Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 77 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ANH VIỆT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
GIAO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ
VÀ SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN,
TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ANH VIỆT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
GIAO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ
VÀ SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN,


TỈNH LÀO CAI
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 8 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng
của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ
và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” là cơng trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Kiều Thị Thu Hương.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải
pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được cơng bố
dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và cơng nhận.
Một lần nữa tơi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Anh Việt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Thị Thu Hương, Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên
cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ủy Ban Dân Tộc và các Thầy Cơ trong
nhóm nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách bảo vệ
và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số” đã hỗ trợ tơi trong q
trình nghiên cứu và sử dụng 1 số dữ liệu của đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cơ giáo Khoa Phát
triển Nơng thơn, Phịng quản lý Sau Đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thôn, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên Hồng Liên - Văn Bàn, Phịng Thống kê, phịng Tài nguyên và Môi
trường, UBND huyện Văn Bàn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện luận văn tại địa phương.
Tơi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè
đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn


Trần Anh Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.....................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 4
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của rừng ............................................................................................... 6
1.1.3. Phân loại rừng ....................................................................................................... 7
1.1.4. Vai trò của rừng .................................................................................................... 9
1.15. Cơ sở pháp lý trong QLBV&PTR ..................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 12

1.2.1. Tình hình quản lý và bảo vệ rừng ở Việt Nam................................................. 12
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của các
huyện miền núi phía Bắc.............................................................................................. 14
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan.................................................. 15
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 18
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 18
2.1.2. Địa hình ............................................................................................................... 18
2.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................... 19
2.1.4. Đất đai ................................................................................................................. 21
2.1.5. Những thuận lợi khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cơng tác bảo vệ và
phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai.......................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 23
2.3.2. Thu thập dữ liệu.................................................................................................. 24
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 25
2.4.1. Chỉ tiêu về bảo vệ rừng ...................................................................................... 25
2.4.2. Chỉ tiêu về phát triển rừng ................................................................................. 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 26
3.1. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai26
3.1.1. Tài nguyên rừng ................................................................................................. 26
3.1.2. Đa dạng sinh học của rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai .......................... 28
3.2. Thực trạng các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Văn Bàn

tỉnh Lào Cai ................................................................................................................. 32
3.2.1. Thực trạng về nguồn nhân lực của các xã điều tra ........................................... 32
3.2.2. Tổ chức lực lượng của hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn ..................................... 32
3.3. Đánh giá kết quả về triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại
huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai........................................................................................ 34
3.3.1. Về tuyên truyền giáo dục ................................................................................... 34
3.3.2. Về cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng ......................................................... 35
3.3.3. Đánh giá công tác tuần tra phát hiện vi phạm pháp luật .................................. 37
3.4. Thực trạng phát triển rừng tại huyện Văn Bàn, giai đoạn 2016-2018 ............... 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
3.4.1. Thựctrạng trồng rừng sản xuất .......................................................................... 38
3.4.2. Thực trạng chăm sóc rừng trồng phịng hộ thay thế và Đường băng xanh cản
lửa năm 3 ....................................................................................................................... 39
3.5. Vai trò của của các bên liên quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại
huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai........................................................................................ 40
3.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng ............. 40
3.5.2 Vai trò của sự quan tâm của các bên liên quan trong công tác bảo vệ vầ phát
triển rừng ....................................................................................................................... 42
3.5.3 Phân tích phong tục tập quán và các thể chế công đồng dân cư và trong đời
sống sinh hoạt sản xuất trong bảo vệ và phát triển rừng ............................................ 51
3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và bảo vệ rừng tại huyện
Văn Bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025 ............................................................. 53
3.6.1. Một số giải pháp chung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai .......................................................................................................... 53
3.6.2. Một số giải pháp cụ thể cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn

Bàn, tỉnh Lào Cai .......................................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

BVR

Bảo vệ rừng

KBT


Khu bảo tồn

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

PCCCR

Phịng chống chữa cháy rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

TVVP

Tang vật vi phạm

UBND

Ủy ban nhân dân

XTTS

Xúc tiến tái sinh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng diện tích các loại đất loại rừng năm 2018 .................... 27
Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số ................................................. 32
Bảng 3.3. Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2016 - 2018 ........ 35
Bảng 3.4. Kết quả công tác pháp chế trong quản lý bảo vệ rừng ................... 37
giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 37
Bảng 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng ...... 41
Bảng 3.6 Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan .............. 42
Bảng 3.7. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác ................. 44
quản lý và phát triển rừng ............................................................................... 44
Bảng 3.8: Các hoạt động xâm phạm vào rừng ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên
nhiên ................................................................................................................ 49
Bảng 3.20. Khung giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý rừng ....... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1.


