Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.52 KB, 58 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG THANH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
RỐI LOẠN LO ÂU & TRẦM CẢM
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA I

Nam Định, Tháng 7 năm 2017


2

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG THANH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
RỐI LOẠN LO ÂU – TRẦM CẢM
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

Chuyên ngành: Điều dưỡng Tâm Thần

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA I

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. TRẦN VĂN LONG

Nam Định, Tháng 7 năm 2017


3

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo sau
đại học Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định cùng các thầy cô giáo đã
nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới ban Giám đốc Bệnh viện và các khoa
phòng ở Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I đã giúp đỡ tơi trong q trình
thu thập thơng tin.
Để hồn thành tốt chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn
TTƯT.TS. Trần Văn Long – Trưởng Phòng Đào Tạo sau Đại Học, Trưởng
khoa Y Tế Công Cộng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giúp
đỡ và hướng dẫn tơi rất tận tình trong suốt thời gian tơi thực hiện chuyên đề
này.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Tâm thần kinh –
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các cán bộ y tế trong 08 khoa lâm
sàng của Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi
những kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập và làm chuyên đề này.
Tôi xin được cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã thơng
cảm và tạo điều kiện cho tôi được thăm khám, tiếp xúc, lắng nghe và thực
hiện nghiêm túc những lời khuyên dành cho họ.

Tôi xin được cảm ơn các bạn trong lớp Chuyên khoa 1, khóa 4, đã cùng
vai sát cánh với tơi để hồn thành tốt chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn!


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Các kết quả trong
chuyên đề là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Hà nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Thanh


5

CÁC TỪ VIẾT TẮT
- AG: Ảo giác
- BN: Bệnh nhân
- HT: Hoang tưởng
- RLCXLC: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- RLLA: Rối loạn lo âu
- TTPL: Tâm thần phân liệt
- ETP: (Ergothérapeute ) Cán bộ liệu pháp
- GDSK: Giáo dục sức khỏe
- PHCN: Phục hồi chức năng



6

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………........................................................................................................……1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN………………………….........................……4
1.1 Khái niệm về rối loạn lo âu…………………………................................................……………4
1.2 Rối loạn trầm cảm…………………………..................................................................................……5
1.3 Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm…………………………...............................................9
1.4 Một số nguyên nhân rối loạn lo âu thường gặp……………………..........................26
1.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu và trầm cảm ..…............................................27
1.6 Điều trị bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm ..…..........................................................……28
1.7 Phục hồi chức năng…………………………............................................................................……30
1.8 Chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm……............................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU VÀ
TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I………..........................38

2.1 Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể………….........................................................38
2.2 Một số ưu điểm và hạn chế………….........................................................................................44
2.3 Nguyên nhân của các tồn tại…………......................................................................................45
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU VÀ TRẦM CẢM............................47

3.1 Giải pháp về quản lý........................................................................................................................47
3.2 Giải pháp về kỹ thuật.......................................................................................................................47
3.2 Các giải pháp khác.............................................................................................................................48
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là bệnh lý tâm thần rất hay gặp
trong lâm sàng tâm thần học, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi khoảng từ 0,8 đến 1,7%
dân số tùy từng nghiên cứu và chiếm từ 10 đến 20% người bệnh nội trú tại các
cơ sở chuyên khoa tâm thần. Tổ chức Y tế Thế giới nhận định “Rối loạn hỗn
hợp lo âu trầm cảm thường hay gặp trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phần
đơng những người mắc chứng bệnh này ít được ngành y tế nói chung và
ngành tâm thần nói riêng chú ý đến” [9].
Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa Lo âu và Trầm cảm
Triệu chứng
Chủ đạo

Lo âu
- Lo âu, lo lắng

Trầm cảm
- Giảm khí sắc
- Giảm quan tâm, thích thú

- Mệt mỏi
Giống nhau

- Giảm tập trung
- Rối loạn giấc ngủ
- Triệu chứng xung động/tâm thần vận động


Khác nhau

- Dễ bị kích thích

- Cảm thấy tội lỗi/vơ giá trị.

- Căng thẳng cơ bắp

- Cân nặng/ngon miệng:

- Cơn hoảng sợ
- Hành vi tránh né

giảm/ tăng.
- Ý tưởng và hành vi tự hủy
hoại hoặc tự sát.

Biểu hiện lâm sàng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm rất đa dạng,
phức tạp, vừa có triệu chứng của rối loạn lo âu, vừa có triệu chứng của rối loạn
trầm cảm, các triệu chứng đều ở mức độ nhẹ, thường có triệu chứng buồn phiền,
giảm chức năng chung nhưng khơng có triệu chứng thuộc rối loạn nào đủ nặng để
xác định chẩn đoán rối loạn lo âu hay rối loạn trầm cảm [9].


