Truyền hình quảng bá (broadcasting): Công
nghệ này sử dụng các đài phát thanh- truyền hình để thực hiện ĐTTX. Ưu
điểm của cơng nghệ này là cùng lúc có thể giảng dạy cho số lượng rất lớn
học viên. Khả năng tiếp cận của người học cũng rất phong phú, tiện lợi.

12


+ Mạng Intranet, Internet (web, mail, e-learning...): Đây được coi là công
nghệ đào tạo từ xa của thế kỷ 21. Chi tiết về phương thức tổ chức đào tạo
này sẽ được trình bày ở chương 4 và chương 5 của tài liệu này.
Có thể thấy các cơng nghệ sử dụng cho ĐTTX là rấy đa dạng và phong phú.
Ở các chương tiếp theo, chúng ta sẽ cïng nhau phân tích và bàn sâu sơn về các yếu
tố kỹ thuật của những công nghệ đào tạo này.
Trên cơ sở các phương thức ĐTTX vừa nêu, có thể diễn giải một cách tổng
quát về ĐTTX như sau: “ là một phương thức giáo dục - đào tạo dựa trên cơ sở
của kỹ thuật nghe nhìn, cơng nghệ viễn thơng và cơng nghệ thơng tin. ĐTTX lấy tự
học là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng
hình/tiếng, phương tiện truyền thanh/truyền hình, mạng vi tính và cơng nghệ viễn
thơng; có thể đồng thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào
tạo”.
1.3 Các ưu điểm và hạn chế của Đào tạo từ xa
Việc chỉ rõ các ưu điểm và hạn chế chung của ĐTTX sẽ giúp cho các cơ sở
đào tạo đánh giá những tác động của ĐTTX tới chất lượng chương trình đào tạo
trước khi quyết định sử dụng một công nghệ đào tạo cụ thể.
1.3.1 Các ưu điểm
Công nghệ đào tạo từ xa mang lại nhiều lợi ích trong giáo dục và đào tạo, các
lợi ích cơ bản được mơ tả và phân tích như ở dưới đây.
1) Sự tiện lợi
Các cơng nghệ ĐTTX có thể cung cấp các vị trí thuận lợi cho cả học viên và

giảng viên. Nhiều công nghệ, chẳng hạn như Internet, băng audio/video và máy
điện thoại có thể dễ dàng sử dụng ở nhà. Các cơng nghệ khác như truyền hình hội
nghị kiểu để bàn có thể cho phép phân phát bài giảng từ một điểm riêng biệt (như
trường đại học, phịng thí nghiệm) tới nhiều địa điểm khác nhau ở xa (các trường
phổ thơng, các cơ quan, xí nghiệp). Truyền dẫn vệ tinh có thể đưa ĐTTX tới vùng
sâu, vùng xa, hoặc băng video có thể sử dụng ở các trường học.
2) Tính linh hoạt
Với nhiều loại hình ĐTTX có thể được cung cấp, học viên có thể lựa chọn
một hình thức học phù hợp mà họ muốn trên cơ sở của thời gian biểu cá nhân.
Chẳng hạn, một số sinh viên có thể muốn xem (hoặc nghe) lại một băng video (băng
Audio ngoại ngữ) vào buổi đêm hoặc đọc E-mail vào đầu buổi sáng. Một số người
lại có thói quen dành 30 phút mỗi ngày để lướt qua các Website, một số sinh viên
lại có thể dành tới 1-2 giờ mỗi ngày cho việc đó.

