Tải bản đầy đủ (.pdf) (317 trang)

Bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.2 MB, 317 trang )

.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÂN TÍCH
CHUYỂN VỊ DIDACTIC CHO SINH VIÊN
SƯ PHẠM VẬT LÝ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÂN TÍCH
CHUYỂN VỊ DIDACTIC CHO SINH VIÊN
SƯ PHẠM VẬT LÝ
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 9140111

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐỖ HƯƠNG TRÀ


THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác
giả. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kì cơng trình khoa học nào.

Thái Ngun, tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Vân


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành được luận án, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu
sắc tới:
- GS.TS Đỗ Hương Trà - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện luận án bằng tất cả sự tận tâm và nhiệt huyết.
Người đã truyền cho tơi cảm hứng để có thể vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực phấn
đấu để tiến bộ và trưởng thành trên con đường học tập và nghiên cứu.
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, ban Chủ nhiệm Khoa Vật lý, các giảng
viên trong Bộ môn Giáo dục Vật lý - Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên, các sinh viên sư phạm Vật lý K50 đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi

trong q trình học tập, nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm.
- Ban Giám hiệu trường Đại học Hùng Vương, lãnh đạo Khoa Khoa học Tự
nhiên, các thầy cô bộ môn Vật lý, các thầy cô trong khoa Khoa học Tự nhiên, đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần và thời gian cho tôi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân yêu, các em
sinh viên đã ln động viên, cổ vũ, khích lệ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận án.

Thái Nguyên, tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Vân


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
7. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 5
8. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........ 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 7
1.1.1. Đào tạo theo năng lực thực hiện ............................................................. 7
1.1.2. Nghề sư phạm.......................................................................................... 7
1.1.3. Khái niệm chuyển vị didactic.................................................................. 7
1.1.4. Các “mắt xích” trong quá trình chuyển vị didactic ................................. 9
1.1.5. Các giai đoạn trong quá trình chuyển vị didactic ................................. 13
1.2. Nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề cho sinh viên sư
phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện............................................................ 15
1.2.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới .................................................... 15
1.2.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 16
1.3. Nghiên cứu về chuyển vị didactic ............................................................ 19
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về chuyển vị didactic trên thế giới ................. 19
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về chuyển vị didactic ở Việt Nam .................. 23


iv

1.4. Nghiên cứu về năng lực chuyển vị didactic ............................................. 24
1.4.1. Các kết quả nghiên cứu về năng lực chuyển vị didactic trên thế giới ...... 24
1.4.2. Các kết quả nghiên cứu về năng lực chuyển vị didactic ở Việt Nam ..........25
Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI
DƯỠNG NĂNG LỰC PHÂN TÍCH CHUYỂN VỊ DIDACTIC

BÊN NGOÀI CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝ .............................. 28
2.1. Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị
didactic bên ngồi cho sinh viên sư phạm Vật lý ........................................... 28
2.1.1. Năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
năng lực............................................................................................................ 28
2.1.2. Năng lực chuyển vị didactic và năng lực phân tích chuyển vị
didactic bên ngồi ......................................................................................... 30
2.1.3. Chuỗi chuyển vị didactic trong quá trình đào tạo giáo viên ..................... 37
2.1.4. Đóng góp của năng lực chuyển vị didactic vào việc hình thành và
phát triển năng lực nghề sư phạm ................................................................... 41
2.1.5. Vai trị của bồi dưỡng trong sự hình thành và phát triển năng lực
chuyển vị didactic............................................................................................ 48
2.1.6. Khái niệm bồi dưỡng năng lực chuyển vị didactic ............................... 49
2.1.7. Đặc điểm học tập của sinh viên ở bậc đại học ...................................... 50
2.1.8. Nguyên tắc đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực phân tích
chuyển vị didactic bên ngồi ........................................................................... 51
2.1.9. Đường phát triển các năng lực thành tố của năng lực phân tích
chuyển vị didactic bên ngồi ........................................................................... 52
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị
didactic bên ngồi cho sinh viên sư phạm Vật lý ........................................... 53
2.2.1. Mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng khảo sát ..................... 53
2.2.2. Thang đo, cách đánh giá và phân loại ................................................... 55
2.2.3. Kết quả q trình khảo sát và phân tích ................................................ 56


v

2.3. Biện pháp bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic cho
sinh viên sư phạm Vật lý ................................................................................. 67
2.3.1. Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun ......... 67

2.3.2. Bồi dưỡng thông qua các hoạt động trải nghiệm của người học .......... 70
2.3.3. Tăng cường sự tương tác nhóm và hiệu quả trong hoạt động
nhóm bằng cách sử dụng kĩ thuật “vết dầu loang” ......................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 75
Chương 3. THIẾT KẾ QUY TRÌNH, NỘI DUNG BỒI DƯỠNG VÀ
CƠNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHÂN TÍCH CHUYỂN VỊ
DIDACTIC BÊN NGỒI CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝ .............76
3.1. Quy trình chung của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyển vị
didactic cho sinh viên sư phạm Vật lý ............................................................ 76
3.1.1. Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bồi dưỡng ........................................... 76
3.1.2. Giai đoạn 2: Thiết kế nội dung bồi dưỡng ............................................ 76
3.1.3. Giai đoạn 3: Tổ chức bồi dưỡng ........................................................... 78
3.1.4. Giai đoạn 4: Đánh giá hiệu quả bồi dưỡng ........................................... 79
3.1.5. Quy trình bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngồi ...... 80
3.2. Quy trình bồi dưỡng các năng lực thành tố của năng lực phân tích
chuyển vị didactic bên ngồi ........................................................................... 81
3.2.1. Quy trình bồi dưỡng năng lực thành tố ETC1 ...................................... 81
3.2.2. Quy trình bồi dưỡng năng lực thành tố ETC2 ...................................... 81
3.2.3. Quy trình bồi dưỡng năng lực thành tố ETC3 ...................................... 82
3.2.4. Quy trình bồi dưỡng năng lực thành tố ETC4 ...................................... 82
3.3. Thiết kế nội dung bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic
bên ngoài cho sinh viên sư phạm Vật lý ......................................................... 82
3.3.1. Vai trị các mơn Vật lý đại cương trong việc bồi dưỡng năng lực
phân tích chuyển vị didactic bên ngoài cho sinh viên sư phạm Vật lý ........... 82
3.3.2. Xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức về năng lực chuyển vị
didactic ............................................................................................................ 85
3.3.3. Xây dựng các mô đun hướng dẫn tự học trong quá trình bồi
dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngồi................................. 87
3.3.4. Website hỗ trợ hoạt động tự học ........................................................... 87