Tổ chức bộ máy Hạt Kiêm lâm huyện Văn bàn ........................ 33

Sơ đồ 3.2.

Vai trò của các đối tác trong quản lý rừng huyện Văn Bàn ...... 46

Sơ đồ 3.3.

Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy hội đồng đồng quản lý rừng ... 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Trần Anh Việt
2. Tên luận văn:

Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển

rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện
Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
3. Ngành; Phát triển nông thôn

Mã số:

4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nơng Lâm


Luận văn nhằm phân tích thực trạng cơng tác bảo vệ và phát triển rừng
đã giao cho các hộ gia đình tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai tìm ra những
thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo vệ và
phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Với phương pháp nghiên cứu
lựa chọn các xã có tỷ lệ che phủ rừng cao, diện tích đất nơng nghiệp bình
qn đầu người thấp; cộng đồng thơn bản, người dân có tham gia vào các hoạt
động lâm nghiệp ở địa phương, nhận và được khốn rừng; có liên hệ chặt chẽ
với cơng tác bảo vệ và phát triển rừng. Sau đó xử lý số liệu để đưa ra những
kết luận cụ thể.
Kết quả nghiên cứu Văn Bàn là huyện miền núi, có diện tích đất lâm
nghiệp lớn: 81.597,91 ha, chiếm 57,32 % diện tích tự nhiên tồn huyện. Hiện
nay cơng tác quản lý, phát triển rừng tại huyện Văn Bàn chủ yếu do hộ gia đình,
cá nhân (43.629,3 ha), UBND huyện (18.209,3 ha), BQL rừng đặc dụng
(10.478,5ha), Doanh nghiệp nhà nước (1.774,5 ha), Cộng đồng (1.415,6 ha), các
tổ chức khác (6.054,71 ha). Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã và đang nhận
được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước theo các chương trình dự án nhờ vậy những
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã và đang thực hiện có hiệu quả, góp phần
nhất định trong phát triển kinh tế của người dân và địa phương. Tuy nhiên cơ cấu
thu nhập từ trồng rừng đạt thấp chỉ chiếm 4,3 % trong tổng số thu nhập, rừng
cộng đồng 2,16% so với tổng thu nhập. Như vậy có thể thấy rằng tài nguyên
rừng chưa trở thành nguồn thu chính trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình.


vii
Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác
nhau như: Yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán… Trong đó yếu tố
phong tục - tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Để công tác bảo vệ và phát triển rừng đã giao cho các hộ gia đình, cá
nhân quản lý, bảo vệ và sử dụng đảm bảo chất lượng cao, bền vững thì một
trong những vấn đề mang tính chất quyết định là làm cho các hoạt động bảo

vệ và phát triển rừng trở thành hoạt động kinh tế chính của người dân.
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đề
xuất một số giải pháp nhằm làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng như:
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân, rà soát, bổ
sung hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về bảo vệ và phát triển
rừng; Xây dựng các mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả...


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Rừng không
những là tài nguyên có khả năng tự tái tạo và phục hồi mà rừng cịn có chức
năng sinh thái vơ cùng quan trọng. Rừng là thành phần quan trọng của sinh
quyển, là nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người.
Tất cả mọi đời sống xã hội, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
con người đều có liên quan đến rừng. Trên thực tế, giá trị của rừng không chỉ
là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái
quan trọng, tham gia vào q trình điều hồ khí hậu, hạn chế tác hại của thiên
nhiên lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất…
Tuy nhiên trong mấy thập kỷ qua diện tích rừng đã bị thu hẹp, rừng
bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng nên đã dẫn đến hạn hán, lũ lụt ngày
càng nhiều, bầu khí quyển bị ơ nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời
sống con người và gây thiệt hại cho sản xuất Nông lâm nghiệp.
Theo đánh giá tài nguyên rừng do FAO thực hiện (FRA) diện tích
rừng thế giới hiện nay có khoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích
đất trên hành tinh. Tuy nhiên, diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm
trọng với diện tích rừng bị mất, trong thời kỳ 2010-2015, trung bình một
năm, là 0.08% (FAO).
Rừng mất đi đã kéo theo nhiều hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với

