Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo Modul tại trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Nguyễn Thị Thanh Hương

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO MODUL
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Hà Nội – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Nguyễn Thị Thanh Hương

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO MODUL
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC VĨNH PHÚC

Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật Điện

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ THANH NHU

Hà Nội – 2008



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

2

LỜI CẢM ƠN

4

MỞ ĐẦU

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THEO MODUL
1.1.

Những định hướng cơ bản về đổi mới mục tiêu, nội dung

8
8

chương trình đào tạo
1.2.

Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện

10


1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đào tạo dựa trên năng lực thực hiện

10

1.2.2. Chương trình dạy học theo năng lực thực hiện

14

Xây dựng chương trình đào tạo theo Modul

17

1.3.

1.3.1. Các kiểu cấu trúc chương trình đào tạo

17

1.3.2. Modul đào tạo

24

1.3.3. Những thành phần cơ bản

30

1.3.4. Qui trình xây dựng chương trình đào tạo theo Modul

32


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

37

CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC VĨNH PHÚC
2.1.

Giới thiệu khái quát về Nhà trường

37

2.2.

Mục tiêu đào tạo

38

2.3.

Quy mô đào tạo

38

2.4.

Tổ chức bộ máy quản lý

41



2.5.

Thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và giáo viên của Nhà trường

43

2.6.

Đánh giá thực trạng đào tạo ngành Điện Cơng nghiệp

45

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỆN

54

CÔNG NGHIỆP THEO MODUL
3.1.

Nguyên tắc xây dựng chương trình

54

3.2.

Cấu trúc chương trình đào tạo theo Modul

54


3.2.1. Cơ sở lựa chọn, xác định nội dung và thời lượng mơn học

55

3.2.2. Phân tích nghề

55

3.2.3. Phân cấp q trình đào tạo

56

3.2.4. Cấu trúc hệ thống môn học

56

3.2.5. Modul và mã hố các Modul

58

3.2.6. Mơ hình cấu trúc hố chương trình đào tạo ngành ĐCN

59

3.2.7. Tổ chức kiểm tra và đánh giá

64

3.3.


Nội dung chương trình cụ thể

65

Tham khảo ý kiến chuyên gia, cán bộ giáo viên

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC

87

TÓM TẮT LUẬN VĂN

105



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ: “Xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện công
nghiệp theo Modul tại trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc” được hoàn
thành bởi tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương, học viên cao học khoá IV (2006 2008) khoa Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tôi xin cam đoan đây là chương trình nghiên cứu của riêng tơi. Tất cả các
số liệu nghiên cứu đều là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ
chương trình nào khác.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hương


2

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

2

LỜI CẢM ƠN

4

MỞ ĐẦU

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THEO MODUL
1.1.


Những định hướng cơ bản về đổi mới mục tiêu, nội dung

8
8

chương trình đào tạo
1.2.

Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện

10

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đào tạo dựa trên năng lực thực hiện

10

1.2.2. Chương trình dạy học theo năng lực thực hiện

14

Xây dựng chương trình đào tạo theo Modul

17

1.3.

1.3.1. Các kiểu cấu trúc chương trình đào tạo

17


1.3.2. Modul đào tạo

24

1.3.3. Những thành phần cơ bản

30

1.3.4. Qui trình xây dựng chương trình đào tạo theo Modul

32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

37

CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC VĨNH PHÚC
2.1.

Giới thiệu khái quát về Nhà trường

37

2.2.

Mục tiêu đào tạo

38

2.3.


Quy mô đào tạo

38

2.4.

Tổ chức bộ máy quản lý

41


3

2.5.

Thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và giáo viên của Nhà trường

43

2.6.

Đánh giá thực trạng đào tạo ngành Điện Cơng nghiệp

45

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỆN

54


CÔNG NGHIỆP THEO MODUL
3.1.

Nguyên tắc xây dựng chương trình

54

3.2.

Cấu trúc chương trình đào tạo theo Modul

54

3.2.1. Cơ sở lựa chọn, xác định nội dung và thời lượng mơn học

55

3.2.2. Phân tích nghề

55

3.2.3. Phân cấp q trình đào tạo

56

3.2.4. Cấu trúc hệ thống môn học

56

3.2.5. Modul và mã hố các Modul


58

3.2.6. Mơ hình cấu trúc hố chương trình đào tạo ngành ĐCN

59

3.2.7. Tổ chức kiểm tra và đánh giá

64

3.3.

