Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải và hiện trạng môi trường nước khu công nghiệp yên bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 94 trang )

.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN XUÂN HƯỞNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI VÀ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC
KHU CƠNG NGHIỆP N BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN XUÂN HƯỞNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI VÀ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC
KHU CƠNG NGHIỆP N BÌNH
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Đình Binh


Thái Nguyên năm 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Xuân Hưởng.
Học viên cao học khóa 23 chun ngành: Khoa học mơi trường. Niên
khóa 2015-2017. Tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đến nay tơi đã hồn thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học. Tơi xin
cam đoan:
- Đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
- Số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực.
- Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng ai công bố trong các
nghiên cứu khác.
- Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên./.
Thái nguyên, ngày 14 tháng 9 năm 2017
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Xuân Hưởng


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành theo chương trình đào tạo cao học khố 23
trường Đại học Nơng lâm Thái Nguyên.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Công ty Cổ
phần đầu tư và phát triển Yên Bình; Trung tâm quan trắc sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Thái Nguyên; Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên; Khoa
Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo

PGS.TS. Phan Đình Binh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q
trình thu thập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, làm việc để hoàn thiện luận văn,
song do hạn chế về mặt thời gian và trình độ, nên luận văn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản
luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Trần Xuân Hưởng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của luận văn ........................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm về môi trường ................................................... 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý của luận văn ........................................................... 5
1.2. Khái quát về chất lượng nước .......................................................... 6
1.2.1. Ô nhiễm nước ................................................................................ 6
1.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước ............................................ 8
1.2.3. Nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp ................ 11
1.3. Tổng quan về khu công nghiệp ở Việt Nam .................................. 12
1.3.1. Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp ............................. 12
1.3.2. Sự phân bố các khu công nghiệp trong nước .............................. 14
1.4. Thực trạng môi trường nước tại các khu công nghiệp ở Việt Nam15


iv
1.5. Hiện trạng xử lý môi trường nước thải của các KCN tại Việt
Nam ....................................................................................................... 17
1.5.1. Hiện trạng xử lý nước thảicủa các KCN tại Việt Nam ............... 17
1.5.2. Một số công nghệ xử lý nước thải tập trung của các khu công
nghiệp tại Việt Nam .............................................................................. 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu: ..................................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 22
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 22
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu và đo đạc hiện trường 22
2.4. Lấy ý kiến của người dân sống xung quanh KCN ......................... 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............. 28
3.1. Khái quát chung về khu công nghiệp Yên Bình ............................ 28

3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................. 28
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ........................................................ 28
3.1.2.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn .................................................... 30
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước KCN .................................. 31
3.2.1. Nguồn nước thải .......................................................................... 31
3.2.2. Yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải của các nhà máy tại KCN Yên
Bình I ..................................................................................................... 34
3.2.3. Tác động của nước thải tới nguồn tiếp nhận: .............................. 34
3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải KCN Yên Bình ....................... 35
3.3.1. Công nghệ xử lý nước thải .......................................................... 35
3.3.2. Mơ tả quy trình cơng nghệ xử lý ................................................. 36
3.3.3.1. Kết quả phân tích nước thải đầu vào ........................................ 47
3.3.3.2. Kết quả phân tích đầu ra nước thải bể Anoxic ......................... 50


v
3.3.3.4. Kết quả phân tích nước thải đầu ra tại cống xả ........................ 50
3.3.4. Kết quả phân tích nước mặt, nước ngầm trong KCN ................. 59
3.4 .Ý kiến của người dân xung quanh KCN ........................................ 72
3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước trong
KCN....................................................................................................... 73
3.5.1. Giải pháp quản lý ........................................................................ 73
3.5.2. Giáo dục, tuyên truyền ................................................................ 74
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật ....................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 79
1. KẾT LUẬN ....................................................................................... 79
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 81



vi
DANH MỤC VIẾT TẮT

BTNMT

:

Bộ tài nguyên môi trường

BOD

:

Nhu cầu oxi hóa sinh hóa

COD

:

Nhu cầu oxi hóa học

SS

:

Chất rắn lơ lửng

HTXLNT

:


Hệ thống xử lý nước thải

KCN

:

Khu công nghiệp

KCX

:

Khu Chế Xuất

NĐ-CP

:

Nghị định - Chính phủ



:

Quy định

TCVN

:


Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào hàng ngày 7
Bảng 1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN qua các thời kì ............ 13
Bảng 1.3. Phân bố KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 ....................... 14
Bảng 1.4. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành CN.......... 16
Bảng 1.5. Đặc trưng dòng thải từ các KCNcủa 4 vùng kinh tế trọng điểm
năm 2009 ................................................................................. 17
Bảng 2.1. Phương pháp bảo quản mẫu nước ......................................... 24
Bảng 2.2. Các phương pháp phân tích một số thống số hóa lý của mẫu
nước ......................................................................................... 24
Bảng 2.3.Vị trí và thời gian lấy mẫu ........................................................ 25
Bảng 3.1.Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng (0C) ............................... 30
Bảng 3.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) ........................... 31
Bảng 3.3. Thành phần và tính chất nước thải ......................................... 33
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu vào .............................. 48
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra bể Anoxic ............... 51
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra bể Aerotank ............ 52
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra tại cống xả .............. 53
Bảng 3.8. Bảng hiệu quả xử lý nước thải tính theo giá trị trung bình .... 57

Bảng 3.9.Kết quả phân tích mơi trường nước mặt (Tháng 9/2016)........ 61
Bảng 3.10. Kết quả phân tích mơi trường nước mặt (T3/2017) ............. 64
Bảng 3.11. Kết quả phân tích mơi trường nước ngầm (T9/2016)........... 67
Bảng 3.12. Kết quả phân tích mơi trường nước ngầm (T3/2017)........... 69
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp ý kiến người dân .......................................... 72


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sự phát triển của các khu cơng nghiệp trong cả nước qua các
thời kỳ ..................................................................................... 13
Hình 1.2. Tỷ lệ phân bố KCN trên địa bàn cả nước ............................... 14
Hình 1.3. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN Tiên
Sơn .......................................................................................... 20
Hình 1.4. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu cơng nghiệp áp dụng
theo cơng nghệ SBR................................................................ 21
Hình 3.1. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải ............................................ 36
Hình 3.2. Bể điều hịa .............................................................................. 37
Hình 3.3. Bể phản ứng (keo tụ, tạo bơng) ............................................... 38
Hình 3.4. Bể lắng 1 (lắng sơ bộ) ............................................................. 39
Hình 3.5. Bể anoxic ................................................................................. 40
Hình 3.6. Bể aerotank.............................................................................. 42
Hình 3.7. Bể lắng 2 ................................................................................. 43
Hình 3.8. Máy ép bùn .............................................................................. 44
Hình 3.9. Khu hóa chất ........................................................................... 46
Hình 3.10.Hàm lượng một số chất trong mẫu nước thải đầu vào ........... 49
Hình 3.11.Hàm lượng một số chất trong mẫu nước thải đầu ra tại cống
xả ............................................................................................. 58
Hình 3.12. Hàm lượng một số chất nước mặt trong KCN ...................... 62
Hình 3.13. Một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt (T3/2017) ................... 65

Hình 3.14.Một số chỉ tiêu chất lượng nước ngầm (T9/2016) ................. 67
Hình 3.15.Một số chỉ tiêu chất lượng nước ngầm (T3/2017) ................. 70
Hình 3.16. Sơ đồ tổ chức thốt nước mưa của KCN .............................. 75
Hình 3.17. Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải KCN ............... 76


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới
quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của Thế giới, mơi trường Việt Nam
đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất
cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến cuộc
sống và phát triển bền vững của đất nước. Trong đó chất lượng mơi trường tại
các vùng kinh tế lớn phía Bắc đang là một trong những vấn đề được quan tâm.
KCN Yên Bình I thuộc Tổ hợp khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ Yên Bình đã được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 theo
Quyết định số 3151/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên. Tổ hợp Yên Bình được phát triển theo xu hướng tăng trưởng xanh, đô
thị trong công viên, là tâm điểm của 05 thành phố lớn, dân số hơn 16 triệu người
trong vịng bán kính khoảng 30km, gồm: Thủ đô Hà Nội, Tp. Thái Nguyên, Tp.
Bắc Ninh, Tp. Bắc Giang và Tp. Vĩnh Yên, cách Sân bay Nội Bài 16 km, cách
cảng Hải Phòng 125 km, cửa khẩu Lạng Sơn 130 km. Có lợi thế rất lớn trong
việc huy động nguồn lực và kết nối đến các đô thị, thị trường lớn.
Trên cơ sở Công văn số 1645/TTg-KTN ngày 15 tháng 10 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý bổ sung KCN Yên Bình, tỉnh Thái Ngun
với diện tích giai đoạn 1 là 200 ha vào danh mục các KCN ưu tiên thành lập
mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định
số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án
KCN n Bình I có diện tích 199,17 ha nằm trên địa bàn các xã Đồng Tiến,

