Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong tập luyện bóng rổ và bài tập phát triển thể lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.55 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

A. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích của đề tài
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Kế hoạch nghiên cứu
B. Nội dung
I. Biện pháp phát huy tính tích cực tính tự giác của học sinh
II. Một số biện pháp phát triển thể lực
1. Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học bóng rổ để phát
triển thể lực chuyên môn
2. Kiểm tra đánh giá
C. Kết luận
Tài liệu tham khảo

1

02
02
03
03
03
04
04
08
08


14
17
18


A. Mở đầu.
I. Lý do chọn đề tài:
Thể thao trong trường học là nội dung quan trọng, không thể thiếu bởi cùng với
các mặt Đức - Trí - Mỹ - Lao động, Thể thao giúp học sinh phát triển một cách toàn
diện. Luyện tập thể dục thể thao là hoạt động giúp cho con người tăng cường thể lực,
nâng cao sức khoẻ, đồng thời giáo dục cho học sinh các phẩm chất ý chí, lịng dũng cảm
và tính trung thực. Ngoài ra, tham gia hoạt động thể dục thể thao các em học sinh có
nhiều cơ hội giao lưu học hỏi mở rộng mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau, giúp các em hoà
đồng tự tin trong giao tiếp, rèn luyện tính trung thực, đồn kết trong tập thể. Đồng thời
các em cịn có nhiều cơ hội thể hiện khả năng nổi trội của mình qua các mơn thể thao,
say sưa hứng thú với mơn thể thao u thích.
Bóng rổ là một trong những mơn thể thao có tác dụng thúc đẩy phát triển toàn
diện các tố chất vận động cho người tập như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức khéo
léo và khả năng phối hợp vận động. Bóng rổ cịn giúp cho học sinh phát huy được tính
dũng cảm, quyết đốn trong từng tình huống thi đấu và khả năng tư duy chiến thuật .
Qua 3 năm giảng dạy môn thể dục tại trường THPT Nga Sơn tôi nhận thấy một
thực tế: Đa số mới đầu các em đón nhận mơn bóng rổ một cách hứng thú, tham gia
nhiệt tình, hăng hái. Tuy nhiên sau một thời gian, hứng thú của các em có phần giảm
hơn so với trước. Thực tế là, trong chương trình học, bóng rổ là môn thể thao tự chọn,
thời gian học tương đối ngắn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và sức bền của thể lực. Vì thế học
sinh khó nắm bắt hết kiến thức và vận dụng vào môn học một cách hiệu quả, đơi khi
làm giảm tính tích cực của học sinh, gây căng thẳng mệt mỏi cho các em. Từ thực trạng
trên tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp giúp duy trì sự phát triển tập luyện mơn bóng rổ
cho học sinh, thu hút lôi cuốn các em tham gia hăng say nhiệt tình và bổ sung thêm các
bài tập giúp các em phát triển thể lực qua việc tập luyện thể dục trong trường học với đề

tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong tập luyện
bóng rổ và bài tập phát triển thể lực”.

2


II. Mục đích của đề tài .
- Giúp học sinh học nâng cao tính tích cực và chủ động hơn nữa trong mơn học bóng rổ
- Giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chun mơn
bóng rổ nói riêng .
- Mục tiêu của tơi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng
cao nghiệp vụ cơng tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao ý thức tập luyện và thể
lực, năng lực làm việc của học sinh.
III. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp trò chuyện trao đổi.
- Phương pháp điều tra là chủ yếu.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỷ thuật.
- Phương pháp tính tốn và xử lí số liệu.
IV. Kế hoạch nghiên cứu.
1. Thời gian nghiên cứu.
- Từ đầu học kỳ I năm học 2009 – 2010 đến hết năm học 2009 – 2010.
2. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh 4 lớp 12 ( G, H, I, K ) trường THPT Nga Sơn – Nga Sơn- Thanh Hoá.
3. Địa điểm và trang thiết bị:
- Địa điểm Trường THPT Nga Sơn -Nga Sơn -Thanh Hoá.
- Thiết bị :Bóng rổ, sân bóng rổ của trường, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi, cờ.
4. Kế hoạch cụ thể.

