Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

skkn hiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật– sinh học 11, THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 43 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát
triển của một đất nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam, các quốc gia trên thế giới đều
lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Ở nước ta hiện nay, giáo dục và đào tạo đang là
vấn đề được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Việc đào tạo con người – đào tạo
nguồn lực lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật Giáo Dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp Giáo Dục
phổ thong phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sang tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập”.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, một trong những phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là quan sát và thí nghiệm. Thí nghiệm trong dạy học sinh học có thể nghiên
cứu trên lớp, phịng thí nghiệm, vườn trường…có thể do giáo viên biểu diễn hoặc học
sinh thực hiện. Nội dung chủ yếu của chương trình Sinh học 11 là những kiến thức về
các quá trình sinh lý cơ bản như chuyển hóa vật chất và năng lượng, tính cảm ứng,
sinh trưởng và phát triển, sinh sản trong cơ thể thực vật, động vật; ảnh hưởng của các
nhân tố sinh thái lên các quá trình đó và các nguyên tắc ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất và cuộc sống. Chính vì vật, phương pháp thực hành thí nghiệm là một trong
những phương pháp có nhiều ưu thế việc thực hiện mục tiêu đào tạo.
Mặt khác, thực tế giảng dạy sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay, đa số giáo
viên chưa thực sự chú trọng đến phương pháp thực hành đặc biệt là thực hành thí
nghiệm, chưa gắn việc giảng dạy lý thuyết với thực hành. Vì vậy, học sinh chưa được
tạo điều kiện để bồi dưỡng phát triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực
hoạt động tự lực, sáng tạo.
Một trong những phương hướng để gắn lí thuyết với thực hành, khắc phục thực
trạng trên, giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kĩ năng cơ bản về lý thuyết và thực
nghiệm của mơn Sinh học đó là việc sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy
học. Thơng qua việc giải bài tập thực hành thí nghiệm, học sinh được bồi dưỡng, phát
triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc


lộ rõ khả năng sở trường, sở thích về sinh học. Như vậy, giải các bài tập thực hành thí
nghiệm là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, đây cũng là
một trong những biện pháp để phát hiện và bồi dưỡng những học sinh khá, giỏi về
sinh học. Mặt khác, giúp các em biết vận dụng các kiến thức sinh học vào đời sống
sản xuất đáp ứng yêu cầu giáo dục tổng hợp cho học sinh khi ra trường và tiếp tục
1


theo học ở các bậc cao hơn. Vì vậy, loại bài tập này có tác dụng tồn diện trong việc
đào tạo, nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở THPT.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế và sử dụng
bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” phần thực vật – Sinh học 11, THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học
chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật nhằm rèn luyện một số kĩ
năng tư duy thực nghiệm cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm phù hợp với nội dung thì sẽ
phát triển được kĩ năng tư duy thực nghiệm của học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy – học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về bài tập thực hành thí nghiệm, vai trò và
phương pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm, hệ thống các nhóm kĩ năng nhận
thức của học sinh.
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” phần thực vật - Sinh học 11
- Nghiên cứu quy trình, kỹ thuật thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm. Từ đó, thiết
kế hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm nhằm rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực
nghiệm cho học sinh trong dạy – học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”

phần thực vật - Sinh học 11.
- Nghiên cứu quy trình sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm. Từ đó, thiết kế hệ
thống bài tập thực hành thí nghiệm nhằm rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực
nghiệm cho học sinh trong dạy – học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”
phần thực vật – Sinh học 11.
- Thực nghiệm sư phạm để bước đầu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập
thực hành để rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm của học sinh.
5. Đối tượng nghiên cứu
Các bài tập thực hành thí nghiệm và quy trình sử dụng trong dạy – học chương
“Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật – Sinh học 11.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
2


- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và nhà
nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu lý luận
dạy học, đặc biệt là dạy học bằng bài tập thực hành thí nghiệm làm cơ sở cho việc vận
dụng vào dạy – học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật –
Sinh học 11.
- Nghiên cứu các tài liệu về hệ thống kĩ năng của học sinh trung học phổ thông làm
cơ sở để xác định một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cơ bản cần rèn luyện.
- Nghiên cứu SGK Sinh học 11 và các tài liệu tham khảo về Sinh học cơ thể làm
cơ sở cho việc xác định nội dung có thể thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm.
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Điều tra trên đối tượng học sinh, đánh giá qua thái độ trên lớp và kết quả các bài
kiểm tra
7. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh khối 11 các trường THPT trên phạm vi huyện nhà
8. Đóng góp của đề tài

- Thiết kế được 33 bài tập thực hành thí nghiệm và phân thành 4 nhóm tương ứng
với rèn luyện 4 kỹ năng tư duy thực nghiệm: Phân tích thí nghiệm, só sánh kết quả thí
nghiệm, phán đốn kết quả thí nghiệm và thiết kế thí nghiệm.
- Vận dụng quy trình sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện một số kỹ
năng tư duy thực nghiệm cho học sinh. Từ chỗ đơn giản hóa kiến thức, học sinh sẽ
hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức, học sinh được thỏa sức sáng tạo theo cách riêng của
mình, giúp học sinh tự tin vào bản thân hơn và kích thích được hứng thú trong q
trình học tập
- Rèn luyện thói quen tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và buộc học sinh tư duy khi học
bài, hạn chế tình trạng đa số học sinh hiện nay là việc học phụ thuộc rất nhiều vào
giáo viên, học một cách thụ động, máy móc.