vi

3.4. Thiết kế tiến trình dạy học bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị
didactic bên ngồi cho sinh viên sư phạm Vật lý ............................................ 90
3.5. Đánh giá năng lực phân tích chuyển vị didactic ...................................... 92
3.5.1. Đánh giá theo năng lực ......................................................................... 92
3.5.2. Đánh giá năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài .................. 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 103
Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 104
4.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm ...................................... 104
4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................... 104
4.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................... 104
4.1.3. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .................................................. 104
4.1.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ............................................................ 105
4.2. Thực nghiệm sư phạm vòng 1 ................................................................ 110
4.2.1. Trước thực nghiệm sư phạm vòng 1 ................................................... 110
4.2.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm vòng 1 ............................................. 111
4.2.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 ....................... 112
4.2.4. Những điểm cần chú ý ở lần thực nghiệm sư phạm vòng 2 ............... 115
4.3. Thực nghiệm sư phạm vòng 2 ................................................................ 117
4.3.1. Diễn biến thực nghiệm sư phạm vòng 2 ............................................. 117
4.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2 ................................................ 120
4.3.3. Nghiên cứu trường hợp 5 sinh viên..................................................... 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................. 150
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 154
PHỤ LỤC



iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Chương trình

CTĐT

: Chương trình đào tạo

CVD

: Chuyển vị didactic

NLDH

: Năng lực dạy học

DH

: Dạy học

NLTH

: Năng lực thực hiện

ĐHSP


: Đại học sư phạm

NLTT

: Năng lực thành tố

ĐT

: Đào tạo

NXB

: Nhà xuất bản

ĐTGV

: Đào tạo giáo viên

PPDH

: Phương pháp dạy học

ETC

: External_transposition competence QTCV
(năng lực chuyển vị bên ngoài)

NLPTCVD : Năng lực phân tích chuyển
vị didactic


: Q trình chuyển vị

SGK

: Sách giáo khoa

SP

: Sư phạm

GD & ĐT : Giáo dục và ĐT

SV

: Sinh viên

GV

: Giáo viên

SVSP

: Sinh viên sư phạm

GiV

: Giảng viên

SVSPVL


: Sinh viên sư phạm vật lý

HS

: Học sinh

TB

: Trung bình

ITC

: Internal transposition competence

THPT

: Trung học phổ thông

(năng lực chuyển vị bên trong)

THCS

: Trung học cơ sở

GD

: Giáo dục

KH


: Khoa học

TN

: Thực nghiệm

KN

: Kĩ năng

TNSP

: Thực nghiệm sư phạm

KT

: Kiến thức

VL

: Vật lý

NL

: Năng lực

VLĐC

: Vật lý đại cương


VLPT

: Vật lý phổ thông

NLCVD : Năng lực chuyển vị didactic


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.

So sánh “Định luật II Newton” trong SGK Vật lý ở Mỹ và ở Việt Nam ....... 11

Bảng 1.2.

So sánh khái niệm “Gia tốc” viết cho SV và khái niệm “Gia tốc”
viết cho HS phổ thông .......................................................................... 14

Bảng 2.1.

Cấu trúc NLPTCVD bên ngoài của SVSPVL. ..................................... 32

Bảng 2.2.

Cấu trúc NLCVD bên trong của SVSPVL. .......................................... 34

Bảng 2.3.

So sánh hai chuỗi chuyển vị trong quá trình ĐTGV Vật lý ................. 41


Bảng 2.4.

Các mức độ đạt được của các NLTT của NLPTCVD bên ngoài ......... 52

Bảng 2.5.

Nội dung, phương pháp, đối tượng và phạm vi khảo sát ..................... 53

Bảng 2.6.

Cách thức đánh giá và phân loại các nội dung nghiên cứu .................. 55

Bảng 2.7.

Tỉ lệ khối kiến thức KH GD trong CTĐT ở một số trường SP ............ 56

Bảng 2.8.

Kết quả trả lời phiếu phỏng vấn của GiV, GV và SV .......................... 58

Bảng 2.9.

Trích mục tiêu chi tiết một số học phần trong CTĐT ngành
SPVL, trường ĐHSP Thái Nguyên ..................................................... 61

Bảng 2.10. Biểu hiện NLPTCVD bên ngoài với SV năm thứ ba ........................... 62
Bảng 2.11. Biểu hiện NLPTCVD bên ngoài với SV năm thứ 4 ............................. 62
Bảng 3.1.


Phân bố nội dung Cơ học, Nhiệt học và VL phân tử cho các lớp
phổ thông (CT hiện hành) ..................................................................... 84

Bảng 3.2.

Mạch phát triển của một số chủ đề kiến thức VLPT ............................ 85

Bảng 3.3.

Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá NLPTCVD bên ngồi ........................ 95

Bảng 3.4.

Cách thức chuẩn hóa cơng cụ đo .......................................................... 97

Bảng 3.5.

Cách thức đánh giá các nội dung bồi dưỡng NLCVD........................ 101

Bảng 4.1.

Đối tượng và thời gian thực nghiệm ................................................... 105

Bảng 4.2.

Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ......................................................... 106

Bảng 4.3.

Mơ tả chi tiết mục đích và cách thu thập số liệu thực nghiệm ........... 108


Bảng 4.4.

Cách xử lí các số liệu thực nghiệm ..................................................... 109

Bảng 4.5.