cuộc sống con người, tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất
ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trở nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ
sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng lên, xói
mịn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và nguy hiểm xuất hiện đe
dọa cuộc sống của con người.


2
Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang
đe dọa sức sản sinh lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân
dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn bảo vệ, phát triển
rừng, tiến hành xanh hóa những vùng đất bị tổn thất do chiến tranh và sửa
chữa những sai lầm trong cơng cuộc “Phát triển nhanh” của mình trong
những năm qua. Mục tiêu là trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh
được 40% - 50% diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh
thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm,
tiến tới chặn đứng q trình nóng lên tồn cầu
Rừng của Việt Nam là 14.415.318 ha, độ che phủ tương ứng là 41,45%
bao gồm rừng tự nhiên là 10.242.141 ha, rừng trồng là 4.272.177 ha (Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 2017). Hệ thực vật, động vật rừng còn đa dạng và phong phú
về chủng loại. Tuy nhiên, hiện nay rừng Việt Nam đã và đang bị thu hẹp nhanh
chóng do q trình khai thác quá mức tài nguyên rừng cùng với phong tục tập
quán lạc hậu của đồng bào dân tộc như: du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy
và sự phát triển của ngành chăn nuôi đại gia súc đã làm cho diện tích rừng
nước ta ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ rừng
ở nước ta là 43%, đến năm 1995 chỉ cịn 28%. Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách khuyến khích các cộng đồng dân cư nhận đất, nhận rừng trồng, bảo
vệ, khoanh nuôi và ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, cùng nhiều văn
bản nhằm hạn chế tình trạng mất rừng, đến năm 2001 độ che phủ của rừng tuy
đã được nâng lên từ 33,2%, đến năm 2010 là 39,5%, đến năm 2015 tỷ lệ che

phủ đạt 40,84% nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát
triển bền vững của đất nước. (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016)
Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV),
phát triển rừng (PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu
tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới
5 triệu ha rừng, dự án 661.... Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân
và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên.


3
Tuy diện tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây do thực hiện
các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… nhưng
chất lượng rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm, do việc khai thác khơng đúng quy
trình, khai thác bất hợp pháp. Lào Cai là một tỉnh miền núi cũng đang nằm
trong tình trạng chung, liên tục trong những tháng đầu năm 2016, tình trạng
phá rừng trái phép xảy ra ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Có những địa phương
tình trạng chặt hạ nhiều cây gỗ Dổi, Nghiến, Pơ mu đã xảy ra như Văn Bàn,
Mường Khương, Bát Xát... Mặc dù ngành kiểm lâm đã phối hợp với các
ngành chức năng tăng cường tuần tra bảo vệ rừng nhưng dường như tình
trạng này vẫn không hề thuyên giảm, “Lâm tặc” ngày càng dùng nhiều thủ
đoạn tinh vi để bn bán, vận chuyển gỗ q trái phép.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản
lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá công tác bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của công
tác bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Văn Bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Đánh giá được thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện
Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác bảo vệ và
phát triển rừng
- Đề xuất được giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của công tác
bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
nghiên cứu.


4
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về cơng tác
bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình, các nhân trên địa bàn
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai
- Về thời gian: 2016 - 2018
+ Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: từ năm 2016 đến hết 31/12/2018
+ Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: 2019
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thực tiễn đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
và tổng quan các nghiên cứu về rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Là cơ sở
khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và phát
triển rừng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác bảo vệ và phát triển
rừng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Việc đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và và phát triển rừng sẽ chỉ
ra được những tích cực và những hạn chế, yếu kém cịn tồn tại trong công tác
bảo vệ và phát triển rừng nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở đó, đề

xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ rừng và phát triển
rừng trên địa bàn huyện Văn Bàn một cách bền vững, hiệu quả.
- Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho huyện Văn Bàn nói riêng, tỉnh
Lào Cai nói chung và các địa phương khác có điều kiện tương tự xây dựng
phương án để nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng cho
địa phương trong thời gian tới.
- Các kết luận của luận văn có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng
dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho cơng tác nghiên cứu của các đối
tượng khác có quan tâm.


