Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Xử lý để thanh long ra trái sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.08 KB, 2 trang )

Xử lý để thanh long ra trái sớm

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Theo kinh nghiệm của một số nhà vườn ở xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo -
Tiền Giang), vào đầu tháng 8 âm lịch chặt bỏ những cành vừa cho thu hoạch trái,
mỗi cành chỉ để lại một đoạn dài 25-30cm. Bơm nước phun tưới rửa sạch thân
chính, xới nhẹ đất xung quanh gốc, bón cho mỗi trụ 5-10 kg phân chuồng mục,
DAP và supe lân mỗi thứ 0,5kg và 0,2 kg urê. Đến đầu tháng Chạp thì ngưng tưới
nước. Sau Tết Nguyên đán, bón cho mỗi trụ 0,5 kg NPK (16-16-8), 0,2 kg supe
lân, 0,2 kg kali và 0,1 kg urê, rồi tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Đến đầu tháng 2
cây bắt đầu ra hoa và đến Rằm tháng 3 sẽ cho thu trái.
Còn ở Bình Thuận, nhà vườn thường áp dụng một số biện pháp sau đây:
Thắp điện vào ban đêm
Dùng bóng đèn tròn có công suất 75-100W hoặc bóng đèn Neon 1,2m, treo
1 bóng cho 1-4 trụ thanh long. Bóng đèn được thắp sáng liên tục trong 15-20 đêm,
mỗi đêm thắp 5-8 tiếng đồng hồ (tùy theo mùa). Nếu thời điểm xử lý (thắp đèn)
càng xa vụ chính thì thời gian thắp đèn phải dài hơn.
Biện pháp thâm canh
Bón phân sớm để tạo nhánh sớm:
Tạo tán, tỉa chồi:
Dùng chất điều hòa sinh trưởng
Bà con thường dùng một số chất điều hòa sinh trưởng như Gibberellin,
KNO3 phối hợp với phân vi lượng và axít humic... xịt bốn lần, mỗi lần cách nhau
1 tuần cũng có tác dụng kích thích thanh long ra hoa sớm.
Anh Văn (Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia)
Nhờ bón phân đợt 1 sớm nên khi chưa thu hoạch hết trái thì chồi non đã ra
rất mạnh và nhiều. Cắt bỏ các chồi ra trên thân, chỉ giữ lại mỗi nhánh 2 chồi mọc
ra trên đầu trụ. Sau khi nhánh đợt 1 đủ độ dài, trên nhánh đợt 1 và những nhánh
già sẽ phát tiếp chồi đợt 2, mỗi nhánh chỉ nên để lại 2 chồi đợt 2. Sau khi đủ tuổi
phát dục thì những nhánh mới này sẽ ra hoa kết trái.
Vào giữa tháng 8 âm lịch,


bón (đợt 1) cho mỗi trụ 20 kg phân chuồng hoai mục, để đến tháng 9 thanh long
vừa nuôi trái vừa phát tược trên đầu trụ. Sau khi thu hoạch hết trái thì phạt bớt 1/3
chiều dài nhánh đã cho trái và dùng dao sắc chặt bớt 2/3 số nhánh già nằm trong
tán. Bón thêm 20 kg phân chuồng và 2 kg phân vi sinh cho một trụ. Mỗi tháng bón
một lần phân hóa học với lượng 0,3-0,4 kg phân NPK (loại 16-16-8 hoặc 20-20-
15). Đến tháng Giêng năm sau bón thêm 15kg phân chuồng. Tiếp tục tỉa hết nhánh
già đã cho trái để tập trung dinh dưỡng cho nhánh tơ.

×