8

Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ mười (ICD – 10) rối loạn hỗn
hợp lo âu và trầm cảm được xếp mã bệnh F41.2 thuộc các rối loạn bệnh tâm
căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể. Đây là một trong những loại bệnh

có sự kết hợp ở một tỷ lệ quan trọng các rối loạn với nguyên nhân tâm lý [9].
Tiên lượng dài hạn của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm còn nhiều ý
kiến đánh giá khác nhau, phần lớn các tác giả nhận thấy chỉ khoảng 50% bệnh
nhân hồi phục hoàn tồn, số cịn lại có khuynh hướng thun giảm thành các
triệu chứng tâm thần không đặc hiệu.
Tuy rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ít gây nguy hại đến tính mạng
người bệnh nhưng nếu khơng được chuẩn đốn sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất công tác, kết quả học tập, quan hệ
xã hội, mất việc làm, kinh tế và hạnh phúc gia đình.
Việc xác định chuẩn đốn kịp thời, chính xác bệnh trong y học nói
chung, đối với rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm nói riêng có ý nghĩa quan
trọng trong điều trị, tiến triển và tiên lượng bệnh ngắn hạn cũng như dài hạn.
Đáng chú ý là rối loạn lo âu trong độ tuổi vị thành niên nên việc điều trị
cần nhiều đến thời gian và cơng sức cùng với sự quan tâm chăm sóc giúp đỡ
của mọi thành viên trong gia đình. Nếu người bệnh đã qua giai đoạn điều trị
cấp tính và đang điều trị liều duy trì thì gia đình nên làm, tuân thủ tuyệt đối
phác đồ điều trị của bác sỹ, quản lý thuốc và uống thuốc đúng giờ, đúng liều
lượng, thường xuyên trao đổi với bác sỹ về tình trạng bệnh và những bất
thường khi uống thuốc. Ngồi chăm sóc về thuốc gia đình cần quan sát sự
biến đổi về thể chất cũng như tinh thần nên động viên, gần gũi, hỏi xem
nguyện vọng. Đặc biệt vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cần đủ khống chất và
các loại vitamin có trong hoa quả…Phương pháp tâm lý trị liệu được dùng để
điều trị bệnh nhân mắc rối loạn lo âu là liệu pháp hành vi nhận thức, trị liệu
giúp bệnh nhân hiểu được tác động của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi từ đó
thay các suy nghĩ tích cực cho những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến lo âu. Điều đó
giúp bệnh nhân đối diện với sợ hãi và dần dần cảm thấy thoải mái hơn trong


9


các tình huống như vậy đồng thời thực hành các kỹ năng mà họ được học.
Người bệnh hoặc gia đình ghi chép suy nghĩ và cảm xúc của họ trong nhật ký,
ghi chú các tình huống mà họ cảm thấy lo âu và các hành vi làm giảm lo âu.
Chính vì nhưng lý do trên chúng tơi tiến hành chun đề “Thực trạng
chăm sóc người bệnh Rối Loạn Lo Âu và Trầm Cảm tại Bệnh Viện Tâm
Thần Trung Ương I” Nhằm mục tiêu:
MỤC TIÊU
1. Đánh giá thực trạng về chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm
tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I
2, Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh rối
loạn lo âu và trầm cảm tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
1.1

Khái niệm rối loạn lo âu

1.1.1 Các thuật ngữ liên quan đến rối loạn lo âu:
Lo là một hiện tượng phản ứng cảm xúc tự nhiên tất yếu của con người
trước nhưng khó khăn, thử thách hay đe dọa của tự nhiên hoặc xã hội mà con
người đã biết hoặc đoán được trước, từ đó tìm các giải pháp để vượt qua và
tồn tại [1].
Lo âu là trạng thái căng thẳng cảm xúc lan tỏa gây khó chịu và ít nhiều
có xung đột nội tâm. Lo âu được biểu hiện bằng nhiều rối loạn tâm thần và cơ
thể khác nhau. Lo âu có thể là một thành tố của bệnh nào đó, thậm chí có thể
do thầy thuốc sinh ra (iatrogene) hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về tiên

lượng bệnh của bản thân người bệnh [9].
Lo âu bình thường: có chủ đề, nội dung rõ ràng, ví dụ như ốm đau, mất
cơng ăn việc làm, diễn biến nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác
động đến tâm lý của chủ thể, hết tác động thì lo âu cũng dần mất đi, thường
khơng có hoặc có rất ít triệu chứng rối loạn thần kinh tự trị
Lo âu bệnh lý (rối loạn lo âu): thường khơng có chủ đề và nội dung cụ
thể, mang tính chất vơ lý, mơ hồ, thời gian thường kéo dài, lặp đi lặp lại với
nhiều rối loạn thần kinh tự trị [2]. Trong trường hợp rối loạn có liên quan rõ ràng
đến nội dung và chủ đề cụ thể thì chuẩn đốn sẽ được xếp ở chố khác.
1.1.2 Phân loại rối loạn lo âu:
Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán phân loại
các rối loạn tâm thần được sử dụng phổ biến, đó là theo phân loại bệnh quốc
tế lần thứ mười xuất bản năm 1992 của Tổ chức y tế Thế giới ( International
Classification of Diseases = ICD-10) và hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các
rối loạn tâm thần lần thứ tư của Hội tâm thần học Mỹ xuất bản năm 1994
(Diagnostic and Statistical Manual of Mental disorder = DSM – IV) [11]. Về


11

cơ bản ICD-10 và DSM-IV tương đồng với nhau nên có thể sử dụng một
trong hai phân loại này, ở Việt Nam hiện nay ICD-10 được sử dụng làm tiêu
chuẩn chẩn đoán trong chuyên ngành Tâm thần học. Phân loại rối loạn lo âu
theo ICD-10 gồm:
+ F40 Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ, bao gồm
 F40.0 Lo âu ám ảnh sợ khoảng trống:
.00 Khơng có rối loạn hoảng sợ
.01 Có rối lọa hoảng sợ
 F40.1 Lo âu ám ảnh sợ xã hội.
 F40.2 Lo âu ám ảnh sợ đặc biệt (riêng lẻ).