13


3) Tính hiệu quả
ĐTTX khơng chỉ mang lại sự thuận lợi, mà nó cịn có tính hiệu quả cao do
các lý do như: Học viên không phải đến học tập trung tại trường nên giảm chi phí
đào tạo (ăn nghỉ, đi lại); Học viên tận dụng được nhiều kênh thông tin để tiếp thu
kiến thức; Số lượng học viên học đồng thời có thể rất đơng,v.v...
4) Khả năng đa truy nhập nguồn tri thức
Hiện nay, nhờ các công nghệ phát thanh, truyền hình, viễn thơng, tin học mà
các ấn phẩm, học liệu được thể hiện một cách đa dạng và phong phú phù hợp với
nhiều điều kiện học tập của mọi người. Do đó khả năng chọn lựa và cơ hội tham gia
học tập được tăng lên, cũng chính nhờ sự phát triển của công nghệ mà việc tiếp cận
với các nguồn tri thức trong giáo dục đào tạo truyền thống tưởng như khơng thể thì
trong ĐTTX lại có thể.
5) Tính cơng bằng

Đào tạo từ xa góp phần thực hiện bình đẳng trong giáo dục đào tạo, tạo cơ
hội cho nhiều người được học, học suốt đời. ĐTTX có thể vươn tới những nơi mà
đào tạo truyền thống chưa vươn tới được (về địa lý, đối tượng đào tạo, cách thức
đào tạo, v.v) hoặc chưa đáp ứng được.
1.3.2 Các hạn chế
So với giáo dục đào tạo truyền thống, ĐTTX còn có những hạn chế nhất
định. Cụ thể như sau :
1) Yêu cầu kỹ năng nhất định
Kể cả với giáo viên và học viên, các kỹ năng này được yêu cầu tuỳ thuộc vào
phương thức, loại hình đào tạo từ xa được sử dụng. Ví như kỹ năng sử dụng máy
tính trong ĐTTX qua Web, kỹ năng đọc trong ĐTTX qua tài liệu-giấy in, ... Trong
quá trình xây dựng tài liệu bài giảng, các yêu cầu kỹ năng đối với giảng viên còn
cao hơn nhiều so với học viên.
2) Đầu tư lớn
Một số phương thức ĐTTX địi hỏi có sự đầu tư lớn cho cả đơn vị tổ chức
đào tạo lẫn người học. ĐTTX trực tuyến qua mạng máy tính hoặc ISDN là một điển
hình. Chẳng hạn giá thành của một thiết bị đầu cuối cho một phòng học từ xa qua
mạng ISDN tốc độ 384 kbit/s vào khoảng 6-8.000 USD, giá thành để xây dựng 1
giờ giảng trực tuyến E-learning tiêu chuẩn dao động từ 8-15.000 USD tuỳ theo mức
độ phức tạp của nội dung và hình thức bài giảng.

14


3) Tính tương tác
Mặc dù các phương thức ĐTTX mới đã áp dụng nhiều hình thức tương tác
trong các nội dung chương trình, tuy nhiên khó có thể đạt được tính tương tác như
giáo dục-đào tạo truyền thống, do đó hiệu quả đào tạo trong hầu hết trường hợp
chưa thể vượt qua được phương thức đào tạo mặt giáp mặt truyền thống.
4) Chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào các yếu tố cơng nghệ

