Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chu de 7 he sinh thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.39 KB, 13 trang )

CHỦ ĐỀ 7. HỆ SINH THÁI
1. Nêu được định nghĩa quần thể
2. Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
3. Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân
số
4. Nêu được định nghĩa quần xã
5. Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã,
giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học
6. Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn

Câu 1. Thế nào là một quần thể sinh vật? Nêu một số đặc trưng của quần thể: mật
độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
1. Khái niệm quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực
nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ
mới.
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
a. Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện
tích hay thể tích.
Ví dụ: Mật độ cây bạch đàn: 625 cây/ ha đồi; Mật độ chim sẻ: 10 con/ ha đồng
lúa.
Khi mật độ quá cao, môi trường sống trở nên chật hẹp, ô nhiễm tăng, nguồn dinh dưỡng suy
giảm, cạnh tranh cùng loài tăng nên tỉ lệ tử vong tăng, sức sinh sản giảm, số lượng cá thể trong quần
thể được điều chỉnh.
Khi mật độ giảm, việc điều chỉnh mật độ xảy ra theo hướng ngược lại, số lượng cá thể trong
quần thể tăng lên.

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc
vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể
dồi dào; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống
như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh…


b. Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/ cá thể cái. Trong tự nhiên, tỉ lệ
này là 1: 1. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/ cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở
thường là 1: 1. Một số ít lồi động vật có xương sống có số lượng cá thể sơ sinh giống
đực thường cao hơn giống cái đôi chút.
Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự
tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể
đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng của chúng bằng nhau. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/
cái là 60/40. Tỉ lệ đực/ cái có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của
quần thể.
Nhưng trong nhiều trường hợp tỉ lệ này thay đổi tùy theo đặc tính của lồi, tập tính động vật,
các giai đoạn phát triển của cá thể và điều kiện mơi trường sống.
ở các lồi cơn trùng, trong đàn thường chỉ có một con cái, và nhiều con đực như mối, ong,
kiến…
Có nhiều lồi vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản vơ tính (trinh sản) như cá diếc bạc.
Khi điều kiện môi trường sống thay đổi, tỉ lệ đực cái cũng thay đổi theo.

c. Thành phần nhóm tuổi
1


Quần thể có 3 nhóm tuổi chính, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.
* Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trị
chủ yếu làm tăng cường khối lượng và kích thước của quần thể.
* Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản
của quần thể.
* Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể khơng cịn khả năng sinh sản nên không ảnh
hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần
thể. Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang nhỏ (hoặc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.

Mỗi hình thang nhỏ thể hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi, trong đó hình thang thể
hiện nhóm tuổi trước sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm
tuổi sau sinh sản.
C ác d?ng bi ?u d? hìn h th áp tu? i

A.

D? ng p hát tr i ? n

Nhóm tuổi trước sinh sản.

B. D ?ng ? n

d?
nh

Nhóm tuổi sinh sản.

C.

D? ng gi ? m s út

Nhóm tuổi sau sinh sản

A. Dạng phát triển; B. Dạng ổn định; C. Dạng giảm sút.
Câu 2. Nêu đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện
pháp lệnh về dân số
1. Đặc điểm quần thể người
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể người gồm sự phân bố dân cư theo lãnh
thổ, cấu trúc thành phần nam nữ (tỉ lệ giới tính), các nhóm tuổi, mối quan hệ giữa dân