Thống kê mô tả kết quả học tập môn Cơ học, Nhiệt học của SV
nhóm TN1 ........................................................................................... 110

Bảng 4.6.

Thống kê mơ tả kết quả tự đánh giá của SV nhóm TN1 về mức
độ thực hiện các NLTT của NLCVD bên ngoài ................................. 110


vi
Bảng 4.7.

Hệ số tương quan giữa kết quả chấm của 3 cán bộ chấm (thang
điểm 10) .............................................................................................. 113

Bảng 4.8.

Thống kê mơ tả điểm kiểm tra kiến thức CVD nhóm TN1 ................ 113

Bảng 4.9.

Những điểm cần chỉnh sửa bổ sung sau TNSP vòng 1 và hướng
khắc phục ............................................................................................ 115


Bảng 4.10. Thống kê mô tả kết quả học tập môn Cơ học, Nhiệt học của SV
nhóm TN2 và TN3 .............................................................................. 117
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm TN2 và TN3 dựa vào
điểm môn Cơ học và Nhiệt học. ......................................................... 118
Bảng 4.12. Thống kê mô tả kết quả tự đánh giá của SV nhóm TN2, TN3 về
mức độ thực hiện các NLTT của NLCVD bên ngoài ......................... 118
Bảng 4.13. Thống kê mô tả điểm kiểm tra kiến thức CVD nhóm TN2, TN3 ...... 121
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm TN2, TN3 về điểm
kiểm tra KT CVD ............................................................................... 122
Bảng 4.15. Hệ số Cronbach’s Alpha ..................................................................... 123
Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu như một bài kiểm tra bị bỏ đi .............. 123
Bảng 4.17. Thống kê mơ tả điểm KN CVD bên ngồi của nhóm TNSP vòng 2 ..... 123
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình về các NLTT 130giữa
nhóm TN2 và TN3 .............................................................................. 130
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test về sự khác biệt
giữa KN chuyển vị của hai nhóm TN2, TN3 ..................................... 130
Bảng 4.20. Kết quả đánh giá thái độ, hành vi của SV .......................................... 131
Bảng 4.21. Kết quả phân tích tương quan giữa thái độ và hành vi ....................... 132
Bảng 4.22. Tương quan giữa KT, KN chuyển vị với thái độ, hành vi 133của
SV trong quá trình chuyển vị ngồi .................................................... 133
Bảng 4.23. Mơ hình hồi quy.................................................................................. 133
Bảng 4.24. Kết quả phân tích ANOVA ................................................................ 134
Bảng 4.25. Các hệ số kiểm định hồi quy .............................................................. 134
Bảng 4.26. Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman.................................. 136
Bảng 4.27. Kết quả điểm đánh giá NLTT của SV T.T.Tr .................................... 137


vii
Bảng 4.28. Ưu điểm và hạn chế của SV T.T.Tr khi thực hiện chuyển vị ngoài ...... 138

Bảng 4.29. Kết quả điểm đánh giá NLTT của SV Đ.T.A ..................................... 140
Bảng 4.30. Ưu điểm và hạn chế của SV Đ.T.A khi thực hiện chuyển vị ngoài .. 141
Bảng 4.31. Kết quả điểm đánh giá NLTT của SV V.N.M .................................... 142
Bảng 4.32. Ưu điểm và hạn chế của SV V.N.M khi thực hiện chuyển vị ngoài ..... 143
Bảng 4.33. Kết quả điểm đánh giá NLTT của SV L.B.S ...................................... 144
Bảng 4.34. Ưu điểm và hạn chế của SV L.B.S khi thực hiện chuyển vị ngoài .... 145
Bảng 4.35. Kết quả điểm đánh giá NLTT của SV V.T.T.H ................................. 147
Bảng 4.36. Ưu điểm và hạn chế của SV V.T.T.H trong khi thực hiện chuyển
vị ngoài ............................................................................................... 148


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ CVD theo Develey, M. ................................................................... 8
Hình 1.2. Minh họa sự khác biệt giữa KT bác học, KT cần dạy (trong SGK
Sinh học của Pháp) và KT mà HS học được về tế bào động vật, tế
bào thực vật ............................................................................................. 12
Hình 2.1. Mơ hình phát triển NL ............................................................................ 29
Hình 2.2. Minh họa cấu trúc NLCVD của SVSPVL .............................................. 31
Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi chuyển vị do GiV thực hiện ................................................ 38
Hình 2.4. Sơ đồ chuỗi chuyển vị do SVSP thực hiện ............................................. 39
Hình 2.5. Chuỗi chuyển vị trong quá trình ĐTGV ................................................. 40
Hình 2.6. Mơ tả sự phát triển NLTT của NLPTCVD bên ngồi ............................ 53
Hình 2.7. Biểu đồ so sánh điểm TB đánh giá mức độ các biểu hiện
NLPTCVD bên ngoài của SVSPVL năm thứ 3 và năm thứ 4 của
cả hai trường ........................................................................................... 63
Hình 2.8. Biểu đồ biểu diễn tần suất bồi dưỡng các thành tố của NLPTCVD
bên ngoài chung ở cả hai trường ............................................................. 64
Hình 2.9. Đánh giá của SV về chất lượng bồi dưỡng NLPTCVD bên ngồi ......... 65