Nội dung chương trình cụ thể

65

Tham khảo ý kiến chuyên gia, cán bộ giáo viên

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC


87

TÓM TẮT LUẬN VĂN

105


4

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban
Giám hiệu, khoa Sư phạm Kỹ thuật, Viện Đào tạo Sau đại học, các Giáo sư,
Giảng viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các Giáo sư, Giảng viên
thuộc các trường Đại học, các Viện nghiên cứu tại Hà Nội tham gia giảng dạy
lớp Cao học Sư phạm Kỹ thuật khoá 2006 – 2008, đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả được học tập nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thanh Nhu, người trực tiếp
hướng dẫn đã dành nhiều thời gian, công sức để chỉ dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các cán bộ và giáo viên trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức
Vĩnh Phúc, các bạn học viên cao học khoá 2006 – 2008 đã cung cấp thêm tư liệu,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót
nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp, của các bạn đọc quan tâm đến đề tài của luận văn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2008
Tác giả


Nguyễn Thị Thanh Hương


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Phương pháp dạy học truyền thống theo lối truyền thụ một chiều đã ăn sâu
vào tiềm thức của đội ngũ giáo viên cũng như thói quen học tập của học sinh.
Chúng ta chỉ chú ý đến việc cung cấp cho người học về khối lượng kiến thức nên
dễ dẫn đến cách dạy và học nhồi nhét thụ động, ít quan tâm những năng lực độc
lập, chủ động sáng tạo của người học.Vì vậy phương pháp đã bộc lộ những hạn
chế nhất định, chưa đáp ứng được với những thay đổi của một nền kinh tế trí
thức và xã hội tri thức.
Với yêu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng người lao động,
đáp ứng dòng chảy tiên tiến của khoa học kỹ thuật, các trường dạy nghề đang
từng bước đổi mới, điều chỉnh quá trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt tạo điều kiện
cho người học từng bước nâng cao trình độ (hình thức liên thơng, bồi dưỡng
nghiệp vụ) có thể học tập suốt đời. Quan điểm này phù hợp với đường lối chỉ
đạo của Đảng trong Giáo dục.
Những vấn đề trên được giải quyết ở quan điểm mới trong đào tạo, dạy học
theo năng lực thực hiện. Cách tổ chức mang tính hiện đại, mềm dẻo, linh hoạt,
đào tạo theo kiểu tích luỹ dần kiến thức. Các kiến thức được bố trí thành các giai
đoạn có tính cơ bản, phân thành các Modul và có thể lắp ghép được với nhau.
Học đến đâu người học có thể sử dụng ngay đến đó (dựa trên chuẩn đánh giá kỹ
năng ngành nghề). Những ưu việt của đào tạo theo Modul đã được khai thác
trong giáo dục, mang lại hiệu quả cao.


6


Tác giả đang công tác tại trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, nhận
thấy chương trình đào tạo của nhà trường (kiểu truyền thống – đào tạo theo niên
chế) đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn phát triển và mở rộng của nhà trường.
Kế hoạch đào tạo cứng nhắc, chưa phát huy hết tiềm năng của nhà trường, chưa
mang lại hiệu quả tối ưu. Vì vậy, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Chuyển đổi
chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tại trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức
Vĩnh Phúc theo Modul-học phần”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo
Modul-học phần tại trường Cao đẳng Nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc nhằm nâng cao
chất lượng dạy học.
3. Giả thiết khoa học
Nếu xây dựng thành công và được thực thi, chương trình đào tạo theo Modulhọc phần giúp người học cá nhân hố học tập, có kế hoạch lâu dài trong quá trình
học cũng như tạo động cơ, hứng thú học tập. Đồng thời giúp giáo viên đổi mới
và nâng cao các phương pháp giảng dạy, từ đó chất lượng dạy học được nâng
lên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp tại trường Cao Đẳng
Nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc chuyển đổi chương trình dạy học từ niên chế
học phần sang Modul-học phần ở một số học phần điển hình ngành Điện cơng
nghiệp.