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm rừng
Ngay từ thủa sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về
rừng, bởi lẽ rừng chính là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ.
Lịch sử ngày càng phát triển thì những khái niệm về rừng được tích lũy, hồn
thiện thành những học thuyết về rừng.
Năm 1930, Morozov đã đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có
mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi khơng gian nhất định ở mặt đất và
trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh
quan địa lý” (Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013).
Năm 1952, M.E.Tcahenco đã định nghĩa: “Rừng là một bộ phận của
cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ,
động vật và cả vi sinh vật. Trong q trình phát triển của mình, chúng có mối
quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hồn cảnh bên ngồi”
(Trường Đại học Nơng lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013).

Năm 1974, LS.Melekhop cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp
của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu” (Trường Đại học
Nơng lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013).
Việt Nam, tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15
tháng 11 năm 2017 tại Hà Nội, trong đó nêu rõ: “Rừng là một hệ sinh thái bao
gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu
tố mơi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân
gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất,


6
núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên
vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”(Luật Lâm nghiệp, 2017)
Khái niệm bảo vệ rừng
Ngoài việc quản lý rừng bền vững, nhà nước cũng cần phải thực hiện
bảo vệ rừng. “Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo tồn, phát
triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm
nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt
hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường
sinh thái”
1.1.1.2. Khái niệm phát triển rừng
Theo Luật số 16/2017/QH14 do Quốc Hội ban hành ngày 15 tháng 11
năm 2017 quy định: “Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng
sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng
nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích
rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả
năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng”.
Việc phát triển rừng bền vững đã được các nhà khoa học, các nhà chính
sách các nước trên thế giới quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ thứ XX.

Đây là tiêu chí quan trọng trong “chiến lược bảo tồn thế giới” nhằm đáp lại
nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên cùng sự xuống cấp môi trường thế giới. Quan điểm chung
của các nhà khoa học về sự phát triển bền vững là phải đảm bảo sao cho việc
đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các
nhu cầu của các thế hệ mai sau.
1.1.2. Đặc điểm của rừng
Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong đó
cây rừng là thành phần chủ yếu. Trong đó, quần xã sinh vật và môi trường
cùng với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết


7
để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hồn cảnh khác. Do vậy,
rừng có những đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa
các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất
giữa chúng với hồn cảnh trong tổng hợp đó .
Thứ hai, rừng ln ln có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều
hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến
đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của
sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành
phần rừng
Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự
phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định Thứ tư, rừng có sự cân
bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, ln ln tồn tại q trình
tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ
sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác
Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương
hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái

Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng
miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái
rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2006).
1.1.3. Phân loại rừng
* Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng
trồng được phân thành 03 loại như sau:
- Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu
khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường


8
- Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hố, hạn chế thiên tai, điều hồ khí
hậu và bảo vệ mơi trường.
- Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phịng hộ, bảo vệ mơi trường
* Theo Thơng tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thơn có các kiểu phân chia rừng, Cụ thể:
Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành
- Rừng tự nhiên, bao gồm:
+ Rừng nguyên sinh;
+ Rừng thứ sinh, bao gồm: rừng thứ sinh phục hồi và rừng thứ sinh sau
khai thác.
- Rừng trồng được phân theo loài cây, cấp tuổi, bao gồm:
+ Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
+ Rừng trồng lại;
+ Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.

Phân chia rừng theo điều kiện lập địa
- Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.
- Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá
lộ đầu khơng có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
- Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:
+ Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước
triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;
+ Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn,
nước lợ;
+ Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.
- Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.


