Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi KSCL lớp 12 Ngữ văn Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc 2019 lần 3 đề chẵn - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.89 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc


Trường THPT Nguyễn Viết Xuân


<b>ĐĐỀ THI KSCL LẦN 3, NĂM HỌC 2018 - 2019 </b>
<b> Môn: Ngữ Văn, lớp 12 </b>


Thời gian làm bài: 120 phút
<i> (Không kể thời gian phát đề) </i>


Mã đề 02
<b> I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) </b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: </b>


<i>Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: tám giờ làm việc, tám giờ </i>
<i>ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ lệ đều đặn như thế. Hai </i>
<i>tiếng “nhàn rỗi ” gây cho ta ấn tượng tám giờ khơng làm gì, có vẻ vô thưởng vô phạt, </i>
<i>không quan trọng. </i>


<i>Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì q báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc </i>
<i>sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn </i>
<i>hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người </i>
<i>ruột thịt,… Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về </i>
<i>sức khoẻ, phát triến thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. </i>
<i>Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là khơng có cuộc sống </i>
<i>riêng nữa ! </i>


<i>Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. </i>
<i>Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” khơng có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời </i>
<i>gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên, có người biết dùng thời gian ẩy đế phát triển </i>


<i>chính mình. Phải làm sao đế mọi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời </i>
<i>gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hố. </i>


<i>Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con </i>
<i>người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà </i>
<i>hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,… là những cái không thể thiếu. Xã hội càng </i>
<i>phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và hiện đại. </i>


<i>Xã hội ta đang chăm lo các phương diện ấy, nhưng vẫn cịn chậm, cịn sơ sài, chưa </i>
<i>có sự quan tâm đúng mực, nhất là ở các vùng nông thôn. </i>


<i>Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hố và phát triển. Mọi người và toàn </i>
<i>xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người. </i>


(Thời gian nhàn rỗi – Hữu Thọ, Dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, Sđd)
<b>Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 3. Tại sao nhìn vào cách sử dụng thời gian nhàn rỗi có thể đánh giá chất lượng sống </b>
của mỗi người và của toàn xã hội? (1.0điểm)


<b>Câu 4. Theo anh/chị cần làm thế nào để con người, nhất là giới trẻ được sống hữu ích với </b>
thời gian nhàn rỗi? (1.0điểm)


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm) </b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm) </b>


Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về cách sử dụng thời gian nhàn rỗi của
thanh niên Việt Nam hiện nay.


<b>Câu 2 (5,0 điểm) </b>



“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
<i>nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng </i>
<i>vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt </i>
<i>sau này. Cịn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dịng nước mắt… Biết </i>
<i>rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng. </i>


<i> Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay </i>
<i>vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói </i>
<i>khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thơi thì bổn phận </i>
<i>bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này </i>
<i>thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu </i>
<i>chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? </i>


<i>Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: </i>
<i>-Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… </i>
<i>Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: </i>


<i>-Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông </i>
<i>giời cho khá…Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng </i>
<i>mày về sau”. </i>


<i>(Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2013) </i>
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ
đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân.


<b>---Hết--- </b>


</div>

<!--links-->

×