7

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

• Nghiên cứu cơ sở lý luận việc xây dựng chương trình đào tạo theo Modul
• Đánh giá thực trạng chương trình dạy học của trường Cao đẳng Nghề Việt Đức Vĩnh Phúc
• Chuyển đổi chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tại trường theo Modulhọc phần
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu sách, tài liệu, văn bản pháp quy có liên quan tới đề tài. Trên cơ sở
đó phân tích, đánh giá, tổng hợp, khái quát cơ sở lý luận và kế thừa các kết quả
nghiên cứu của các cơng trình có liên quan để có các dẫn chứng giải quyết vấn
đề lý luận của đề tài đặt ra.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp chuyên gia: tổ chức khảo sát, trao đổi lấy ý kiến của những
người có kinh nghiệm thực tiễn đào tạo, sản xuất, ý kiến của các chuyên gia về
xây dựng chương trình đào tạo.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận việc xây dựng chương trình đào tạo theo Modul.
Chương 2: Thực trạng chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề
Việt - Đức Vĩnh Phúc.
Chương 3: Xây dựng chương trình đào tạo theo Modul cho ngành Điện
công nghiệp.


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THEO MODUL
1.1.

Những định hướng cơ bản về đổi mới mục tiêu, nội dung chương
trình đào tạo


1.1.1 Đổi mới mục tiêu đào tạo
Trong dạy nghề, mục tiêu đào tạo là cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ
cho người học có khả năng thực hiện hồn chỉnh một công việc nhất định theo
yêu cầu thực tế và được kiểm tra dựa trên tiêu chuẩn ngành nghề đào tạo. Chính
vì vậy cần xác định được cơ cấu mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp và đáp ứng
được nhu cầu sử dụng nhân lực ở những chỗ làm việc khác nhau nhưng mang
tính điển hình, đại diện cũng như yêu cầu phát triển con người toàn diện, bền
vững trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế-xã hội.
Việc đổi mới cơ cấu đào tạo hay cơ cấu trình độ đào tạo cần đào tạo trên diện
rộng, vừa đào tạo theo mũi nhọn nhằm đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như nền kinh tế Việt Nam
tồn cầu hố và hội nhập quốc tế.
Những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, những thay đổi của tổ chức
sản xuất và phân công lao động, cũng như nhu cầu của nền kinh tế trí thức đang
diễn ra ngày càng rõ nét ở nước ta đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo có trình
độ cao về lý thuyết lẫn thực hành từng bước đạt chuẩn mực chất lượng lao động
của khu vực Đông Nam Á cũng như của thế giới. Ở một số ngành nghề có tính
kỹ thuật hoặc cơng nghệ địi hỏi phải có sự phân hố mục tiêu đào tạo đội ngũ
công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên theo hai hướng như sau:


9

- Hoặc phải là nhân lực kỹ thuật thực hành trình độ “ cơng nhân lành nghề
”, khơng những có khả năng trực tiếp vận hành sản xuất độc lập mà cịn có
khả năng kiểm tra, hướng dẫn giám sát người khác trong một số cơng việc
có độ phức tạp trung bình.
- Hoặc là nhân lực kỹ thuật thực hành “ trình độ cao ” với những khả năng

mới cao hơn như: khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định về kỹ
thuật, các giải pháp xử lý sự cố, khả năng giám sát và phần nào quản lý,
lãnh đạo như một “thợ cả” hay kỹ thuật viên cấp cao.
Bất luận ở cấp trình độ nào, ở ngành nghề nào, chúng ta cũng đặc biệt nhấn
mạnh những giá trị và thái độ ưu tiên cần có ở người lao động, chúng phải được
thể hiện rõ trong mục tiêu đào tạo. Đó là giá trị và thái độ, lương tâm nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp, tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, ý thức
pháp luật, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình
độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng nhu cầu lao động sản xuất góp phần xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo
Với phương châm lấy người học là trung tâm, “tự lựa chọn” nội dung đào tạo
là ý tưởng mới mẻ. Như vậy, từ chỗ làm cho người học thích hợp với nội dung
giờ đây việc làm cho nội dung giáo dục, dạy học hướng tới người học là một
bước ngoặt quan trọng, nó là tiền đề cho những ý tưởng sau này, trong đó có
những quan điểm về đáp ứng chương trình đào tạo theo modul:
- Người học là nguồn của các chương trình đào tạo. Thay vì làm cho người
học thích nghi với chương trình, cần làm cho chính chương trình thích hợp
với người học. Mặt khác, chương trình đào tạo cần chú ý tới liên thông
trong hệ thống và đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của người học.