 F40.8 Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ khác
 F40.9 Rối loạn lo âu ám ảnh sợ không biệt định
+ F41 Các rồi loạn lo âu khác, bao gồm:
 F41.0 Rối lọan hoảng sợ (lo âu kịch phát từng giai đoạn).
 F41.1 Rối loạn lo âu lan tỏa.
 F41.2 Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
 F41.3 Các rối loạn lo âu hỗn hợp khác
 F41.8 Các rối loạn lo âu không biệt định khác
 F41.9 Rối loạn lo âu không biệt định
1.2 Rối loạn trầm cảm:
1.2.1 Khái niệm rối loạn trầm cảm (RLTC):
Thuật ngữ “trầm cảm” mới xuất hiện vào thế kỉ XVIII nhưng về bệnh
học đã được nghiên cứu từ thời Hippocrates (năm 460-377 trước công
nguyên), ông đã mô tả trạng thái bệnh lý “sầu uất” (melancholie). Bonet
(1686) mô tả bệnh hưng cảm- sầu uất. Đến thế kỉ XVIII các tác giả đã mơ tả
hai trạng thái bệnh lí trầm cảm và hưng cảm, bệnh có xu hướng tiến triển mạn


12

tính và dễ tái phát, các tác giả cho rằng hai trạng thái này xuất hiện xem kẽ
nhau ở một người bệnh chỉ là ngẫu nhiên [11].
Năm 1899, E. Kraepelin dựa trên biểu hiện lâm sàng và tính chất tiến
triển của những bệnh độc lập như “bệnh thao cuồng”, “ bệnh sầu uất” do các
nhà tâm thần học trước đó mơ tả, Ơng đã thống nhất thành một bệnh chung là
“loạn thần hưng-trầm cảm” (psychose – maniaco – depressive).
Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX trở lại đây, khái niệm về trầm
cảm được tách thành mục riêng biệt trong bảng phân loại bệnh Quốc tế lần
thứ 8 và lần thứ 9. Năm 1992, Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản Bảng phân loại
Quốc tế lần thứ 10. Từ nhận thức đúng bản chất về bệnh nguyên bệnh sinh

của trầm cảm, cụm từ “bệnh trầm cảm” được thay bằng cụm từ “rối loạn trầm
cảm”
Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn cảm xúc, bệnh cảnh lâm
sàng biểu hiện dưới nhiều hình thức rối loạn khác nhau. Trong những rối loạn
này, biểu hiện chủ yếu là các quá trình hoạt động tâm thần bị ức chế, có hay
khơng có lo âu và triệu chứng cơ thể kèm theo. Rối loạn cơ bản là cảm xúc bị
ức chế, tư duy bị ức chế và hành vi bị ức chế, sự thay đổi khí sắc hay cảm xúc
ở pha liên tưởng, phán đoán, suy luận, giảm hoạt động, như giảm khả năng liên
tưởng, phán đoán, suy luận, giảm hoạt động, giảm năng lượng dẫn đến chóng
mệt mỏi, v.v… các triệu chứng cơ thể tiên phát hoặc thứ phát thể hiện trong bối
cảnh các thay đổi nói trên. Những rối loạn này có khuynh hướng tái diễn và
khởi đầu thường có liên quan đến các sự kiện hoặc hồn cảnh gây stress. Các
hội chứng cơ thể có thể tính đến hoặc bỏ đi nhưng vẫn không làm mất thông tin
để chẩn đoán rối loạn trầm cảm [7].
Rối loạn trầm cảm gặp khá phổ biến trong thực hành lâm sàng, tỷ lệ
mắc bệnh khác nhau ở từng nghiên cứu và từng quốc gia: ở Hoa Kỳ, Anh,
Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha tần suất mắc điểm dao động từ 5-6% dân
số, tần suất mắc bệnh cả đời là 8%; các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ
hiện mắc rối loạn trầm cảm dao động từ 2,8% đến 8,35% dân số [3],[4], [5].


13

1.2.2 Phân loại rối loạn trầm cảm
Mặc dù trầm cảm được gọi đầu tiên là “melancholia” từ thời
Hippocrates, cho đến nay vẫn cịn có những quan điểm khác nhau về cách
phân loại các rối loạn trầm cảm, nhiều tác giả cho rằng có một số vấn đề khó
xác định tách biệt trong phân loại rối loạn trầm cảm. Một số quan điểm phân
loại sau đây:
-


Quan điểm của ơng Kendell: Ơng phân ra hai loại trầm cảm:
+ Loại A: Trầm cảm có thay đổi khí sắc trong ngày
+ Loại B: Trầm cảm thay đổi khí sắc giữa các ngày

