Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thăng Long thời Trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.87 KB, 17 trang )

THĂNG LONG THỜI TRẦN

Nhà Lý chính thức chấm dứt sự thống trị của mình vào ngày mồng 1 tháng Chạp năm
ất Dậu (1226), khi Lý Chiêu Hoàng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ đã xuống chiếu
nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thay nhà Lý trên chính trường chính trị,
đồng thời cũng thay nhà Lý mở ra một thời kỳ mới phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt:
vững vàng, năng động, thống nhất và ổn định cho đến giữa thế kỷ XV.

Thăng Long thời Trần vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất của Đại
Việt bấy giờ. Cuộc chuyển giao triều chính diễn ra một cách hoà bình đã không làm cho
Thăng Long thay đổi nhiều. Về kiến trúc vẫn như thời Lý, nhiều cung điện trong Hoàng
thành và Cấm thành vẫn giữ nguyên. Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây
dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: lập Viện quốc học, Giảng võ đường...
Kinh thành chia làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn, phường thợ và phường làm
nông nghiệp. Một số tên phường trong thời kỳ này còn thấy lác đác ghi trong sử sách cũ
như: Thái Hoà, Báo Thiên, Phủng Nhật, Cơ Xá, Bố Cái, Hạc Kiều, Thịnh Quang, Toán
Viên...
Việc buôn bán giữa Thăng Long và các địa phương đã bắt đầu phát triển. Sông
Tô Lịch thành nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ khắp nơi
đều theo sông Hồng, qua cửa Hà Khẩu vào sông Tô để đưa hàng vào kinh thành. Sự
kiện năm 1400 khi Hồ Quý Ly đánh thuế thuyền buôn đã chứng tỏ hình thức buôn
bán bằng đường thuỷ ở Thăng Long thời gian này khá hưng thịnh.
Sự kiện năm 1282 vua Trần Thánh Tôn đi xe từ kinh thành đến Bình Than (Chí Linh-
Hải Hưng) để hội chư quân cho phép chúng ta khẳng định tuyến đường bộ thời ấy
đã tương đối rộng rãi và thông thương thuận tiện. Đây chính là những tiền đề cần
thiết cho các hoạt động kinh tế và thương mại của Thăng Long thời Trần được đẩy
lên một diện mạo mới.
Cuối thời Trần, Thăng Long đã được sử sách chép với cái tên “Kẻ chợ”. Điều đó cho
thấy diện mạo của Thăng Long đương thời đã phần nào mang dáng dấp của một
thành phố quốc tế: một thành phố nhân ái, là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá và con người;
một thành phố thủ công và buôn bán nhỏ của người Việt nhưng cũng có các cửa hàng buôn bán lớn của người Hoa,


Hồi Hột, Chà Và...; một thành phố đón tiếp các sứ giả Tống, Nguyên, Lào, Chiêm Thành, Gia va, các tăng ni bậc thầy
cả ở Trung Á, Ấn độ và có cả những quần tụ người Chiêm Thành ở miền ven nội; một Thăng Long vừa diễn chèo
Việt, tuồng Tầu, và múa điệu người Hồ...

Kinh tế công thương nghiệp thành thị sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân.
Sử chép: vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) thường “lén đi chơi, cứ đến đêm đi kiệu
cùng hơn mười người thị vệ, đi khắp kinh thành, đến gà sáng mới về” chứng tỏ
Thăng Long ngày ấy đã tương đối sầm uất và ắt hẳn có nhiều hình thức buôn bán
cũng như vui chơi về ban đêm.
Thăng Long đời Trần không chỉ xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn đánh giặc
và đánh giỏi. Trong vòng 30 năm, ba lần Thăng Long trở thành toà thành vườn
không nhà trống, để rồi là mồ chôn quân xâm lược mà dấu vết oai hùng vẫn in dấu
vàng son mỗi tên người tên đất: Đông Bộ Đầu - dốc Hàng Than; Giang Khẩu - Hàng
Buồm... và cuối cùng, “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” lại nối tiếp chiến công xưa
nhấn chìm quân xâm lược cùng tham vọng bành trướng của chúng. Thăng Long qua
ba lần thử lửa vẫn vững vàng xứng đáng là một đô thành anh hùng.

Nhà Trần tồn tại trên mảnh đất kinh kỳ như vậy 175 năm với 12 đời vua nối nhau trị vì trên
đất Thăng Long Kẻ chợ.