Hồng Tiến và thị trấn Bãi Bông, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã được
thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 17221000088 do Ban quản lý các
KCN Thái Nguyên cấp lần đầu ngày 26 tháng 10 năm 2012 và thay đổi ngày
25/5/2013. Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của Dự án đã được UBND tỉnh


2
Thái Nguyên phê duyệt theo quyết định số 844/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5
năm 2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Năm 2012 được sự chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính
phủ. Tập đồn SamSung đã đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên tạo ra một bước ngoặt
lịch sử của tỉnh, biến Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp và là nơi thu
hút vốn đầu tư hàng đầu của cả nước. Kể từ khi có tập đồn SamSung đầu tư
vào tỉnh đã tạo ra cơ hội tìm kiếm cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân
dân sống quanh khu công nghiệp.
Bên cạnh những vấn đề về phát triển kinh tế tìm kiếm cơng ăn việc làm
của nhân dân nơi đây còn tạo ra những thách thức lớn cho tỉnh như tình hình
an ninh, trật tự và đặc biệt là vấn đề môi trường.
Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá
hiện trạng môi trường nước khu công nghiệp đặc biệt là khả năng xử lý nước
thải, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ơ nhiễm và cải thiện chất
lượng mơi trường nơi đây.Được sự nhất trí của nhà trường, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Phan Đình Binh, tôi tiến hành thực hiện luận văn: “Đánh giá hiệu
quả của hệ thống xử lý nước thải và hiện trạng mơi trường nước khu cơng
nghiệp n Bình”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải, hiện trạng môi trường
nước khu cơng nghiệp n Bình và đề xuất giải pháp.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Khái quát về KCN Yên Bình.
- Đánh giá được hiệu quả xử lý nước thải của KCN n Bình.
- Đánh giá được hiện trạng mơi trường nước.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ơ nhiễm và
cải thiện mơi trường trong thời gian tới.


3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng mơi trường nước khu cơng
nghiệp n Bình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần đánh giá được hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải
và hiện trạng môi trường nước KCN Yên Bình.
- Giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề mơi trường ở nơi đây
nắm được tình trạng thực sự về vấn đề môi trường nước nhằm kiểm soát, hạn
chế được các tác động xấu về vấn đề môi trường nước.
- Tạo ra niềm tin cho nhân dân, dư luận cho những người đang sống, làm
việc trong và xung quanh khu công nghiệp.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của luận văn
1.1.1. Một số khái niệm về môi trường
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 của luật bảo vệ môi trường năm 2014, môi trường
được định nghĩa như sau:“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên

và nhân tạo có tác động với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. (Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014, [13]).
- Ơ nhiễm mơi trường:
Theo khoản 8 điều 3 của luật bảo vệ môi trường năm 2014:“Ơ nhiễm
mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật”.(Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014, [13]).
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hố
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mơ ảnh hưởng thì ơ nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”. (Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, 2014, [13]).
Tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2014:“Tiêu chuẩn môi
trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
hàm lượng của các chất ơ nhiễm có trong chất thải, các u cầu kỹ thuật và
quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản
tự nguyên áp dụng để bảo vệ môi trường”. (Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, 2014, [13]).


5
- Khái niệm quan trắc môi trường:
Theo khoản 20 điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2014:“Quan trắc môi
trường là q trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố
tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn
biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường”.(Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam, 2014, [13]).

- Khái niệm chỉ thị môi trường:
Chỉ thị (indicator) là một tham số (parameter) hay số đo (metric) hay một
giá trị kết xuất từ tham số, dùng cung cấp thông tin, chỉ về sự mơ tả tình trạng
của một hiện tượng mơi trường khu vực, nó là thơng tin khoa học về tình trạng
và chiều hướng của các thơng số liên quan môi trường. Các chỉ thị truyền đạt các
thông tin phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài
các giá trị đo liên kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu
thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra
chiều hướng, Các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu.(Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2014, [13]).
1.1.2. Cơ sở pháp lý của luận văn
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
về việc Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lượng, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao có hiệu lực từ ngày
17/08/2015 thay thế thông tư số 08/2009/TT-BTNMT.


6
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi tường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành danh mục chất thải nguy hại.

- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản
lý số liệu quan trắc môi trường;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/8/2014 về thốt
nước và xử lý nước thải.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất.
- Công văn số 1645/TTg-KTN ngày 15/10/2012 của Thủ Tướng Chính
Phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số KCN của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 02/7/2010 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Tổ
hợp Khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình đến năm 2030.
- Quyết định số 3151/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Dự án Tổ hợp
Khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ n Bình.
1.2. Khái qt về chất lượng nước
1.2.1. Ơ nhiễm nước
Khái niệm:
Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính
chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn,
lỏng làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm
độ đa dạng sinh vật trong nước.


7
Các nguồn gây ô nhiễm nước:

Nguồn gốc tự nhiên: Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do sự
nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái
nhà, đường phố, đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông,
hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác
chết của chúng. Sự ô nhiễm này cịn gọi là sự ơ nhiễm khơng xác định được nguồn.
Nguồn gốc nhân tạo: Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải từ
các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là
giao thông vận tải đường biển.
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ sinh,
sinh hoạt của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ),
chất rắn và vi trùng.
Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng các
chất đó có trong nước thải của mỗi người là khác nhau. Nhìn chung mức sống
càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Tải lượng trung bình các tác nhân gây ơ nhiễm nước chính của một người
đưa vào mơi trường trong một ngày được nêu trong bảng sau:
Bảng 1.1. Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào hàng ngày
TT
1

BOD5

Tải lượng (g/người/ngày)
45-54

2


COD

(1,6 - 1,9).BOD5

3

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

170 - 220

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

70 - 145

5

Clo (Cl-)

4-8

6

Tổng nitơ (tính theo N)

6 - 12

7


Tổng photpho (tính theo P)

0,8 - 4

Tác nhân ô nhiễm

(Nguồn: Trịnh Xuân Lai, 2004, [18])


8
- Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải
sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp
mỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống
thải thành phố, đô thị để xử lý chung.
- Thông thường ở các đơ thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 - 90% tổng
lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường
cống. Nhìn chung nước thải đơ thị có thành phần tương tự như nước thải sinh
hoạt.
- Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay đô
thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ
thuộc vào ngành sản xuất cơng nghiệp cụ thể. Ví dụ nước thải của các xí nghiệp
chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ, nước thải của các
xí nghiệp thuộc da ngồi các chất hữu cơ cịn có các kim loại nặng.
- Nước chảy tràn: là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát
nước từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua
đồng ruộng có thể cuốn theo các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón.
Nước chảy tràn qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất cơng nghiệp,
có thể làm ơ nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng.(Trịnh
Xuân Lai, 2004, [18]).

1.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước
1.2.2.1. Thơng số ơ nhiễm hóa lí nguồn nước:
- Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không màu, cho
phép ánh sáng mặt trời chiếu xuống tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất
rắn lơ lửng, các loại tảo, chất hữu cơ... nó trở nên kém thấu quang với ánh sáng
mặt trời. Các sinh vật sống ở đáy thường bị thiếu ánh sáng. Các chất rắn trong
môi trường nước làm cho sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn, một số


9
trường hợp có thể gây tử vong cho sinh vật. Chất lượng nước suy giảm làm ảnh
hưởng xấu tới hoạt động của con người.
- Mùi và vị: nước tự nhiên sạch khơng có mùi hoặc có mùi dễ chịu. Khi
trong nước có sản phẩm phân hủy chất hữu cơ, chất thải cơng nghiệp, các kim
loại thì mùi vị trở nên khó chịu.
- Độ đục: nước tự nhiên sạch thường khơng chứa các chất rắn lơ lửng
nên trong suốt và không màu. Do chứa các hạt sét và mùn, vi sinh vật, hạt bụi,
các hóa chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu
sáng của Mặt trời. Các chất rắn ngăn cản hoạt động bình thường của người và
sinh vật khác.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết của
lưu vực hoặc môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải
của các nhà nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước
tự nhiên trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ mơi trường nước làm cho
q trình sinh, lí, hóa của mơi trường nước thay đổi, dẫn tới một số lồi sinh
vật sẽ khơng chịu đựng được sẽ chết đi hoặc chuyển đi nơi khác, một số còn lại
phát triển mạnh mẽ. Sự thay đổi nhiệt độ nước thông thường khơng có lợi cho
sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái nước.
- Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu
cơ, kích thước bé, rất khó lắng trong nước như khống sét, bụi than, mùn...Sự

có mặt của chất rắn lơ lửng trong nước gây nên độ đục, màu sắc và các tính
chất khác.
- Độ cứng: Gây ra độ cứng của nước là do trong nước có chứa các muối
Ca và Mg với hàm lượng lớn.
- Độ dẫn điện: độ dẫn điện của nước có liên quan đến sự có mặt của ion
trong nước. Các ion này thường là muối của các kim loại như NaCl, KCl, SO42... nước có tính độc hại cao thường liên quan đến các ion hòa tan trong
nước.