3


PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Thí nghiệm và bài tập thực hành thí nghiệm
1.1.1.1. Thí nghiệm
Sinh học là mơn khoa học thực nghiệm gắn liền với thí nghiệm và thực hành. Thí
nghiệm trong dạy học có thể tiến hành trên lớp, phịng thí nghiệm, vườn trường, ở
nhà,…có thể do giáo viên biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện. Thí nghiệm vừa là
phương tiện, vừa là nguồn cung cấp kiến thức mới có vai trị quan trọng đặc biệt đối
với sự phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh.
Vai trị của thí nghiệm trong dạy học Sinh học:
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn
- Thí nghiệm là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo
thực hành và tư duy khoa học
- Thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết đầy đủ hơn nhờ đi sâu tìm

hiểu bản chất của các hiện tượng, quá trình sinh học.
1.1.1.2. Bài tập thực hành thí nghiệm
Trong dạy học Sinh học, bài tập thực hành thí nghiệm là những bài tập chỉ mặt kết
quả của các thí nghiệm Sinh học đang khảo sát. Các bài tập này được giải bằng cách
vận dụng tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí
óc và thực hành, các vốn hiểu biết về thực tiễn đời sống. Bài tập thực hành thí nghiệm
thường được sử dụng khi nghiên cứu các loại kiến thức sinh lý, sinh thái. Thông qua
hoạt động giải bài tập, học sinh tự mình khám phá ra những điều mới mẻ từ tác động
chủ ý của các em lên đối tượng thí nghiệm, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự
say mê u thích mơn Sinh học
1.1.1.3. Vai trị của bài tập thực hành thí nghiệm
Loại bài tập này có tác dụng toàn diện trong việc đào tạo, giúp học sinh nắm vững
các kiến thức, kĩ năng cơ bản về lý thuyết và thực nghiệm của bộ môn. Các bài tập
này có thể sử dụng với nhiều mục đích, vào những thời điểm khác nhau. Thông qua
các bài tập thực hành thí nghiệm, học sinh được bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy,
năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc lộ rõ khả năng, sở
trường về bộ mơn.
Giải các bài tập thực hành thí nghiệm là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng học tập, tăng cường hứng thú, gắn học với hành, lý luận với thực tế, kích
4


thích tính tích cực tự lực, trí thơng minh, tài sáng tạo, tháo vát,… của từng học sinh.
Đây cũng là một trong những biện pháp để phát hiện ra đúng những học sinh khá, giỏi
về bộ môn.
Thông qua bài tập thực hành thí nghiệm sẽ tạo ra học sinh khả năng tổng hợp kiến
thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và thực hành một cách
khéo léo, các vốn hiểu biết về vật lý, kỹ thuật và thực tế đời sống nhằm phát huy tốt
nhất khả năng suy luận, tu duy lôgic.
Với bài tập thực hành thí nghiệm, học sinh có thể đề xuất các phương án thí

nghiệm khác nhau gây ra khơng khí tranh luận sôi nổi.
1.1.2. Phương pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy – học Sinh
học
1.1.2.1. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong khâu nghiên cứu bài học mới
Trong khâu nghiên cứu bài học mới, bài tập thực hành thí nghiệm được dùng như
một bài tập tình huống, bài tập nhận thức, đặt ra một vấn đề mới mà khi học xong học
sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức mới và hình thành nên kĩ năng mới. Học sinh phải tự
mình tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, phân tích thí nghiệm,…để rút ra kết
luận có giá trị nhận thức mới. Vai trị của giáo viên là hướng dẫn học sinh phân tích
kết quả, tìm ra mối quan hệ nhân quả bằng các câu hỏi định hướng. Bài tập này
thường đưa ra khi nghiên cứu một nội dung mới, vấn đề mới.
1.1.2.2. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong khâu củng cố - hồn thiện
kiến thức
Các bài tập thực hành thí nghiệm được sử dụng trong khâu hoàn thiện kiến thức
thường được tiến hành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học, giờ thực hành, ngoại
khóa, ơn tập cuối chương, cuối học kỳ hoặc ôn tập cuối năm,…
1.1.2.3. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong khâu kiểm tra đánh giá
Cơng việc kiểm tra có thể thực hiện thơng qua các bài tập thực hành thí nghiệm vì
vừa có tác dụng kiểm tra được kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng, vừa sinh động
hấp dẫn đối với học sinh.
1.1.2.4. Những lưu ý khi sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm
Bài tập thực hành thí nghiệm có thể dùng dưới nhiều dạng khác nhau:
Dạng 1: Bài tập yêu cầu HS sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất cần thiết và
đối tượng (cây, hạt…) để làm thí nghiệm.
Dạng 2: Bài tập chỉ được giải bằng lý thuyết (mang tính chất thí nghiệm tưởng
tượng hay cịn gọi là thí nghiệm giấy – bút).
5


