Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.37 KB, 19 trang )

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. VIỆC LÀM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Các khái niệm về việc làm và tạo việc làm
1.1 Việc làm
1.1.1 Khái niệm
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu
quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Như vậy, có thể nói: “
con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Song
con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi hoạt động tạo ra nguồn thu
nhập của họ không bị cấm và được thừa nhận là việc làm”.
Thật ra, khái niệm việc làm không phải là vấn đề mới xong mỗi thời điểm
khác nhau, mỗi không gian khác nhau người ta lại có quan điểm khác nhau về việc
làm.
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, người lao
động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm
công việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và kinh tế tập
thể. Trong cơ chế đó, nhà nước bố trí việc làm cho người lao động. Do đó, ngay cả
những người thiếu việc làm hay việc làm không đầy đủ cũng không được thừa
nhận.
Quan điểm xem xét việc làm như là một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất phân
chia từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: việc làm là một phạm trù
chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương
tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): việc làm là những hoạt động lao động
được trả công bằng tiền hoặc hiện vật.
Việc làm theo quy định của Bộ luật lao động là những hoạt động lao động
tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm.
Theo khái niệm này việc làm được thể hiện dưới các dạng sau:
+ Làm những công việc mà người lao động nhận được tiền lương, tiền công


bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó.
+ Làm những công việc mà người lao động thu được lợi nhuận cho bản thân
(người lao động có quyền sử dụng quản lý hoặc sở hữu tư liệu sản xuất và sức lao
động của bản thân để sản xuất sản phẩm).
+ Làm công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình
thức tiền công, tiền lương cho công việc đó (do chủ gia đình làm chủ sản xuất).
1.1.2 Phân loại việc làm
• Phân loại việc làm dựa theo mức độ đầu tư thời gian cho việc làm.
+ Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất
hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác.
+ Việc làm phụ: là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian
nhất sau việc làm chính.
• Phân loại dựa theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và
thu nhập
+ Việc làm đầy đủ: Những nhà khoa học khi nghiên cứu về lao động và việc
làm đã có kết luận: bao giờ cũng có một số lượng người lao động trong độ tuổi
không có khả năng lao động. Trong nền kinh tế hàng hoá luôn có sự biến động về
lao động, do đó làm cho người lao động bị dôi dư. Có thể gọi đó là những người
thất nghiệp. Tỷ lệ người thất nghiệp phải được duy trì ở mức độ thích hợp tránh
gây ra những biến động về chính trị xã hội và đảm bảo tốc độ tăng trưởng, hiệu quả
năng suất của nền kinh tế.
Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả
năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía
cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập.
Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ (độ dài thời gian
lao động ở Việt Nam hiện nay là 8 giờ/ngày) và không có nhu cầu làm thêm.
+ Việc làm có hiệu quả: Việc làm có hiệu quả là việc làm với năng suất, chất
lượng cao. Đối với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý
nguồn lao động, tức là tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm
chất lượng của các sản phẩm, tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử dụng hết nguồn nhân

lực.
1.2 Thiếu việc làm
1.2.1 Khái niệm
Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp.
Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của
người lao động. Họ phải làm việc nhưng không sử dụng hết thời gian theo quy
định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống khiến họ muốn
tìm thêm việc làm bổ sung.
Như vậy, thiếu việc làm được hiểu là trạng thái việc làm không tạo điều kiện
cho người tiến hành nó sử dụng hết thời gian quy định và mang lại thu nhập thấp
hơn mức tiền lương tối thiểu.
1.2.2. Phân loại
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Khái niệm thiếu việc làm được thể
hiện dưới hai dạng thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình.
+ Thiếu việc làm vô hình: là trạng thái những người có đủ việc làm, làm đủ
thời gian, thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp. Có
thể nói nguyên nhân của tình trạng này do: dân số không ngừng tăng trong khi diện
tích đất có nguy cơ thu hẹp làm dư thừa lao động. Số người lao động trên một đơn
vị diện tích tăng có nghĩa là thời gian sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
giảm. Trên thực tế họ vẫn làm việc nhưng sử dụng rất ít thời gian trong sản xuất do
vậy thời gian nhàn rỗi nhiều.
Thước đo thiếu việc làm vô hình:
K
1
= *100% (tháng, năm)
+ Thiếu việc làm hữu hình: chỉ hiện tượng lao động làm việc thời gian ít hơn
thường lệ, họ không đủ việc làm, đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng làm
việc.
Thước đo thiếu việc làm hữu hình:
K