10

- Cần lưu ý và khuyến khích kinh nghiệm sẵn có của người học thơng qua
việc kiểm tra suốt q trình học. Các chương tình phải thích hợp cho việc
kiểm tra đánh giá liên tục và hiệu quả.
- Với sự giúp đỡ của phương tiện và các nhà tư vấn, người học cần tìm được
các “thực đơn” phù hợp với mình, hay là chương trình đào tạo phải tính tới
trình độ người học.

Xuất phát từ những lý luận trên, việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo ở
nước ta (trong đó có đào tạo nghề) đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nội dung chương trình phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động
về ngành nghề, cấp độ khác nhau cũng như nhu cầu và khả năng của người
học.
- Cấu trúc chương trình phải được thiết kế theo hướng liên thông giữa các
cấp độ đào tạo đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt, tạo điều kiện cho người
lao động có thể học tập suốt đời, khơng ngừng nâng cao năng lực nghề
nghiệp.
- Nội dung chương trình cần xây dựng theo hướng tiếp cận “năng lực thực
hiện” và dựa vào tiêu chuẩn về kỹ năng thái độ của các hoạt động lao động
nghề nghiệp được xác định rõ ràng đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện
và khả năng hành nghề của người học sau khi tốt nghiệp.
Như vậy, định hướng xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề theo
Modul trong tiếp cận “năng lực thực hiện” là định hướng đúng đắn và phù hợp
với xu hướng phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp ở hầu hết các nước
trên thế giới.
1.2.

Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đào tạo dựa trên năng lực thực hiện


11

1.2.1.1. Khái niệm
Năng lực thực hiện
Năng lực thực hiện (NLTH) là khả năng thực hiện được các hoạt động
(nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng cơng việc

đó trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Năng lực thực hiện tích hợp kiến thức,
kỹ năng và thái độ. [10, tr.14]
Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện
Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện dựa chủ yếu vào những tiêu chuẩn qui định
cho một nghề và đào tạo theo các tiêu chuẩn đó chứ khơng dựa vào thời gian.
Bốn loại kỹ năng chủ yếu trong năng lực thực hiện:
- Kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, riêng biệt;
- Kỹ năng quản lý các công việc;
- Kỹ năng quản lý sự cố;
- Kỹ năng hoạt động trong môi trường làm việc.
Mặt khác các kỹ năng cốt lõi mà bất cứ người lao động nào cũng phải có trong
năng lực thực hiện của mình: kỹ năng thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập
kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động, kỹ năng hợp tác, kỹ năng sử dụng
toán học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng công nghệ. [10, tr.15]
1.2.1.2. Đặc điểm của đào tạo dựa trên năng lực thực hiện
Định hướng đầu ra
Đặc điểm cơ bản và có ý nghĩa trung tâm của đào tạo dựa trên năng lực thực hiện
là định hướng và chú trọng vào kết quả, vào đầu ra của quá trình đào tạo. Như
vậy, người học có thể làm được cái gì trong một tình huống lao động nhất định
theo tiêu chuẩn đề ra. [6] [10]
- Có khả năng làm được việc gì (điều này liên quan tới nội dung đào tạo)


12

- Có thể làm tốt như mong đợi (điều này liên quan tới việc đánh giá kết quả
học tập của người học theo tiêu chuẩn ngành nghề)
Người học thực sự được coi là trung tâm, do đó họ có cơ hội để phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của mình.
Mối quan hệ của các mục tiêu

Giữa khu vực lao động và khu vực đào tạo nhân lực cho lao động có sự phân biệt
về mục đích và các mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu của hai khu vực đó lại có quan
hệ chặt chẽ với nhau. Để đạt được mục tiêu đó, việc phát triển đào tạo dựa trên
năng lực thực hiện đã tiếp cận từ hai phía với các mục tiêu của các hoạt động hay
thành phần tương ứng nhau ở hai khu vực. (Hình 1.1)