số và sự phát triển xã hội, giữa dân số và gia đình, dân số và tài nguyên, các quy luật
của sự phát triển dân số…
- Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác
như: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
- Ngoài những đặc điểm chung của một quần thể sinh vật, quần thể người cịn có
những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác khơng có. Đó là những đặc trưng về
kinh tế - xã hội như pháp luật, hơn nhân, giáo dục, văn hóa… Sự khác nhau đó là do con
người có lao động và có tư duy.
Trong một nước tỉ lệ nam/ nữ có ảnh hưởng tới mức độ tăng, giảm dân số từng thời kì, đến sự
phân công lao động và mọi hoạt động khác của xã hội. Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào mức sinh sản tự
nhiên, tình hình tử vong của từng giới và cả đường lối phát triển dân số của một nước.
Theo dõi tình hình thực tế sinh đẻ từ trước đến nay, số bé trai mới sinh thường nhiều hơn bé
gái. Trung bình cứ 100 bé gái thì có 105 bé trai chào đời. Sau đó tỉ lệ tử vong ở nam cao hơn nữ. Đến
lứa tuổi 40 - 50 thì thường số lượng nam bằng số lượng nữ. Có nhiều lí do để giải thích cho điều đó:
+ Lí do cơ bản có lẽ là do sức chịu đựng ở nữ cao hơn nam.
+ Nhiều nơi chế độ lao động của nam giới nặng nhọc hơn nữ giới.
+ Ở một số nước, tỉ lệ nam giới tử vong trong chiến tranh cao hơn nữ giới.
+ Ở một số nơi, tệ nạn xã hội ở nam cao hơn ở nữ giới…
+ Nữ có cặp NST giới tính XX, các gen lặn trên NST X ở nữ ít biểu hiện hơn ở nam chỉ có 1
NST X.
2


* Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người:
- Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.
+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 đến 64 tuổi.
+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên.
- Có 3 dạng tháp tuổi.
- Tháp dân số thể hiện dân số đặc trưng của mỗi nước. Tháp tuổi là biểu đồ gồm

các hình chữ nhật xếp chồng lên nhau. Mỗi hình chữ nhật ứng với mỗi nhóm tuổi, xếp
từ tuổi thấp lên tuổi cao hơn. Chiều rộng của mỗi hình chữ nhật biểu thị số lượng người
ở mỗi nhóm tuổi. Độ xiên của tháp tuổi biểu thị mức độ tử vong. Độ cao của cả tháp
tuổi biểu thị tuổi thọ của quần thể.
- Một nước có dạng tháp dân số trẻ là nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều
và tỉ lệ tử vong cao ở người trẻ tuổi, số lượng người già không nhiều, tuổi thọ trung
bình thấp, tỉ lệ tăng trưởng dân số cao.
- Nước có dạng tháp dân số già có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm ít, tỉ lệ người già
nhiều, tuổi thọ trung bình khá cao.
Tháp tuổi của mỗi nước phụ thuộc vào tỉ lệ sinh đẻ và tử vong của từng lứa tuổi.
Các tỉ lệ này thay đổi tùy theo đặc điểm phát triển dân số trong mỗi giai đoạn lịch sử.
* Tăng dân sô và phát triển xã hội:
- Sự tăng giảm dân số phụ thuộc vào số người sinh ra, số người tử vong và số
người di cư. Sự tăng giảm do kết quả giữa số người sinh ra và tử vong gọi là sự tăng
giảm dân số tự nhiên. Sự tăng giảm dân số thực là sự tăng giảm dân số tự nhiên cộng
với số người nhập cư và trừ đi số người xuất cư.
- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử
vong.
* Hậu quả của tăng dân số quá nhanh: dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước
uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Chất lượng cuộc sống
thấp.
Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng, giảm dân số có
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số
- Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và tồn xã hội.
- Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng ni dưỡng, chăm sóc của mỗi gia
đình và hài hịa với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước.
Câu 3. Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ. Tại sao nói quần xã sinh vật là một cấu
trúc động ? Tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần

xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học.
1. Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều lồi khác
nhau, cùng sống trong một khơng gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối
quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn
định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với mơi trường sống của chúng.
2. Quần xã sinh vật có cấu trúc động vì:
3