- Quan điểm của Hamilton: đưa ra 5 phân lớp trầm cảm:
+ Phân lớp 1: trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tiền sử có
giai đoạn hưng cảm
+ Phân lớp 2: trầm cảm trong rối loạn cảm xúc đơn cực, trong tiền sử
có các giai đoạn trầm cảm
+ Phân lớp 3: trầm cảm có hoang tưởng sầu uất
+ Phân lớp 4: giai đoạn trầm cảm điển hình, tiền sử khơng có rối loạn
cảm xúc.
+ Phân lớp 5: giai đoạn trầm cảm nhẹ, thường có bệnh lý cơ quan kèm theo.
- Quan điểm của Pinel và Kraepelin: hai Ông đã đưa ra ba cách xếp loại
chính, hiện nay đang được áp dụng rộng rãi:
Cách một: dựa vào bệnh nguyên người ta chia trầm cảm làm ba loại:
trầm cảm nội sinh, trầm cảm tâm sinh, trầm cảm thực tổn.
Cách hai: dựa trên đặc điểm triệu chứng học chia ra trầm cảm khơng có
loạn thần và trầm cảm có loạn thần.
Cách ba: dựa trên giai đoạn, thời gian và đặc điểm mắc bệnh trong đời
người ta phân trầm cảm ra thành trầm cảm đơn cực và trầm cảm lưỡng cực.
-

Phân loại rối loạn trầm cảm hiện nay: theo ICD 10, rối loạn trầm cảm

được phân theo nhiều khía cạnh khác nhau


14


+ Phân loại theo mức độ: có ba mức
* Mức độ nhẹ
* Mức độ vừa
* Mức độ nặng
+ Phân loại theo sự hiện diện của triệu chứng loạn thần: có hai loại
* Giai đoạn trầm cảm khơng có triệu chứng loạn thần
* Giai đoạn trầm cảm có triệu chứng loạn thần
+ Phân loại dựa vào bệnh lý kết hợp và sự hiện diện theo thời gian
* Trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực
* Trầm cảm đơn cực: bao gồm:
- Trầm cảm đơn độc
- Trầm cảm tái diễn
+ Phân loại theo sự hiện diện của các triệu chứng cơ thể:
* Trầm cảm khơng có các triệu chứng cơ thể
* Trầm cảm có các triệu chứng cơ thể
+ Phân loại theo nguyên nhân:
* Trầm cảm nội sinh
* Trầm cảm thực tổn
* Trầm cảm tâm căn
- Triệu chứng rối loạn trầm cảm:
+ Ba triệu chứng đặc trưng gồm:
* Khí sắc trầm
* Mất mọi quan tâm thích thú
* Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động
+ Bảy triệu chứng khác gồm:
* Giảm sút sự tập trung và sự chú ý
* Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin



15

* Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
* Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan
* Những ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát
* Ăn kém ngon miệng, đắng miệng, chán ăn
* Rối loạn giấc ngủ.
- Chẩn đoán rối loạn trầm cảm:
+ Tiêu chuẩn triệu chứng: được chia làm 3 mức độ:
* Mức độ nhẹ: ít nhất có 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất có 2
trong 7 triệu chứng khác ở trên, khơng có triệu chứng nào ở mức độ nặng
* Mức độ vừa: ít nhất có 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất có 3
trong 7 triệu chứng khác ở trên, nhiều triệu chứng biểu hiện rõ, nếu khơng rõ
thì có nhiều hơn các triệu chứng khác nhau.
* Mức độ nặng: có đủ 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất có 4 trong 7
triệu chứng khác ở trên. Trường hợp vì nặng mà bệnh nhân khơng thể mơ tả
được đầy đủ triệu chứng thì vẫn được ghi nhận chuẩn đốn. (mức độ nặng
khơng gặp trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm)
+ Tiêu chuẩn thời gian: Triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần, có thể ít hơn 2
tuần đối với những trường hợp triệu chứng đặc biệt nặng và khởi phát rất nhanh.
1.3 Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
1.3.1 Các quan niệm về mối liên quan giữa lo âu và trầm cảm
Trước đây quan niệm cho rằng lo âu và trầm cảm là sự biểu hiện khác
nhau ở hai thời điểm của cùng một rối loạn. Nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm
tồn tại một “trục liên tục” của rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm. Khi xem
xét sự hiện diện các dữ kiện nghiên cứu của mình, J.Angst và Dobler –
A.Mikola đã kết luận rằng không thể bác bỏ quan điểm về một “trục liên tục”
giữa trầm cảm và lo âu. Các bằng chứng qua nghiên cứu về di truyền và sinh
lý thần kinh đã củng cố quan niệm cho rằng hai rối loạn này liên quan chặt
chẽ với nhau không chỉ về bệnh cảnh lâm sàng mà còn về sinh lý