10
- Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước.
Sự thay đổi pH trong nước thường liên quan đến sự hiện diện các hóa chất axit
hoặc kiềm, sự phân hủy hữu cơ, sự hòa tan một số anion SO42-, NO3...
- Nồng độ oxy tự do trong nước: nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong
khoảng từ 8-10 ppm, dao động mạnh phụ thuộc nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất,
sự quang hợp của tảo... Khi nồng độ oxy tự do trong nước thấp sẽ làm giảm
hoạt động của các sinh vật trong nước nhiều khi dẫn đến chết.
- Nhu cầu oxy hóa (BOD): là lượng oxy mà vi sinh vật cần dùng để oxy
hóa các chất hữu cơ có trong nước.
- Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): là lượng oxy cần thiết cho q trình
oxy hóa các chất hóa học bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ. (Trịnh Xuân Lai,
2009, [16])
1.2.2.2. Thơng số ơ nhiễm hóa học của nguồn nước:
- Kim loại nặng: như Hg, Cd, As, Zn... khi có nồng độ lớn đều làm nước bị
ơ nhiễm. Kim loại nặng khơng tham gia hoặc ít tham gia vào q trình sinh hóa
và thường tích lũy lại trong cơ thể của sinh vật.Vì vậy chúng rất độc hại đối với
sinh vật.
- Các nhóm anion NO3-, PO43-, SO42-, các nguyên tố N, S, P ở nồng độ
thấp là các chất dinh dưỡng với tảo và các vi sinh vật dưới nước. Ngược lại khi
ở nồng độ cao sẽ gây ra sự phú dưỡng hoặc sự biến đổi sinh hóa trong cơ thể

người và vật.
- Thuốc bảo vệ thực vật: là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp hóa học, được dùng để phịng trừ sâu bệnh trong nơng nghiệp. Tuy nhiên
trong sản xuất chỉ có một phần thuốc tác dụng trực tiếp lên côn trùng và sâu hại
cịn lại chủ yếu rơi vào nước, đất và tích lũy trong môi trường hay các sản phẩm
nông nghiệp.
- Các loại hóa chất hịa tan khác như các nhóm xyanua, phenol, các hợp
chất tẩy rửa...gây độc rất lớn cho nước.


11
1.2.2.3. Thông số và tác nhân sinh học:
Sinh vật trong mơi trường nước có nhiều dạng khác nhau.Bên cạnh những
sinh vật có ích cịn có nhiều nhóm sinh vật gây hoặc truyền bệnh cho người và
các sinh vật khác.Trong số này đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và
kí sinh trùng gây bệnh như các loại bệnh thương hàn, tả, lị, siêu vi khuẩn viêm
gan B...
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật.(Lương Đức Phẩm, 2003, [11]).
1.2.3. Nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp
1.2.3.1. Nguồn nước thải
Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn
gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải.
Phân loại theo nguồn thải: có 2 loại là nguồn gây ơ nhiễm xác định và
không xác định.
- Nguồn xác định (hay nguồn điểm): là nguồn gây ơ nhiễm có thể xác
định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ơ nhiễm (ví dụ
như mương xả thải).
- Nguồn không xác định là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định,

khơng xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn
này rất khó để quản lí (ví dụ như nước mưa chảy tràn qua ruộng đồng đổ vào
ao hồ kênh rạch).
Phân loại theo tác nhân gây ơ nhiễm thì gồm có tác nhân lí hóa, tác nhân
hóa học, tác nhân sinh học.
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì gồm có 4 nguồn nước thải là
nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và
nguồn nước thải tự nhiên. (Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 2006, [14]).