- Áp dụng đối tượng học sinh của 2 lớp 12 (G,H) để nghiên cứu, 2 lớp còn lại dung
biện pháp giảng dạy thông thường. Học sinh của bốn lớp này đều có năng lực tương
đương nhau, đa phần học sinh ở mức độ trung bình và khá.
- Sử dụng phiếu điều tra học sinh cho 4 lớp.

3


B. Nội Dung
I. Biện pháp phát huy tính tích cực và tính tự giác của học sinh.
Biện pháp 1: Tác động đến nhận thức của học sinh về mơn bóng rổ.
Để lôi cuốn, thu hút học sinh tham gia học bóng rổ một cách hứng thú, tích cực
trước hết tơi cần giúp các em nhận thức lợi ích của bộ mơn này. Học và tập luyện mơn
bóng rổ là cách để các em phát triển tố chất, thể lực một cách toàn diện như: sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, tính trung thực, đồn kết, phát triển thể hình cân đối và
có sức khoẻ tốt để học các mơn khác. Học sinh nhận thức được thì sẽ có động cơ học
tập tốt hơn và có ý thức tự giác, tích cực để đạt hiệu quả cao trong tập luyện.
Biện pháp 2: Trang phục học môn Thể dục.
Ngay từ buổi đầu tiên tôi luôn nhắc nhở các em trong suốt quá trình tập luyện phải
mang giày thể thao nhằm hạn chể những chấn thương trong qua trình học. Mặt khác nếu
các em đi giày các em sẽ mạnh dạn tập, dễ di chuyển hơn. Đây cũng là yếu tố giúp cho
các em hưng phấn, tích cực tập luyện hơn nữa.
Biện pháp 3. Giáo viên nắm rõ kiến thức cơ bản, đảm bảo tính chính xác, khoa học
và kĩ thuật trong việc truyền đạt cho các em.
Nắm vững kiến thức cơ bản mơn bóng rổ là việc quan trọng của người giáo viên
thể dục, đó là yếu tố thu hút, lôi cuốn sự chú ý của các em. Nếu giáo viên không nắm
chắc kiến thức cơ bản sẽ làm cho học sinh lơ là, chán nản trong việc quan sát và tập
luyện. Vì thế trước mỗi tiết học tơi đều nghiên cứu, tìm tịi và vạch ra kế hoạch cụ thể
cho mối tiết học, truyền đạt kiến thức từ dễ đến khó, phương pháp tập luyện từ nhẹ đến
nặng, phù hợp với từng đối tượng học sinh nhưng vấn đảm bảo được tính chính xác của

từng động tác tạo cho học sinh hưng phấn và tích cực tập luyện hơn.
Biện pháp 4. Giáo viên đổi mới trong phương pháp giảng dạy tránh sự nhàm chán
cho các em.
Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy để các em có thể dễ quan sát
như: tranh ảnh minh hoạ từng giai đoạn, kỹ thuật động tác.

4


Ví dụ :
+ Dạy kỹ thuật chuyền bóng bằng một tay trên vai có tranh minh họa thư thế thân
người, minh họa tay chuyền bóng như thế nào( Khi chuyền bóng hai tay cầm bóng từ
trước ngực hơi ngả ra sau rồi nhanh chóng xoay người về hướng chuyền khuỷu tay
chuyền bóng đưa từ sau – ra trước cẳng tay duỗi và đưa bóng về trước).

+ Dạy kỹ thuật ném rổ có tranh minh hoạ động tác bóng rời tay. (Trước khi ném rổ phải
có tư thế chuẩn bị tốt nhất,đứng 2 chân ngang vai, khuỵ gối.giữ bóng trước ngực và
chuẩn bị ném, đưa bóng từ ngực lên cao và giữ cho tay khơng cầm bóng nằm dưới
bóng. Lúc đó, các ngón tay của tay cầm bóng phải đặt ở phía trên quả bóng, nhảy lên và
đẩy bóng về phía rổ. Khi bóng rời khỏi tay, vẫn phải giữ tuew thế cổ tau ngoắc bóng
một cách cố định, khơng vội kéo tay xuống liền vì như thế sẽ khơng đảm bảo độ chính
xác cho đường bóng vào rổ.