Bởi vì việc truyền thu bài giảng được thực hiện nhờ công nghệ, các phương
tiện truyền thông trung gian khác. Cho nên chất lượng đào tạo sẽ phụ thuộc vào yếu
tố công nghệ sử dụng.
Nếu việc đầu tư xây dựng học liệu không được quan tâm đầy đủ, thì chất
lượng chương trình sẽ giảm đi rất nhiều. Ví dụ bài giảng kém hấp dẫn, người học sẽ
khó tập trung, nhanh chán nản.
Chẳng hạn với ĐTTX qua mạng ISDN tốc độ 128 kbit/s hoặc 384 kbit/s các
hình ảnh chuyển động nhanh sẽ bị nhoè ở phía thu. Việc truy nhập trang WEB hoặc
download bài giảng trên mạng INTERNET cũng bị hạn chế nếu băng thông mạng
nhỏ. Nếu bạn học qua radio, một cơn mưa giơng có thể làm ảnh hưởng đến việc
nghe một bài giảng của học viên.
1.4 Sự hình thành và phát triển của ĐTTX
1.4.1 Trên thế giới:
Có thể nói mốc thời gian được ghi nhận đầu tiên về ĐTTX trên thế giới đó là
việc giảng dạy cho giáo sỹ nhà thờ bằng gửi thư từ những năm 50-60 sau công
nguyên. Trong lịch sử hiện đại mốc thời gian được ghi nhận bởi Isaac Pitman dạy
phương pháp ghi tốc ký bằng gửi thư ở Anh năm 1840.1
Qua những năm tháng phát triển, tên của lĩnh vực này đợc thay đổi cho phù
hợp với mục đích của nó như: học tại nhà, học qua thư từ, học ngoại khóa, học độc
lập (tự học) và học mở rộng. Tất cả các hình thức này đều liên quan đến việc truyền
giảng (các hình thức giảng dạy) và cách thức học (sự thích hợp về thời gian và nơi
học). Trải qua thời gian, diện mạo và cách thức học từ xa được hình thành với sự
tham gia của các cơng nghệ như công nghệ in ấn (học qua thư từ), cho tới công
nghệ phát thanh, điện đài, và trải qua thời kỳ sản xuất công nghiệp, cuối cùng tới
truyền thông đa phương tiện và liên lạc điện tử vào những năm 90.
Hình thức đào tạo từ xa đầu tiên được đơng đảo dân chúng cơng nhận là hình
thức học qua thư từ (correspondence study). Công việc tiên phong trong thời kỳ này
1

Theo />

15


song hành với sự phát triển của hệ thống Bưu điện đáng tin cậy ở Hoa Kỳ cũng như
ở Châu Âu trong nửa cuối của thế kỷ 19, và sự phát triển đào tạo từ xa qua thư dần
dần thâm nhập các trường đại học Hoa Kỳ với sự thành lập các hệ mở rộng (nhân
dân, buổi tối, hàm thụ).
Trong nửa đầu thế kỷ 20, đào tạo từ xa qua thư và hệ mở rộng bắt đầu đạt
được những nét đặc trưng của nó đánh dấu bằng sự hình thành các hiệp hội giáo dục
qua thư và hệ mở. Vào những năm 1920 và 1930, ĐTTX kết hợp chặt chẽ với các
kỹ nghệ truyền thanh, trước tiên bắt đầu với đài phát thanh (radio). Cũng như trong
đầu thế kỷ này, các nước khác (như Australia, New Zealand, Canada) khởi xướng
các hệ giáo dục rộng rãi (large-scale systems) để đáp ứng nhu cầu học qua thư từ.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, việc áp dụng giáo dục bằng truyền hình đã xuất
hiện. Sự cách tân này đã được hoan nghênh hưởng ứng với các dự án thực hiện rộng
lớn.
Những quan điểm mới về đào tạo từ xa xuất hiện vào những năm 1960 và
1970 khi mà các tổ chức và các cá nhân tiến hành các nghiên cứu về phương pháp
giảng dạy từ xa. Một kỷ nguyên về ĐTTX mới bắt đầu thời kỳ này đợc đánh dấu
bằng một sự ra đời Trường Đại học Mở ở Anh (1969). Sự thành lập Trường Đại học
Mở (open university) đã ảnh hưởng đến sự phát triển các hệ ĐTTX toàn thế giới.
Trường Đại học Mở dựa trên quan điểm công nghiệp của thiết kế nhóm, sản xuất
đại trà (large-scale production), sự phân chia lao động và xây dựng danh tiếng trên
các tài liệu khóa học chất lượng cao. Sự thành cơng của trường Đại học Mở đã
chứng minh khả năng đứng vững của ĐTTX.
Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết về quá trình hình thành các trường Đại
học mở hoặc đại học từ xa với nhiều tên gọi khác nhau ở các nước trên thế giới.1
Tên trường- Quốc gia

1


Năm thành lập

Đại học Mở Quốc gia Tây Ban Nha

1972

Đại học Mở Cộng hoà Liên Bang Đức

1974

Đại học Mở I-xra-en

1974

Đại học Mở Pa-ki-xtan

1974

Đại học Atha-ba-xca, Canada

1975

Đại học Quốc gia Vê-nê-zu-ê-la

1977

Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, Thái Lan

1978


Vụ GDTX - Bộ GDĐT: “ Đề án tổng thể về phát triển giáo dục từ xa ở Việt Nam đến 2010”-11/2001