Hình 2.10. Nhu cầu bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài của SVSPVL ....................... 65
Hình 2.11. Biểu diễn cách “loang” của SV .............................................................. 73
Hình 2.12. Minh họa kết quả sau khi “loang” giữa 4 nhóm SV ............................... 73
Hình 3.1. Quy trình bồi dưỡng NLCVD cho SVSPVL .......................................... 77
Hình 3.2. Quy trình bồi dưỡng NLPTCVD bên ngồi cho SVSPVL ..................... 80
Hình 3.3. Giao diện website www.chuyenvididactic.com...................................... 88
Hình 3.4. Sơ đồ cấu trúc và chức năng của Website .............................................. 88
Hình 3.5. Nội dung mơ đun tự học trên Website .................................................... 89
Hình 3.6. Minh họa sơ đồ đánh giá NLPTCVD bên ngồi .................................... 94
Hình 3.7. Quy trình xây dựng cơng cụ đánh giá NLCVD ...................................... 96
Hình 4.1. SV trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ trong TNSP vịng 1 ............. 112
Hình 4.2. Biểu đồ phân loại mức độ KT của SV nhóm chuyển vị TN1 ............... 113


vii
Hình 4.3. SV tích cực thảo luận nhóm .................................................................. 114
Hình 4.4. Hình ảnh các nhóm TNSP ở vịng 2 ..................................................... 119
Hình 4.5. Cách giải thích về sự khác biệt trong cách hình thành kiến thức
của SV D.T.T.T trong bài Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt và Những
ứng dụng của định luật Becnuli ............................................................ 120
Hình 4.6. Bài làm các giai đoạn hình thành KT của SV N.T.M ........................... 121
Hình 4.7. Bài làm sơ đồ logic hình thành KT của SV V.N.M .............................. 121
Hình 4.8. Phân phối điểm kiểm tra KT CVD của nhóm TN2, TN3 ..................... 122
Hình 4.9. Phân loại mức độ các NLTT đầu vào của SV ...................................... 124
Hình 4.10. Đồ thị biểu diễn sự phát triển NLTT ETC1 của SV nhóm TN2 .......... 124
Hình 4.11. Đồ thị biểu diễn sự phát triển NLTT ETC1 của SV nhóm TN3 .......... 125
Hình 4.12. Đồ thị biểu diễn sự phát triển NLTT ETC2 của SV nhóm TN2 .......... 125
Hình 4.13. Đồ thị biểu diễn sự phát triển NLTT ETC2 của SV nhóm TN3 .......... 126
Hình 4.14. Đồ thị biểu diễn sự phát triển NLTT ETC3 của SV nhóm TN2 ......... 126
Hình 4.15. Đồ thị biểu diễn sự phát triển NLTT ETC3 của SV nhóm TN3 ......... 127

Hình 4.16. Đồ thị biểu diễn sự phát triển NLTT ETC4 của SV nhóm TN2 .......... 127
Hình 4.17. Đồ thị biểu diễn sự phát triển NLTT ETC4 của SV nhóm TN3 .......... 128
Hình 4.18. Phân loại mức các NLTT đánh ra đầu ra .............................................. 129
Hình 4.19. Đường cong phân phối chuẩn của phần dư .......................................... 135
Hình 4.20. Biểu đồ Normal P-P Plot ...................................................................... 135
Hình 4.21. Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá
trị dự đốn chuẩn .................................................................................. 135
Hình 4.22. Sự phát triển các NLTT của NLCVD bên ngoài của SV T.T.Tr .......... 137
Hình 4.23. Minh họa phần làm tốt của SV T.T.Tr.................................................. 139
Hình 4.24. Sự phát triển các NLTT của NLCVD bên ngồi của SV Đ.T.A .......... 140
Hình 4.25. Sự phát triển các NLTT của NLCVD bên ngoài của SV V.N.M ......... 143
Hình 4.26. Sự phát triển các NLTT của NLCVD bên ngồi của SV L.B.S ........... 145
Hình 4.27. Sự phát triển các NLTT của NLCVD bên ngoài của SV V.T.T.H ....... 147
Hình 4.28. Minh họa phần hạn chế trong bài làm của sinh viên V.T.T.H..............149


vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1.

Phiếu phỏng vấn giảng viên (Dành cho Giảng viên dạy Vật lý) ...... PL1

Phụ lục 2.

Phiếu phỏng vấn giáo viên phổ thông (Dành cho Giáo viên
Vật lý THPT) .......................................................................... PL4

Phụ lục 3.


Phiếu phỏng vấn sinh viên (Dành cho Sinh viên sư phạm Vật lý) ... PL6

Phụ lục 4.

Bảng hỏi về năng lực chuyển vị didactic và hoạt động bồi dưỡng
năng lực chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm vật lý (Dành
cho Sinh viên sư phạm Vật lý) ......................................................... PL8

Phụ lục 5.

Bảng hỏi về năng lực chuyển vị didactic và hoạt động bồi dưỡng
năng lực chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm vật lý (Dành
cho sinh viên sư phạm Vật lý) ........................................................ PL20

Phụ lục 7.

Ma trận đề kiểm tra kiến thức về chuyển vị didactic, năng lực
chuyển vị didactic ........................................................................... PL22

Phụ lục 8.

Đề kiểm tra kiến thức về chuyển vị didactic, năng lực chuyển vị
didactic ............................................................................................ PL23

Phụ lục 9.

Bảng hòi thái độ đối với việc bồi dưỡng năng lực phân tích
chuyển vị didactic bên ngoài .......................................................... PL29

Phụ lục 10. Bảng kiểm quan sát thái độ, hành vi của người học trong quá

trình bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngồi . PL31
Phụ lục 11. Phiếu đánh giá năng lực phân tích kiến thức thuộc giai đoạn khác
nhau của q trình chuyển vị ngoài ................................................ PL32
Phụ lục 12. Phiếu đánh giá năng lực phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức,
con đường hình thành và lập sơ đồ của tiến trình khoa học xây
dựng và vận dụng kiến thức ........................................................... PL35
Phụ lục 13. Phiếu đánh giá năng lực chỉ ra ứng dụng của kiến thức trong kĩ
thuật và trong thực tiễn ................................................................... PL38
Phụ lục 14. Phiếu đánh giá năng lực cấu trúc lại nội dung kiến thức trong sách
giáo khoa ......................................................................................... PL39
Phụ lục 15. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về chuyển vị didactic, năng lực
chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm vật lý ............................ PL40


