Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu phương pháp tra cứu ảnh sử dụng phân cụm gia tăng với phản hồi liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 62 trang )

.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

NGUYỄN VĂN TỒN

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU ẢNH
SỬ DỤNG PHÂN CỤM GIA TĂNG
VỚI PHẢN HỒI LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

THÁI NGUYÊN, 2018

i


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS
Nguyễn Hữu Quỳnh – Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Điện lực. Trước tiên
tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Quỳnh
người đã tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Công
Nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi hồn thành tốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn các anh, các chị và các bạn học viên lớp Cao học
CHK15A đã luôn động viên, giúp đỡ và nhiệt tình chia sẻ với tơi những kinh
nghiệm học tập, cơng tác trong suốt khố học.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã


động viên, khuyến khích và hỗ trợ cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù rất cố gắng, song luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong được sự chỉ dẫn của các quý thầy cô và các bạn.
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Người viết

Nguyễn Văn Toàn

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Người cam đoan

Nguyễn Văn Toàn

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRA CỨU ẢNH DỰA VÀO NỘI DUNG VỚI
PHẢN HỒI LIÊN QUAN ..................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về tra cứu ảnh dựa vào nội dung .............................................. 4
1.1.1. Vấn đề tra cứu ảnh dựa vào nội dung ................................................. 4
1.2. Tra cứu ảnh sử dụng phản hồi liên quan .................................................. 14
1.3. Vấn đề phân cụm[1] ................................................................................. 16
1.3.1. Thuật toán K-Means.......................................................................... 20
1.3.2. Phân cụm phân cấp ........................................................................... 21
1.3.3. Phân cụm dựa vào mật độ ................................................................. 23
1.3.4. Phân cụm dựa vào mơ hình ............................................................... 23
1.3.5. Phân cụm dựa vào đồ thị ................................................................... 26
1.4. Tiểu kết chương 1. ................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU ẢNH VỚI PHẢN HỒI LIÊN QUAN
SỬ DỤNG PHÂN CỤM GIA TĂNG ................................................................. 27
2.1. Tra cứu ảnh với ngữ nghĩa mức cao ........................................................ 27
2.1.1. Giới thiệu về tra cứu ảnh với ngữ nghĩa mức cao............................. 27
2.1.2. Khoảng cách ngữ nghĩa..................................................................... 28
2.1.3. Phản hồi liên quan ............................................................................. 29
2.2. Tra cứu ảnh với phản hồi liên quan ......................................................... 31
2.3. Kỹ thuật phân tích phân biệt tuyến tính (LDA-Linear Discriminant
Analysis).......................................................................................................... 32

iv


2.3.1. Định nghĩa về LDA ........................................................................... 32

2.3.2 Tính tốn phương sai between-class (𝑺𝑩) ......................................... 32
2.3.3 Tính phương sai within-class (𝑺𝒘) .................................................... 34
2.3.4 Xây dựng không gian thấp chiều ....................................................... 36
2.3.5. Sơ đồ phương pháp tra cứu ảnh sử dụng phân cụm gia tăng trong phản
hồi liên quan ................................................................................................ 37
2.4. Tiểu kết chương 2..................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM ............................................. 40
3.1. Giới thiệu bài toán tra cứu ảnh dựa vào nội dung .................................... 40
3.2. Môi trường thực nghiệm. ......................................................................... 41
3.2.1. Cơ sở dữ liệu ảnh. ............................................................................. 42
3.2.2. Vec-tơ đặc trưng................................................................................ 43
3.2.3. Tập tin cậy nền .................................................................................. 44
3.2.4. Cấu hình đề xuất thiết bị chạy thực nghiệm ..................................... 44
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ................................................................ 44
3.3.1. Chiến lược mô phỏng phản hồi liên quan. ........................................ 44
3.3.2. Kết quả đánh giá................................................................................ 45
3.4. Giao diện hệ thống ................................................................................... 47
3.5. Tiểu kết chương 3. ................................................................................... 51
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 53

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

CBIR


Tra cứu ảnh dựa vào nội dung.