16

Parker, Mendlewicz và cộng sự dẫn lời nghiên cứu của một số tác giả
về phân tích di truyền đa thơng số đã đưa ra các chứng cứ mâu thuẫn nhau về
việc xem trầm cảm và lo âu là hai bệnh riêng biệt, quan điểm cho rằng đó là
một phần của trục liên tục có cùng cơ địa di truyền. Một số nghiên cứu thấy
rằng tồn tại một tỉ lệ nhất định có thể tạng di truyền chung đối với rối loạn
trầm cảm vào điều kiện mơi trường.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu nội viện và ngoại viện đưa ra các chứng
cứ khơng đồng tình với quan điểm gộp hai rối loạn lo âu và trầm cảm làm một.
Từ nhưng thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, lo âu và trầm cảm đã được xem như
hai bệnh riêng biệt. Sự khác biệt này được thể hiện trên nhiều khía cạnh, trong
đó hóa dược trị liệu đóng vai trị quan trọng: rối loạn trầm cảm được điều trị
chủ yếu bằng thuốc chống trầm cảm, rối loạn lo âu được điều trị chủ yếu bằng
thuốc giải lo âu. Sự phát minh ra benzodiazepine điều trị có hiệu quả rối loạn lo
âu là minh chứng cho quan điểm tách riêng hai rối loạn lo âu và trầm
cảm.Trong một nghiên cứu nhóm lớn các cặp trẻ sinh đơi, qua phân tích mối
liên quan giữa các yếu tố di truyền với các triệu chứng lâm sàng Kendler và
cộng sự đã chứng tỏ trầm cảm và lo âu là hai nhóm rối loạn riêng biệt.
Các nghiên cứu quy mô lớn tại cộng đồng của L.A Clark và D.Watson
thấy có tới 80% các trường hợp biểu hiện tình trạng bệnh lí rối loạn lo âu và
trầm cảm phối hợp trong cộng đồng, tỷ lệ này của Kendler là 67,8%. Theo
M.Zimmerman, 2/3 bệnh nhân trầm cảm có phối hợp rối loạn lo âu hiện hành,
nếu tính cả trong tiền sử thì có tới ¾ bệnh nhân.
Mặc dù có sự tách ra thành hai rối loạn lo âu và trầm cảm riêng biệt
trong hệ thống phân loại, sự xuất hiện đồng thời và phổ biến các triệu chứng
lo âu và trầm cảm trong thực hành lâm sàng, nhất là trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe ban đầu đã khơi dậy khuynh hướng xem xét lại quan điểm về một

trục liên tục giữa hai rối loạn này.
ICD 10 đưa ra chuẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2)
đã đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi trong thực hành lâm sàng, giải quyết được


17

những khó khăn, vướng mắc trong chẩn đốn, điều trị, tiên lượng và chăm sóc
người bệnh.
1.3.2 Đặc điểm rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm:
1.3.2.1 Liên quan triệu chứng học giữa rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm:
Theo ICD 10, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thuộc các rối loạn
tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể (F40 – F48), mục các rối loạn
lo âu khác (F41), có mã chẩn đoán phân loại bệnh là F41.2. Đa số tác giả đưa
ra tỉ lệ rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm chiếm 1% dân số nói chung.
Nghiên cứu về phân loại bệnh của B.J Sadock thấy rối loạn này chiếm từ 10%
đến 20% bệnh nhân nội trú và chiếm tới 50% trong các cơ sở chăm sóc sức
khỏe ban đầu về tâm thần. Qua thực tiễn lâm sàng, phân tích các khía cạnh
triệu chứng học, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là sự đan xem giữa triệu
chứng của lo âu và triệu chứng trầm cảm, nhiều khi khó phân định rành mạch
đâu là triệu chứng của lo âu, đâu là triệu chứng của trầm cảm. Nghiên cứu
bệnh học rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm các tác giả thấy có một số mối
liên quan sau đây:
- Liên quan về thời gian xuất hiện: triệu chứng rối loạn lo âu thường
xuất hiện trước triệu chứng rối loạn trầm cảm, chính vì sự xuất hiện có liên
quan đến thời gian thường thấy này mà tác giả đưa ra nghi vấn rằng phải
chăng triệu chứng rồi loạn lo âu là sự biểu hiện sớm của giai đoạn trầm cảm
sau đó
W. Hiller nghiên cứu 146 trường hợp được chẩn đoán là rồi loạn hỗn
hợp lo âu và trầm cảm thấy triệu chứng của lo âu thường xuất hiện trước, biểu

hiện ban đầu bằng các triệu chứng cơ thể không đặc trưng, lo lắng mơ hồ, sau
2 đến 3 tuần dần dần xuất hiện các triệu chứng thần kinh tự trị, các triệu
chứng rối loạn trầm cảm xuất hiện một tuần sau đó.
Zinbarg, Weisberg và cộng sự phân tích thấy tổng cộng có tới 73 triệu
chứng của rối loạn trầm cảm và lo âu đan xem nhau, thứ tự và mức độ xuất


18

hiện nhóm triệu chứng thuộc loại rối loạn nào tùy thuộc từng cá thể, các triệu
chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện trước.
Liên quan về mức độ và sô lượng triệu chứng:
Trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, triệu chứng thuộc rối loạn
trầm cảm thường ở mức độ nhẹ, hiếm thấy triệu chứng rối loạn trầm cảm ở
mức độ nặng, trong khi triệu chứng rối loạn lo âu có thể ở các mức độ khác
nhau. Clayton P.J, Grove W.M và cộng sự thấy rằng có từ hai triệu chứng lo
âu trở lên.
Fawcett và cộng sự thấy có 46,44% người bệnh có triệu chứng lo âu cơ
thể (bao gồm các triệu chứng kích thích ngực bụng, đau hoặc căng cơ…..),
52% bệnh nhân có triệu chứng lo âu tâm lý (bao gồm các triệu chứng liên
quan đến trạng thái kích thích tâm thần khơng đặc hiệu như dễ bị giật mình,
khó ngủ…).
Romans – S.Clarkson và cộng sự nghiên cứu trong cộng đồng tại New
Zealand thấy tỉ lệ các triệu chứng trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
như sau: lo lắng khó tập trung 60%, mệt mỏi khơng thể thư giãn 66%, khó
ngủ 50%, đau hoặc căng cơ 50%, căng thẳng tâm lý 78%, kích thích 51%.
L.A Clark và D.Watson qua nghiên cứu thấy tỉ lệ các triệu chứng cơ thể
trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm như sau : Rối loạn tiêu hóa 37,1%,
rối loạn nhịp tim 28,1%, rối loạn thần kinh cơ 22,9%, rối loạn giấc ngủ
11,4%.