+ Dạy kỹ thuật 2 bước lên rổ có tranh minh hoạ động tác trên không của cơ thể khi lên
rổ và tư thế động tác tay .

5


+ Dạy kỹ thuật động tác quay người có tranh ảnh để cho học sinh quan sát được tư thế

thân người .

+ Dạy kỹ thuật kèm người khi đối phương dẫn bóng, tư thế than người và tay đưa ra
như thế nào.

Trên đây là một số hình minh hoạ về các kỹ thuật, giai đoạn động tác giúp học sinh
tiếp thu kỹ thuật động tác tốt hơn.
* Tổ chức trò chơi vận động là một trong nhứng hình thức tác dụng kích thích tập luyện
và phù hợp với tâm sịnh lý – lứa tuổi học sinh. Giáo viên nên tổ chức các trò chơi xen
kẽ giữa các tiết học, các buổi học. Tổ chức các trò chơi một cách đa dạng phong phú,
không lặp lại gây nhàm chán cho học sinh. Có thể tổ chức theo tổ, theo nhóm, theo đội.
Giáo viên cũng có thể tham gia nhiệt tình tạo khơng khí hưng phấn cho các em. Đây là
biện pháp vừa giúp các em ôn lại kiến thức đa học đồng thời nâng cao tính thi đua, tính
đồn kết trong tập thể.
* Tổ chức hoạt động ngoại khoá làm tăng tính hấp dẫn của mơn học này.
Ngồi việc tổ chức cho các em thi đấu ở môi trường hẹp là ở tổ, ở lớp, có thể mở
rộng giao lưu, thi đấu với học sinh trường khác. Được tham gia thi đấu, giao lưu nhiều
học sinh sẽ tích cực, nhiệt tình, tự tin tập luyện hơn và rút ra nhiều kinh nghiệm học tập,
sử dụng nhiều chiến thuật thi đấu hơn.

6


Biện pháp 5. Đảm bảo tính cơng bằng, khách quan cho học sinh trong việc đánh giá
kết quả học tập của các em.
Sau mỗi tiết học, nội dung học, giáo viên nên đánh giá kết quả tập luyện của các
em bằng nhiều cách. Giáo viên có thể nhận xét cụ thể từng học sinh, có thể để học sinh
tham gia đánh giá kết quả lẫn nhau. Cần lưu ý khi đánh giá, nên đưa ra những lời động
viên, khích lệ nhiều hơn là phê bình, khiển trách. Nếu thấy học sinh có sự tiến bộ qua
từng tiết học hay đạt thành tích cao giáo viên có thể cho điểm ngay tại chỗ để động viên

việc học tập của các em. Qua đó các em thấy rõ khả năng của mình trong việc tập
luyện.
Trên đây là những biện pháp mà tôi áp dụng vào việc nâng cao tính tích cực và tự
giác của học sinh 4 lớp 12 tôi dậy trong năm học 2009-2010. Qua một năm áp dụng
biện pháp trên, tôi phát phiếu điều tra về lựa chọn mức độ tập luyện của học sinh .
Qua phiếu điều tra GV, thống kê số liệu mức độ tích cực tập luyện của học sinh 4 lớp
như sau:
Học sinh chọn mức độ tích cực tập luyện

Lớp

Sĩ Số

12G
12H
12I
12K
Cộng

47
49
47
51
194

Rất Cao
SL
20
23
21

23
87

Cao
%
43%
47%
45%
45%
45%

SL
20
20
22
25
87

%
43%
41%
47%
49%
45%

TB
SL
7
6
4

3
20

%
4%
12%
8%
6%
10%

Thấp
SL
0
0
0
0
0

%
0
0
0
0
0

Ghi
chú

Qua bảng tổng hợp phiếu điều tra, nhờ áp dụng hệ thống biện pháp trên học sinh
hăng hái tập luyện bóng rổ hơn so với khi chưa áp dụng, chất lượng đại trà 100% học

sinh 4 lớp biết kỹ thuật bóng rổ và một số điều luật cơ bản. Các em tập luyện tích cực
hơn, kết quả kiểm tra mơn bóng rổ ở 4 lớp có thành tích cao hơn so với những năm
trước.
II. Một số bài tập phát triển thể lực.
7