RBIR

Tra cứu ảnh dựa vào vùng

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CRT

Mẫu vùng cấu tạo

EMD

Earth Mover Distance

IRM

Lược đồ đối sánh vùng tích hợp

DPF

Hàm khoảng cách động một phần

MRMD

Khoảng cách đa tạp đa phân giải


RF

Phản hồi liên quan

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Bảng phân bố tập ảnh Corel................................................................ 42
Bảng 3.2. Các loại đặc trưng. .............................................................................. 43
Bảng 3.3. Bảng cấu hình đề xuất thiết bị chạy thực nghiệm. ............................. 44
Bảng 3.4. Bảng kết quả của các phương pháp .................................................... 46

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Kiến trúc tổng quan của hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung. ........ 5
Hình 1.2. Khơng gian màu RGB. .......................................................................... 8
Hình 1.3. Khơng gian màu HSV. .......................................................................... 9
Hình 1.4. Lược đồ của một hệ thống CBIR với RF. ........................................... 16
Hình 1.5. Các tập dữ liệu và các cụm ................................................................. 17
Hình 1.6. Các tập dữ liệu khơng thích hợp với K-Means. .................................. 21
Hình 1.7 Phân cụm phân cấp tập dữ liệu D={a,b,c,d,e} ..................................... 22
Hình 2.1. Dịch chuyển điểm truy vấn. ................................................................ 29
Hình 2.2. Hình dạng lồi (đa điểm). ..................................................................... 30
Hình 2.3. Hình dạng lõm (đa điểm). ................................................................... 30
Hình 2.4. Tra cứu ảnh dựa vào nội dung với phản hồi liên quan. ...................... 31
Hình 2.5. Các bước được trực quan hóa để tính một khơng gian con chiều thấp

hơn của kỹ thuật LDA. ........................................................................................ 33
Hình 2.6. Sơ đồ tra cứu ảnh sử dụng phân cụm gia tăng. ................................... 38
Hình 3.1. Mơ hình tổng qt của hệ thống.......................................................... 41
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm ................................................. 46
Hình 3.3. Giao diện chính của hệ thống. ............................................................. 47
Hình 3.4. Chọn tập dữ liệu ảnh / đặc trưng ......................................................... 48
Hình 3.5. Chọn ảnh truy vấn khởi tạo. ................................................................ 48
Hình 3.6. Tra cứu với truy vấn khởi tạo 84003, 84004, 84008 thuộc lớp 840. .. 48
Hình 3.7. Kết quả phân cụm tập huấn luyện. ...................................................... 49
Hình 3.8. Cơng cụ tra cứu và phân cụm LDA. ................................................... 49
Hình 3.9. Kết quả tra cứu phản hồi liên quan. .................................................... 50
Hình 3.10. Kết quả phân cụm gia tăng. ............................................................... 50
Hình 3.11. Kết quả tra cứu sau khi sử dụng phân cụm gia tăng. ........................ 51

viii


MỞ ĐẦU
Tra cứu ảnh dựa vào nội dung (CBIR-Content Based Image Retrieval) đã
nhận được nhiều sự quan tâm trong thập kỷ qua, do nhu cầu xử lý hiệu quả lượng
dữ liệu đa phương tiện khổng lồ và tăng nhanh chóng. Nhiều hệ thống CBIR đã
được phát triển, gồm QBIC, Photobook, MARS, VisualSEEK, SIMPLIcity và
những hệ thống khác. Trong một hệ thống CBIR tiêu biểu, các đặc trưng ảnh trực
quan mức thấp (tức là màu, kết cấu và hình dạng) được trích rút tự động cho mục
tiêu đánh chỉ số và mơ tả ảnh. Để tìm kiếm các ảnh mong muốn, người dùng đưa
một ảnh làm mẫu và hệ thống trả lại một tập các ảnh tương tự dựa vào các đặc
trưng được trích rút.
Là một vấn đề quan trọng trong CBIR, độ đo tương tự lượng hóa sự giống
nhau về nội dung giữa từng cặp ảnh. Phụ thuộc vào kiểu đặc trưng được trích rút
mà chúng ta lựa chọn độ đo tương tự thích hợp. Tất cả các kỹ thuật tra cứu ảnh