9
Phân chia rừng theo loài cây
- Rừng gỗ, chủ yếu có các lồi cây thân gỗ, bao gồm:
+ Rừng cây lá rộng, bao gồm: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng
rụng lá và rừng lá rộng nửa rụng lá;
+ Rừng cây lá kim;
+ Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim.
- Rừng tre nứa.
- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ.
- Rừng cau dừa.
Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng
- Đối với rừng gỗ, bao gồm:
+ Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha;
+ Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha;
+ Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3/ha;
+ Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3/ha;
+ Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

- Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính
và cấp mật độ; phân chia chi tiết theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông
tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn.
Diện tích chưa có rừng
- Diện tích có cây gỗ tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục
hồi để thành rừng.
- Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng.
- Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
1.1.4. Vai trị của rừng
Rừng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ cuộc sống của con


10
người trên trái đất cụ thể như sau: (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004)
Thứ nhất, rừng là nơi tạo ra số lượng sinh khối lớn nhất. Hiện nay, tất
cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khơ tuyệt
đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (tương ứng với 70%). Trong đó, trung
bình một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn
oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Thứ hai, rừng là lá phổi xanh của thế giới, giúp cung cấp phần lớn oxy
cho hoạt động sống của con người. Thực vậy, theo thống kê của các nhà khoa
học, các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (chiếm 44%) oxy để phục vụ cho hô
hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm.
Trong đó trung bình mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 để thở, tương ứng
với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Do đó,
rừng giúp ích cho sự sống của con người và động vật.
Thứ ba, rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái
Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều
hịa khí hậu, tạo ra oxy, điều hịa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ

các nguồn gen q hiếm.
Thứ tư, rừng cịn có tác dụng điều hịa khơng khí. Điều này có được là
do nhiệt độ khơng khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống 3 - 5°C.
Thứ năm, rừng còn giúp bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Các thống kê cho
thấy, tại những nơi có rừng trồng, tỷ lệ nhà cửa bị ảnh hưởng do bão và các
thiệt hại do thiên tai xảy ra giảm đáng kể so với những nơi không có rừng.
Đồng thời, lượng đất xói mịn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất
xói mịn của vùng đất khơng có rừng.
Thứ sáu, rừng cịn là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của
các loài động thực vật quý hiếm như các loài hổ, báo, khỉ …


11
1.1.5. Cơ sở pháp lý trong QLBV&PTR
Quản lý bảo vệ rừng là lĩnh vực tương đối rộng với những biện pháp
kĩ thuật khác nhau tác động từ nhiều phía lên hệ sinh thái rừng nhằm tạo
điều kiện cho rừng phát triển một cách tốt nhất, năng suất và chất lường
cao nhất. Với đặc điểm của nước ta diện tích đồi núi chiếm hơn 60% diện
tích tự nhiên và cũng là nơi sinh sống của hầu hết các dân tộc ít người.
Vùng miền núi đất sản xuất nơng nghiệp ít, lương thực làm ra hàng năm
chưa đủ phục vụ cho dân do thâm canh lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính
tự cung tự cấp và cịn phụ thuộc vào thiên nhiên, cơ sở hạ tầng chưa phát
triển, trình độ dân trí thấp cộng thêm phong tục tập quán du canh du cư dẫn
đến việc đốt phá rừng bừa bãi để làm nương dẫy người dân lợi dụng triệt để
vào rừng để khai thác lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng làm diện
tích rừng bị suy giảm, chất lượng rừng kém.
Với những vị trí quan trọng của miền núi. Đảng và Nhà nước đã
quan tâm xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành lâm nghiệp,
đề ra chủ trương chính sách quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn mức thấp nhất
nạn phá rừng, khai thác trái phép.

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bao
gồm nhiều văn kiện, nghị định, thơng tư mang pháp chế về công tác quản
lý bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển rừng của Ban lâm nghiệp nói riêng
và các ngành liên quan nói chung. Những văn bản quy phạm pháp luật thể
hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành lâm nghiệp. Trong
công tác bảo vệ xây dựng vốn rừng, tái sinh, trồng lại rừng. Cụ thể: Luật
Lâm nghiệp ngày 15/11/2017, Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày
16/11/2018 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và
theo dõi diễn biến rừng, Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày
16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững.