16


Đại học PT-TH Trung ương, Trung Quốc

1978

Đại học Mở Sri-lan-ka

1981

Đại học Mở Hà Lan

1981

Đại học Không trung và Hàm thụ Triều Tiên

1982

Đại học Không trung Nhật Bản

1983

Đại học Tơ-bu-ka, In-đô-nê-xia

1984


Đại học Mở Đài Loan

1986

Đại học Mở Giô-đăng

1986

Đại học Mở Quốc gia Indira Gandhi, ấn Độ

1986

Đại học Mở Băng –la-đet

1992

Đại học Mở Phi-lip-pin

1995

Các học viện, Trường đại học eLearning bùng nổ như
thuật ngữ dot-com cho đào tạo từ xa

2000

Những năm 80 và 90 được nhìn nhận với một sự phát triển trong các công
nghệ liên lạc điện tử tạo ra các điều kiện mới cho ĐTTX. Trong khi đó, quan điểm
cơ bản về ĐTTX vẫn giữ như nguyên - sự truyền giảng được chuẩn bị một nơi, sự
tiếp thụ ở nơi khác, và sự tương tác qua các phương tiện truyền thông - các công
nghệ tương tác như Ti-vi cáp, cáp quang, sóng cực ngắn, Ti-vi truyền chậm (Slowscan television), vệ tinh, và mạng máy tính nhỏ đang làm thay đổi tầm ĐTTX. Các

phương tiện này cho phép sự tương tác trực tiếp và hồi âm ngay lập tức giữa giảng
viên và học viên, tạo ra các điều kiện cho các tổ chức giáo dục phối hợp chương
trình và chia sẻ nguồn nhân lực, và cung cấp các chương trình giảng dạy và các điều
kiện đào tạo cho học viên.
Ngược lại với lịch sử khái quát về các ứng dụng ĐTTX, nghiên cứu về
ĐTTX chỉ có một lịch sử tương đối ngắn ngủi. Một vài bài nghiên cứu trong lĩnh
vực này được công bố vào trước những năm 1960. Hầu hết các bài nghiên cứu này
đều được công bố bởi các học giả ở các trường đại học ĐTTX có cống hiến lớn và
các trường đại học song hệ (dual-mode) ở Australia, Canada và Mỹ: các trường đáp
ứng cả các khóa học từ xa lẫn chính quy. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm việc
thiết lập một lý thuyết về ĐTTX, chính sách, quản lý và tổ chức, đặc điểm sinh
viên, thiết kế khóa học và phát triển, các cơng nghệ liên lạc và đánh giá các chương
trình ĐTTX.

17


Đối chiếu với các hình thức ĐTTX trong lịch sử giáo dục trên thế giới như
vậy, ta có thể thấy rằng hình thức ĐTTX chỉ có tài liệu và giáo trình tương đương
với hình thức học tại nhà hay tự học vào đầu thế kỷ 18. ĐTTX chỉ bằng giáo trình
và tài liệu cũng khơng đạt được kết quả như hình thức học từ xa qua thư từ vào đầu
thế kỷ 20, học qua đài phát thanh và truyền hình vào những năm 50-70 của xã hội
cơng nghiệp hóa và càng khơng thể so sánh với hình thức học từ xa vào những năm
80-90 của xã hội thơng tin hóa.
Qua nghiên cứu về các trường đào tạo từ xa trên thế giới và khu vực, có thể
rút ra những nhận định tổng hợp về phương thức tổ chức, hoạt động ĐTTX của các
Trường học sử dụng loại hình ĐTTX trên thế giới như sau:1
Về hình thức tổ chức
+ Các trường đào tạo truyền thống (tập trung kiểu “mặt giáp mặt”) đồng thời
có làm cả ĐTTX (như ở Úc, Ấn độ, các nước Đông Âu,..)