dựa vào nội dung hiện nay đều thừa nhận thông tin tương hỗ giữa độ đo tương tự
ảnh và ngữ nghĩa của ảnh. Bằng nhiều cách khác nhau, độ đo tương tự cố gắng
nắm được một khía cạnh nào đó của nội dung ảnh, đó là ngữ nghĩa kế thừa từ độ
tương tự hay đặc trưng mức thấp. Tuy nhiên, ngữ nghĩa kế thừa từ độ tương tự
nhiều khi không giống với khái niệm mức cao được truyền tải bởi một ảnh (ngữ
nghĩa của ảnh). Đó chính là khoảng cách ngữ nghĩa, nó phản ánh sự khác biệt giữa
năng lực mô tả hạn chế của đặc trưng trực quan mức thấp và khái niệm mức cao.
Các kỹ thuật trong việc rút ngắn “khoảng cách ngữ nghĩa” gồm có 5 loại chính:
(1) sử dụng bản thể đối tượng để xác định các khái niệm mức cao, (2) sử dụng
các công cụ học máy để kết hợp các đặc trưng mức thấp với các khái niệm truy
vấn, (3) đưa phản hồi liên quan vào lặp tra cứu cho học ý định của người dùng,
(4) sinh ra mẫu ngữ nghĩa để hỗ trợ tra cứu ảnh mức cao, (5) Cách sử dụng cả nội
dung trực quan của các ảnh và thông tin văn bản thu được từ Web cho tra cứu ảnh
trên Web.

1


Từ những nhận định trên và được sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, tôi quyết
định chọn đề tài: “Nghiên cứu phương pháp tra cứu ảnh sử dụng phân cụm
gia tăng với phản hồi liên quan”. Đề tài sẽ kết hợp hai hướng tiếp cận (2) và (3),
đưa phản hồi liên quan của người dùng vào quá trình tra cứu và sử dụng phương
pháp phân cụm gia tăng để phân cụm tập ảnh phản hồi nhằm biểu diễn nhu cầu
thông tin người dùng hiệu quả.
Phản hồi liên quan là một quá trình trực tuyến mà cố gắng học mục đích của
người dùng trong q trình tra cứu, là một công cụ mạnh được sử dụng truyền
thống trong các hệ thống tra cứu thơng tin. Nó được giới thiệu đối với CBIR
khoảng đầu những năm 1990, với mục đích mang người dùng vào lặp tra cứu để
giảm khoảng cách ngữ nghĩa giữa những gì mà truy vấn biểu diễn và những gì
người dùng nghĩ. Bằng việc tiếp tục học thơng qua tương tác với các người dùng

cuối, phản hồi liên quan đã được chỉ ra là cung cấp cải tiến hiệu năng đáng kể
trong các hệ thống CBIR.
Phân cụm là một phương pháp học không giám sát để tạo thành các nhóm
hay các cụm dữ liệu. Lý thuyết phân cụm giả thuyết rằng “các đối tượng gần nhau
có xu hướng liên quan tới cùng một yêu cầu”. Đã có nhiều thuật toán thực hiện
việc phân cụm như: K-mean, K-medoid, EM…Tuy nhiên, các thuật toán này
thường được gọi là phân cụm ngoại tuyến (off-line), tức là, các thuật toán này
thực hiện phân cụm trên toàn bộ cơ sở dữ liệu ảnh đã có sẵn (gồm rất nhiều ảnh),
mỗi khi có ảnh mới bổ sung vào, quá trình lại phải phân cụm lại từ đầu. Các thuật
tốn ngoại tuyến khơng phù hợp trong các trường hợp đòi hỏi trực tuyến (on-line),
chẳng hạn, trường hợp mà áp dụng trên một tập ảnh nhỏ (là kết quả của một lần
thực hiện tra cứu) nhưng đòi hỏi phân cụm ngay lập tức trong khi vẫn còn nhiều
ảnh cần được bổ sung và phân cụm tiếp theo không cần phải tiến hành với dữ liệu
đã được phân cụm trước đó. Thuật tốn mà đáp ứng trường hợp trực tuyến này
phải có tính chất “gia tăng” hay gọi là phân cụm gia tăng.