Trn Hưng Đo
Trn Hưng Đo
Bch Đng
Rng thi Trn

Thăng Long thời Trần (1226 - 1400)
Nhà Lý sau 2 thế kỷ cầm quyền đã đến lúc suy thoái. Nhà Trần thay thế, chấm dứt tình trạng loạn ly, thiết
lập lại trật tự chính trị - xã hội. Nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh. Nhà Trần củng cố lại hoàng thành,
xây thêm cung điện. Kinh thành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn. Năm 1230, hoạch định các đơn vị hành
chính, Kinh đô chia làm 61 phường. Khu vực này còn tiếp nhận nhiều khách buôn và cư dân nước ngoài đến sinh

sống làm ăn. Năm 1274 có 30 thuyền Trung Quốc xin cư trú, được cho ở tại phường Nhai Tuân (khu vực Hòe Nhai,
Hàng Than ngày nay) lập phố, mở chợ. Ngoài thương nhân người Hoa có cả người Hồi hột (Ouigur), Chà và
(Java), sư người Hồ (Ấn Độ)...
Kinh tế công thương nghiệp thành thị sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân, như đã có sinh hoạt giải
trí ban đêm. Vua Trần Anh Tông (1293-1314) thường "lén đi chơi cứ đến đêm đi kiệu cùng hơn mười người thị
vệ, đi khắp kinh kỳ, đến gần sáng mới về", như vậy đêm Thăng Long ngày ấy hẳn có nhiều cuộc vui.
Cũng từ đây, ta biết công việc quản lý kinh thành thuộc Ty Bình Bạc. Năm 1265 đổi thành Kinh sư An phủ
sứ, năm 1341 đổi làm Trung độ doãn.
Thăng Long còn tụ hội nhiều nhà văn hóa lớn. Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) đặt cơ sở cho sự ra đời của
nền văn học tiếng Việt. Lê Văn Hưu, nhà sử học uyên bác. Các vị vua anh hùng kiêm thi sĩ tài hoa Trần Thánh
Tông, Trần Nhân Tông. Các vị tướng kiêm nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,
Trần Nhật Duật. Và cũng sáng ngoài thay tấm gương một nhà trí thức mô phạm cương trực, tiết tháo, Chu Văn
An...
Thăng Long đời Trần không chỉ có xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn phải đánh giặc và đánh giỏi:
trong vòng 30 năm (1258-1288) ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược, ba lần chúng vào được Thăng Long
nhưng đều chuốc lấy thất bại. Lần đầu (1258) chỉ là tòa thành rỗng (dân đã tản cư, để lại vườn không nhà trống ).
Mười một ngày sau, quân Trần phản công dữ dội và với trận Đông Bộ Đầu (dốc Hàng Than) ngày 29-1-1258
buộc giặc phải tháo chạy. Lần thứ hai (2-1285) cũng là một nơi "cung thấp nhẫn không", tuy giặc chiếm đóng hơn
ba tháng nhưng sau các trận Hàm Tử, Chương Dương thì trận Trung Thành Vương đánh thọc sâu
vào phường Giang Khẩu (Hàng Buồm, Nguyễn Siêu) đã buộc địch phải tháo chạy. Lần thứ ba (2-1288) sau 32
ngày chiếm đóng Thăng Long, giặc phải rút về Vạn Kiếp để về nước (nhưng đa số đã bị chìm dưới lòng sâu sông
Bạch Đằng).
Qua ba lần thử lửa, Thăng Long vẫn đứng vững, xứng đáng là một thủ đô thành anh hùng .

Lịch sử
Xem thêm bài Trần Thủ Độ.
Khi nhà Lý bắt đầu suy yếu, người đứng đầu dòng họ Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) nhưng người đặt
nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần là Trần Thủ Độ. Nhà Lý suy vi, quyền lực rơi hết vào tay Trần
Thủ Độ. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng (8 tuổi) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (7 tuổi; 1218 - 1277) thì thời
đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225. Trong khoảng 175 năm trị vì, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại

Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên thành công vào các năm 1258, 1285 và 1288, nhưng trong những
năm sau này, kể từ đời vua Dụ Tông thì triều đại nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do sự mục nát
và yếu kém của hệ thống quan lại. Cuối cùng vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, chấm dứt 175
năm trị vì của dòng họ này.
[sửa] Nguồn gốc

Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Ông
Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc
đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông
nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường, nay là xã Lộc Vượng thuộc
ngoại thành Nam Định. Trần Quốc Kinh lấy vợ ở Tức Mạc, sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần
Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Tự Khánh và Trần Thừa - sau được tôn là Trần Thái Tổ. Trần Hoằng Nghi sinh
được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ
[1]
.
[sửa] Nguồn gốc tên
Các nhà lãnh đạo thuộc những thế hệ đầu tiên thường mang tên các loài cá, do nguồn gốc xuất thân chài lưới của
họ Trần. Tổ họ Trần vốn tên là Chép, được dịch sang tiếng Hán là 鯉, phiên âm là "Lý", nghĩa là cá chép. Con
ông là Trần Thừa vốn có tên là Dưa (cá dưa). Hai con trai Trần Thừa vốn có tên là Leo (cá leo), được phiên theo
chữ Hán là Liễu (cha của Trần Quốc Tuấn), người con thứ hai có tên là Lành Canh (cá lành canh), phiên sang chữ
Cảnh (vua Thái Tông). Trần Thị Dung cũng vốn có tên là Ngừ (cá ngừ), khi làm hoàng hậu của Lý Huệ Tông mới
đổi gọi là Dung. Về sau dân địa phương lập đền thờ bà vẫn gọi là "Bà chúa Ngừ".
Từ thế hệ thứ hai, nhà Trần nắm quyền cai trị nên mới đặt theo các tên đời sau thường biết tới.
[sửa] Thay ngôi nhà Lý, củng cố chính quyền
Một công trình trong quần thể Đền Trần, Nam Định, Việt Nam
[sửa] Thay ngôi nhà Lý
Xem chi tiết: Lý Huệ Tông
Vốn sống bằng nghề đánh cá, họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng cửa sông ven biển, đến đời Trần Lý
(ông nội của vua Trần Thái Tông) đã trở thành một cự tộc có thế lực vùng Hải Ấp (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình).

Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hoá, Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp đã
được gia đình Trần Lý giúp đỡ. Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần Lý. Họ
Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc (thuộc tướng của Phạm Bỉnh Di), đưa vua
Lý trở lại kinh đô. Cậu ruột Trần Thị Dung là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ
Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi hoàng tử Sảm lên ngôi vào năm 1211, tức là vua Lý Huệ Tông. Ông
cho đón vợ là Trần Thị Dung về cung lập làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái uý phụ chính.
Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông,
người chức cao, quyền lớn nhưng "không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán,
chính sự ngày một đổ nát". Lợi dụng tình hình đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở Hồng Châu thả sức
cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi. Năm 1216, trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ
Tông đã bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng với Trần thị Dung trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Từ đó,
vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ (em họ Trần Thừa và Tự Khánh) khi ấy
là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân.
Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu
Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuổi
lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh lên 6 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Trần Thủ
Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.
Khi lên ngôi, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) còn nhỏ, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và
cha là Nhiếp chính Trần Thừa.
[sửa] Dẹp nội loạn
Xem chi tiết: Trần Tự Khánh, Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng
Từ năm 1211 trong nước Đại Việt đã hình thành ba thế lực phân cát lớn là:
• Họ Đoàn (Hải Dương và Hải Phòng).
• Họ Trần (Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên).
• Họ Nguyễn (Quốc Oai, Hà Tây)
Triều đình nhà Lý chỉ kiểm soát vùng xung quanh Thăng Long. Trong quá trình nắm quyền bính trong triều cho
tới khi thay ngôi nhà Lý, nhà Trần tiếp tục phải đối phó với các lực lượng cát cứ từ thời Lý.
Do thế lực chưa đủ mạnh để trấn áp tất cả các lực lượng nổi dậy, họ Trần phải dùng chiến thuật khi đánh khi hoà,
thậm chí cả biện pháp hôn nhân; và tận dụng sự xung đột của chính các thế lực này tự làm yếu nhau.