+ Các trường chuyên làm ĐTTX. Về đại học có nhiều tên gọi khác nhau như
Đại học mở, đại học hàm thụ, đại học không trung, đại học từ xa, đại học phát thanh
truyền hình v.v...
Về bậc học:
+ Các trường thường làm chuyên một bậc học, đa số làm ở bậc đại học và
Trung học chuyên nghiệp.
+ Hầu hết các trường đều có hệ khơng cấp bằng hoặc đào tạo ngắn hạn, bồi
dưỡng chuyên đề (hệ giáo dục thường xuyên) chỉ cấp chứng chỉ.
+ Một số nước có những vùng xa xơi hẻo lánh như Úc, Mơng Cổ,.. có trường
dành cho bậc tiểu học.
Về đối tượng học:
Phần lớn là người lớn, trong đó số đơng là đang làm việc. Có một số nước
quy định tuổi tối thiểu cho học từ xa (đại học), nhưng có nước quy định tuổi tối
thiểu là 18.
Các trường đề phân tích rõ cơ cấu “người học” của hệ giáo dục mà mình đào
tạo (nam, nữ, tuổi tác, nghề nghiệp,...).
Về chính sách tuyển sinh
Đa số các trường theo chính sách mở, có nghĩa là tiêu chuẩn tương đối dễ
dàng, không quy định chặt chẽ về trình độ, khơng thi tuyển, chỉ đăng ký theo học,
nhất là các lớp bồi dưỡng, không cấp bằng.
1

Dự án Việt-Bỉ “Hỗ trợ Học từ xa”: “Giáo dục từ xa và giáo dục người trưởng thành”, Hà Nội-2000.

18


Về cơ cấu ngành nghề
Phần lớn các trường đào tạo các ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Kinh tế,
Luật, Hành chính, Giáo dục, Ngoại ngữ,... nghĩa là những ngành ít phải thực hành,

thí nghiệm (nhất là giai đoạn đầu). Một số Trường có khả năng hỗ trợ học viên tốt
có mở cả các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật (như ở Malaysia, Úc, Đức,...).
Về cách thức và phương tiện
+ Một số trường ở các nước có truyền thống về dạy hàm thụ, dạy qua thư, tất
nhiên có phụ đạo, thi kiểm tra... kế hoạch đào tạo dựa chủ yếu vào kế hoạch chương
trình truyền thống.
+ Hiện nay phần lớn các trường kết cấu chương trình học một cách mềm dẻo,
cơ động hơn.
+ Về phương tiện học thì rất đa dạng ở các trường. Nhưng phần lớn vấn coi
tài liệu in là phương tiện chủ yếu. Chỉ có điều tài liệu in này được biên soạn rất cẩn
thận, phù hợp với cách học từ xa, thích hợp cho đối tượng tự học. Các tài liệu bao
giờ cũng đi kèm tài liệu hướng dẫn, câu hỏi tự kiểm tra,...
+ Tài liệu thường được xuất bản công phu, đầu đủ và phát cả gói ngay từ đầu
kỳ, đầu khố học, thậm chí ngay từ khi đăng ký học.
Bên cạnh các tài liệu in là hồng loạt các phương tiện nghe nhìn, điện tử,
viễn thông,... khác được sử dụng để hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho học viên.
Riêng ở một số nước tiên tiến (như Mỹ, Nhật,...) việc dạy từ xa được thực
hiện chủ yếu qua mạng viễn thông là chính.
Đi đơi với việc dạy, học nhờ phương tiện, hầu hết các trường đều bố trí thời
gian học tập truyền thống vào đầu học cuối kỳ học, kỳ thi, khoá học để học viên gặp
gỡ nhau, nghe giải đáp,... thi - kiểm tra.
Hiện nay nhiều trường chuyển mạnh sang sử dụng E-learning làm trụ cột cho
việc phân phối học liệu ĐTTX và tổ chức đào tạo trên nền E-learning.
Về tổ chức, quản lý
+ Đối với mơ hình các trường truyền thống có ĐTTX, các Trường này có
một Ban (hoặc Khoa) chuyên trách về ĐTTX và chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý
đào tạo, việc xây dựng nội dung chuyên môn do các khoa khác thực hiện.
+ Đối với mô hình các trường chun về ĐTTX (ví dụ như Đại học Mở)
ngồi bộ phân chun trách tại trụ sở chính cịn có các tổ chức, trung tâm vệ tinh ở
các vùng miền. Một số trường cịn có bộ phận chun trách nghiên cứu về công

nghệ ĐTTX, sư phạm từ xa, đánh giá chất lượng và thông tin phản hồi,...