12
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình quản lý và bảo vệ rừng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã được
quan tâm; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%. Tuy vậy, tình trạng chặt phá, khai
thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong
chống biến đổi khí hậu, ngăn lũ lụt, thiên tai bất thường... Do sự mất mát
của rừng lớn dẫn đến nghèo kiệt đất đai và sự biến mất dần những sinh vật
quý hiếm, làm tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển, tăng nhiệt độ trung
bình của trái đất..
Do những thập kỷ ở nước ta toàn bộ rừng và đất rừng thuộc quyền
sở hữu của Nhà nước. Trên danh nghĩa rừng của tồn dân nên vì thế mà
mọi người đều có quyền khai thác, lơi dụng bất kỳ tài nguyên có từ rừng và
đất rừng, nên rừng bị khai thác triệt để dẫn đến ngày càng cạn kiệt là điều
không thể tránh khỏi, thêm vào đó tình trạng du canh, du cư, hoạt động đốt
nương làm dẫy, dân số tăng nhanh làm cho tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá
nặng nề hơn, hình thức trên kéo dài suốt bốn thập kỷ do đó tài nguyên rừng

nước ta bị suy giảm nhanh chóng, diện tích bị thu hẹp từ 14,3 triệu ha (1943)
xuống 9,3 triệu ha (1995), tỷ lệ che phủ từ 47% (1943) xuống cịn 28% năm
(1995). Cơng tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều đường lối chính sách
bao gồm những văn kiện, những quyết định, chỉ thị và quan trọng nhất là ban
hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, với nội dung hoạt động của lực lượng
Kiểm lâm phong phú đa dạng nên đã nâng diện tích rừng nước ta từ 13,7 triệu
ha năm 2014 lên 14,4 triệu ha năm 2016. Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong
lịch sử phát triển lâm nghiệp ở nước ta, làm cho pháp Luật về rừng đi vào
cuộc sống. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý và


13
bảo vệ rừng và giao đất Lâm nghiệp là: Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi
phạm bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lập hệ thống chủ rừng trên phạm vi toàn
quốc với từng loại rừng. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất,
từng bước thực hiện từng mảnh đất khu rừng có chủ cụ thể. Tạo điều kiện cho
Nông dân tổ chức sản xuất cây trồng, vật ni hạn và đi đến xố bỏ tình trạng
độc canh cây lúa, phá rừng làm nương dẫy, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng cơng nghiệp hố hiên đại hố nơng thơn. Góp phần bảo vệ, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sống. Những năm qua công tác
quản lý bảo vệ rừng từng bước phát triển và đạt được những thành công đáng
kể: Độ che phủ năm 2014 là 40,43% đến năm 2017 tăng lên 41,45% chủ
chương của Nhà nước nâng cao độ che phủ của rừng đến năm 2010 là
43%. Để quản lý bảo vệ rừng hợp lý, Đảng và Chính phủ đã ban hành
Nghị định 02 về giao đất Lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử
dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định cho đến nay góp
phần tích cực làm hạn chế việc phá rừng, kết qủa giao đất Lâm nghiệp đến
nay đã có hiệu quả ngày càng tăng việc bảo vệ rừng có chủ thực sự, cùng với
hàng loạt các chính sách làm cho độ che phủ của rừng ngày càng được nâng

lên. Để nâng cao ý thức vai trò quản lý nhà nước về rừng cho UBND các cấp,
chính phủ đã Ban hành Quyết định 245/QĐ/TTG ngày 12/12/1998. Sau khi có
Quyết định này, nhận thức được vai trị, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các
cấp, các ngành được nâng cao, đặc biệt sau khi có Nghị định 29/CP về việc
ban hành quy chế dân chủ ở xã và thông tư số 56/BNN&PTNT thì ở các xã
lúc này bắt đầu hình thành các quy ước quản lý bảo vệ rừng ở cộng đồng thôn
bản do người dân tham gia xây dựng. Năm 1992 Chính phủ phê duyệt chương
trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc được bắt đầu từ năm 19921998 và được ghép vào trương trình trồng mới 5 triệu ha (661) và kéo dài đến
năm 2010. Ngày 02/05/1998 Chính phủ đã gia Quyết định số 202/TTG QĐ


×