2


Nhiệm vụ chính của luận văn là nắm vững kiến thức tổng quan của lĩnh vực
xử lý ảnh, đi sâu nghiên cứu lĩnh vực tra cứu ảnh dựa vào nội dung, tìm hiểu một
số thuật tốn học khơng giám sát, nghiên cứu thuật toán phân cụm gia tăng và đưa
vào hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung. Cài đặt chương trình thử nghiệm đánh
giá, so sánh hiệu quả của hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng phân
cụm phổ với một số hệ thống tra cứu ảnh điển hình khác.
Bố cục luận văn:
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh dựa vào nội dung với phản hồi liên quan
Chương 2: Phương pháp tra cứu ảnh với phản hồi liên quan sử dụng phân cụm
gia tăng.
Chương 3: Chương trình thử nghiệm.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRA CỨU ẢNH DỰA VÀO NỘI DUNG
VỚI PHẢN HỒI LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan về tra cứu ảnh dựa vào nội dung
1.1.1. Vấn đề tra cứu ảnh dựa vào nội dung
Tra cứu ảnh dựa vào nội dung là việc áp dụng kỹ thuật thị giác máy tính vào
vấn đề tìm kiếm hình ảnh, tức là vấn đề tìm kiếm hình ảnh kỹ thuật số trong các
cơ sở dữ liệu (lớn). Tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng những nội dung thị
giác như màu sắc, hình dạng, kết cấu, khơng gian để biểu diễn ảnh. Các nội dung
thị giác của ảnh được trích rút và mô tả bằng các véc tơ đặc trưng đa chiều có
dạng véc tơ đặc trưng của cơ sở dữ liệu. Khởi đầu cho việc tra cứu ảnh, người
dùng cung cấp một ảnh mẫu cho hệ thống tra cứu. Hệ thống này sẽ chuyển đổi
những ảnh mẫu này thành các véc tơ đặc trưng và so sánh với khoảng cách/độ
tương tự của các véc tơ đặc trưng của những ảnh trong cơ sở dữ liệu để tính tốn
và đưa ra kết quả là bức ảnh có độ tương tự cao nhất.
Hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung
1.1.1.1. Các chức năng của hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung
Một hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung (CBIR – Content Based Image
Retrieval) có các chức năng chính như sau:
1) Trích rút đặc trưng và biểu diễn các nội dung của các nguồn được phân
tích theo cách thích hợp cho so sánh các truy vấn sử dụng (không gian của nguồn
thông tin được biến đổi thành không gian đặc trưng cho mục tiêu so sánh nhanh
trong bước tiếp theo). Bước này thông thường cần rất nhiều thời gian do nó phải
xử lý lần lượt tất cả thơng tin nguồn (các ảnh) trong cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên,
bước này được thực hiện chỉ một lần và có thể được thực hiện ngoại tuyến.
2) Phân tích truy vấn của người sử dụng và biểu diễn chúng dưới dạng thích
hợp để đối sánh với cơ sở dữ liệu nguồn. Bước này là tương tự với bước trước,

nhưng chỉ áp dụng với ảnh cần truy vấn.
3) Thực hiện so sánh các truy vấn tìm kiếm với thơng tin có trong cơ sở dữ
liệu được lưu trữ để tra cứu thông tin liên quan theo một cách hiệu quả. Bước này

4


được thực hiện trực tuyến và yêu cầu là phải đáp ứng rất nhanh. Các kỹ thuật đánh
chỉ số hiện đại có thể được sử dụng để tổ chức lại khơng gian đặc trưng nhằm tăng
tốc q trình đối sánh.
4) Thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong hệ thống (thường là điều chỉnh
các tham số trong máy đối sánh) dựa trên phản hồi từ người sử dụng và/hoặc các
ảnh được tra cứu.
1.1.1.2. Một số hệ thống CBIR tiêu biểu