19


Về ngân sách, giá thành
+ Phần nhiều các trường ĐTTX đều được nhà nước đài thọ, đầu tư giai đoạn
đầu. Ngân sách hàng năm được nhà nước cấp một phần (khoảng ½ ) cịn lại do
trường thu học phí hoặc tài trợ của các tổ chức.
+ Do không phải xây dựng trường sở lớn, quy mô đào tạo lớn (hàng chục,
hàng trăm ngàn) nên một số trường có chi phí trên đầu học viên thấp. Ví dụ: ở đại
học STOU (Thái Lan), đại học không trung (Hà Quốc) chỉ bằng 1/5 đến 1/10 chi
phí trên đầu sinh viên truyền thống.
Về chất lượng đào tạo
Nhiều trường đã có nghiên cứu và kết luận là không thua các trường truyền
thống, được các trường truyền thống thừa nhận.
Qua nghiên cứu ở Tây Ban Nha, giới chủ sử dụng lao động ưa thích những
người học ĐTTX vì họ có nhiều phẩm chất rất quan trọng là ý thức kỷ luật, kinh
nghiệm, lịng kiên trì, tính tự giác,...
Riêng học liệu dành cho ĐTTX thì phần nhiều được xây dựng tốt và được cả
giới sinh viên truyền thống ưu chuộng.
1.4.2 Tại Việt Nam
”Giáo dục từ xa” ở bậc đại học được biết đến từ những năm đầu thập kỷ 60
của thế kỷ trước, đó là những khố học hàm thụ theo hình thức gửi thư của Trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội 1. Điều này đã mở ra một hướng đi mới cho ngành giáo
dục đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho những người đang làm việc, những người
do hồn cảnh khó khăn của bản thân, của gia đình hoặc của đất nước đang trong
thời kỳ có chiến tranh, khơng có điều kiện học tập trung... nay được học Đại học,
góp phần tăng quy mơ đào tạo, tạo nguồn nhân lực ngay tại địa phương, cơ quan, xí
nghiệp... Với hệ đào tạo này, đã bước đầu hình thành ở Việt Nam khái niệm và tâm

lý, phương pháp tự học, vừa học vừa thực hành, học tập suốt đời.
Tuy nhiên về sau do khó khăn về kinh tế, về chiến tranh, hình thức học hàm
thụ, bằng cách gửi thư không được tiếp tục phát triển.
Thời kỳ 1977-1988, Bộ Giáo dục đã thí điểm mở những khố ĐTTX tại các
địa phương theo hình thức vừa học vừa làm, tự học là chủ yếu, kết hợp với việc
thực tập sư phạm thường xuyên. Hệ đào tạo này tuyển sinh học sinh phổ thông
trung học để đào tạo nhưng không tập trung ở các trường Đại học Sư Phạm mà phân
tán về các trường phổ thông, các cơ sở sản xuất, thực hành như những đoàn thực tập