1.3.2.2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm theo ICD 10:
a) Đặc điểm chung:
- Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm được chẩn đoán khi các triệu
chứng của cả lo âu và trầm cảm đều có, nhưng khơng có triệu chứng thuộc rối
loạn nào đủ nặng để đánh giá và chẩn đoán riêng. Triệu chứng của rối loạn
hỗn hợp lo âu và trầm cảm tương đối nhẹ và không kéo dài,
Tuy nhiên, lo lắng sẽ trở thành một vấn đề khi nó trở nên q mức, ln
trong trạng thái kinh sợ quá mức đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, chẳng hạn


19

như đi thang máy, ra khỏi nhà. Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường
cảm thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những xúc cảm này rất
khó kiểm sốt và càng làm họ kinh sợ hơn và trạng thái này thường kéo dài
hơn rất nhiều so với lo lắng thơng thường thì bạn đã chuyển sang một trạng
thái lo âu bệnh lý: Bệnh lo âu (Anxiety Disorder). Bệnh cịn có tên khác là rối
loạn lo âu toàn thể. Ở người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì trầm cảm là bệnh
tâm thần thường kết hợp nhất, xảy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối loạn hoảng
loạn có ở 1/4 số bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều
hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu
hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối loạn lo âu lan tỏa và trầm
cảm, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gien vận
chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này. Theo thống
kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu National Comorbidity Survey trong năm
2005 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì
58% bệnh nhân được chẩn đốn trầm cảm có rối loạn lo âu, trong số đó
17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ. (Nguồn
Wikimedia), có tỷ lệ cao trong nhân dân, nhưng khơng ít trường hợp chưa
được quan tâm chú ý tới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và chậm

phát triển. Các triệu chứng thần kinh tự trị như run, đánh trống ngực, khô
mồm, sôi bụng.... luôn luôn xuất hiện dù liên tục hoặc chỉ từng hồi. Nhiều cơn
lo âu thần kinh tự trị trầm trọng xảy ra trong khoảng thời gian một tháng với
các đặc điểm: trong hồn cảnh khơng có nguy hiểm về mặt khách quan;
khơng khu trú vào hồn cảnh được biết trước, không lường trước được; giữa
các cơn bệnh nhân tương đối thốt khỏi các triệu chứng lo âu. Trong nhóm
các rối loạn này, lo âu biểu hiện bởi sự lo lắng tập trung vào các triệu chứng
biểu hiện nguyên phát hoạt động quá mức thần kinh tự trị và có thể kết hợp
với các hiện tượng sợ thứ phát [7].
- Những trường hợp sau đây mặc dù có sự kết hợp cả lo âu và trầm cảm
nhưng khơng chẩn đốn là rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm:


20

+ Nếu cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều có và đủ trầm trọng thì
chẩn đốn trầm cảm được ưu tiên
+ Rối loạn này tuy có liên quan đến stress nhưng khơng rõ ràng, khi có
sự liên quan chặt chẽ với những biến đổi đáng kẻ trong đời sống hoặc các sự
kiện gây stress thì được chẩn đốn ở mục F43.2
+ Chỉ có lo âu q mức mà khơng có triệu chứng thần kinh tự trị.
+ Lo âu xuất hiện hoặc duy nhất, hoặc chủ yếu do những hồn cảnh hay
những đối tượng nào đó bên ngồi chủ đề mà trong thực tế không nguy hiểm,
người bệnh né tránh các hoàn cảnh chủ thể mà trong thực tế khơng nguy
hiểm, người bệnh né tránh các hồn cảnh và đối tượng hoặc là chịu đựng với
sự khiếp sợ, lo âu không nhẹ đi khi biết rằng người không coi hồn cảnh đó là
đe dọa hay nguy hiểm. Biểu hiện như trên được chẩn đoán là rối loạn lo âu ám
ảnh sợ.
+ Rối loạn phát triển rõ rệt trước hoặc là phát triển rõ rệt ở thời điểm
làm chẩn đốn. Khi đó cả hai chẩn đốn lo âu ám ảnh sợ và giai đoạn trầm

cảm được đặt ra hoặc chỉ một chẩn đoán được xác định.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm được thỏa mãn trước khi các
triệu chứng ám ảnh sợ lần đầu tiên xuất hiện thì rối loạn trầm cảm được ưu
tiên chẩn đốn trước.
+ Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ khi cơn hoảng sợ xảy ra trong một hoàn
cảnh đã được xác định, mang tính chất tái diễn, bắt đầu đột ngột và chỉ kéo
dài vài phút ( đôi khi kéo dài hơn), với các biểu hiện phổ biến như đánh trống
ngực, đau ngực, cảm giác bị chống, chóng mặt và cảm giác khơng thực, các
triệu chứng thần kinh tự trị mạnh đần lên trong cơn, ln có mối sợ thứ phát
như sợ chết, sợ mất tự chủ hay sợ điên.
+ Chẩn đoán là rối loạn lo âu lan tỏa khi các triệu chứng thay đổi, phổ
biến là người bệnh phàn nàn luôn cảm thấy lo lắng, run rẩy, căng thẳng cơ bắp,
ra mồ hơi, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, chóng mặt, khó chịu vùng
thượng vị, đồng thời với các loại lo âu và linh tính điềm gở. Rối loạn này


