Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn tổ chức các hoạt động giáo dục khởi nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………..…
1. Tên sáng kiến: “Tổ chức các hoạt động giáo dục khởi nghiệp cho học
sinh ở trường trung học phổ thơng”
(Đồng Thị Thuận, Mai Hồng Nhi, Phạm Văn Chương, Phạm Thị Kim Thanh,
Trần Ngọc Hân, @THPT Lương Thế Vinh)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đổi mới phương pháp giáo dục học sinh.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Ngày 28 tháng 4 năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre ban hành
chường trình số 10-CTr/TU về Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp,
với mong muốn giúp người dân Bến Tre làm giàu, thoát nghèo và tránh nguy cơ tụt
hậu về kinh tế. Đối với ngành giáo dục tỉnh nhà, trong năm 2016, Sở Giáo dục và
Đào tạo Bến Tre cũng đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt chương trình 10 với chức
năng chính là truyền thông và giáo dục khởi nghiệp. Hưởng ứng phong trào đó, từ
năm học 2016-2017, nhà trường cũng đã cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo bằng
những hành động cụ thể, trong đó có tổ chức cho học sinh tham giá hoạt động trải
nghiệm, sáng tạo với nhiều hoạt động phong phú. Bên cạnh việc cụ thể hóa việc
hưởng ứng chương trình Đồng khởi khởi nghiệp thì các hoạt động trên đã góp phần
rất lớn trong cơng tác giáo dục học sinh của nhà trường. Trong công tác giáo dục
đạo đức học sinh hiện nay, ngoài việc giáo dục học sinh thông qua các giờ giảng
dạy trên lớp cũng như các tiết hoạt động ngoại khóa hay một số hoạt động tập trung
về cơ bản đã mang lại hiệu quả tích cực. Nhóm nhận thấy rằng khi tổ chức cho các
em tham gia các hoạt động thực tiễn để nhằm giúp cho các em trải nghiệm những
1


kiến thức đã được học ở trường vào các công việc cụ thể từ đó hình thành trong các
em những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và cho việc học tập tốt hơn thì cũng từ


đó việc giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh có một bước phát triển mới. Bên cạnh
đó, từ khi chương trình số 10 của Tỉnh ủy về Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển
doanh nghiệp ra đời đã tạo một sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của
tỉnh nhà, và quan trọng hơn sức lan tỏa mạnh mẽ của chương trình 10 đã lan rộng
trong từng ngành, từng đơn vị. Xuất phát từ những hoạt động trải nghiệm mà nhóm
đã tổ chức cho học sinh từ năm học 2016-2017, trong năm học 2017-2018 nhà
trường đã có những mơ hình khởi nghiệp cụ thể trong nhà trường. Vì thế, nhóm đã
tiến hành xây dựng, triển khai sáng kiến “Tổ chức các hoạt động giáo dục khởi
nghiệp cho học sinh ở trường THPT” và đến thời điểm này đã đạt được những kết
quả khả quan.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Tiếp tục phát triển hoạt động trồng rau mầm sạch trong nhà trường
Trong năm học 2016-2017, trường thành lập 01 nhóm trồng rau mầm gồm 05
em học sinh. Đây là nhóm tiên phong trong việc thực hiện dự án khởi nghiệp của
nhà trường và là dự án khởi nghiệp đầu tiên của học sinh trung học phổ thông trên
địa bàn tỉnh Bến Tre. Các em đã tham gia cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp
cấp tỉnh lần thứ nhất và đạt giải khuyến khích; cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi
nghiệp dành cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạnh Phú và đạt
giải nhì. Sản lượng thu hoạch trung bình mỗi đợt của nhóm khoảng 10kg rau
mầm/5 ngày gieo trồng. Từ dự án ban đầu của các em đã tạo sức lan tỏa đến tập thể
học sinh và giáo viên, nhân viên nhà trường nên từ đầu năm học 2017-2018 đã có
thêm 02 nhóm tham gia vào dự án trồng rau mầm của nhà trường gồm 04 học sinh
lớp 10 và 01 bảo vệ. Hiện nay, sản phẩm của nhà trường đã được phân phối trên địa
bàn huyện Thạnh Phú và một số anh chị đang công tác tại thành phố Bến Tre biết
đến cũng đã sử dụng sản phẩm của nhà trường. Hướng tới, nhà trường sẽ liên kết
2


với một số nhóm cung cấp rau sạch tại thành phố Bến Tre để tạo đầu ra ổn định cho
sản phẩm. Đối với các em học sinh lớp 10 thì việc tham gia dự án trồng rau mầm

ngoài việc các em có thể vận dụng những kiến thức đã học được từ mơn cơng nghệ
10 thì việc tham gia dự án đã giúp các em có được một mơi trường rèn luyện hiểu
quả hơn, vừa học vừa thực hành và có cơ hội để trải nghiệm, để rèn luyện sức trẻ
của thanh niên và đóng góp một phần nhỏ của mình trong việc hưởng ứng chương
trình Đồng khởi khởi nghiệp của tỉnh nhà.
Dưới đây là một số mô tả về dự án trồng rau mầm
- Khay trồng là thùng xốp (40cmx50cmx35cm) được đục thủng một số lỗ
nhỏ ở đáy thùng.
- Giá thể: 1kg bụi xơ dừa, đất cát mịn.
- Thực hiện: Trải đều 1kg bụi xơ dừa dưới đáy thùng xốp sau đó phủ lên trên
bởi một lớp đất cát mịn khoảng 2cm, dùng tay hoặc một thanh gỗ để gạt ngang bề
mặt làm cho bề mặt trở nên bằng phẳng và dùng bình phun để làm ướt tồn bộ giá
thể trước khi gieo hạt.
- Chuẩn bị nắp thùng xốp để đậy khay sau khi gieo hạt.