Dạng 3: Bài tập có dữ kiện bằng các hình vẽ mơ phỏng hay hình ảnh chụp từ thí

nghiệm (dùng hình vẽ hay ảnh thật để mơ tả cách lắp đặt thí nghiệm, hoặc từ hình vẽ
hay ảnh thật về kết quả thí nghiệm để phân tích các khả năng phù hợp…). Hoặc bài
tập có dự kiện được mơ tả qua đoạn phim quay các thao tác, diễn biến của một thí
nghiệm…
Trong dạy học Sinh học, thường ưu tiên sử dụng dạng 1, vì đây là bài tập mang
tính chất thực hành.
Ở dạng 2 và 3, HS dưới sự hướng dẫn của GV tham gia thiết kế, mô tả, đề xuất
phương án thí nghiệm trên giấy và bút (bằng lời hoặc bằng hình vẽ); hoặc xem xét
tính hợp lí của cách thiết kế cũng như các diễn biến và kết quả thí nghiệm…từ đó rút
ra kết luận. Loại bài tập này được sử dụng trong trường hợp thiếu thiết bị thí nghiệm,
thời tiết xấu khơng tiến hành thí nghiệm được, hoặc sử dụng trong khâu kiểm tra đánh
giá… (gọi là bài tập thực hành thí nghiệm tư duy trên giấy và bút).
Việc vận dụng bài tập thí nghiệm giấy – bút, tuy HS khơng có điều kiện học tập và
rèn luyện các thao tác thí nghiệm, nhưng ưu điểm chính của phương pháp là địi hỏi
HS phải tư duy tích cực, có vốn thực hành phong phú mới có thể hiểu được thí
nghiệm, trả lời được các câu hỏi để tìm ra được kết luận cần thiết.
1.1.3. Kỹ năng học tập
1.1.3.1. Kỹ năng học tập
- Các kỹ năng học tập, phục vụ chức năng nhận thức liên quan việc thu thập, xử lý,
sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với SGK, kỹ năng quan sát, kỹ năng tiến hành
thí nghiệm, kỹ năng phân tích – tổng hợp,…
- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập
liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, tự
điều chỉnh,…
- Các kỹ năng tương tác trong học tập: Kỹ năng hợp tác, kỹ năng học nhóm,...
1.1.3.2. Kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng phân tích – tổng hợp: Kỹ năng phan tích thí nghiệm là kỹ năng phân tích
các yếu tố cấu thành nên thí nghiệm: dụng cụ, hóa chất, ngun liệu,…các điều kiện
thí nghiệm, sự tương tác giữa các yếu tố để tìm ra đáp án cho các câu hỏi đưa ra trong
bài tập thực hành thí nghiệm.

- Kỹ năng so sánh: trong đề tài tơi dung cách so sánh có đối chứng, nghĩa là so
sánh kết quả của hai đối tượng cùng loại nhằm rút ra kiến thức học sinh cần lĩnh hội
- Kỹ năng phán đoán – suy luận:
6


+ Kỹ năng phán đoán là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm
thuộc lĩnh vực chun mơn đã có; vận dụng chúng để phát hiện ra các thuộc tính bản
chất của sự vật, hiện tượng; đưa ra những phán đoán, nhận định nhằm giải quyết các
nhiệm vụ học tập.
+ Suy luận là một hình thức của tư duy. Từ 1 hay nhiều phán đoán đã có, rút ra
được 1 phán đốn mới theo các quy tắc logic xác định.
- Kỹ năng thiết kế thí nghiệm: Khi thiết kế thí nghiệm. học sinh có thể dựa vào các
dụng cụ thí nghiệm cho sẵn hoặc các em có thể tự nghĩ ra các dụng cụ đơn giản để
làm thí nghiệm chứng minh cho 1 mệnh đề nào đó đề bài đưa ra.
1.1.3.3. Các yêu cầu khi sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện một số
kỹ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh
- Phải phù hợp với nội dung chương trình, bài học.
- Gần gũi với đời sống thực tiễn của học sinh.
- Phải phù hợp với trình độ của học sinh.
- Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm đơn giản, dễ tìm, các thao tác thí nghiệm khơng
q khó.
- Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp khi giải bài tập.
- Rèn luyện được một số kỹ năng tư duy thực nghiệm.
- Khắc sâu được một số kiến thức lý thuyết nhất định.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Thực trạng dạy học Sinh học
1.2.1.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên
Tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 16 giáo viên thuộc trường THPT. Kết quả
thăm dò thu được như bảng 1.1 và bảng 1.2:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên
STT

Phương pháp

Mức độ sử dụng
Thường
xun

Khơng
thường
xun

Khơng sử
dụng

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1


Thuyết trình

0

0

9

56,25

7

43,75

2

Hỏi đáp – tái hiện, thông báo

6

37,5

9

56,25

1

6,25
7



3

Hỏi đáp – tìm tịi

12

75

4

25

0

0

4

Dạy học giải quyết vấn đề

7

43,75

9

56,25


0

0

5

Dạy học sử dụng thí nghiệm

1

6,25

6

37,5

9

56,25

6

Dạy học sử dụng bài tập tình huống

1

6,25

7


43,75

8

50

7

Dạy học theo nhóm

5

31,25

8

50

3

18,75

8

Dạy học bằng sơ đồ hóa

6

37,5


10

62,5

0

0

9

Dạy học sử dụng phiếu học tập

7

43,75

9

56,25

0

0

10

Cho học sinh tự học với SGK

1


6,25

8

50

7

43,75

Qua bảng số liệu điều tra trên, nhận thấy các giáo viên còn hạn chế sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp dạy học có sử dụng thí
nghiệm.
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về phương pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm
trong dạy học Sinh học ở các trường THPT
Phương pháp

Thường
xun

Khơng
thường
xun

Ít sử dụng

Không sử
dụng

SL


TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

Nghiên cứu bài mới

0

0

3

18,75

6

37,5

7


43,75

Củng cố kiến thức

1

6,25

11

68,75

4

25

0

0

Kiểm tra đánh giá

0

0

1

6,25


5

31,25

10

62,5

Qua bảng 1.2, nhận thấy việc sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học
Sinh học của giáo viên còn đang tập trung ở khâu củng cố - hoàn thiện kiến thức,
chưa được chú trọng ứng dụng nhiều ở các khâu khác.
1.2.1.2. Thực trạng học tập của học sinh
Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh
trường THPT. Kết quả được thể hiện qua bảng 1.3.

Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập của học sinh
Các chỉ tiêu

Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ %
8


1. u thích bộ A. Có
mơn
B. Bình thường


66

34,74

78

41,05

46

24,21

15

22,73

7

10,61

C. Có tính thực tiễn cao

34

51,52

D. Có tác dụng với nghề
nghiệp sau này


10

15,14

19

41,3

13

28,26

C. Trừu tượng, xa thực tiễn

8

17,39

D. Khơng có tác dụng với
nghề nghiệp sau này

6

13,05

43

22,63

89


46,84

C. Giờ học ít hứng thú

37

19,47

D. Giờ học nhàm chán

21

11,06

5. Hoạt động của A. Nghe giảng, ghi chép, xây
học sinh trong giờ dựng bài
học Sinh học
B. Nghe giảng, ghi chép,
không xây dựng bài

54

28,42

67

35,26

C. Nghe giảng, không ghi

chép, thỉnh thoảng nói
chuyện riêng

54

28,42

D. Làm việc khác (đọc
truyện, học bài mơn khác)

15

7,9

6. Giờ học Sinh A. Có sử dụng thí nghiệm
học hứng thú nhất B. Có sử dụng tranh vẽ, sơ đồ

82

43,16

52

27,37

C. Có sử dụng máy tính, máy
chiếu

56


29,47

C. Khơng
2. Lí do u thích A. Thầy dạy hay
bộ mơn
B. Dễ học

3. Lí do khơng u A. Thầy dạy chán
thích
B. Khó học

4. Cảm nhận về A. Giờ học đầy hứng thú
giờ học Sinh học
B. Giờ học bình thường

9


D. Thầy giảng, đọc chép

0

0

7. Phương pháp thí A. Thí nghiệm do thầy giáo
nghiệm yêu thích
tiến hành, học sinh quan sát,
tìm hiểu

31


16,32

B. Thí nghiệm do đại diện
học sinh lớp làm, học sinh
quan sát, tìm hiểu

51

26,84

C. Thí nghiệm do học sinh tự
làm, tự nghiên cứu

82

43,16

D. Thí nghiệm tưởng tượng
do thầy giáo nêu ra, học sinh
nghiên cứu và rút ra kết luận

26

13,68

Qua bảng thống kê kết quả điều tra HS, nhận thấy rằng phần lớn HS vẫn chưa có
nhiều hứng thú hoặc chưa có thái độ rõ ràng với bộ mơn Sinh học (bình thường:
41,05%; khơng thích: 24,21%). Ngun nhân chính của vấn đề này là do phương pháp
dạy học của GV vẫn chưa tạo được hứng thú học tập cho HS (41,3%).

Giờ học Sinh học chưa thực sự là giờ học hấp dẫn đối với HS (77,37%). Do đó, đa
số HS cịn thụ động, lơ là trong tiết học, ít tham gia phát biểu xây dựng bài, thậm chí
một số HS còn làm việc riêng trong giờ học.
Phần lớn HS yêu thích, có hứng thú với các tiết học Sinh học khi có sử dụng các
phương tiện trực quan như: thí nghiệm, sơ đồ, máy tính, máy chiếu và tỏ ra chán nản
với phương pháp dạy học truyền thống. Đặc biệt, hầu hết HS đều thích những tiết học
có sử dụng thí nghiệm (43,16%), nhất là những thí nghiệm do bản thân tiến hành, tự
nghiên cứu (43,16%).
1.2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học
- Về phía giáo viên:
+ Đa số giáo viên quen với phương pháp giảng dạy thuyết trình truyền thống, tâm
lý ngại khó, ngại khổ, năng lực thực hành hạn chế. Do vậy khi sử dụng các phương
pháp phát huy tính tích cực của học sinh cịn lúng túng trong triển khai. Mặt khác, cơ
sở vật chất, trang thiết bị sử dụng dạy các bài thực hành, tiến hành thí nghiệm cịn
thiếu.
+ Nhiều giáo viên chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng học tập cho học sinh
+ Các trường chưa có các biện pháp khuyến khích giáo viên và học sinh đổi mới
phương pháp dạy – học theo hướng tích cực.
10


- Về phía học sinh:
+ Năng lực học sinh khơng đồng đều nên việc tổ chức các bài tập thực hành thí
nghiệm cịn nhiều khó khăn.
+ Từ lâu phương pháp dạy học bị động: giáo viên đưa ra kiến thức, học sinh nghe
và ghi chép lại đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh nên việc triển khai phương pháp
này gặp nhiều khó khăn do tâm lý ngại khó của học sinh.
+ Mặt khác, do hiện nay chương trình học chính khóa khá nặng, lại thêm tình trạng
các em học phụ đạo thêm ngoài giờ chiếm khá nhiều thời gian nên việc tiến hành các
bài tập thí nghiệm dài gặp khá nhiều khó khăn.