Sau khi nhà Trần thành lập, Nguyễn Nộn đánh bại giết chết Đoàn Thượng năm 1228. Nhưng không lâu sau, cuối
năm 1229, Nguyễn Nộn ốm chết, lực lượng của Nộn tự tan rã. Nhà Trần chấm dứt được cục diện chia cắt, tập
trung củng cố nội chính sau nhiều năm nghiêng ngả dưới thời Lý.
[sửa] Chống Nguyên Mông
Bài chi tiết: Kháng chiến chống Nguyên Mông
Ở phương Bắc, người Mông Cổ dần dà xâm chiếm Trung Quốc. Sau khi tiêu diệt nhà Kim phía bắc, các vua
Mông Cổ tiến xuống phía nam để diệt nước Nam Tống vốn đã suy yếu khi bị nhà Kim của người Nữ Chân xâm
lấn từ đầu thế kỷ 12. Để tạo thế bao vây Nam Tống, vua Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam (1254) và
sau đó đánh sang Đại Việt.
Cuối năm 1257 âm lịch, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai hay 兀良合台) mang 3 vạn
quân tiến vào nước Đại Việt qua đường Vân Nam. Vua Trần Thái Tông đích thân ra chiến trận. Quân Trần cố
gắng chặn nhưng quân Mông Cổ vẫn tiến vào được Thăng Long. Nhân dân Thăng Long theo lệnh của triều đình
đã thực hiện "vườn không nhà trống", rút về Thiên Mạc (Hà Nam). Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng
Long chưa đầy 1 tháng thì bị thiếu lương thực. Nhân cơ hội đó quân Đại Việt phản công ở Đông Bộ Đầu (Từ
Liêm-Hà Nội). Quân Mông Cổ thua phải rút khỏi Thăng Long, đến vùng Quy Hóa (Yên Bái) bị quân của tộc
trưởng Hà Bổng đánh tan tác, quân Mông Cổ rút chạy về Vân Nam.
Năm 1279, quân Mông diệt được Nam Tống. Từ năm 1260, vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt đã lập ra nhà Nguyên.
Để lấy cớ đánh Đại Việt, nhà Nguyên cho Toa Đô mượn đường đánh Chiêm Thành (Champa). Sau nhiều hoạt
động ngoại giao hòa hoãn bất thành, cuối cùng chiến tranh bùng phát. Cuối năm 1284, nhà Nguyên liền phái
hoàng tử Thoát Hoan và tướng Toa Đô mang quân đánh hai đường nam, bắc kẹp lại để chiếm Đại Việt. Thoát
Hoan đi từ Quảng Tây còn Toa Đô đi đường biển từ cảng Quảng Châu, trước hết đánh vào Chiêm Thành rồi đánh
"gọng kìm" thốc lên từ phía nam Đại Việt.
Đây là lần xâm lược Đại Việt với quy mô lớn nhất của nhà Nguyên (huy động hơn 50 vạn quân) và cũng là cuộc
kháng chiến gian khổ nhất của nhà Trần chống phương Bắc, quyết định sự tồn vong của Đại Việt lúc đó.
Sau nhiều đợt rút lui để tránh thế mạnh của các đạo quân Mông, dùng chiến thuật vườn không nhà trống để quân
địch không có lương ăn và bị bệnh dịch do không hợp thủy thổ bản địa, nhà Trần tổ chức phản công vào cuối
xuân, đầu hè năm 1285. Với những chiến thắng ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, quân Trần đại thắng, bắt
giết được Toa Đô. Thoát Hoan thu tàn quân chạy về bắc.
Thắng lợi năm 1285 cơ bản xác định sự tồn tại của Đại Việt và củng cố lòng tin của người Việt có thể đương đầu
được với đạo quân hùng mạnh của Mông Nguyên liền kề phía bắc. Bởi vậy trong lần kháng chiến thứ 3 chống

Mông Nguyên năm 1287, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói với vua Trần: "...Quân ta đã quen việc chiến
trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa... Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn". Nhà Trần tiếp tục
chủ động áp dụng chiến thuật tránh thế mạnh, triệt lương thảo. Cuối cùng quân Trần đại phá quân Nguyên ở sông
Bạch Đằng tháng 4 năm 1288, bắt sống Nguyên soái Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ Ngọc. Thoát Hoan một
lần nữa chạy trốn về bắc. Sau thất bại lần thứ ba ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình
chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Tới năm
1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt băng hà. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không
muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.
[sửa] Ngoại giao-Quân sự
Trong triều đại nhà Trần, ngoài những cuộc chiến tranh với quân Nguyên Mông ở phía Bắc thì Đại Việt cũng có
những sự liên hệ với các nước láng giềng. Đó là Ai Lao và Chiêm Thành.
[sửa] Với Chiêm Thành
Có thể nói trong các triều đại Việt Nam, Chiêm Thành không lúc nào không quấy phá và cuộc chiến tranh giữa
hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa.
Trong đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chinh phạt Chiêm Thành, thì giữa Đại Việt và nước Chiêm Thành có sự
giao hảo tốt đẹp. Đến đời vua Trần Anh Tông, lúc bấy giờ Trần Nhân Tông đã lên làm thái thượng hoàng và trong
lúc sang thăm vãn cảnh nước Chiêm và để cho tình giao hảo của hai nước trở nên bền vững hơn, nhà Trần đã gả
công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân năm 1306. Chế Mân dâng châu Ô và châu Rí cho Đại
Việt. Vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu rồi đặt quan cai trị cũng như cho di dân sang ở.
Một năm sau, Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải bị hỏa thiêu chết theo. Vua Trần Anh
Tông sai tướng Trần Khắc Chung giả tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về.
Chế Mân chết thì Chế Chỉ lên thay và đòi lại hai châu mà Chế Mân đã dâng cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông sai
quân sang bắt Chế Chỉ đem về trị tội và phong cho em của Chế Chỉ là Chế Đà A Bà lên thay làm vua nước Chiêm
Thành. Đến đời vua Trần Dụ Tông, con và rể của vua Chiêm Thành tranh giành nhau ngôi vua, quân nhà Trần
sang can thiệp nhưng bị quân Chiêm Thành đánh bại cả hai lần.
Năm 1370, các hoàng tử con vua Minh Tông lật đổ Dương Nhật Lễ (xem phần "Thời kỳ suy tàn" bên dưới) lập
Trần Nghệ Tông. Mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xui vua Chiêm đánh Đại Việt. Lúc đó thế lực nhà Trần suy
yếu, Chiêm Thành có ý khởi binh đánh đòi lại hai châu đã mất. Đến đời vua Trần Duệ Tông, vua Chiêm Thành là
Chế Bồng Nga quấy rối biên giới, vua Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đem quân trấn giữ Hóa Châu. Bồng Nga đem 10
mâm vàng dâng lên. Tử Bình ỉm đi, cướp làm của mình, nối dối là Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân

đánh. Duệ Tông giận lắm, quyết ý thân chinh. Cuối năm 1376, quân Trần xuất phát. Năm 1377, quân Trần chiếm
cửa Thị Nại (Quy Nhơn ngày nay) rồi tiến đánh kinh thành là Đồ Bàn. Lúc đó Chế Bồng Nga, một ông vua có tài
thao lược, dùng kế dụ quân Trần vào ổ mai phục đánh tan. Vua Trần Duệ Tông bị tử trận, Hồ Quý Ly, Đỗ Tử
Bình rút quân bỏ chạy về nước. Thừa thắng xông lên, Chế Bồng Nga nhiều lần mang quân sang đánh phá Đại
Việt, Hồ Quý Ly nhiều lần ra trận bị thua, quân Chiêm ba lần chiếm được kinh thành Thăng Long, vua tôi nhà
Trần phải bỏ thành chạy. Quân Chiêm cướp phá kinh thành rồi rút về. Đỗ Tử Bình chỉ bị đồ làm lính 1 năm rồi
sau đó lại được nhấc lên địa vị cao hơn.
Năm 1390, Chế Bồng Nga lại đem quân sang đánh. Tướng trẻ Trần Khát Chân được lệnh đem binh dàn trận ở
sông Hải Triều (sông Luộc ở vùng Hưng Yên ngày nay). Nhờ có hàng tướng bên Chiêm sang chỉ chỗ, Khát Chân
sai chĩa hỏa pháo nhằm cả vào thuyền Chế Bồng Nga mà bắn. Vua Chiêm trúng đạn tử trận, quân Chiêm bỏ chạy
và sau đó con của Chế Bồng Nga hàng phục Đại Việt. Kể từ đó trong thời gian dài Chiêm Thành không dám đánh
Đại Việt nữa.
[sửa] Với Ai Lao
Vào đời nhà Trần, quân của Ai Lao thường sang quấy phá cướp bóc ở vùng Nghệ An và Thanh Hóa. Vì thế triều
đình đã phải sai quân lính đi đánh dẹp mãi và chính các vị vua phải thân chinh đi dẹp giặc, trong đó nhiều nhất
phải kể đến vua Trần Nhân Tông. Mỗi lần bị thua thì quân Ai Lao rút về, nhưng sau đó thì lại sang quấy phá.
Trong đời vua Trần Anh Tông, ông cũng nhiều lần thân chinh đi dẹp giặc nhưng ông cũng đã ra lệnh cho Phạm
Ngũ Lão hơn ba, bốn phen đi dẹp giặc. Vua Trần Minh Tông cũng nhiều phen thân chinh đi dẹp giặc. Trong triều
đại nhà Trần, mục đích của Đại Việt là dẹp các cuộc đánh phá và quấy nhiễu của quân Ai Lao chứ không có mục
đích đánh chiếm lấy đất nước này.
[sửa] Văn hóa-Kinh tế-xã hội
[sửa] Hành chính
Bài chi tiết: Hành chính Đại Việt thời Trần
Đền nhà Trần (Nam Định)
Đời nhà Trần, Việt Nam chia ra làm 12 lộ, Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép như sau:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×