20


sư phạm để tập làm thầy và từ đó sinh viên sẽ học từ xa chương trình đại học sư
phạm.
Những khoá này đã đào tạo được 2000 sinh viên, thi tốt nghiệp chung với hệ
chính quy, góp phần bổ sung cho đội ngũ giáo viên phổ thơng lúc đó đang rất thiếu.
Có thể nói tới trước thời kỳ đổi mới, khái niệm giáo dục từ xa còn được biết
đến một cách rất hạn chế, chủ yếu do Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 1 thực hiện
và cũng chỉ được thực hiện duy nhất ở bậc đại học. Việc nghiên cứu về giáo dục từ
xa không được thực hiện một cách liên tục và tồn diện, do đó nhận thức về giáo
dục từ xa nói chung cịn chưa rõ nét, cũng như việc nhìn nhận kết quả giáo dục từ
xa còn chưa được xã hội coi trọng.
“Đào tạo từ xa” được biết đến như là một hình thức giáo dục- đào tạo mới
xuất hiện trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta, mà
bắt đầu từ việc thành lập 2 trường Đại học Mở Hà Nội (3/11/1993) và Đại Học Mở
– Bán công TP. Hồ Chí Minh (26/7/1993). Hai Trung tâm này được coi là hạt nhân
của hệ thống đào tạo từ xa của Việt Nam. Cho tới nay hai trường đại học này có quy
mơ đào tại khoảng 30-40.000 sinh viên/năm.
Sau 2 Trường đại học trên, hiện có trên 10 trường Đại học đã được Bộ giáo
dục - Đào tạo cho phép tiến hành đào tạo từ xa như: Đại học Huế, ĐH Sư Phạm Hà

Nội; ĐHNN Hà Nội; ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách Khoa Hà Nội; Đại Học Đà Lạt,
ĐHNN thuộc ĐHQG Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM. Trong năm 2002 có thêm 7
Trường đại học nữa được phân công thêm công tác đào tạo từ xa phấn đấu đưa tổng
số sinh viên học theo phương thức đào tạo từ xa lên bằng với số sinh viên theo học
hệ chính qui. Đồng thời, Bộ Giáp dục-Đào tạo sẽ tăng cường đào tạo dưới đại học,
cập nhật kiến thức và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ cho tới
đông đảo nhân dân bằng phương thức đào tạo từ xa
Ngoài các Trường đại học Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài Truyền
hình Việt Nam (VTV-2) đã thực hiện hàng trăm chương trình hướng dẫn học tập
bao gồm cả cấp và khơng cấp văn bằng, chứng chỉ trên sóng Đài Tiếng nói Việt
Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phục vụ hàng triệu người khắp tồn quốc hiện
đang có nhu cầu bồi duỡng, cập nhật kiến thức những môn học và những vấn đề mà
họ quan tâm.
Nhiều công ty cũng đã bắt đầu nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm kinh
doanh hoạt động ĐTTX, như sản xuất các băng hình, băng audio, CD-ROM,... Năm
2002 được ghi nhận là năm đầu tiên hoạt động thương mại ĐTTX dưới thư cách là

21


một phương thức đào tạo độc lập trong lĩnh vực đào tạo trên mạng INTERNET trở
thành hiện thực với việc ra đời trang Web Truongthi.com.vn.
Tới năm 2003 đã có vài chục Công ty, Trường, Viện, Đại học xây dựng trang
Web và cung cấp dịch vụ đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo truyền thống thông qua mạng
Internet. Bảng dưới đây cho biết địa chỉ trang Web trên Internet của một số đơn vị:
Đơn vị

Địa chỉ trên mạng Internet

Mạng thông tin giáo dục – Bộ GD-ĐT




Mạng đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ
BCVT
Công ty VASC



Công ty Hà Thành và CDIT



Công ty FPT



Viện Đại học Mở Hà nội



Trường Đại học Quốc gia Hà Nội



Trường Đại học Xây dựng



Trường Đại học Hàng hải




Đại Học Khoa học - Tự nhiên Hà Nội

/>
Đại Học Bách Khoa Hà Nội

/>
Đại Học Y Hà Nội

/>
Đại học Hàng Hải



Viện Quản trị Kinh doanh (trường Đại học
Kinh tế Quốc dân)



Khoa CNTT- Đại học Huế




Trang web của cựu sinh viên Đại học Y khoa
Huế




Truờng Đại học Đà Nẵng



Trường Đại học Cần Thơ



Đại Học Quốc Gia TPHCM



Trung tâm Phát Triển Công nghệ Thông Tin -

/>
22


×