- Ngun nhân khách quan:
+ Mơn Sinh chỉ được vận dụng để thi khối B nên khó chọn nghề, chọn trường để
thi so với các mơn khoa học tự nhiên khác. Vì vậy, các em chỉ xem môn Sinh là môn
phụ và không giành thời gian, công sức nhiều để đầu tư học tập.
+ Do phân phối chương trình chưa hợp lý, chặt chẽ, một số tiết học có thể sử dụng
thêm thí nghiệm thực hành thì dung lượng kiến thức quá nặng.
+ Chế độ thi cử còn nặng nề về lý thuyết, chưa quan tâm đến thực hành. Những
dạng bài tập thực hành thí nghiệm thông thường chỉ bắt gặp trong các đề thi Olympic.
1.2.2. Mục tiêu chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật –
Sinh học 11
1.2.2.1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ HS có được những tri thức về q trình sinh học cơ bản chủ yếu của thực vật:
Trao đổi nước, khoáng ở thực vật với ba con đường hấp thu nước ở rễ, vận chuyển
nước ở thân, thoát hơi nước ở lá, q trình quang hợp, hơ hấp, các yếu tố ảnh hưởng
đến quang hợp, hô hấp và ứng dụng trong việc tăng năng suất cây trồng.

11


- Kỹ năng:
+ Kỹ năng thực hành: rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành thí nghiệm như: xác
định cường độ thốt hơi nươc ở lá, vai trị của phân bón, chiết rút sắc tố, phát hiện hơ
hấp, quang hợp ở thực vật…giúp học sinh phát triển tư duy thực nghiệm.
+ Kỹ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa…đặc biệt kỹ năng
nhận biết, đặt ra và giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như thực tiễn cuộc sống.
+ Kỹ năng tự học: biết thu thập và xử lý thông tin, lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, làm
việc cá nhân và nhóm, làm các báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp…
- Thái độ:
+ Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức và

giải thích bản chất, tính quy luật của các hiện tượng của thế giới sống.
+ Có ý thức vận dụng các tri thức kỹ năng học được vào thực tiễn cuộc sống học
tập và lao động.
+ Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ mơi trường
sống, có thái độ và hành vi đúng đắn với chính sachs của Đảng và pháp luật của Nhà
nước về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.
1.2.2.2. Bảng hệ thống thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và
năng lượng”, phần thực vật – Sinh học 11
Bài

Nội dung

Thí nghiệm

Bài 1,2,3. Trao đổi - Q trình hấp thụ nước - Áp suất rễ
nước ở thực vật
ở rễ
- Hiện tượng ứ giọt
- Quá trình vận chuyển - Vận chuyển nước ở thân
nước ở thân
- Sự bốc hơi nước do q trình
- Q trình thốt hơi nước thốt hơi nước của cây
ở lá
- Sức hút khi nước bốc hơi qua

- Ảnh hưởng của nhiệt độ, gió
đến tốc độ thoát hơi nước của lá
- Lá bốc hơi nước qua lỗ khí
Bài 4,5,6. Trao đổi - Cơ chế hút khống
- Q trình hút bám trao đổi ở rễ

khống và nito ở - Vai trò của các nguyên - Ảnh hưởng của các nhân tố
thực vật
tố khoáng
ánh sang, nhiệt độ, độ ẩm, đất…
12


- Ảnh hưởng của các nhân đến quá trình hấp thụ khống
tố mơi trường đến q của cây
trình hấp thu khoáng của
cây
Bài 8. Quang hợp;
Bài 10. Ảnh hưởng
của các nhân tố
ngoại cảnh đến
quang hợp

- Khái niệm quang hợp
- Hệ sắc tố quang hợp

- Cây thải oxi trong quá trình
quang hợp

- Ảnh hưởng của các nhân - Thử tinh bột trong lá cây
tố ngoại cảnh đến quang - Diệp lục cần cho sự quang hợp
hợp
- Chiết rút sắc tố
- Ánh sáng cần cho sự quang
hợp
- Khí CO2 cần cho sự quang hợp


Bài 12. Hô hấp ở - Khái niệm hô hấp
thực vật

- Hơ hấp ở thực vật
- Hơ hấp kị khí
- Sự lên men rượu

Bài 13. Thực hành: - Tách chiết sắc tố từ lá
Phát hiện diệp lục
và carotenoit

- Tách chiết sắc tố từ lá và tách
các nhóm sắc tố bằng phương
pháp hóa học

Bài 14. Thực hành: - Phát hiện hơ hấp
Phát hiện hô hấp ở
thực vật

- Phát hiện hô hấp qua sự thải
O2, CO2

13


CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG TƯ DUY THỰC NGHIỆM TRONG
DẠY – HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG”,
PHẦN THỰC VẬT – SINH HỌC 11

2.1. THIẾT KẾ BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG”, PHẦN THỰC
VẬT – SINH HỌC 11
2.1.1. Quy trình thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tư
duy thực nghiệm cho học sinh
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu của chương, bài và nội dung có thể tiến hành thí
nghiệm ở SGK Sinh học 11
Bước 2: Xác định các kỹ năng tư duy thực nghiệm cần rèn luyện
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm hoặc tìm kiếm tư liệu về q trình thí nghiệm, kết quả
thí nghiệm cho từng nội dung bài học
Bước 4: Gia công sư phạm thành các dạng bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện
các kỹ năng tư duy thực nghiệm
Bước 5: Sắp xếp thành hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm theo từng nhóm rèn
luyện kỹ năng tư duy thực nghiệm
2.1.2. Hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm rèn luyện một số kỹ năng tư duy
thực nghiệm cho học sinh trong dạy – học chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” phần thực vật – Sinh học 11
2.1.2.1. Bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích thí nghiệm
Yêu cầu: Đối với bài tập này yêu cầu HS phải phân tích được mục đích của các thí
nghiệm, các điều kiện tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, trên cơ sở đó giải
thích được kết quả của các thí nghiệm đã tiến hành. Từ đó, rút ra được kiến thức cơ
bản cần khám phá, hoặc củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức đã học.
Bài tập 1:

14


Trinh và Lan làm thí nghiệm sau:
Ngâm hạt đậu nảy mầm, quấn vào giấy thấm và đặt
vào mép trên ống nghiệm như hình 2.1. Trong ống

nghiệm đổ nước khoảng 2/3 ống nghiệm.
Lan cho rằng rễ cây dài ra thêm để tìm tới nguồn
nước. Trinh lại cho rằng độ dài của rễ cây vẫn giữ
nguyên như
lúc đầu vì ta đặt cách xa nguồn nước một khoảng nên rễ
không tiếp xúc được nguồn nước. Em đồng tình với ý
kiến của bạn nào? Hãy giải thích ý kiến của em? Đặc
điểm nào của bộ rễ liên quan đến hiện tượng trên?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Bài tập 2:
Trồng cây: cà chua, đu đủ,… cho phát triển bình
thường. Cắt ngang thân cây cách gốc khoảng 1 đoạn
khoảng 5cm. Nối thân cây với ống pipet bằng một đoạn
ống cao su. Dùng xilanh bơm nước vào pipet, đánh dấu
mực nước ban đầu (hình 2.2)
Hiện tượng gì sẽ xảy ra sau 30 phút, sau 1 giờ. Giải
thích? Tại sao phải tưới đủ nước cho cây trước khi làm
thí nghiệm?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Hình 2.2
Bài tập 3:
Bạn Vân quan sát bạn Lan làm thí nghiệm như sau:

15


Trồng cây cà chua trong chậu, dùng chuông thủy tinh
úp lên chậu. Sau một đêm, bạn Vân thấy kết quả như
hình 2.3. Bạn Vân cho rằng Lan làm thí nghiệm chứng
minh sự thoát hơi nước ở lá.

Theo em, bạn Vân suy nghĩ đã đúng chưa? Vì sao?
Em hãy giải thích cơ chế của thí nghiệm trên cho bạn
Vân?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)

Ì

Hình 2.3

Bài tập 4:
Lấy 1 cốc thủy tinh chứa nước có hịa vài giọt
fucsin, một cốc chứa nước lọc. Cắm vào mỗi cốc 1
bông hoa màu trắng. Sau 15 phút, ta được kết quả như
hình 2.4.
Hãy nêu mục đích của thí nghiệm trên. Cần phải làm
gì để kiểm chứng mục đích của thí nghiệm trên được
chính xác hơn?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)

Hình 2.4
Bài tập 5:

16


Nam tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 2 chậu có
trồng cây với kích thước tương đương nhau. Chậu A:
cây đầy đủ các bộ phận: rễ, lá, thân. Chậu B: ngắt bỏ lá.
Dùng túi polyetylen trong bịt kín đến tận gốc cây. Để 2
chậu cây ở nơi sáng trong 2 giờ và được kết quả như

hình 2.5.
Lan thắc mắc khơng biết mục đích thí nghiệm của
Nam là gì? Vì sao khi tiến hành thí nghiệm cần sử dụng
1 cây cịn nguyên rễ, thân, lá và 1 cây ngắt bỏ hết lá?
Em hãy giúp Lan giải đáp thắc mắc trên.
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Hình 2.5
Bài tập 6:
Lấy 2 cây bất kì cịn ngun rễ, thân, lá; chú ý chọn 2 cây có kích thước tương
đương nhau. Cắm 2 cây này vào trong 2 chai đựng lượng nước tương đương nhau và
có đánh dấu mức nước trên thành chai. Sau đó, bịt miệng chai và gắn chặt nắp chai
bằng bơng khơng thấm nước trên có bơi lớp vasolin, để ngồi sáng, ở nơi thống trong
khoảng 2 giờ.
Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. Theo em, vì sao ở thí nghiệm này phải
bịt chặt miệng chai bằng bơng khơng thấm nước trên có bơi lớp vasolin? Nếu thay thế
cách trên bằng cách đổ vào mỗi chai một ít dầu ăn thì có làm thay đổi kết quả thí
nghiệm hay khơng? Vì sao?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)

Hình 2.6

Kết quả thí nghiệm
17


Bài tập 7:
Gieo hạt đậu xanh vào 2 bên chậu đất ẩm. Ở giữa chậu, đặt một cốc nhựa bên trong
chứa 1 ít phân N, P, K. Đáy cốc được đâm thủng nhiều lỗ (hình 2.7A). Giữ độ ẩm cho
cây. Sau 5 ngày, nhổ một vài cây còn nguyên rễ để quan sát (hình 2.7B).
Em có nhẫn xét gì về sự sinh trưởng của rễ cây trong thí nghiệm trên? Nếu bỏ vào

cốc này florua thì điều gì sẽ xảy ra? (Florua là chất độc với cây)? Giải thích? Nêu mục
đích của thí nghiệm trên?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi khống và nito ở thực vật)

Hình 2.7A

Hình 2.7B

Bài tập 8:
Gieo hạt (lúa, đậu, ngô,…) vào trong các chậu chứa cát đã được rửa sạch, phơi
khô. Các chậu được bón như sau:
Chậu 1: Đầy đủ phân N, P, K.
Chậu 2: Thiếu P (bón N, P).
Chậu 3: Nước cất.
Em hãy cho biết sự phát triển của cây trong 3 chậu giống hay khác nhau? Giải
thích lý do? Từ đó, rút ra nhận xét về vai trị của phân bón?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật)
Bài tập 9:
Bạn Mai tiến hành thí nghiệm như sau:
Gieo hạt đậu xanh vào 4 chậu chứa cát đã được rửa sạch và phơi khô. Khi cây mọc,
chọn tỉa các cây đều nhau sao cho giữ lại trong mỗi chậu khoảng 5 cây.
18