Thực hiện ngoại tuyến

Tạo
truy vấn

Cơ sở dữ liệu
đặc trưng

Đánh chỉ số

Người
dùng

Trích rút đặc trưng


Cơ sở dữ
liệu ảnh

Véc tơ
đặc trưng

So sánh độ
tương tự
Các kết quả Đầu ra
tra cứu

Phản hồi
liên quan
Hình 1.1. Kiến trúc tổng quan của hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung.
Một hệ thống CBIR sẽ thực hiện truy vấn ảnh dựa trên việc tự động rút trích
các thơng tin đặc trưng hình ảnh như: màu sắc, kết cấu, hình dạng, vị trí. Các nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhiều phương pháp với những cách tiếp cận khác nhau; do
đó rất nhiều hệ thống truy vấn ảnh dựa trên nội dung đã ra đời như: QBIC,
BlobWorld, VisualSEEk, MARS, Photobook, Virage, Netra, SIMPLIcity, NEC
PicHunter… Dưới đây xin điểm qua một số hệ thống CBIR tiêu biểu.

5


1) Hệ thống QBIC
Hệ thống truy vấn ảnh theo nội dung QBIC (Query By Image Content) được
nghiên cứu và phát triển bởi nhóm nghiên cứu Visual Media Management thuộc
cơng ty IBM, là hệ thống tra cứu ảnh thương mại được phát triển từ rất sớm. Người
dùng xây dựng một phác thảo, vẽ ra và lựa chọn màu cùng kết cấu dựa theo ảnh
truy vấn.

Hệ thống này hỗ trợ một vài độ đo tương tự cho ảnh như: trung bình màu
sắc, lược đồ màu sắc và kết cấu. Công nghệ sử dụng trong hệ thống bao gồm đánh
chỉ số và tìm kiếm. Hiện nay hệ thống này còn cung cấp vài cách tiếp cận truy vấn
theo đơn đặc trưng, đa đặc trưng và đa giai đoạn.
2) Hệ thống Blobwold
Hệ thống Blobwold do khoa Khoa học máy tính, Đại học California,
Berkeley nghiên cứu và phát triển. Các đặc tính được sử dụng cho truy vấn là màu
sắc, kết cấu, vị trí và hình dạng của vùng và nền. Màu sắc được mơ tả bởi biểu đồ
218 bin màu kết hợp trong không gian Lab. Kết cấu được thể hiện bằng sự tương
phản và không đẳng hướng trên vùng như không gian 2D (độ tương phản, độ
tương phản x tính khơng đẳng hướng). Hình dạng được thể hiện bằng (xấp xỉ)
vùng, độ lệch tâm và định hướng.
3) Hệ thống VisualSEEk
Hệ thống VisualSEEk được xây dựng bởi Trung tâm nghiên cứu viễn thông
thuộc trường đại học Columbia, New York. Đây là hệ thống truy vấn dựa vào các
đặc trưng trực quan của ảnh, sử dụng không gian 166 màu HSV. Sự tương đồng
giữa hai ảnh được xác định theo sự tương đồng của các vùng trong ảnh. Hệ thống
cho phép người dùng nhập vào truy vấn, sử dụng các đặc trưng mức thấp của hình
ảnh như: màu sắc, bố cục khơng gian và kết cấu. Các đặc trưng đó được mơ tả
theo màu sắc và biến đổi Wavelet dựa trên đặc trưng kết cấu.
4) Hệ thống Netra
Hệ thống Netra sử dụng các đặc trưng của ảnh: màu sắc, hình dạng, kết cấu,
vị trí khơng gian trong các vùng ảnh được phân đoạn để tìm kiếm và tra cứu các

6


vùng tương tự từ cơ sở dữ liệu. Các đặc trưng nghiên cứu chính của hệ thống
Netra là phân tích kết cấu dựa trên lọc Gabor, xây dựng từ điển ảnh dựa trên mạng
neural và phân đoạn vùng dựa vào luồng biên.