1
= *100% (tháng, năm)
1.3 Thất nghiệp
1.3.1 Khái niệm
Có quan niệm cho rằng: thất nghiệp là hiện tượng gồm những người mất thu
nhập do không có khả năng tìm được việc làm trong khi họ còn trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới về
lao động nhưng chưa được giải quyết.
Nhà kinh tế học David Begg cho rằng: Lực lượng lao động có đăng ký bao
gồm số người có công ăn việc làm và số người thất nghiệp có đăng ký.
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động là
một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những
người thất nghiệp.
Như vậy, một người được gọi là thất nghiệp có 3 tiêu chuẩn:
+ Không có việc làm
+ Có khả năng lao động
+ Đang tìm việc làm
1.1.3 Phân loại thất nghiệp
• Xét về nguồn gốc thất nghiệp có thể chia thành:
+ Thất nghiệp tạm thời: xảy ra do thay đổi việc làm hoặc do cung cầu lao
động không phù hợp.
+ Thất nghiệp do cơ cấu: xuất hiện do không có sự đồng bộ giữa tay nghề và
cơ hội có việc làm khi động thái của nhu cầu và sản xuất thay đổi.
+ Thất nghiệp do thời vụ: xuất hiện như là kết quả của những biến động thời
vụ trong các cơ hội lao động.
+ Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản
lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổng giá
trị sản xuất giảm dẫn tới hầu hết các nhà sản xuất giảm lượng cầu đối với các đầu
vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách nhằm
khuyến khích để tăng tổng cầu thường mang lại kết quả tích cực.

• Xét về tính chủ động của người lao động thất nghiệp bao gồm:
+ Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động bỏ
việc để tìm công việc khác tốt hơn hoặc chưa tìm được việc làm phù hợp với
nguyện vọng.
+ Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao
động chấp nhận làm việc ở mức tiền lương, tiền công phổ biến nhưng vẫn không
tìm được việc làm.
Trên thực tế ngoài thất nghiệp hữu hình còn tồn tại dạng thất nghiệp vô hình.
+ Thất nghiệp hữu hình xảy ra khi người có sức lao động muốn tìm kiếm
việc làm nhưng không tìm được trên thị trường.
+ Thất nghiệp vô hình hay còn gọi thất nghiệp trá hình: là khi người lao
động làm các việc với năng suất rất thấp không có góp phần tạo ra sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân gì đáng kể mà cốt có thu nhập lấy từ tái phân phối để sống.
Thất nghiệp trá hình dễ thấy ở nông thôn hoặc những người ẩn náu trong
biên chế của các cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước quá nhiều so với yêu cầu
công việc.
1.4 Tạo việc làm
Có thể hiểu tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm
việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng
hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình người
lao động làm việc. Người lao động làm việc không chỉ tạo ra thu nhập cho riêng họ
mà còn tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Vì vậy, tạo việc làm không chỉ
là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yêu cầu khách quan của xã hội.
Việc hình thành việc làm thường là sự tác động đúng lúc giữa ba yếu tố:
+ Nhu cầu của thị trường
+ Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ:
Người lao động (sức lực và trí lực)
Công cụ sản xuất
Đối tượng lao động

+ Môi trường xã hội: xét cả góc độ kinh tế chính trị, pháp luật, xã hội.
Người ta có thể mô hình hoá quy mô tạo việc làm theo phương trình sau:
Y = f(C,V,X...)
Trong đó: Y: Số lượng việc làm được tạo ra
C: Vốn đầu tư
V: Sức lao động
X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố đầu tư C và sức lao động V. Hai yếu
tố này hợp thành năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Mối quan hệ C và V phụ
thuộc vào tình trạng công nghệ có thể được biểu hiện trên đồ thị sau:

×