Chế độ chăm sóc với mỗi chậu như sau:
Chậu 1: bón phân, tưới đủ nước, để ngồi ánh sáng.
Chậu 2: bón phân, khơng tưới nước, để ngồi ánh sáng.
Chậu 3: bón phân, tưới đủ nước, che kín khơng cho tiếp xúc với ánh sáng.
Chậu 4: khơng bón phân, tưới đủ nước, để ngoài ánh sáng.
Sau 1 thời gian theo dõi thu được kết quả như sau:

- Một chậu cây héo chết.
- Một chậu cây mọc vống, lá và thân vàng.
- Một chậu cây còi cọc.
- Một chậu cây phát triển xanh tốt.
Nhưng do đánh dấu chậu bằng phấn bị mờ đi, nhìn khơng rõ nên Mai rất lúng túng
khơng biết các kết quả đó tương ứng với các chậu cây nào, em hãy xác định giúp
Mai? Kết quả thí nghiệm chứng minh cho điều gì? Theo em điều kiện mơi trường nào
là tốt nhất cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật)
Bài tập 10:
Nam và Hùng làm thí nghiệm như sau:
Lấy một chai nhựa đổ đầy nước, cho vào chai khoảng 5 nhánh rong đi chồn. Sau
đó, dùng cái bong bóng bịt chặt miệng chai lại (hình 2.8A). Đặt chai ở nơi có nắng
gắt. Sau 3 giờ có kết quả như hình 2.8B.
Em hãy cho biết tại sao bong bóng phồng lên? Mục đích thí nghiệm của 2 bạn trên
là gì? Theo em, 2 bạn cịn phải làm thao tác nào nữa để hồn thành thí nghiệm của
mình?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Quang hợp)

19


Hình 2.8A

Hình 2.8B

Bài tập 11:
Lấy 2 cốc nước vơi trong giống nhau, úp 2 chuông
thủy tinh lên. Chú ý ở chuông A bên trong bỏ thêm vào
chậu cây nhỏ. Sau đó, úp mỗi chng lên tấm kính ướt

(hình 2.9). Đặt cả 2 chng thí nghiệm vào chỗ tối. Sau
6 giờ, quan sát kết quả xảy ra ở 2 chng thí nghiệm.
Hãy cho biết kết quả thí nghiệm xảy ra như thế nào?
Giải thích?
Người ta dùng thí nghiệm chng B khơng có cây để
làm gì? Một bạn cho rằng có thể thay cốc nước vôi trong
ở chuông B bằng 1 cây tương tự chng A. Theo em có
thể thay thế như vậy được khơng? Vì sao? Tại sao phải
úp chng lên tấm kính ướt? Có cách xử lý nào khác
khơng?
Hình 2.9
(Dùng để dạy bài mới và củng cố bài: Hô hấp)
Bài tập 12:
Bạn Hoa làm thí nghiệm như sau: Lấy khoảng 2 – 3g lá rau khoai tươi, cắt nhỏ,
cho vào cối sứ, nghiền với 1 ít axeton 80% cho thật nhuyễn. Thêm axeton khuấy đều,
lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp màu xanh lục (hình 2.10 A, B).
Lấy 1 lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để
yên.
Theo em, bạn Hoa làm thí nghiệm trên với mục đích gì? Nêu ngun tắc của thí
nghiệm trên? Nhận xét gì về kết quả thí nghiệm?
(Dùng để dạy bài thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng
phương pháp hóa học)

20


Hình 2.10A

Hình 2.10B


2.1.2.2. Bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh kết quả thí nghiệm
Yêu cầu: Phân tích các thí nghiệm, so sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả
giữa các thí nghiệm hoặc giữa thí nghiệm và đối chứng, giải thích được vì sao có sự
giống nhau và khác nhau đó. Từ đó, rút ra kiến thức cần khám phá, hoặc củng cố,
hoàn thiện và nâng cao kiến thức đã học.
Bài tập 1:
Bạn Lan dùng chuông thủy tinh úp lên chậu cây cà chua. Sau 1 đêm thấy có hiện
tượng như ở hình 2.11 A. Bạn Hịa dùng túi polyetilen chụp lên tán cây rồi buộc
miệng túi vào gốc cây và đặt cây ngoài sáng. Sau 1 thời gian thấy có hiện tượng như ở
hình 2.11 B
Có ý kiến cho rằng: 2 bạn Lan và Hòa thực hiện thí nghiệm chứng minh sự thốt
hơi nước của cây. Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? Nhận xét của riêng em về mục
đích của 2 thí nghiệm trên?
(Dùng để củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)

Hình 2.11A

Hình 2.11B

Bài tập 2:
Chọn 2 lá to, dùng 2 miếng giấy lọc tẩm coban clorua đã sấy khơ (có màu xanh da
trời) đặt vào mặt dưới của lá thứ nhất (hình 2.12A) và mặt trên của lá thứ 2 (hình
2.12B). Biết rằng, giấy lọc tẩm coban clorua có màu xanh sẽ chuyển sang màu hồng
21


khi thấm nước. Hãy so sánh xem mặt nào của lá có giấy tẩm coban clorua chuyển từ
xanh sang hồng nhanh hơn? Vì sao lại có sự khác nhau về thời gian này ở 2 mặt của
lá? Tại sao phải dùng lam kính để ép 2 miếng giấy tẩm coban clorua?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)