Trích rút đặc trưng
Trích rút đặc trưng ảnh mức thấp là cơ sở của các hệ thống CBIR. Trích rút
đặc trưng bao gồm trích rút thơng tin có nghĩa của ảnh, làm giảm dung lượng lưu
trữ, do đó hệ thống sẽ nhanh và hiệu quả hơn trong CBIR.
1.1.1.3. Đặc trưng màu sắc
Đặc trưng màu sắc được sử dụng rộng rãi nhất trong tra cứu ảnh. Một vài
phương pháp tra cứu ảnh dựa trên cơ sở sự tương tự về màu sắc đã được mô tả
trong các tài liệu nhưng các ý tưởng cơ bản là giống nhau. Mỗi hình ảnh được
thêm vào bộ sưu tập được phân tích và tính tốn biểu đồ màu để thấy tỷ lệ điểm
ảnh của mỗi màu trong một ảnh. Biểu đồ màu của mỗi ảnh sau đó được lưu trữ
trong cơ sở dữ liệu để khi tìm kiếm, người dùng có thể xác định tỷ lệ mong muốn
của mỗi màu hoặc gửi một ảnh mẫu mà đã được tính tốn biểu đồ màu. Dù bằng
cách nào đi chăng nữa thì quá trình tra cứu sau đó là lấy ra những bức ảnh mà có
biểu đồ màu tương ứng gần nhất với ảnh truy vấn.
1) Không gian màu
- Không gian màu RGB (Red – Green – Blue)
Không gian màu RGB được sử dụng nhiều nhất cho đồ họa máy tính, mơ tả
màu sắc bằng 3 thành phần chính là R (Red) – G (Green) và B (Blue). Không gian
này được xem như một khối lập phương 3 chiều với màu Red là trục x, màu Green
là trục y, và màu Blue là trục z. Mỗi màu trong không gian này được xác định bởi
3 thành phần R, G, B. Ứng với các tổ hợp khác nhau của 3 màu này sẽ cho ta một
màu mới.
Không gian màu RGB được sử dụng rộng rãi trong việc biểu diễn ảnh, gồm
3 thành phần màu là đỏ, xanh lục, xanh lam. Chúng được gọi là bộ cộng sơ cấp vì
một màu khác trong khơng gian RGB được tạo ra bằng cách thêm chúng.

7


Hình 1.2. Khơng gian màu RGB.

- Khơng gian màu CIE
Khơng gian màu CIE L*a*b và CIE L*u*v là không gian độc lập và được
xem như đồng bộ. Chúng chứa độ sáng hoặc thành phần nhẹ sáng (L) và hai thành
phần màu a và b hoặc u và v. Có thể chuyển từ không gian màu RGB thành không
gian CIEL*a*b và CIE L*u*v.
- Không gian màu HSV
Không gian màu HSV (HSL hoặc HSB) được sử dụng rộng rãi trong đồ họa
máy tính và miêu tả màu một cách trực quan hơn. Ba thành phần màu có màu sắc,
độ bão hịa (nhẹ sáng) và giá trị (độ sáng). Không gian RGB cũng có thể được
chuyển thành khơng gian HSV bằng cơng thức đơn giản.
Không gian màu thành phần sử dụng trục màu thành phần (R-G, 2B-R-G,
R+G+B). Cách thể hiện này có lợi thế trong việc cô lập thông tin về độ sáng ở
trục thứ ba. Hai trục màu đầu tiên bất biến với sự thay đổi cường độ sáng và tối,
có thể giảm việc lấy mẫu khi con người nhạy cảm với độ sáng hơn.

8


Hình 1.3. Khơng gian màu HSV.
2) Lược đồ màu
Lược đồ màu được xác định bằng một tập các bin, trong đó mỗi bin biểu thị
xác suất của các pixel trong ảnh. Một lược đồ màu H của một ảnh đã cho được
xác định bởi véc tơ:
H={H[0], H[1], H[2], ..., H[i],... H[N]}
Ở đây i biểu diễn một màu trong lược đồ màu và tương ứng với một khối con
trong không gian màu RGB, H[i] là số các pixel có màu i trong ảnh và N là số các
bin trong lược đồ màu.
1.1.1.4. Đặc trưng kết cấu
Kết cấu là một mô tả vùng trợ giúp tốt trong quá trình tra cứu. Kết cấu khơng
có khả năng tìm ra các ảnh tương tự, nhưng nó có thể được sử dụng để phân lớp

các ảnh kết cấu từ các ảnh không kết cấu và sau đó được kết hợp với các thuộc
tính đặc trưng khác như màu để làm cho tra cứu hiệu quả hơn. Kết cấu là một
thuộc tính quan trọng khác của ảnh. Những kết cấu đa dạng đã được xem xét trong
các mẫu nhận dạng và tầm nhìn máy tính. Phương pháp đại diện cấu trúc được
phân thành hai loại: cấu trúc và thống kê. Phương pháp cấu trúc gồm có hoạt động