Trong chương trình giảng dạy mơn Bóng rổ ở trường THPT Nga Sơn các em chỉ
được học các kỹ thuật của mơn Bóng rổ là chính mà khơng được trang bị về thể lực
nhiều. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực
hiện các bài tập trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì :
- HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì
khơng thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, khơng đủ sức để thi đấu.
- Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần
thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán
thiếu hứng thú tập luyện.
Với phong trào Bóng rổ rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động
tác đối với các em học sinh lứa tuổi này là khơng khó. Để các em phát triển thêm về thể
lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỷ thuật động tác, kỹ thuật di chuyển từ kỹ
năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tịi, đầu tư vào giờ
dạy một cách cơng phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại
một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học mơn Bóng rổ
của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự
giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục
đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền
tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
1. Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học bóng rổ để phát triển thể lực
chun mơn.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học bóng rổ tơi đã nghiên cứu và vận
dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6

phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối
cùng của chương trình TTTC.
a. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
Đặc điểm thi đấu Bóng rổ và tập luyện Bóng rổ là người chơi bóng rổ ln phải di
chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích trên sân bằng bước chạy, bật
nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác chuyền bóng,bắt bóng,lừa bóng, ném
bóng vào rổ hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.v…Vì vậy sức
mạnh trong bóng rổ được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả
năng di chuyển nhanh, và các động tác ném rổ,v.v…Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong
mơn bóng rổ là sức mạnh tốc độ.

8


Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột
phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để
phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng
để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động
mà khơng tập luyện sức mạnh bóng rổ một cách tuỳ tiện.
Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu bóng rổ. Các bài
tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn bóng rổ được tơi đưa vào cho học sinh
tập luyện các bài tập sau.
Bài tập 1: Ném bóng
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác chuyền bóng, ném
rổ ở vị trí xa.
- Chuẩn bị: Hai em một quả bóng đứng đối diện nhau cách nhau 8 m.
- Cách tập luyện:
Đứng thành 4 hàng ngang, 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau cách nhau 8m, giản cách 1
sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng cịi 2 hàng có bóng thực hiện ném bóng bắng 2 tay trên
đầu ra xa phía hàng đối diện.

- Thực hiện:
Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa bóng ra sau
vươn hơng và ném. Hàng đối diện nhặt bóng và ném lại tương tự.

Đội hình tập luyện:
x
x
8m
x
x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x GV

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


8m

Bài tập 2: Xoay cổ tay

9


- Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỷ
thuật ném rổ.
- Chuẩn bị : Mỗi học sinh một quả bóng.
- Cách tập luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng một sải tay.
Chạm hai tay vào hai hơng quả bóng rổ rồi lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong
thời gian 3phút .Mỗi nhóm thực hiện 3-4lần.
Đội hình tập luyện.
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
Bài tập 3: Đi thấp
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cơ chân.
- Cách tập: Hai tay chống hơng ngồi nhổm, khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập đi
về phía trước với độ dài là Nam 3 vịng sân bóng rổ, Nữ 2 vịng sân.
- Đội hình tập luyện: Tập luyện theo 2 hàng dọc, nối đi nhau đi.