- Bản thân của quần xã gồm nhiều quần thể, mỗi quần thể có mức dao động về
kiểu gen nhất định. Sự dao động về kiểu gen gắn loài với kích thước của từng quần thể.
- Các lồi trong quần xã làm biến đổi môi trường, môi trường bị biến đổi này lại
tác động đến cấu trúc của quần xã làm thay đổi thành phần và cấu trúc của quần xã.
- ở các vùng đệm của một số loài của hai quần xã xảy ra sự tác động rìa làm biến
động quần thể bởi sự xâm nhập các loài mới vào quần xã, tạo ra sự cạnh tranh làm biến
đổi tương quan kiểu gen, trong từng quần thể của quần xã.
3. Những dấu hiệu điển hình (tính chất cơ bản) của quần xã sinh vật
a. Tính chất về số lượng các loài trong quần xã
Thể hiện ở các yếu tố sau đây:
- Độ đa dạng của quần xã: là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
- Độ nhiều: là mật độ cá thể của từng quần thể trong quần xã.
- Độ thường gặp: là tỉ lệ phần trăm số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa
điểm quan sát.
b. Tính chất về thành phần loài trong quần xã:
Trong các loài của quần xã thường có một hay một vài lồi ưu thế, và lồi đặc
trưng.
- Lồi ưu thế: là lồi đóng vai trị quan trọng trong quần xã.
- Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
trong quần xã.
4. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh với quần xã.

Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự
thay đổi.
- Ví dụ: Sự thay đổi theo chu kì ngày đêm trong rừng nhiệt đới: ếch nhái, chim cú,
muỗi ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. Quần xã vùng lạnh thay
đổi theo mùa rõ rệt: cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều lồi động vật di trú để
tránh mùa đơng giá lạnh.
- Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ẩm cao…), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh
sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên,
khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu hại giảm.
- Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy
nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả
năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Sinh vật qua quá trình biến đổi dần dần thích nghi với mơi trường sống của
chúng.
5. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã: Giữa các loài trong quần xã thường
diễn ra các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch hoặc kìm hãm lẫn nhau.
6. Khống chế sinh học là gì? Cho ví dụ
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng
cá thể của một quần thể khác trong quần xã kìm hãm.
Ví dụ: Khi thời tiết thuận lợi, khí hậu ấm áp, có mưa nhỏ, cây cối xanh tươi, sâu
bọ phát triển nên số lượng cá thể chim ăn sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu
quá nhiều, quần thể sâu bọ bị chim tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng cá thể giảm nhanh,
kéo theo số lượng chim lại giảm ..
4


Ở đây, thức ăn là nhân tố kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của quần thể chim
ăn sâu.
7. Cân bằng sinh học
Do sự khống chế sinh học trong quần xã nên số lượng cá thể trong mỗi quần thể

chỉ dao động quanh mức cân bằng từ đó toàn bộ quần xã cũng dao động trong thế cân
bằng, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Sự cân bằng sinh học là hệ quả trực tiếp của sự khống chế sinh học.
8. So sánh Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật.
Giống nhau
- Đều được hình thành trong một thời gian nhất định, có tính ổn định tương đối.
- Đều bị biến đổi do tác động của ngoại cảnh.
- Đều xảy ra quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
Khác nhau
Quần thể
Quần xã
- Tập hợp những cá thể cùng loài sống - Tập hợp các quần thể của các loài khác
trong một sinh cảnh.
nhau cùng sống trong một sinh cảnh.
- Qua nhiều thế hệ cùng sống trong một - Được hình thành trong quá trình lịch sử
thời gian nhất định.
lâu dài.
- Quan hệ chủ yếu là thích nghi về mặt - Ngồi quan hệ thích nghi về sinh sản
dinh dưỡng, nơi ở, sinh sản nhằm đảm trong quần thể còn mối quan hệ chặt chẽ
bảo sự tồn tại của quần thể
giữa các quần thể thành một thể thống
nhất nhờ các mối quan hệ sinh thái hỗ
trợ và đối địch.
Câu 4. Thế nào là hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn?
- Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các
nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn
định.
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều lồi sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài
trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt

xích phía sau tiêu thụ.
- Có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng:
VD: Cỏ → Châu chấu → Ếch → rắn.
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ:
VD: Giun (ăn mùn) → Tôm → Người.
- Lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
Trong tự nhiên, một lồi sinh vật khơng phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn
mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt
xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
Câu 5: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng
như thế nào?
5