viii
Phụ lục 16. Hướng dẫn tự học mô đun “Kiến thức về chuyển vị didactic, năng
lực chuyển vị didactic” ................................................................... PL59
Phụ lục 17. Hướng dẫn tự học tiểu mô đun 2.1. “Phân tích kiến thức thuộc
giai đoạn khác nhau của q trình chuyển vị ngồi” ...................... PL65
Phụ lục 18. Hướng dẫn tự học tiểu mơ đun 2.2. “Phân tích mục tiêu, đặc điểm
nội dung kiến thức trong sách giáo khoa” ...................................... PL67
Phụ lục 19. Hướng dẫn tự học tiểu mô đun 2.3. “Phân tích con đường hình
thành, lập sơ đồ của tiến trình khoa học xây dựng và vận dụng
kiến thức”........................................................................................ PL70
Phụ lục 20. Hướng dẫn tự học tiểu mô đun 2.4. “Chỉ ra những ứng dụng của
kiến thức trong kĩ thuật và trong thực tiễn”.................................... PL73
Phụ lục 21. Danh sách sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm .......... PL75
Phụ lục 22. Một số số liệu trung gian ................................................................ PL76
Phụ lục 23. Sản phẩm mong đợi một số phiếu học tập được sử dụng trong quá
trình bồi dưỡng ............................................................................... PL79

Phụ lục 24. Phiếu chấm bài của sinh viên (CT bồi dưỡng NLCVD cho SV sư
phạm Vật lý) ................................................................................... PL92
Phụ lục 25. Phân tích chuyển vị ngồi một số kiến thức Vật lý đại cương ....... PL95
Phụ lục 26. Bảng tổng hợp điểm chấm bài kiểm tra kiến thức chuyển vị
didactic của sinh viên sư phạm Vật lý .......................................... PL112
Phụ lục 27.

Kết quả điểm thơ kĩ năng phân tích chuyển vị didactic bên ngồi ........PL113

Phụ lục 28. Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm ........................................ PL116
Phụ lục 29. Chương trình chi tiết các mơ đun bồi dưỡng ................................ PL117
Phụ lục 30. Tiến trình dạy học bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị
didactic bên ngồi ......................................................................... PL120
Phụ lục 31. Giải thích một số thuật ngữ .......................................................... PL128
Phụ lục 32.

Thực tiễn và nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyển vị didactic bên
trong của sinh viên sư phạm Vật lý ........................................................ PL132


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới GD & ĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần
Nghị quyết 29-NQ/TW [4], CT hành động thực hiện Nghị quyết 29 của Chính phủ
[15] và CT GD phổ thông tổng thể [13] đã và đang đặt ra cho q trình ĐTGV nói
chung và GV Vật lý nói riêng một số thách thức sau:
Một là, thách thức từ yêu cầu về phẩm chất, NL cần đạt đối với HS. Thách
thức này địi hỏi GV trong DH phải hình thành và phát triển cho HS 3 NL chung cốt
lõi thông qua tất cả các môn học và hoạt động GD; 7 NL chuyên môn thông qua một

số môn học và hoạt động GD nhất định.
Hai là, thách thức từ việc đổi mới CT SGK địi hỏi GV phải có NLDH tích
hợp và NLDH phân hóa. GV sẽ phải thiết kế được những chủ đề DH trong đó đề cập
đến các KT tích hợp liên mơn và xây dựng các chuyên đề học tập nhằm thực hiện yêu
cầu phân hóa sâu, giúp HS tăng cường KT và KN thực hành, vận dụng KT giải quyết
một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp [13].
Ba là, thách thức từ yêu cầu về phương pháp GD. Các môn học và hoạt động
GD trong nhà trường đều phải áp dụng các phương pháp để tích cực hố hoạt động
của người học. Thách thức này yêu cầu GV phải biết tổ chức, hướng dẫn hoạt động
cho HS, tạo mơi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để
khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện NL,
nguyện vọng của bản thân,... Điều đó đồng nghĩa với việc GV phải rất am hiểu và
vận dụng thành thạo các vấn đề lí luận về các con đường hình thành các loại tri thức
khác nhau vào từng vấn đề cụ thể trong thực tiễn DH.
Bốn là, thách thức từ yêu cầu về phát triển CT nhà trường bao gồm các khâu
đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện CT trong quá trình thực hiện. Dựa trên nội
dung và yêu cầu cần đạt của CT GD phổ thông, các trường xây dựng kế hoạch GD
riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng GD.
Để giải quyết tốt tất cả những thách thức nêu trên thì GV, SVSP cần được
bồi dưỡng Năng lực chuyển vị didactic (viết tắt là NLCVD) với hai hợp phần là
NLPTCVD bên ngoài và NLCVD bên trong. Trong đó, NLPTCVD bên ngồi (phân


2
tích được sự chuyển đổi những tri thức bác học thành tri thức cần dạy phù hợp với
đặc điểm HS, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương) giúp GV đáp ứng
thách thức thứ hai và thứ tư; NLCVD bên trong (lựa chọn, vận dụng linh hoạt các
hình thức tổ chức DH và PPDH để biến tri thức cần dạy quy định trong CT môn học
thành tri thức được dạy trên lớp học) giúp GV đáp ứng thách thức thứ nhất và thứ