21

thường liên quan với stress mơi trường mạn tính, lan tỏa và dai dẳng, không
khu trú hoặc không trội mạnh lên trong bất kỳ hồn cảnh mơi trường nào,
thường kèm theo là sợ bản thân hoặc người thân thích sẽ sớm mắc bệnh hoặc bị
tai nạn, linh tính điềm gở. Các triệu chứng gồm các nhan tố: sợ hãi ( lo lắng về
bất hạnh tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng), căng thẳng vận động ( bồn
chồn đứng ngồi khơng n, đau căng đầu, run rẩy, khơng có khả năng thư giãn)
và hoạt động quá mức thần kinh tự trị ( đầu óc trống rỗng, ra mồ hơi, mạch
nhanh hoặc thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm, ....)
b) Đặc điểm triệu chứng học rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm:
Triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm bao gồm các triệu
chứng của rối loạn lo âu và các triệu chứng của rối loạn trầm cảm. Cụ thể như
sau:

- Đặc điểm triệu chứng lo âu: Triệu chứng rối loạn lo âu trong rối loạn
hỗn hợp lo âu và trầm cảm có thể gặp ở các mức độ khác nhau, từ khó chịu
nhẹ, khơng cản trở học tập và lao động và chất lượng cuộc sống. Chủ đề lo âu
mơ hồ, không rõ ràng.
- Đặc điểm các triệu chứng thần kinh tự trị: Thường gặp một hoặc
nhiều trong các triệu chứng sau đây:
+ Tim đập nhanh, hồi hộp, thổn thức
+ Ra nhiều mồ hôi
+ Run chân, run tay
+ Cảm giác lạnh cóng hoặc nóng bừng
+ Cảm giác khó chịu vùng thượng vị
+ Cảm giác khô miệng ( không do thuốc hoặc mất nước)
- Các triệu chứng rối loạn chức năng cơ thể:
Nhóm các triệu chứng này làm cho người bệnh khó chịu, đây thường
chính là các triệu chứng làm cho người bệnh đi khám, mặc dù đã khám nhiều
lần ở các chuyên khoa khác nhau nhưng không phát hiện thấy mức độ tổn


22

thương xứng với mức độ các triệu chứng. Triệu chứng cơ thể thường xuất
hiện nhưng khơng ln có, sự xuất hiện hay không xuất hiện triệu chứng cơ
thể ảnh hưởng đến thơng tin để làm chẩn đốn rối loạn trầm cảm mà đẻ tiên
lượng và đánh giá kết quả điều trị. Các triệu chứng thuộc các hệ cơ quan sau
đây thường gặp:
+ Triệu chứng thuộc hệ thống tim mạch, hô hấp: cảm giác bó ngực, khó
thở, đau tức vùng tim.
+ Triệu chứng thuộc đường dạ dày, ruột phía trên: Đau tức vùng thượng
vị, buồn nôn, cảm giác vướng họng.
+ Triệu chứng thuộc đường dạ dày, ruột bên dưới: Đau bụng vùng rốn

trở xuống, đau đại tràng, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc ỉa lỏng)
+ Triệu chứng thuộc hệ cơ, xương, khớp: Đau cơ hoặc cảm giác căng cơ
+ Triệu chứng thuộc hệ tiết niệu: Đái rắt, đái buốt
+ Triệu chứng thuộc hệ thống sinh dục: Thống kinh, rối loạn kinh
nguyệt
+ Các triệu chứng sinh học:
* Rối loạn khả năng tình dục: giảm hoặc mất dục năng rõ rệt
* Sút cân: có ý nghĩ khi giảm 5% trọng lượng trong tháng đầu
- Các triệu chứng trạng thái tâm lý:
+ Phản ứng quá mức với sự kiện nhỏ
+ Cảm thấy đầu óc trống rỗng
+ Dễ bị kích thích, căng thẳng
+ Trằn trọc, bất an ( không do an thần kinh)
+ Cảm thấy chóng mặt, chống váng
+ Cảm thấy mọi vạt khơng thực
+ Sợ mất tự chủ, sợ điên hoặc sợ chết
- Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm:


23

Kendell nhận thấy triệu chứng rối loạn trầm cảm trong rối loạn hỗn hợp
lo âu và trầm cảm thường biểu hiện ở mức độ nhẹ hoặc vừa, khơng thấy có
kèm theo các triệu chứng loạn thần. Triệu chứng rối loạn trầm cảm thường
kèm theo giảm tâm thần vận động và thường xuất hiện sau triệu chứng rối
loạn lo âu từ 2 đến 3 tuần. Theo ICD- 10, triệu chứng của rối loạn trầm cảm
gồm 3 triệu chứng đặc trưng (triệu chứng chính): khí sắc trầm, mất mọi quan
tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và 7 triệu chứng khác (triệu
chứng phổ biến): giảm sự tập trung và sự chú ý; giảm sút tính tự trọng và lịng
tự tin; những ý tưởng bị tội và không xứng đáng; nhìn vào tương lai ảm đạm,