Hình 2.12A

Hình 2.12B

Bài tập 3:
Lan gieo 2 chậu cây: Chậu thứ 1 Lan gieo hạt đậu xanh vào 2 bên chậu. Ở giữa
chậu, đặt một cốc nhựa bên trong chứa 1 ít phân N, P, K. Cốc nhựa bị đâm thủng lỗ ở
giữa. Giữ độ ẩm cho cây. Chậu thứ 2 Lan gieo hạt vào bình thường và chăm sóc, bón
phân đầy đủ. Sau 5 ngày, Lan nhổ mỗi chậu cây 1 cây con nhưng lại quên đánh dấu.
Bạn hãy giúp Lan phân biệt 2 cây con từ chậu nào và giải thích? Nếu bỏ vào cốc
thủng lỗ này florua thay vì phân bón thì điều gì sẽ xảy ra? Giải thích?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi khống và nito ở thực vật)
Bài tập 4:
Có 1 thí nghiệm được tiến hành trên lá rau khoai theo các bước như sau:
Bước 1: Lấy 1 chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày.
Bước 2: Dùng 1 băng giấy đen bịt 1 phần lá ở cả 2 mặt.
Bước 3: Ngắt lá, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy.
Bước 4: Vớt ra, rửa sạch trong cốc đựng nước ấm. Bỏ lá vào trong cốc đựng thuốc
thử tinh bột (dung dịch Iot).
Hãy so sánh kết quả thí nghiệm giữa các phần được che giấy đen và không che của lá
rau khoai sau khi xử lý? Giải thích? Mục đích tiến hành thí nghiệm trên là gì?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Quang hợp)
22


Hình 2.13
2.1.2.3. Bài tập rèn luyện kỹ năng phán đốn kết quả thí nghiệm
Yêu cầu: HS phải phân tích các điều kiện thí nghiệm, các hiện tượng (nếu có) để đưa
ra các phán đốn về kết quả thí nghiệm. Đưa ra được lý do vì sao có sự phán đốn đó.

Làm thí nghiệm để kiểm chứng các phán đốn. Từ đó, rút ra được kiến thức cần khám
phá, hoặc củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức đã học.

Bài tập 1:
Bạn Lan làm thí nghiệm như sau:
Lấy 4 cành hoa trắng (cúc, huệ, tulip,…)
và cắm vào 4 cốc chứa nước màu thực
phẩm: hồng, đen, cam, xanh (hình 2.14)
Em hãy dự đốn có hiện tượng gì sẽ xảy
ra sau vài giờ? Giải thích?
Tại sao bạn Lan phải cắm cành ở thí
nghiệm trên ở trong nước?
(Dùng để dạy và củng cố bài: Trao đổi
nước ở thực vật)

Hình 2.14

Bài tập 2:

23


Lấy 1 cành hoa cúc trắng, cắt cẩn thận theo chiều
dọc của cành cây thành 2 nửa cành cây. Cắm 1 nửa
cành cây vào 1 ống chứa nước và nửa cành cây cịn lại
vào ống chứa nước có hịa vài giọt mực xanh như hình
2.15.
Em hãy dự đốn có hiện tượng gì xảy ra sau vài
giờ? Giải thích kết quả thí nghiệm. Nêu mục đích của
thí nghiệm.

(Dùng để dạy và củng cố bài: Trao đổi nước ở thực
vật)
Hình 2.15
Bài tập 3:
Chọn 2 cành của cùng 1 cây có số lá tương đương nhau. Dùng túi polyetilen trong
bịt kín 1 cành (cành A), cành B được ngắt bỏ hết lá và cũng được bịt kín trong túi
polyetilen (hình 2.16). Để cây ngồi sáng, tưới đủ nước.
Hiện tượng gì sẽ xảy ra sau 1 giờ? Giải thích. Nêu mục đích của thí nghiệm trên.
Nếu cây được chụp trong một hộp tối thì sau vài giờ kết quả thí nghiệm sẽ như thế
nào? Vì sao?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)

Hình 2.16

Kết quả thí nghiệm

Bài tập 4:
24


Cho vào 4 cốc thủy tinh có đánh số
1, 2, 3, 4 cùng 1 lượng nước như nhau
và đánh dấu mức nước trong mỗi cốc.
Cắt 2 cành của cùng 1 cây có số lá
tương đương nhau. Một cành cịn
ngun lá cắm vào cốc số 1, một cành
được ngắt hết lá cắm vào cốc số 2. Sau
đó rót 1 lớp dầu ăn mỏng vào cốc số 1,
2, 3 (hình 2.17). Để tất cả các cốc ở nơi
có ánh sáng.

Hình 2.17
Điều gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm trên sau 3 giờ. Lý giải kết quả quan sát được.
Nêu vai trò của dầu ăn trong thí nghiệm trên. Cốc số 4 có vai trị gì trong thí nghiệm
này? Nêu mục đích của thí nghiệm trên?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Bài tập 5:
Cho vào 4 cốc thủy tinh có đánh số 1, 2, 3, 4 cùng 1 lượng nước như nhau và đánh
dấu mức nước trong mỗi cốc.
Cắt 2 cành cây của cùng 1 cây có số lá tương đương nhau. Một cành còn nguyên
lá cắm vào cốc số 1, một cành lá được bôi vasolin lên cả 2 mặt cắm vào cốc số 3. Sau
đó, rót một lớp dầu ăn mỏng vào cốc 1, 2, 3 (hình 2.18). Để tất cả các cốc ở nơi có
ánh sáng.
Điều gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm trên sau 3 giờ. Lý giải kết quả quan sát được. Nêu
mục đích của thí nghiệm trên.
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)

25


×