TL: Mật độ quần thể thường thay đổi theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật.
Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh,
số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.
Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở
nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác, khi số lượng
cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm
môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể điều
chỉnh trở về mức độ cân bằng.
Câu . Mật độ quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
(Trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật)
Đáp án:
- Mỗi quần thể sống trong mơi trường xác định đều có xu hướng được điều chỉnh
ở một trạng thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, cũng có
khi tăng, khi giảm phụ thuộc vào các điều kiện của mơi trường.
- Cơ chế điều hịa mật độ quàn thể là sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh

sản và tỉ lệ tử vong, nhờ đó mà tốc độ sinh trưởng của quần thể được điều chỉnh.
Ví dụ: ở quần thể thỏ ăn thực vật, do nguồn thức ăn tăng phong phú quần thể thỏ
cũng có số lượng tăng lên. Tuy nhiên, sau một thời gian, nguồn cây xanh giảm xuống do
cây bị thỏ ăn nhiều , nơi đẻ và nơi ở không đủ, dẫn đến thỏ thiếu thức ăn và số lượng
thỏ lại giảm trở lại trở về trạng thái ban đầu.
Câu 3. Tháp tuổi là gì? Có mấy dạng tháp tuổi và ý nghĩa của mỗi dạng tháp
tuổi.
Đáp án:
- Khái niệm: Tháp tuổi là biểu đồ hình tháp dùng để biểu diễn thành phần nhóm
tuổi của các cá thể trong quần thể. Tháp bao gồm nhiều hình thang, nhỏ xếp chồng lên
nhau. Mỗi hình thang thể hiện số lượng cá thể của 1 nhóm tuổi, trong đó hình thể hiện
nhóm tuổi trước sinh sản xếp dưới cùng, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm sau
sính sản.
- Các loại tháp tuổi và ý nghĩa:
+ Dạng tháp phát triển: Tháp có dạng rộng, càng lên trên, chiều ngang thu hẹp lại,
tỉ lệ sinh hiện tại của quần thể ở mức độ thấp. Tuy nhiên do nhóm tuổi trước sinh sản
chiếm tỉ lệ rất cao, nên khả năng trong tương lai, số lượng cá thể của quần thể tăng cao
khi nhóm tuổi trước sinh sản bước vào giai đoạn snh sản.
+ Dạng ổn định: Tháp có đáy trung bình, tỉ lệ của nhóm trước sinh sản và nhóm
sinh sản tương đương nhau. Quần thể có tỉ lệ sinh ở mức độ vừa phải và số lượng của
quần thể còn tiếp tục ổn định trong một thời gian dài.
+ Dạng giảm sút: Tháp có đáy hẹp, tỉ lệ nhóm trước sinh sản thấp hơn nhóm sinh
sản. Quần thể có tỉ lệ cao nhưng trong tương lai, số lượng của quần thể giảm sút.
Câu 4. Điểm giống và khác giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác.
Nguyên nhân và ý nghĩa của sự khác nhau đó là gì?
Đáp
án:
1. Giống nhau: Quần thể người và các quần thể sinh vật khác đều có các đặc điểm về
giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong ..
- Riêng ở quần thể người có những đặc điểm mà các quần thể sinh vật khác khơng

có là : kinh tế, pháp luật hơn nhân, văn hóa, giáo dục ..
6


2. Nguyên nhân và ý nghĩa của sự khác nhau
a. Nguyên nhân: Quần thể người có những điểm đặc trưng riêng cho con người:
có tư duy, có trí thơng minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong
quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
b. ý nghĩa của sự khác nhau:
Sự xuất hiện các đặc trưng như kinh tế, pháp luật, hơn nhân, văn hóa, giáo dục ,
cho thấy ở quần thể người đã hình thành các mối quan hệ mới. Ngoài các mối quan hệ
giữa con người với các dạng sinh vật khác và với các nhân tố sinh thái, con người đã
xuất hiện các mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chính các mối quan hệ này đã thúc đẩy
cho xã hội lồi người phát triển, thốt khỏi sự lệ thuộc hồn toàn vào tự nhiên và vươn
lên tác động cải tạo môi trường, làm thay đổi các nhân tố sinh thái có lợi cho mình.
Câu 5. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã và trạng thái cân bằng của
quần thể là gì ? Giữa chúng có những điểm giống và khác nhau như thế nào ?
1. Khái niệm
- Trạng thái cân bằng của quần thể: Là khả năng của mỗi quần thể, trong một mơi
trường xác định, có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể ở một trạng thái ổn định.
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng
cá thể của một quần thể khác trong quần xã kìm hãm.
2.
a. Giống nhau
- Đều dẫn đến kết quả làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh
một trạng thái cân bằng.
- Đều có liên quan với các tác động của môi trường sống ( thức ăn, kẻ thù, nơi ở ).
b. Khác nhau
Trạng thái cân bằng của quần thể
Khống chế sinh học trong quần xã