13
Khu vực lao động

Khu vực đào tạo lao động

Mục đích của một nghề
Nhằm cung cấp những sản
phẩm hay dịch vụ xã hội cần
đến những kỹ năng kiến thức
thái độ nhất định

Mục đích của đào tạo nghề
Nhằm cung cấp cơ hội học
tập cho người học hình thành
những kỹ năng, kiến thức,
thái độ để bắt đầu làm việc
hoặc trước khi làm việc

Phân tích nghề và cơng việc

Mục tiêu dạy học chung
(viết cho nhóm NLTH)


Kỹ
năng

NLTH

Hoạt
động

Điều
kiện

Tiêu
chuẩn

Hành
vi

Cho
trước


Tốc
độ

Sự
thực
hiện

Ở đâu
Khi

nào

Kiến
thức

Thái
độ

Các mục tiêu tiền đề

Mục tiêu thực hiện cuối cùng
Sự
chính
xác
Chất
lượng

Mục tiêu về hành vi, sự thực
hiện

Hoạt
động

Điều
kiện

Tiêu
chuẩn

Đánh giá

(dựa vào mục tiêu)

Hình 1.1: Mối liên hệ của các mục tiêu [10, tr.18]


14

Năng lực thực hiện thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các lĩnh vực
hoạt động trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, trong xã hội với mục tiêu và
nội dung đào tạo (Hình 1.2)

Lĩnh vực hoạt động là những nhiệm vụ phức hợp thống nhất
với những tình huống hoạt động có ý nghĩa về mặt nghề nghiệp
cũng như về mặt cuộc sống và xã hội (Nghề nghiệp, công việc)

Lĩnh vực học tập là lĩnh vực hoạt động được gia công sư
phạm, diễn ra thơng qua các tình huống học tập theo định
hướng hoạt động bằng các giờ học cụ thể. (Học phần, các
modul học tập)

Tình huống học tập là cụ thể hố của lĩnh vực học tập. Có thể coi đây là
những nội dung đào tạo cụ thể. (Đơn nguyên học tập)
Hình 1.2: Mối liên hệ giữa lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực học tập
và tình huống học tập
1.2.2. Chương trình dạy học theo năng lực thực hiện
1.2.2.1. Các thành phần của hệ thống dạy học dựa trên năng lực thực
hiện
Hệ thống này bao gồm hai thành phần chủ yếu:
- Dạy và học các năng lực thực hiện
- Đánh giá, xác nhận các năng lực thực hiện

Thành phần dạy và học các năng lực thực hiện


15

Một chương trình đào tạo nghề được xem là dựa trên năng lực thực hiện khi
nó thoả mãn hồn tồn các đặc điểm của thành phần dạy và học các năng lực
thực hiện sau đây:
Đặc điểm của các năng lực thực hiện mà người học sẽ tiếp thu trong quá trình
dạy học
- Các năng lực thực hiện được xác định từ việc phân tích ngành học một
cách chính xác đầy đủ. Phương pháp có hiệu quả và được chú ý hơn cả
là phương pháp DACUM (Develop A Curriculum) do một Tiểu ban
hay Hội đồng gồm những người đang dạy thành thạo trong thực tế và
những người quản lý trực tiếp của họ tiến hành.
- Các năng lực thực hiện được trình bày dưới dạng các cơng việc thực
hành mà những người dạy thực tế phải làm hoặc dưới dạng các hành vi
về mặt nhận thức và thái độ, tình cảm liên quan tới ngành học.
- Các năng lực thực hiện được công bố cho người học biết trước khi học.
Yêu cầu thiết kế việc dạy và học các năng lực thực hiện
- Các tài liệu dạy học thích hợp với các năng lực thực hiện. Kiến thức lý
thuyết được dạy ở mức độ cần thiết đủ hỗ trợ cho sự hình thành và phát
triển các năng lực thực hiện.
- Mỗi người học phải liên tục có được các thơng tin phản hồi cụ thể về sự
phát triển năng lực thực hiện của mình.
- Người học phải có đủ điều kiện cần thiết, đặc biệt là điều kiện thực
hành.
- Người học có thể học hết chương trình của mình ở các mức độ, kết quả
khác nhau.
Thành phần đánh giá và xác nhận năng lực thực hiện