Đội hình.

xxxxx
xxxxx
x GV


Bài tập 4: Chạy đạp sau 2 tay vịm tường .
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của chân.
Cách tập luyện :
Chia lớp ra thành 4 tổ để thực hiện. Mỗi em thực hiện đứng 2 tay vịm tường tại chỗ
chạy đạp sau, liên tục trong thời gian ngắn.
Yêu cầu: Phải nâng cao đùi và đạp mạnh về sau trong thời gian ngắn ( Nam 50giây,Nữ
30giây)

b. Các bài tập phát triển sức nhanh.
10


Trong tập luyện và thi đấu bóng rổ, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể
hiện ở những lần dẫn bóng tốc độ nhanh biến hố ở những pha đột phá. Đòi hỏi khi vận
động phải có phản ứng nhanh. Bóng rổ là một mơn thể thao khơng có chu kỳ nên q
trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức
nhanh di chuyển để thực hiện kỷ thuật dẫn bóng đột phá. Vì vậy các bài tập được đưa
vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tơi chọn đưa vào đó là:
Bài tập 1: Nhảy dây.
- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân, cổ tay và sự phối hợp vận động của tay và
chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỷ thuật dẫn bóng
qua người, chuyền bóng và ném rổ.
- Chuẩn bị: 20 đến 25 dây nhảy đơn.
- Cách tập: Lớp tập hợp thành 4 hàng ngang và cách nhau trước sau,hai bên là 3m.Khi
có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối
không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục.
- Thời gian: Mỗi nhóm thực hiện 3lần.Nam thực hiện 1phút, Nữ thực hiện 30 giây .
Đội hình tập luyện:
x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

Nam

Nữ

x GV
Bài tập 2: Di chuyển dẫn bóng luồn cọc .
- Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển dẫn bóng.
- Chuẩn bị:
Chuấn bị 4 quả bóng rổ.
Chuẩn bị 12 lá cờ làm cột mốc và cắm thành 2 hàng dọc. Hàng 1 và hàng 2 cách nhau
5m, khoảng cách giữa 2 cột mốc là 3m.
- Cách tập:

11


Chia lớp thành 2 nhóm (Nam và Nữ) đứng ở hai đầu hàng dọc và cách đầu hàng là
2m. Khi nghe còi của giáo viên các em học sinh dẫn bóng nhanh luồn qua các cọc mốc
rồi dẫn luồn cọc nhanh về vị trí ban đâu, rồi đến bạn tiếp theo.
Đội hình tập luyện:

xxxx
xxxx
xxxx
xxxx

Bài tập 3: Chạy di chuyển rẻ quạt..
- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.

- Chuẩn bị: Trên sân đánh dấu 6 vị trí tạo thành hình rẻ quạt .
- Cách tập: Chia lớp ra thành 4 tổ và đánh dấu các mốc tạo thành hình rẻ quạt, rồi từng
em vào vị trí rồi xuất phát chạy đến mốc 1 rồi chạy về mốc xuất phát,rôi chạy tiếp đến
các mốc còn lại, mỗi học sinh thực hiện 1 lần.
Đội hình tập luyện:
3
4
2
5

1
xp

c. Nhóm các bài tập phát triển sức bền.
Trong mơn bóng rổ sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi
đấu bóng rổ địi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đốn nhanh và
họ phải thường xun di chuyển . Ngồi ra hoạt động thi đấu bóng rổ được đánh theo
thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là rất ngắn . Vì vậy, sức bền trong bóng rổ được
thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta
cần tập cho học sinh tập những bài tập sau:
12


Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền di chuyển
cho người thi đấu .
- Cách thực hiện: Tập đồng loạt ở đội hình 4 hàng ngang giản cách 1 sải tay
Học sinh 2 tay chống hơng, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh học sinh bắt đầu
bật lên xuống liên tục ( chú ý bật độ dài tối đa 40 cm) trong thời gian 1 phút. Thời gian
nghỉ giữa các lần 1 phút.