Xảy ra trong nội bộ quần thể
Xảy ra trong mối quan hệ giữa các
quần thể khác loài trong quần xã.
Yếu tố tạo ra trạng thái cân bằng là Yếu tố tạo ra sự cân bằng là do mối
các điều kiện của môi trường sống quan hệ dinh dưỡng giữa các loài với
làm ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong và tỉ nhau: loài này ăn loài khác và bị loài
lệ sinh sản của quần thể.
khác ăn.
3. Nguyên nhân của hiện tượng khống chế sinh học:
Trong quần xã, các loài sinh vật có quan hệ mật thiết về dinh dưỡng và nơi ở, loài
này là nguồn thức ăn cho loài khác. Do vậy, thường xuyên xảy ra quan hệ đối địch giữa
các lồi với nhau, tạo ra sự kìm hàm về phát triển số lượng trong mỗi quần thể.
4. Vai trò của hiện tượng khống chế sinh học
- Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong
một thế cân bằng, bảo đảm cho sự tồn tại của các loài trong quần xã, từ đó tạo nên trạng
thái cân bằng sinh học trong quần xã, bảo đảm sự ổn định của hệ sinh thái.
- Khống chế sinh học cịn có ý nghĩa thực tế lớn: là cơ sở khoa học cho biện pháp
đấu tranh sinh học, giúp con người chủ động kiểm soát các loài gây ra sự tăng hoặc
giảm số lượng của loài nào đó theo hướng có lợi mà vẫn đảm bảo sự cân bằng sinh học.
Ví dụ: Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa.
Câu 6. Hệ sinh thái
7


1. Hệ sinh thái: là một hệ thơng hồn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần
xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, gọi là sinh cảnh.
2. Thành phần cấu tạo của một hệ sinh thái:
a. Thành phần vô sinh: Đất, đá, nước, thảm mục, chế độ khí hậu ..
b. Các sinh vật:
- Sinh vật sản xuất là thực vật.

- Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
- Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
c. Các loại hệ sinh thái
Trong tự nhiên có 3 nhóm hệ sinh thái chính:
- Nhóm hệ sinh thái trên cạn ( hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên
…)
- Nhóm hệ sinh thái nước mặn ( hệ sinh thái ven biển, rừng ngập mặn …)
- Nhóm hệ sinh thái nước ngọt ( hệ sinh thái nước đứng, nước chảy ….)
3. Trình bày đặc điểm hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Đáp án
- Khí hậu nóng, ẩm, rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng.
- Động vật đa dạng phong phú. Nhiều lồi động vật leo trèo, chim thường có màu
sắc sặc sỡ. Có nhiều động vật cỡ lớn.
- Khí hậu tương đối ổn định nên vai trò của các nhân tố sinh học quan trọng hơn
so với các nhân tố vơ sinh. Chu kì hoạt động ngày đêm rõ rệt.
Rừng Việt nam thuộc rừng nhiệt đới chiếm 2/5 tổng diện tích đất đai gồm nhiều
rừng rậm, rừng thưa, rừng đá vơi, rừng ngập mặn, rừng tre nứa, có tiềm năng kinh tế
cao, cần phải có kế hoạch khai thác, tu bổ rừng hợp lí …
Câu 7. Mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái
1. Khái niệm Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều lồi sinh vật có quan hệ dinh dưỡng
với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là
sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ.
2. Các loại chuỗi thức ăn:
a. Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh:
- Bao gồm các thành phần cơ bản:
+ Sinh vật sản xuất ( cây xanh).
+ Sinh vật tiêu thụ:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: bao gồm động vật ăn thực vật, hoặc kí sinh trùng kí sinh
trên cây xanh …, sử dụng sinh vật sản xuất làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: bao gồm động vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ cấp 1

làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ cấp 3, cấp n …
+ Sinh vật phân giải: là vi sinh vật
- Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh, phân ra: chuỗi thức ăn có động vật
ăn thực vật và chuỗi thức ăn có kí sinh.
+ Chuỗi thức ăn có động vật ăn thực vật: Tiếp theo sinh vật cung cấp là động vật
ăn thực vật và sinh vật tiêu thụ cấp 1 lại được sử dụng làm thức ăn cho sinh vật ăn thịt
có kích thước lớn hơn, và sinh vật tiêu thụ cấp 2 lại được sử dụng làm thức ăn cho sinh
vật tiêu thụ cấp 3 có kích thước lớn hơn nữa ..
8


Ví dụ: Cỏ
thỏ
cáo
vi khuẩn
+ Chuỗi thức ăn có kí sinh: Trong chuỗi thức ăn này những sinh vật tiêu thụ cấp
2, cấp 3 và cấp 4 có kích thước ngày càng nhỏ và có số lượng ngày càng lớn.
Ví dụ: Cỏ
thú ăn cỏ rận
trùng roi
b. Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ đã bị phân hủy và sinh vật tiêu thụ cấp
1 là sinh vật phân hủy.
Sinh vật phân hủy ở đây có thể là động vật khơng xương sống, sống trong đất tiêu
thụ lá rụng hoặc vi khuẩn, nấm phân hủy chất hữu cơ.
Ví dụ:
Chất mùn bã
mối
nhện.
Chất mùn bã

động vật đáy
cá chép.
3. Lưới thức ăn: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới
thức ăn.
- Trong lưới thức ăn, những mắt xích thức ăn thuộc cùng mơt nhóm hợp thành
một bậc dinh dưỡng.
- Có các bậc dinh dưỡng sau:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: gồm các sinh vật sản xuất.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: gồm các sinh vật tiêu thụ cấp 1.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: gồm các sinh vật tiêu thụ cấp 2 …
4. Phân biệt giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- Lưới và chuỗi thức ăn được gắn kết liên hệ chặt chẽ, ràng buộc với nhau qua các
mắt xích thức ăn chung.
- Chuỗi thức ăn là một thành phần nhỏ trong lưới thức ăn có một số mắt xích thức
ăn chung với các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới.
- Phạm vi loài chuỗi thức ăn ít hơn so với lưới thức ăn.
- Điều kiện sinh thái trong lưới thức ăn phức tạp, bao gồm nhiều mơi trường sinh
thái hơn chuỗi thức ăn.
- Một mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn này có thể là bậc n nhưng so với toàn
bộ lưới ( khi chúng được sử dụng chung vào các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới) có
thể thuộc bậc tiêu thụ khác.
Câu 8. Quy luật hình tháp sinh thái.
a. Hình tháp sinh thái là hình sắp xếp số lồi trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh
dưỡng thấp đến bậc cao hơn theo số lượng cá thể, sinh vật lượng hoặc năng lượng, có
dạng hình tháp.
- Hình tháp sinh thái được biểu diễn bằng các hình chữ nhật có cùng chiều cao,
cịn chiều dài phụ thuộc vào số lượng cá thể, sinh vật lượng, năng lượng của từng bậc
dinh dưỡng.
- Có 3 loại hình tháp sinh thái: hình tháp số lượng, hình tháp sinh vật lượng và
hình tháp năng lượng.

- Quy luật: Sinh vật mắt lưới nào càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì sinh khối
trung bình càng nhỏ.
b. Nguyên nhân đã quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong
hệ sinh thái theo dạng hình tháp là : sinh vật thuộc mắt xích sau phải sử dụng sinh vật
thuộc mắt xích trước làm thức ăn, có nghĩa là sinh khối của sinh vật làm thức ăn phải
lớn hơn nhiều lần sinh khối của sinh vật ăn.
9