Đánh giá là một quá trình thu thập chứng cứ và đưa ra những nhận xét về
bản chất và phạm vi của sự tiến bộ theo những yêu cầu thực hiện đã được xác


16

định trong một tiêu chuẩn hay mục tiêu dạy học và đưa ra phán xét rằng năng
lực thực hiện đã được hay chưa ở một thời điểm thích hợp.
Việc đánh giá trong đào tạo dựa trên năng lực thực hiện theo tiêu chí. Nó
đo sự thực hiện của một người hay nó xác định thành tích của người đó trong
mối liên hệ với các tiêu chí, tiêu chuẩn chứ khơng liên hệ, so sánh gì với thực
hiện của người khác. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện có thể được xác
định từ các tiêu chuẩn năng lực thực hiện (kỹ năng) quốc gia, xí nghiệp và
một số quy định tiêu chuẩn khác. [10]
Sự nắm vững các năng lực thực hiện được đánh giá theo các quan điểm sau
đây:
- Người học phải thực hành các công việc giống như yêu cầu của người
thầy đặt ra.
- Đánh giá riêng rẽ từng người học khi hồn thành cơng việc và nắm
vững một hay một nhóm các năng lực thực hiện.
- Kiến thức liên quan và thái độ cần có đều là những bộ phận cấu thành
trong việc đánh giá năng lực thực hiện.
- Các tiêu chuẩn dùng trong đánh giá là những tiêu chuẩn ở mức độ tối
thiểu đảm bảo sau khi học xong thì người học có thể bước vào làm việc
được chứ không phải là đem so sánh với những người học khác.
- Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá được công bố cho người học biết
trước khi kiểm tra, thi cử.
1.2.2.1. Chương trình dạy học theo năng lực thực hiện
Trong dạy theo năng lực thực hiện, việc xây dựng chương trình đào tạo cần
chú ý tới một số vấn đề về mặt tổ chức và quản lý. Cụ thể như sau:

- Việc hồn thành chương trình là dựa trên sự nắm vững tất cả các năng
lực thực hiện đã xác định trong chương trình khung.


17

- Yêu cầu về số tiết không đặt ra thành các chỉ tiêu cho việc hồn thành
chương trình, người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng
mình, khơng phụ thuộc vào người khác. Vì vậy người học có thể vào
học và kết thúc việc học ở những thời điểm khác nhau.
- Hồ sơ học tập của từng người được ghi chép, lưu trữ và chúng phản ánh
kết quả, thành tích của họ ở một thời điểm ấn định nào đó. Người học
được phép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình khơng cần học lại
những năng lực thực hiện đã nắm vững nhờ có hệ thống các tín chỉ đã
được cấp.
- Sự phân loại của người học phản ánh mức độ đạt, nắm vững các năng
lực thực hiện.
Để phát huy những ưu điểm của chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện
thì chương trình đào tạo được định hướng chương trình đào tạo theo Modul.
1.3. Xây dựng chương trình đào tạo theo Modul
1.3.1. Các kiểu cấu trúc chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo bao gồm:
- Mục tiêu đào tạo (trình độ đào tạo cần hướng tới)
- Nội dung đào tạo (đối tượng lĩnh hội mà mục tiêu đề ra)
- Phương pháp (phương tiện và cách thức để đạt được mục tiêu)
- Tổ chức đào tạo (kế hoạch thực hiện)
- Đánh giá (kiểm tra kết quả dạy và học)
Qui định về chương trình dạy nghề như sau:
- Mục tiêu đào tạo theo từng trình độ đào tạo
- Kế hoạch đào tạo

- Chương trình mơn học hoặc modul đào tạo
- Kế hoạch hoạt động giáo dục hoạt động ngoại khố
1.3.1.1. Kiểu chương trình đào tạo theo mơn học