Đội hình:
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x GV
Bài tập 2: Chạy di chuyên sang phải, trái..
- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh, sức bền di chuyển phối hợp.
- Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch thẳng dài 20m,song song với nhau và cách nhau 5m.
- Cách tập: Chia lớp ra thành 2 nhóm và nhóm chia ra các tốp để tập luyện.Người tập
đứng ở giữa 2 vạch . Khi có cịi báo hiệu của giáo viên người tập di chuyển ngang bằng
bước trượt sang phải rồi di chuyển sang trái nhanh và cứ di chuyển lập lại liên tục như
thế trong vòng 30 giây (Nam) và 20 giây (Nữ).
Đội hình tập luyện:





x
x
x
x







d. Bài tập phát triển khéo léo.
Trong tập luyện và thi đấu bóng rổ, yếu tố khéo léo là một tố chất cơ bản. Nó thể
hiện ở những lần dẫn bóng lừa qua đối phương hoặc nhữnh lần ném rổ… vv. Đòi hỏi
người tập phải có sự khéo léo trong thi đấu . Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát
triển khéo léo cho học sinh được tơi chọn đưa vào đó là:

13


Bài tập : Dẫn bóng di chuyển luồn nhanh qua các mốc rồi thực hiện hai bước lên rổ
.- Mục đích: Phối hợp các loại di chuyển, phát triển các năng lực vận động và khả năng
khéo léo lừa bóng và lên rổ
- Cách tập: Chia lớp ra thành 4 nhóm đứng ở 2 bên bảng rổ.Từng người dẫn bóng
nhanh luồn qua các cột mốc rồi thực hiên 2 bước lên rổ.
Đội hình thực hiện.

xxxxx

. .

luồn cột mốc
xxxxx x

.

Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chun mơn bóng
rổ mà tơi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các em học nội dung bóng rổ
(TTTC) .
2. Kiểm tra đánh giá.

Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các
em đã được học tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra cho các lớp .
a. Nội dung kiểm tra:
1. Dẫn bóng luồn cọc nhanh rồi 2 bước lên rổ(1lần/1hs).
2. Tại chỗ đứng ở vị trí ném phạt, ném bóng vào rổ(10lần/1hs).
3. Dẫn bóng nhanh cự ly 20m(1lần/1hs).
b. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm.
* Dẫn bóng luồn cọc nhanh rồi 2 bước lên rổ.
- Dụng cụ:

+ Sân bóng rổ của nhà trường.
+ 8 quả bóng rổ .
- Cách tiến hành: Người thực hiện kiểm tra cầm bóng trên tay khi nghe khẩu lệnh thi
người kiển tra dẫn bóng nhanh qua các cột mốc rồi thực hiên lên rổ.
Điểm 9-10: Di chuyển nhanh, lên rổ bóng vào rổ,kỹ thuật dẫn bóng và lên rổ khơng
có sai sót.
Điểm 7-8 : Di chuyển nhanh, lên rổ bóng khơng vào rổ,kỹ thuật dẫn bóng và lên rổ
khơng có sai sót.

14


Điểm 5-6 : Di chuyển chậm, lên rổ bóng khơng vào rổ,kỹ thuật dẫn bóng và lên rổ
khơng có sai sót.
Điểm 3-4 : Di chuyển chậm, lên rổ bóng khơng vào rổ,kỹ thuật dẫn bóng và lên rổ
ít sai sót.
Điểm 1-2: Sai sót nhiều trong di chuyển dẫn bóng ,kỹ thuật thực hành cịn yếu,
chưa có cảm giác với bóng.
* Tại chỗ đứng ở vị trí ném phạt, ném bóng vào rổ.
Người kiểm tra đứng ở vị trí ném rổ (vạch ném phạt) chuẩn bị 10 quả bóng rổ,