3


Hình 1. Chuẩn bị đất trồng rau mầm
- Mỗi đợt gieo 6 thùng/nhóm.
- Mỗi thùng gieo 70g hạt giống.
- Sau khi gieo hạt, dùng tấm bìa carton đậy kín thùng trong 3 ngày đầu.

Hình 3. Gieo hạt rau mầm trong thùng xốp
- Chế độ chăm sóc: Tưới phun sương 2 lần/ngày (sáng, chiều). Từ ngày thứ 3
đến ngày thứ 5 tưới phun sương 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều).

Hình 4. Chăm sóc rau mầm hàng ngày

- Thời gian thu hoạch: 5 ngày sau khi gieo hạt.

- Năng suất bình quân: từ 800g đến 1kg mỗi thùng.
4


5


Hình 5. Một số hình ảnh về sản phẩm rau mầm và đóng hộp rau

6


Hình 6. Logo trên sản phẩm
3.2.2. Dự án khởi nghiệp “Trồng rau hữu cơ trong nhà trường”
Cũng xuất phát từ năm học 2016-2017 với hoạt động trải nghiệm trồng rau
trên các bồn hoa trong sân trường, nhóm đã đánh giá được hiệu quả giáo dục từ
hoạt động trên mang lại. Từ thành công bước đầu và trong dịp trưng bày sản phẩm
tại ngày hội Thanh niên Bến Tre khởi nghiệp lần thứ I năm 2017, sản phẩm của nhà
trường đã được biết đến và thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và các tổ
chức. Nhận thấy được hiệu quả của hoạt động và nhằm cụ thể hóa hơn nữa chương
trình Đồng khởi khởi nghiệp, trong năm học 2017-2018 trường tiếp tục phát triển
hoạt động trải nghiệm thành dự án khởi nghiệp của nhà trường với tên gọi: “Dự án
rau hữu cơ trong trường học” với sự tài trợ của tổ chức Seed To Table (Nhật Bản)
tài trợ ban đầu về nguồn vốn để nhà trường xây dựng và phát triển dự án. Trường
chúng tôi là một trong hai trường THPT trong tỉnh có dự án trồng rau hữu cơ ngay
trong sân trường: đây là dự án được đầu tư bài bản từ khâu xây dựng vườn rau,
kiểm nghiệm mẫu đất, mẫu nước, ủ phân hữu cơ, tập huấn,..... Tổ chức Seed To
Table tài trợ về vốn, kinh phí tập huấn, giáo viên tập huấn; cịn các hoạt động như
xây dựng nhà lưới, ủ phân, làm dung dịch thảo mộc, dung dịch dinh dưỡng, làm
đất, gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch rau,.... đều do giáo viên và học sinh của nhà

trường thực hiện.
7


Xin được mơ tả đơi nét về qui trình xây dựng và trồng rau hữu cơ theo chuẩn
PGS-Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (Participatory Guarantee Systems - PGS)
của nhà trường.
- Về diện tích vườn rau: Vườn rau được xây dựng trên 03 ơ hoa của nhà
trường với diện tích khoảng 900m2.
- Về xây dựng nhà lưới: Toàn bộ nhà lưới đều do giáo viên phụ trách nhóm và
học sinh xây dựng. Nhà lưới gồm trụ sắt có đế bê tơng, bên trên có căng cáp bọc
nhựa để giữ chắc trụ và đỡ lưới. Lưới căng trên nóc dùng 02 loại lưới trắng, đen để
cân bằng và điều tiết ánh sáng cho rau.

8


- Về ủ phân: Do nhà trường trồng rau hữu cơ theo chuẩn PGS nên trong quá
trình trồng tuyệt đối khơng được sử dụng phân hóa học, đều này tất cả học sinh
tham gia nhóm đều nắm vững. Vì vậy, nguồn phân sử dụng là phân bò. Việc ủ phân
sẽ tuân theo công thức ủ phân của nông nghiệp hữu cơ.

9


- Về dung dịch dinh dưỡng và thảo mộc: Dụng dịch dinh dưỡng đóng vai trị
quan trọng cho việc phát triển của rau bên cạnh phân bón; cịn thảo mộc giúp
phòng ngừa và điều trị một số loại sâu bệnh thường gặp trên rau. Các loại dinh
dưỡng và thảo mộc được học sinh pha chế dựa trên các công thức mà các em được
tập huấn.