Bài tập rèn luyện kĩ năng
Bài 3. Các cây lá lốt, dương xỉ thường sống nơi ít ánh sáng ( dưới các tán lá, góc
vườn ..), các cây xà cừ, bạch đàn, thường sống ở những nơi quang đãng nhiều ánh sáng.
1. Theo dõi ( quan sát) sự sinh trưởng, phát triển của các cây đó và rút ra kết luận.
2. Có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loại cây nói trên.
Bài 4. Quan sát các hiện tượng sau:
Rễ của các cây nối liền nhau ở nhiều loài cây; Tự tỉa ở thực vật; Chim ăn sâu; Làm tổ
tập đồn giữa nhạn bể và cị; Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến và tổ mối; Hải quỳ và tơm
kí cư; Dây tơ hồng trên cây bụi; Địa y; Cáo ăn gà; Ăn lẫn nhau khi số lượng cá thể tăng
quá cao; Cây mọc theo nhóm; Giun, sán sống trong hệ tiêu hóa của lợn; Bèo dâu.
Hãy sắp xếp các hiện tượng sinh thái trên vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp.
Bài 5. Cho những tập hợp sinh vật sau đây:
Các con voi sống trong vường bách thú; Các cá thể lồi tơm sống trong hồ.
Các cá thể cá sống trong hồ; Các cây cỏ trên đồng cỏ; Các bầy voi sống trong rừng rậm
châu Phi; các con chó sói sống trong rừng; các cá thể chim trong rừng; các con chó nhà;
các con chim nuôi trong vườn bách thú.
Hãy xác định tập hợp nào là quần thể, tập hợp nào không phải là quần thể, tập hợp nào
là quần xã sinh vật.
Bài 6. Có một quần xã sinh vật gồm các lồi sinh vật sau: vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ,
mèo rừng, cỏ, thỏ.
1. Vẽ sơ đồ có thể có về mạng lưới thức ăn trong quần xã sinh vật đó. Chỉ ra mắt xích

chung của lưới thức ăn.
2. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của 2 loài sinh vật trong quần xã sinh vật
trên, từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khống chế
sinh học.
Bài 7.
Một hệ sinh thái nhận được năng lượng Mặt trời 10 6 kcal/ m2/ ngày. Chỉ có 2.5% năng
lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật
tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal; sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2.5 kcal; sinh
vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0.5 kcal.
1. Xác định sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật.
2. Xác định sản lượng thực tế ở thực vật.
3. Vẽ hình tháp sinh thái năng lượng.
4. Tính hiệu suất sinh thái.
Bài 11. Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: cào cào, ếch, cỏ, thỏ, rắn,
chuột, đại bàng, vi sinh vật.
a) Hãy vẽ lưới thức ăn trong quần xã trên.
b) Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã thì những quần thể nào bị ảnh hưởng trực tiếp và
biến động như thế nào?
Bài 12. Cho các chuỗi thức ăn sau:
1) Cỏ → Dê → Hổ → VSV
2) Cỏ → Thỏ → Hổ → VSV
3) Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → VSV
10


4) Cỏ → Thỏ → Cáo → VSV
5) Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ → VSV
6) Cỏ → Gà → Cáo → VSV
7) Cỏ → Gà → Mèo rừng → VSV
Từ các chuỗi thức ăn trên, hãy xây dựng một lưới thức ăn theo sơ đồ sau:


(1)

(2)

(5)

(3)

(6)

VSV

(4)
(7)
Bài 16. Ở thế hệ ban đầu (I 0) của một giống cây trồng cú tỉ lệ các kiểu gen: 0,2AA:
0,5Aa: 0,3aa, sau bốn thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì thế hệ I4 kết quả sẽ như thế nào ?

11


2. Vẽ lưới thức ăn:
a)
Cào cào

Cỏ

Thỏ

Ếch


Rắn

Đại
bàng

VSV
phân giải

Chuột

( Nếu sơ đồ chưa hồn chỉnh thì cho 0.25 đ)
b)
- Nếu loại rắn ra khỏi quần xã thì sẽ ảnh hưởng tới những quần thể:
cào cào, chuột, ếch, đại bàng.
- Sự biến động: Số lượng cào cào, chuột, ếch tăng vì số lồi tiêu thụ chúng
giảm; số lượng cá thể đại bàng có thể cũng tăng theo vì số lượng ếch và
chuột tăng.

12


13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×