ba. Tuy nhiên, thực tiễn ĐT, bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV, SVSP hiện nay cho thấy
mới quan tâm NLCVD bên trong mà ít quan tâm NLPTCVD bên ngoài.
1.2. Những thay đổi trọng tâm trong ĐTGV những năm gần đây ở các trường
SP bao gồm: ĐT, bồi dưỡng chuyển mạnh theo hướng ĐT tiếp cận NLTH; tăng
thời lượng dành cho kiến thức KH GD (KT nghề ĐT về nghiệp vụ) bằng việc bổ
sung các học phần hỗ trợ cho SVSP có thể dạy tốt ở trường phổ thông. Tuy nhiên,
thời lượng dành cho khối kiến thức KH GD còn khiêm tốn so với các nước phát
triển (các nước phát triển có thể dành tới 50% thời lượng ĐT trong trường SP để ĐT
nghề cho SV [20]). Mặt khác, việc dạy khối KT KH chuyên ngành cơ bản (kiến
thức ĐT về chuyên môn) và khối kiến thức KH GD cịn rời rạc với nhau. Để tăng
tính “nghề” cho SVSP, tăng sự khớp nối giữa đào tạo KT KH cơ bản và kiến thức
KH GD đã có những đề xuất như:
 Tích hợp ĐT chun mơn và ĐT nghiệp vụ, cần làm cho việc ĐT chuyên
môn thấm đẫm tính nghiệp vụ, góp phần tích cực vào việc thực hiện ĐT cho sinh
viên sư phạm NLDH và GD. Ngược lại, việc ĐT nghiệp vụ cũng phải góp phần làm
SVSP nắm vững nội dung các môn học phải dạy ở phổ thông theo đúng yêu cầu của
CT. Những môn học có liên quan trực tiếp với CT phổ thơng là những mơn học có
ưu thế nhất để tích hợp ĐT chun mơn và ĐT nghiệp vụ [34];
 Tính nghiệp vụ trong ĐT ở các trường SP địi hỏi nhanh chóng giải quyết
mối quan hệ, sự liên kết giữa các bộ môn KH cơ bản và bộ môn KH GD. GiV dạy
các mơn KH cơ bản phải có ý thức dạy nghề SP cho SV. Ngược lại, các GiV dạy
các bộ môn chuyên ngành của KH GD cần dạy nghề cho SV trên nền KT KH cơ
bản vững chắc [89], [92];
 Cần tích hợp, lồng ghép rèn luyện nghiệp vụ SP vào các mơn KH chun
ngành cơ bản. Sự tích hợp như thế sẽ có tác dụng kép là vừa có KN nghiệp vụ, vừa
có KT cơ bản sâu sắc [19],...


3
Như vậy, điểm chung của các đề xuất là coi trọng việc dạy KT KH cơ bản

theo định hướng nghề nghiệp.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc bồi dưỡng cho SVSP nói chung
và SVSPVL nói riêng NLCVD (đặc biệt là NLPTCVD bên ngoài) để SV đáp ứng
tốt với những thách thức từ thực tiễn phổ thông là điều cần thiết. Một mặt, tán thành
quan điểm DH các môn KH cơ bản theo định hướng phát triển nghề nghiệp. Mặt
khác, mong muốn bồi dưỡng cho SVSPVL năng lực phân tích CVD theo tiếp cận
NLTH ngay trong chính q trình DH các môn học này, chúng tôi đã lựa chọn “Bồi
dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm Vật lý” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài cho sinh viên sư
phạm Vật lý bằng việc xác định cấu trúc năng lực chuyển vị didactic (gồm hai hợp
phần là năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài và năng lực chuyển vị
didactic bên trong) và đề xuất biện pháp bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Năng lực chuyển vị didactic, NLPTCVD bên ngoài của SV;
- Hoạt động bồi dưỡng NLPTCVD bên ngồi thơng qua các chỉ báo hành vi
của các NLTT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- NLCVD gồm NLPTCVD bên ngoài và NLCVD bên trong, luận án chỉ đề
cập tới NLPTCVD bên ngoài.
- Trong luận án, KT Vật lí đại cương (phần Cơ học, Nhiệt học) được lựa chọn
đưa vào để thiết kế các nhiệm vụ học tập bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài cho SVSPVL.
- TNSP được tiến hành với SVSPVL năm thứ 2 và năm thứ 3 trường ĐHSP
Thái Nguyên đã học xong các học phần VLĐC, đã và đang học về Lí luận DH VL.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát triển NLCVD cùng với
việc phân tích nội dung KT cần dạy VLĐC phần Cơ học, Nhiệt học thì đề xuất được
biện pháp, quy trình bồi dưỡng NLCVD nhằm bồi dưỡng được cho SVSPVL năng

lực phân tích CVD bên ngồi.


4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về chuyển vị didactic, năng lực chuyển vị didactic,
NLPTCVD bên ngồi, bồi dưỡng NLPTCVD bên ngồi.
- Tìm hiểu thực trạng NLCVD (gồm NLPTCVD bên ngoài và năng lực
chuyển vị didactic) của SVSPVL năm thứ 3, năm thứ 4, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng
năng lực chuyển vị didactic.
- Đề xuất khung năng lực chuyển vị didactic và NLPTCVD bên ngồi.
- Đề xuất biện pháp, quy trình bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài cho SVSPVL.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa kiến thức phần Cơ học, Nhiệt học ở phổ
thông với kiến thức phần Cơ học, Nhiệt học trong chương trình đào tạo SVSPVL
nhằm lựa chọn một số kiến thức Vật lý đại cương để thiết kế các nhiệm vụ học tập
sử dụng trong q trình bồi dưỡng NLPTCVD bên ngồi cho SVSPVL.
- Thiết kế nội dung bồi dưỡng NLPTCVD bên ngồi cho SVSPVL.
- Thiết kế và chuẩn hóa bộ cơng cụ đánh giá NLPTCVD bên ngoài của SVSPVL.
- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính hiệu quả của biện pháp bồi dưỡng,
quy trình bồi dưỡng NLPTCVD bên ngồi đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hố cơ
sở lí luận nhằm:
 Đánh giá sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới và ở trong nước
về đào tạo, bồi dưỡng NL nghề cho SVSP theo tiếp cận NLTH; về lý thuyết chuyển
vị didactic, năng lực chuyển vị didactic và bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài.
 Đề xuất khái niệm năng lực chuyển vị didactic, các hợp phần của năng lực
chuyển vị didactic (gồm NLPTCVD bên ngoài và NLCVD bên trong), các năng lực
thành tố của hợp phần năng lực, các biểu hiện hành vi tương ứng với từng năng lực

thành tố; thiết kế bộ cơng cụ đánh giá NLPTCVD bên ngồi.
 Đề xuất biện pháp bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng năng lực chuyển vị
didactic, quy trình bồi dưỡng các năng lực thành tố của NLPTCVD bên ngoài cho
SVSPVL.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Dùng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp để thăm dò ý
kiến của giảng viên dạy phương pháp dạy học Vật lý, SVSPVL năm thứ 3, thứ 4 về:


5
Biểu hiện năng lực chuyển vị didactic (NLPTCVD bên ngoài và NLCVD bên trong)
của SVSPVL; hiện trạng bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài và NLCVD bên trong
cho SVSPVL; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài
cho SVSPVL.
- Phương pháp quan sát: Quan sát, theo dõi và ghi chép các khó khăn của sinh
viên gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ; Sử dụng bảng kiểm quan sát để đánh giá được
thái độ, hành vi của sinh viên trong q trình bồi dưỡng NLPTCVD bên ngồi.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (không đối chứng): Thực nghiệm sư
phạm với SVSPVL năm thứ 2, thứ 3 để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của biện
pháp, quy trình bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài đề xuất trong luận án.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức seminar có sự tham gia của các chuyên
gia, phỏng vấn trực tiếp, hỏi bằng bảng hỏi các chuyên gia về: các mô đun bồi dưỡng,
đề kiểm tra, phiếu phỏng vấn, biện pháp bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng, cơng cụ
đánh giá NLPTCVD bên ngồi của SVSPVL. Thống kê, ghi chép, phân tích các ý
kiến chuyên gia bổ sung cho luận án để biện pháp và quy trình bồi dưỡng NLPTCVD
bên ngồi cho SVSPVL được đề xuất sát với thực tiễn và có tính khả thi cao.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu sản phẩm hoạt
động của SV gồm bài kiểm tra, bài báo cáo, bài thực hiện nhiệm vụ,... nhằm thu
thập thông tin về khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đánh giá mức độ biểu
hiện của các thành tố của NLPTCVD bên ngoài của SVSPVL.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Lựa chọn và phân tích đặc điểm biểu
hiện NLPTCVD bên ngoài của 5 sinh viên để làm rõ những kết quả thu được từ
thực nghiệm sư phạm.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS phiên bản 20.0
để xử lý và kiểm định các số liệu thu thập được trong q trình nghiên cứu.
7. Đóng góp mới của luận án
- Cụ thể hóa cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng NLPTCVD cho SVSPVL:
+ Phân tích và làm rõ được bản chất của quá trình chuyển vị, định nghĩa và
cấu trúc năng lực chuyển vị didactic, NLPTCVD bên ngoài, vai trị của năng lực
chuyển vị didactic trong q trình đào tạo giáo viên;
+ Xác định được những đóng góp của NLPTCVD bên ngồi vào việc hình
thành và phát triển năng lực nghề cho sinh viên sư phạm và giáo viên.


6
- Phân tích làm rõ thực trạng bồi dưỡng năng lực chuyển vị didactic cho sinh
viên trong quá trình đào tạo ở một số trường sư phạm hiện nay.
- Đề xuất được biện pháp bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng năng lực chuyển vị
didactic; thiết kế được nội dung bồi dưỡng, xây dựng được tài liệu bồi dưỡng kiến
thức năng lực chuyển vị didactic và tài liệu hướng dẫn tự học dạng mô đun bồi
dưỡng các năng lực thành tố của NLPTCVD bên ngồi cho SVSPVL ứng với quy
trình đã thiết kế.
- Xây dựng được website hỗ trợ hoạt động tự học cho sinh viên trong quá
trình bồi dưỡng.
- Xây dựng, chuẩn hóa được bộ cơng cụ đánh giá NLPTCVD bên ngồi cho
SVSPVL.
- Quy trình bồi dưỡng đã được thực nghiệm, phân tích có thể làm tài liệu
tham khảo cho giảng viên các trường sư phạm, đặc biệt với các trường có đào tạo
ngành sư phạm vật lý.

8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các cơng trình liên
quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan lịch sử các vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng NLPTCVD bên
ngoài cho SVSPVL;
- Chương 3: Thiết kế quy trình, nội dung bồi dưỡng và cơng cụ đánh giá
NLPTCVD bên ngồi cho SVSPVL;
- Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.


7
Chương 1
TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Đào tạo theo năng lực thực hiện
ĐT theo NLTH là một phương thức ĐT dựa chủ yếu vào những tiêu chuẩn quy
định cho một nghề (ĐT theo định hướng đầu ra) và ĐT theo các tiêu chuẩn đó (CTĐT
được xây dựng trên kết quả phân tích nghề) [86]. Nội dung ĐT theo tiếp cận NLTH là
NL giải quyết các nhiệm vụ tại một vị trí việc làm xác định. Đơn vị của NLTH là các
thành tố NL được xác định bởi công việc mà người lao động thực hiện. Để thực hiện
một công việc, người lao động (GV) phải có:  Kiến thức: Biết tại sao phải làm như
thế, tại sao làm khác sẽ hư hỏng;  Kĩ năng: Khả năng sử dụng các công cụ lao động và
tư liệu để làm ra sản phẩm theo các tiêu chuẩn kĩ thuật đã quy định;  Thái độ: Làm
việc đầy đủ với ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong sự liên đới xã hội [18].
1.1.2. Nghề sư phạm
Nghề SP là lĩnh vực hoạt động lao động của người GV khi thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục HS nhằm thực hiện mục tiêu Giáo dục [54]. Mục đích của
nghề là ĐT ra con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức có tri thức, có
sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc [54], [56]. Đối tượng của nghề (đối
tượng tác động của các nhà giáo) là HS và nhân cách của họ, đối tượng không thụ
động mà ln có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo [54], [56]. Công cụ lao động
của nghề bao gồm: giáo án, bảng, sách giáo khoa, phương tiện DH,.. Ngoài ra, GV
cịn sử dụng cơng cụ đặc biệt là nhân cách của bản thân (gồm phẩm chất, NL, đức
và tài) [54]. Sản phẩm của nghề chính là nhân cách của HS [29], [54].
1.1.3. Khái niệm chuyển vị didactic
Theo Chevallard [130], một nội dung tri thức được coi là tri thức cần dạy
phải trải qua một tập hợp các biến đổi được thực hiện trong các đối tượng DH.
“Công việc” thực hiện việc chuyển từ tri thức bác học thành tri thức cần dạy và
chuyển từ tri thức cần dạy thành tri thức được dạy trên lớp học được gọi là chuyển
vị didactic (hay nói ngắn gọn là chuyển vị). Và cũng theo ông, các tri thức cần
dạy phải đáp ứng hai yêu cầu:


8
Một là, nó cần được coi là chấp nhận được đối với nhà KH có nghĩa là nó
phải đủ “gần” với các tri thức bác học và các nhà KH khơng chối bỏ nó.
Hai là, nó cần phải đủ “xa” với những tri thức kinh nghiệm (là tri thức
chủ yếu thu nhận được thơng qua quan sát và thí nghiệm; nó nảy sinh một cách
trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh xã hội hoặc từ thí
nghiệm KH) để sao cho với các GV dạy nó có sự tin cậy và có tính hợp pháp
với các tri thức đó.
Tri thức được dùng ở đây với nghĩa là các KT mang tính hệ thống, có nghĩa.
Ví dụ 1.1. Tri thức kinh nghiệm người ta cho rằng một vật muốn chuyển
động được phải có lực tác dụng lên nó, tuy nhiên tri thức KH lại chứng minh được
nếu khơng có lực tác dụng vào vật thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật
đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động thẳng đều mãi mãi. GV phải có nhiệm
vụ làm cho HS thấy được sự khơng phù hợp của những tri thức kinh nghiệm có

được từ thực tế cuộc sống so với tri thức KH và tự điều chỉnh nó cho phù hợp.
Luận án quan niệm như Chevallard: Chuyển vị didactic là công việc
chuyển đổi những tri thức bác học thành những tri thức cần dạy thể hiện trong
CT, trong SGK, tiếp đó chuyển
Tri thức bác
học

đổi từ tri thức cần dạy thành tri
thức được dạy trên lớp học. Việc

Cơng việc nhà thiết kế
chương trình,...
(noosphère)

Chuyển vị bên ngoài

chuyển đổi tri thức này phải đảm
bảo tri thức cần dạy, tri thức được

Tri thức cần dạy

Đánh giá

dạy phải phù hợp với mục tiêu

Công việc của người
dạy

Chuyển vị bên trong


DH, đặc điểm nhận thức của
người học. Quá trình chuyển đổi

Tri thức được dạy

này tạo ra sự khác biệt giữa tri

Đánh giá

thức cần dạy và tri thức được dạy

Công việc của người
học

Tri thức học được

so với tri thức bác học. Sơ đồ
minh họa cho QTCV didactic

Thực hành XH
quy chiếu

Hình 1.1. Sơ đồ CVD theo Develey, M. [134]

(hay nói gọn là QTCV/chuỗi
chuyển vị) được trình bày ở hình 1.1.


9
Từ sơ đồ có thể thấy, các “mắt xích” cơ bản trong QTCV là tri thức bác

học, tri thức cần dạy, tri thức được dạy. QTCV bao gồm hai giai đoạn chính là
chuyển vị bên ngồi (external didactic transposition - là giai đoạn chuyển vị đi từ
tri thức bác học đến tri thức cần dạy) và chuyển vị bên trong (internal didactic
transposition - là giai đoạn chuyển vị từ tri thức cần dạy đến tri thức được dạy trên
lớp). Trong sơ đồ, mũi tên hai chiều thể hiện sự đánh giá, sự quy chiếu trở đi trở
lại giữa chuyển vị bên ngoài và chuyển vị bên trong, giữa tri thức học được với tri
thức được dạy. Đây cũng là điểm mấu chốt để thực hiện tốt QTCV.
1.1.4. Các “mắt xích” trong quá trình chuyển vị didactic
1.1.4.1. Tri thức bác học
Tri thức bác học (scholarly knowledge/expert knowledge) là tri thức do các
nhà KH khám phá ra và được cộng đồng các nhà KH thừa nhận. Có thể xem sự tồn
tại của “tri thức bác học” như kết quả của một hoạt động KH. Đây là một hoạt động
của con người, gắn liền với lịch sử cá nhân nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu đặt ra
vấn đề. Để giải quyết vấn đề, nhà nghiên cứu phải khám phá ra những KT mà một
số trong những KT này được nhà nghiên cứu nhận thấy là đủ mới, đủ để giải quyết
vấn đề đó và do đó, có thể thơng báo cho cộng đồng KH. Để thơng báo kết quả
nghiên cứu thì nhà nghiên cứu phải biến đổi nó [1]:
- Trước hết nhà nghiên cứu xóa đi thời kì khai thủy nghiên cứu, bao gồm:
những suy nghĩ vơ ích, những sai lầm, những con đường vịng lắt léo, rất dài, thậm
chí dẫn đến ngõ cụt. Nhà nghiên cứu cũng bỏ đi tất cả những gì liên quan đến động
cơ cá nhân hay nền tảng hệ tư tưởng của KH theo nhận thức của mình. Người ta
dùng từ phi cá nhân hóa (dépersonnalisation) để chỉ tập hợp sự gạt bỏ này.
- Nhà nghiên cứu cũng xóa đi lịch sử trước đó đã dẫn mình đến nghiên cứu này
(những mò mẫm, những con đường sai lầm), có khi cịn tách nó ra khỏi bài tốn đặc biệt
mà lúc đầu mình muốn nghiên cứu và tìm một bối cảnh tổng quát nhất sao cho trong đó
kết quả vẫn đúng. Việc làm này được gọi là phi bối cảnh hóa (décontextualisation).
Ví dụ 1.2. Các định luật Kepler (được đưa vào môn VL lớp 10 – CT nâng
cao) là kết quả của nghiên cứu trong nhiều năm của Kepler khi ông quan sát chuyển
động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời kết hợp với phân tích các dữ liệu quan sát
của Tycho Brahe. Trong các định luật, cộng đồng KH không hề biết được động cơ

cá nhân của Kepler khi đưa ra các kết quả này cũng như những sai lầm, những điều
mà Kepler phải mò mẫm trong quá trình nghiên cứu là gì?


×