- Về lực lượng tham gia: Hiện tại, tổng số học sinh, giáo viên và nhân viên
tham gia là khoảng 50 người được phân thành 10 nhóm nhỏ phụ trách 10 ơ rau.
Mỗi nhóm được phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, có tiêu chí thi đua giữa các nhóm với
nhau. Cơ Đồng Thị Thuận chỉ đạo mọi hoạt động của dự án, thầy Mai Hoàng Nhi
10


phụ trách chung và phụ trách 01 nhóm, cơ Phạm Thị Kim Thanh chịu trách nhiệm
tư vấn kỹ thuật và phụ trách 01 nhóm, thầy Phạm Văn Chương chịu trách nhiệm
phụ trách việc ủ phân và lắp đặt hệ thống tưới xoay đồng thời phụ trách 01 nhóm,
cơ Trần Ngọc Hân cùng 02 giáo viên, 04 nhân viên trong nhà trường mỗi người phụ
trách 01 nhóm. Mỗi một nhóm phụ trách 01 ô với khoảng 06 liếp rau. Các loại rau
là do các nhóm tự chọn.
- Về làm đất và gieo trồng và chăm sóc: Sau khi được tham dự các lớp tập
huấn (18 buổi) về nông nghiệp hữu cơ, các nhóm tiến hành làm đất, chia liếp và
gieo hạt. Các loại giống mà dự án sử dụng thường là: rau muống, cải xà lách, cải
thìa, hành, rau mồng tơi, bầu, bí, mướp, đậu bắp,..... Thời gian thu hoạch từng loại
rau khác nhau tùy theo vòng sinh trưởng của rau. Mỗi nhóm sẽ có sổ nhật ký theo
dõi từng liếp của nhóm với các thơng tin như: ngày gieo hạt, loại rau, ngày thu
hoạch,... Sau khi gieo trồng, các nhóm sẽ tự phân cơng nhau để chăm sóc rau, thời
gian chăm sóc thường vào buổi sáng sớm trước khi các em vào tiết 1 và buổi chiều.

11


- Về thu hoạch và bán rau: rau tới thời điểm thu hoạch sẽ được học sinh thu và
cung cấp cho học sinh, giáo viên trong nhà trường, gia đình học sinh và các hộ dân
trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Hướng tới trường sẽ tìm nguồn tiêu thụ tại thành
phố Bến Tre thông qua các của bàn kinh doanh rau sạch và rau hữu cơ.

Một số hình ảnh hoạt động của dự án trong thời gian qua

12


13


Giao lưu với dự án trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai-huyện Mỏ Cày Nam
(Ngày 27/1/2018)

14


15


Giao lưu với trường Đại học nữ sinh Gakushuin –Nhật Bản
Ngày 01/3/2018
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này đang được áp dụng tại nhà trường, đánh giá được hiệu quả của
dự án nên trong thời gian tới dự án sẽ được triển khai thêm ở 03 trường THPT
trong tỉnh, qua việc tham gia dự án của các em đặc biệt là dự án về trồng rau hữu
cơ thì ngồi việc giúp cho học sinh có thể kiểm nghiệm lại những kiến thức đã
được học cịn giúp ích cho các em thêm một tư duy mới rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay của tỉnh nhà, đó là tư duy khởi nghiệp trong học sinh THPT. Từ mầm
mống chỉ là việc trồng rau các em có thể hình thành những ý tưởng có thể khởi
nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến


16


Qua áp dụng sáng kiến này trong 04 lớp 10 của trường từ đầu năm học 20162017, và 08 lớp 10, 11 của năm học 2017-2018, nhóm thực hiện nhận thấy được
những kết quả nổi bật sau:
- Dự án khởi nghiệp đang được triển khai trong nhà trường là một mơ hình
mới về giáo dục khởi nghiệp trong trường trung học phổ thông, đáp ứng tốt yêu cầu
của công tác giáo dục khởi nghiệp của ngành được nêu trong kế hoạch số
1704/KH-SGD&ĐT ngày 12/7/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre và được
báo Đồng Khởi đăng trên chuyên mục giáo dục khởi nghiệp của báo.
- Sản phẩm từ dự án đã được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn huyện tạo được
dấu ấn trong công tác giáo dục học sinh.
- Ý thức và sự tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện của những học sinh
tham gia vào các nhóm thực hiện dự án ngày càng tiến bộ rõ rệt, được tập thể sư
phạm nhà trường đánh giá rất cao.
- Hoạt động trồng rau ngoài việc giúp cho các em trải nghiệm các kiến thức
đã được học cịn giúp các em có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc bán rau sạch
mà các em tự trồng. Đây xem như là hoạt động thiết thực nhất của học sinh nhà
trường nhằm thực hiện chương trình Đồng khởi khởi nghiệp của Tỉnh ủy.
3.5. Tài liệu kèm theo:
1. Bài báo cáo của học sinh về thực hiện dự án rau hữu cơ trong nhà trường.
2. Trích nhật ký vườn rau của nhóm số 1.
3. Trích bài báo của báo Đồng Khởi.
4. Danh sách các nhóm tham gia dự án.

Bến Tre, ngày 01 tháng 3 năm 2018

17




×