12
1.2.3.2. Đặc điểm nguồn nước thải công nghiệp
Hiện nay người ta quan tâm nhiều tới ba nguồn thải chính là nguồn nước
thải bệnh viện, nguồn nước thải công nghiệp và nguồn nước thải sinh hoạt. Đặc
biệt nguồn nước thải công nghiệp là một thách thức lớn cho hệ thống sông hồ
nhiều nước trên thế giới và nhất là ở Việt Nam do những đặc tính độc hại của nó.
Đặc điểm nguồn nước thải cơng nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại (kim
loại nặng như Hg, As, Pb, Cd...); các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học
(phenol, dầu mỡ...) các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ cơ sở sản xuất thực
phẩm. Tuy nhiên nước thải công nghiệp khơng có đặc điểm chung mà thành
phần tính chất tùy thuộc vào q trình sản xuất cũng như quy mơ xử lí nước
thải. Nước thải của các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm có chứa nhiều
chất phân hủy sinh học; trong khi nước thải ngành công nghiệp thuộc da lại
chứa nhiều kim loại nặng, sunfua, nước thải ngành sản xuất acquy lại chứa nồng
độ axit và chì cao. (Trịnh Xuân Lai, 2004, [17]).
1.3. Tổng quan về khu công nghiệp ở Việt Nam
1.3.1. Sự hình thành và phát triển khu cơng nghiệp
Hoạt động của các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đã và đang là nhân tố quan trọng thúc
đẩy tăng trưởng công nghiệp; tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài

nước; nhận chuyển giao công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn hàng
xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển nhanh chóng, khu cơng nghiệp cũng đang gia tăng chất thải và các
vấn đề bảo vệ môi trường.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1991 đến năm
2012, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cả nước đã có 283 KCN
được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha, trong đó diện
tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng
diện tích đất tự nhiên; 179 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự


13
nhiên trên 47.300 ha; các KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù GPMB và
xây dựng cơ bản.
Bảng 1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN qua các thời kì
Năm

Số lượng KCN

Diện tích (ha)

1991
1995
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010

2011
2012

1
12
65
131
139
179
219
223
253
260
283

1
2360
11964
29392
36142
42986
57264
61472
68.541
71.394
76.000

(Nguồn: Bộ KH & ĐT, 2012)
Sự tăng nhanh về số lượng của các Khu công nghiệp qua các năm từ 1991
đến 2012 được mô tả như sau:


Hình 1.1. Sự phát triển của các khu cơng nghiệp trong cả nước qua các
thời kỳ


14
1.3.2. Sự phân bố các khu công nghiệp trong nước
Các KCN được phân bố trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước như sau:
Bảng 1.3. Phân bố KCN trên địa bàn cả nước năm 2012
Khu vực

Số lượng KCN

Tỷ lệ (%)

Trung du miền núi phía Bắc

22

8

Đồng bằng sơng Hồng

72

25

Miền Trung

43


15

Tây Ngun

8

3

Đơng Nam Bộ

94

33

Đồng bằng sông Cửu Long

44

16
(Nguồn: Bộ KH & ĐT, 2012)

Với tỉ lệ phân bố của các Khu công nghiệp trong cả nước như sau:
Hình 1.2. Tỷ lệ phân bố KCN trên địa bàn cả nước
Theo thống kê của Bộ TN&MT dựa trên báo cáo của các tỉnh, thành
phố gửi về thì cả nước có 283 KCN tại 58 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương


15
đã được thành lập. Trong đó có 227 KCN đã đi vào hoạt động với tổng số gần

5.000 cơ sở đang hoạt động.
KCN là khu vực có các hoạt động sôi nổi nhất, dù vậy, công tác BVMT
vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu BVMT khi vấn đề môi trường tất yếu của quá
trình hình thành và phát triển các KCN chính là sự gia tăng chất thải gây ô
nhiễm môi trường chưa được kiểm soát hiệu quả. Tiến độ đầu tư và xây dựng
cơ sở hạ tầng BVMT các KCN còn rất chậm so với tỷ lệ lấp đầy KCN, rất nhiều
KCN đã lấp đầy 90 - 100% nhưng vẫn chưa đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý
nước thải tập trung (Hệ thống xử lý nước thải tập trung) hoặc cơng trình BVMT,
xảy ra tình trạng ơ nhiễm môitrường.
Tại nhiều KCN, các cơ sở sản xuất đều đi vào hoạt động trước khi hoàn
thiện cơ sở hạ tầng BVMT của KCN. Trong quá trình xây dựng và hoạt động
phần lớn các cơ sở sản xuất trong KCN đã có các cơng trình, biện pháp BVMT
như: hệ thống xử lý khí thải, thực hiện việc thu gom chất thải rắn thông thường,
thu gom và quản lý chất thải nguy hại, cơng trình xử lý nước thải cơng nghiệp,
hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn nhằm hạn chế, giảm thiểu ảnh hưởng tới
môi trường.
1.4. Thực trạng môi trường nước tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ
lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn
1triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận
không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt.Chất lượng nước mặt
tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thối, đặc biệt
tại các lưu vực sơng Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ - Đáy.


×