bi quan; những ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát; ăn uống kém ngon
miệng. Các triệu chứng khơng điển hình có thể kèm theo hoặc không kèm
theo, bao gồm các triệu chứng cơ thể và các triệu chứng sinh học. Cụ thể đặc
điểm các triệu chứng của rối loạn trầm cảm trong rối loạn hỗn hợp lo âu và
trầm cảm như sau:
+ Khí sắc trầm: Giảm khí sắc có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không rõ
ràng, thường là biểu hiện kín đáo, mơ hồ, khơng nổi bật.
+ Mất quan tâm thích thú: Thường là giảm một phần sở thích trước đây.
+ Giảm năng lượng: Tình trạng giảm năng lương biểu hiện sự chóng
mặt dẫn đến mệt mỏi khi lao động, giảm hoạt động chuyên môn và hoạt động
xã hội.
+ Giảm sự tập trung và sự chú ý: Thường không duy trì được lâu sự chú
ý vào một vấn đề gì đó, hậu quả là trí nhớ tức thì bị giảm, đây là triệu chứng
người bệnh hay than phiền.
+ Giảm sút tính tự trọng và lịng tin: Người bệnh thấy thiếu tin tưởng
vào bản thân mình, cảm thấy khó khăn hơn trong suy nghĩ và thực hiện
những việc mà trước đây hồn thành khơng mấy khó khăn.
+ Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng: Triệu chứng này hiếm gặp
trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.


24

+ Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan: Thiếu tự tin vào bản thân người
bệnh là thường gặp, nhưng người bệnh vẫn còn hy vọng trong tương lai sẽ
được cải thiện.
+ Những ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát: Triệu chứng này
không gặp rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
+ Ăn kém ngon miệng: Thường là cảm giác kém ngon miệng, triệu
chứng này khơng xuất hiện liên tục trong suốt q trình bệnh lý.

+ Rối loạn giấc ngủ: Có thể mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ khi bắt
đầu ngủ), mất ngủ giữa giấc (tỉnh dậy sớm vào lúc nửa đêm và khơng thể
hoặc khó ngủ tiếp), mất ngủ cuối giấc (Tỉnh dậy sớm và khơng thể ngủ tiếp).
Có thể hay có ác mộng, đơi khi người bệnh ngủ nhiều nhưng ít gặp. Rối loạn
giấc ngủ là triệu chứng làm người bệnh hay than phiền.
1.3.3 Tiêu chuẩn Chẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm:
1.3.3.1 Chẩn đoán theo ICD 10:
- Tiêu chuẩn triệu chứng: Sự hỗn hợp các triệu chứng trầm cảm cùng
tồn tại với lo âu, khơng có triệu chứng nào xem xét một cách riêng biệt là đủ
nặng để đánh giá chẩn đốn. Nếu có lo âu nặng với mức độ trầm cảm ít hơn
thì cũng cần được xem xét để đặt chẩn đoán khác. Khi cả hai hội chứng trầm
cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì trầm cảm phải được ưu tiên trước. Một số
các triệu chứng thần kinh tự trị (run, đánh trống ngực, khơ miệng, sơi bụng,
v.v...) phải có đủ dù chỉ từng hồi
- Loại trừ chẩn đoán nếu:
+ Chỉ lo âu và lo lắng q mức mà khơng có triệu chứng thần kinh tự trị.
+ Các triệu chứng đáp ứng đầy đủ nhưng xảy ra có liên quan hặt chẽ với
những biến đổi đáng kể trong đời sống hoặc các sự kiện gây stress trong
đời sống.
+ Triệu chứng trầm cảm lo âu kéo dài.
1.3.3.2 Chẩn đoán theo DSM-IV-TRTM (2000):


25

A. Thường xuyên hoặc tái diễn sự giảm cảm xúc một thời gian trong một
tháng nay.
B. Triệu chứng trên kèm theo tối thiểu có 4 trong các triệu chứng sau đây:
(1) Khó tập trung chú ý hoặc mất hứng thú;
(2) Rối loạn giấc ngủ (Khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ hoặc ngủ

không ngon giấc);
(3) Mệt mỏi hoặc cảm giác giảm năng lượng;
(4) Dễ nổi cáu ;
(5) Lo lắng quá mức ;
(6) Dễ mủi lòng (dễ chảy nước mắt) ;
(7) Quá cảnh giác đề phòng;
(8) Nghĩ đến điều xấu sẽ xảy ra;
(9) Bất hạnh (bi quan về tương lai) ;
(10) Giảm lịng tự trọng hoặc thấy vơ dụng.
C. Các triệu chứng đau buồn trên lâm sàng hoặc gây tai họa cho xã hội
hoặc ảnh hưởng đến lao động hoặc kỹ năng nghề nghiệp.
D. Triệu chứng chắc chắn không do bệnh cơ thể hoặc nghiện chất (ma túy,
dược phẩm).
E. Tất cả các triệu chứng trên phải :
(1) Không bao giờ đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đốn trầm cảm điển hình,
loạn khí sắc, rối loạn hoảng sợ hoặc rối loạn lo âu lan tỏa.
(2) Khơng đáp ứng chẩn đốn rối loạn lo âu hoặc trầm cảm ở chỗ khác.
(3) Triệu chứng khơng đáp ứng chẩn đốn cho một rối loạn tâm thần
nào khác.
Loại trừ : Các triệu chứng không được giải thích bởi việc có tang người
thân, các triệu chứng bền vững hơn 2 tháng hoặc được đặc trưng bởi rối
loạn chức năng rõ ràng, có ý nghĩ là mình vơ dụng, ý tưởng tự sát, các triệu
chứng loạn thần hoặc chậm vận động tâm thần.


×