18

Đây là kiểu chương trình truyền thống, theo thời gian, lớp bài, khố học.
Chương trình thường được xây dựng theo các mơn học, chương, mục... ít
bám sát với nghề. Giáo viên tập trung vào bao quát tài liệu giảng dạy. Người
học hiếm khi biết chính xác họ sẽ học cái gì trong mỗi phần của chương trình
và ít có cơ hội để kiểm tra q trình và khơng gian giờ học. Vì vậy chương
trình thiếu linh hoạt mềm dẻo. Cuối mỗi học kỳ một số học viên hoàn thành
tốt chương trình, cịn một số khác thì khơng hồn thành tốt hoặc có thể khơng
hồn thành u cầu đặt ra.
Trong kiểu chương trình mơn học, các mơn học được tạo thành bởi các
“lát cắt” ngang. Các mơn chung, văn hố phổ thông, các môn học kỹ thuật cơ
sở, phần lý thuyết chuyên môn, phần thực hành nghề được cấu trúc riêng biệt,
chúng liên kết với nhau một cách tương đối độc lập.
Chương trình kiểu này thường có hạn chế:
- Kỹ năng hành nghề chỉ được hình thành sau một thời gian học tập trung
tương đối dài ở trường (thường là sau khố học).
- Khơng tạo điều kiện cho người học tự lựa chọn cho phù hợp với điều
kiện cá nhân (về học vấn, tài chính).
- Khó khăn khi cần phải thay đổi chương trình.
- Khơng tạo điều kiện cho sự liên thơng giữa các trình độ cũng như các
phương thức đào tạo.


19


“Lát cắt
ngang”
Thực hành nghề
Các môn học lý thuyết chuyên môn
Các mơn kỹ thuật cơ sở
Các mơn chung
Hình 1.3: Kiểu chương trình đào tạo theo cấu trúc mơn học
1.3.1.2. Kiểu chương trình đào tạo theo Modul kỹ năng hành nghề
Đây là một phương thức đào tạo nhằm cung cấp cho người học có kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo, hành vi thái độ tương ứng với một nghề nghiệp nào đó
trong xã hội ở các trình độ khác nhau.
Mỗi Modul là sự tích hợp của nhiều lĩnh vực khoa học, ở nhiều mức độ
khác nhau và hướng tới một mục tiêu rõ rệt, thường đó là thao tác nghề
nghiệp để làm được một cơng việc nhỏ nào đó. Nội dung của các modul được
soạn thảo đảm bảo tính lắp lẫn (để có thể dùng chung cho nhiều nghề) và tính
xếp chồng (theo các trình độ khác nhau).
Trong chương trình đào tạo theo modul kỹ năng hành nghề, khái niệm
môn học bị phá vỡ. Toàn bộ nội dung kiến thức khoa học đã tích hợp lý
thuyết và thực hành, giúp người học nhanh chóng hình thành được các năng
lực hoạt động nghề nghiệp. Chương trình được xây dựng trên các vấn đề trọn
vẹn của modul. Trong trường hợp này, ranh giới giữa các lĩnh vực kiến thức
và kỹ năng khơng cịn nữa. Tiêu chí đánh giá của nó chính là kỹ năng hành
nghề hay cũng chính là các năng lực thực hiện của người học. [3, tr.13]


20
Modul
1


Modul
2

Modul
n-1

Modul
n

Thực hành nghề
Các môn học lý thuyết chuyên môn
Các môn kỹ thuật cơ sở
Các mơn chung
“Lát cắt
dọc”

Hình 1.4: Kiểu chương trình đào tạo theo modul kỹ năng hành nghề
Ưu điểm của cấu trúc này:
- Mục tiêu đào tạo và cấu trúc nội dung đa dạng, thời gian đào tạo ngắn,
phù hợp với nhu cầu của người học cũng như người sử dụng lao động.
- Đào tạo ban đầu và nâng cao là một quy trình được thực hiện thường
xuyên, tạo điều kiện cho người học có thể nhanh chóng đi vào nghề
nghiệp cũng như có thể nâng cao trình độ nghề tới đỉnh cao khi có điều
kiện.
- Nội dung đào tạo được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề, thực
hiện tốt nguyên lý “học đi đôi với hành”, nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo.
- Nhanh chóng kịp thời bổ xung được những kiến thức và kỹ năng nghề
phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và
cơng nghệ, có điều hiện bám sát với yêu cầu sản xuất. Vì đây là hệ

thống mở, có thể bổ sung hoặc thay đổi các đơn nguyên học tập một
cách dễ dàng.


×