thực hiện ném rổ liên tục 10 quả vào rổ.
Kết quả:
Điểm 9-10:Ném đúng kỹ thuật, có 9-10 quả vào rổ.
Điểm 7-8 : Ném đúng kỹ thuật, có 7-8 quả vào rổ.
Điểm 5-6 : Ném đúng kỹ thuật, có 5-6 quả vào rổ.
Điểm 3-4 : Ném đúng kỹ thuật, có 3-4 quả vào rổ.
Điểm 1-2: Ném sai kỹ thuật, có 1-2 quả vào rổ.
* Dẫn bóng nhanh cự ly 20m.
Mỗi đợt có 2 người kiểm tra đứng vào vạch xuất phát khi nghe khẩu lệnh thì dẫn
bóng nhanh nhất ở cự ly 20m.
Kết quả: Tính thời gian cho điểm như sau :
Điểm 9-10 : Thời gian dẫn bóng 5 giây 10, dẫn đúng kỹ thuật.
Điểm 7-8 : Thời gian dẫn bóng 5 giây 20, dẫn đúng kỹ thuật.
Điểm 5-6 : Thời gian dẫn bóng 5 giây 35, dẫn đúng kỹ thuật.
Điểm 3-4 : Thời gian dẫn bóng 5 giây 50, dẫn sai kỹ thuật.
Điểm 1-2 : Thời gian dẫn bóng 6 giây 10, dẫn sai kỹ thuật.
c. Kết quả thu được.
Sau khi kiểm tra 3 nội dung trên cho 2 lớp (12G và 12H) điểm kiểm tra của 2 lớp có
kết quả như sau:
Điểm của 3 nội dung trên được tính.
Nội dung1 + ( Nội dung 2 + Nội dung 3) x 2
5

15


- Lớp không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần:

Số Loại giỏi(%)
Loại khá

Loại TB
Loại Yếu
hs (Điểm 9-10)
(Điểm7-8)
(Điểm5-6)
(Điểm dưới5)
1
12I
47 3em = 6%
20em= 28,9% 24em= 55,5% 0 em = 0 %
2
12K 51 7 em =15,2% 21em= 28,2% 23em=50,0 % 0 em = 0 %
3
Tổng 98 10 em = 10% 41 em = 42%
47 em = 48%
0 em = 0%
- Nhóm đưa các bài tập bổ trợ vào áp dụng tập luyện hàng ngày theo phương pháp thực
nghiệm.
TT

TT
1
2
3

Lớp

Lớp Số
hs
12H 49

12G 47
Tổng 96

Loại giỏi
(Điểm 9-10)
11 em =23%
12 em =25,5%
23 em = 24%

Loại khá
(Điểm7-8)
31 em= 63%
27 em= 57,5%
58 em =60 %

Loại TB
(Điểm5-6)
7 em = 14%
8 em = 17,0 %
15 em = 16%

Loại Yếu
(Điểm dưới5)
0 em = 0%
0 em = 0%
0 em = 0%

d. Nhận xét, đánh giá.
Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 4 lớp. Kết quả học tập của 2 lớp
được thực nghiệm có thành tích nâng lên rõ rệt, các em được áp dụng các bài tập bổ trợ

mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn. Kết
quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của 2 lớp được thực nghiệm
tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả
khá cao.
So sánh thành tích kiểm tra của 4 lớp có sự khác biệt rõ về thành tích như sau:
Loại giỏi: Qn bình tăng 14%
Loại khá: Qn bình tăng 18%
Loại TB: Quân bình giảm 32%

16


C. Kết luận
Với thời gian nghiên cứu và đem vào áp dụng các bài tập bổ trợ trên vào môn học
bóng rổ cho các em học sinh, tơi thấy ý thức tập luyện và thể lực chuyên môn của các
em được nâng lên rõ rệt. Từ đó các em năm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các
em sinh động hơn, khơng bị nhàm chán, gị bó.Và nhất là các buổi đấu tập, các em đã
nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng trận đấu.
Vì vậy tơi mạnh dạn đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong 3 năm làm công
tác giảng dạy ở trường phổ thông Nga Sơn để góp phần chung vào việc nâng cao ý thức
và chất lượng học mơn bóng rổ của học sinh trong trường. Đây là ý kiến chủ quan của
cá nhân tơi, khơng thể tránh được những sai sót, những bất cập, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm
của tơi được hồn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

17



TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận thể dục thể thao.
Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo viên thể dục 10 - 11 - 12.
Nhà xuất bản giáo dục
3. Sinh lý thể dục thể thao.
Nhà xuất bản giáo dục
4. Sách lịch sử thể dục thể thao.
Nhà xuất bản giáo dục
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT.
Viện nghiên cứu sư phạm

18



×