9


hình thái và đồ thị kề. Phương pháp thống kê gồm: quang phổ Fourier, ma trận
đồng xuất hiện, phân tích bộ phận chính thay đổi bất biến, tính năng Tamura, phân
hủy Wold, trường ngẫu nhiên Markov, mơ hình fractal và bộ lọc đa phân giải.
1.1.1.5. Đặc trưng hình dạng
Hình dạng được xem như là một đặc trưng quan trọng trong mơ tả các đối
tượng nổi bật trong ảnh và có thể giúp phân biệt giữa hai ảnh. Các đặc trưng hình
dạng của ứng dụng nói chung gồm aspect ratio, circularity, Fourier descriptors,
moment invariants, consecutive boundary segments.
Đặc trưng hình dạng của đối tượng hoặc vùng đã được sử dụng nhiều trong
hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung. So với đặc tính màu sắc và kết cấu thì
hình dạng thường được mô tả sau khi ảnh được phân đoạn thành các vùng hoặc
các đối tượng. Khi mà việc phân đoạn ảnh rất khó để đạt được độ chính xác và
mạnh mẽ thì việc sử dụng đặc tính hình dạng trong tra cứu ảnh đã được giới hạn
trong các ứng dụng đặc biệt nơi mà các đối tượng hoặc các vùng đã có sẵn. Mơ tả
hình dạng có thể dựa vào biên hoặc dựa vào vùng. Đặc tính hình dạng tốt với đối
tượng là bất biến với xoay, dịch chuyển và mở rộng.
1.1.1.6. Vị trí khơng gian
Bên cạnh kết cấu và màu, vị trí khơng gian cũng là hữu ích trong phân lớp
vùng. Chẳng hạn, “bầu trời” và “biển” có thể có các đặc trưng kết cấu và màu
tương tự, nhưng vị trí khơng gian của chúng là khác nhau với “bầu trời” thường
xuất hiện ở trên đỉnh của ảnh, trong khi biển ở dưới.

Vị trí khơng gian thường được xác định đơn giản như “trên, dưới, đỉnh” theo
vị trí của vùng trong một ảnh. Trọng tâm vùng và hình chữ nhật bao tối thiểu của
nó được sử dụng để cung cấp thơng tin vị trí khơng gian. Tâm khơng gian của một
vùng được sử dụng để biểu diễn vị trí khơng gian của nó.
Quan hệ khơng gian tương đối là quan trọng hơn vị trí khơng gian tuyệt đối
trong các đặc trưng ngữ nghĩa. Xâu 2-D và các biến thể của nó là cấu trúc phổ
biến nhất được sử dụng để biểu diễn các quan hệ hướng giữa các đối tượng như
“trái/phải”, “dưới/trên”. Tuy nhiên, chỉ một mình quan hệ hướng không đủ để biểu

10


diễn nội dung ngữ nghĩa của các ảnh khi bỏ qua quan hệ topo. Để hỗ trợ tốt hơn
cho tra cứu ảnh dựa vào ngữ nghĩa, một thuật tốn mơ hình ngữ cảnh khơng gian
được trình bày mà xem xét sáu quan hệ không gian giữa cắc cặp vùng: trái, phải,
trên, dưới, tiếp xúc và trước. Một phương pháp thú vị được đề xuất bởi Smith và
cộng sự. Hệ thống sử dụng một mẫu vùng cấu tạo (CRT) để xác định sự sắp xếp
không gian của các vùng và mỗi lớp ngữ nghĩa được đặc trưng bởi các CRT thu
được từ một tập các ảnh mẫu.
Độ đo tương tự
Hệ thống tra cứu ảnh dựa vào nội dung tính tốn độ tương tự trực quan giữa
ảnh truy vấn và ảnh trong cơ sở dữ liệu. Khi đó, kết quả tra cứu không chỉ là một
ảnh mà gồm một danh sách ảnh được xếp hạng theo độ tương tự với ảnh truy vấn.
Có nhiều phương pháp đo độ tương tự đã được phát triển trong tra cứu ảnh những
năm gần đây. Các phương pháp đo khoảng cách/độ tương tự khác nhau ảnh hưởng
đáng kể tới hiệu suất tra cứu.
Trong các hệ thống tra cứu ảnh CBIR dựa vào vùng (RBIR), độ tương tự ảnh
được đo ở hai mức. Đầu tiên là mức vùng. Tức là đo khoảng cách giữa hai vùng
dựa trên các đặc trưng mức thấp của chúng. Thứ hai là mức ảnh. Tức là đo độ
tương tự toàn bộ của hai ảnh mà có thể chứa số các vùng khác nhau.

Hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng độ đo kiểu Minkowski để xác định
khoảng vùng. Giả sử chúng ta có hai vùng biểu diễn bởi hai véc tơ p chiều (x1,
x2,…xp), (y1, y2,…yp) tương ứng. Độ đo Minkowski được xác định như sau:
1/𝑟

𝑝

𝑑(𝑋, 𝑌) = (∑𝑖=1 |𝑥𝑖 − 𝑦𝑖 |)

(1.1)

Cụ thể, khi r bằng 2, nó là khoảng cách Euclidean nổi tiếng (khoảng cách
L2). Khi r là 1, nó là khoảng cách Manhattan (khoảng cách L1).
Một phiên bản biến thể được sử dụng thường xuyên là hàm khoảng cách
Minkowski có trọng số mà đưa trọng số vào để nhận biết các đặc trưng quan trọng.
1/𝑟

𝑝

𝑑(𝑋, 𝑌) = (∑𝑖=1 𝑤𝑖 |𝑥𝑖 − 𝑦𝑖 |𝑟 )

(1.2)

Ở đây wi, i=1,…,p là trọng số được áp dụng vào các đặc trưng khác nhau.

11


Các khoảng cách khác cũng được sử dụng trong tra cứu ảnh, như khoảng
cách Canberra, khoảng cách angular, hệ số Czekanowski, tích trong, hệ số dice,

hệ số cosine và hệ số Jaccard.
Độ tương tự toàn thể của hai ảnh là khó hơn để đo. Về cơ bản có hai cách:
Đối sánh mộ t- một: Nghĩa là mỗi vùng trong ảnh truy vấn chỉ được phép đối
sánh một vùng trong ảnh mục tiêu và ngược lại. Như trong [8], mỗi vùng truy vấn
của ảnh truy vấn được kết hợp với một vùng đối sánh tốt nhất trong ảnh mục tiêu.
Sau đó độ tương tự toàn bộ được xác định bằng tổng có trọng số của độ tương tự
giữa mỗi vùng truy vấn trong ảnh truy vấn và đối sánh tốt nhất của nó trong ảnh
mục tiêu, trong khi trọng số liên quan đến cỡ vùng.
Đối sánh nhiều - nhiều: Có nghĩa là mỗi vùng trong ảnh truy vấn được phép
đối sánh nhiều hơn một vùng trong ảnh mục tiêu và ngược lại. Một phương pháp
được sử dụng phổ biến là khoảng cách EMD (Earth Mover Distance). EMD là
một độ đo linh hoạt và tổng qt. Nó đo chi phí cực tiểu được yêu cầu để biến đổi
một phân bố sang một phân bố khác dựa vào bài toán giao vận truyền thống từ tối
ưu tuyến tính, theo đó các thuật tốn hiệu quả là sẵn có. EMD đối sánh tương tự
nhận thức tốt và có thể được áp dụng đối với các biểu diễn của các phân bố có độ
dài thay đổi, vì thế nó thích hợp cho đo độ tương tự ảnh trong hệ thống RBIR.
Li và cộng sự đề xuất một lược đồ đối sánh vùng tích hợp (IRM) mà cho
phép đối sánh một vùng của một ảnh với một số vùng của ảnh khác và do đó giảm
sự ảnh hưởng của phân đoạn thiếu chính xác. Trong định nghĩa này, một đối sánh
giữa hai vùng bất kỳ được gán với một điểm quan trọng. Điều này tạo ta một ma
trận quan trọng giữa hai tập vùng (một tập là của ảnh truy vấn, tập còn lại là của
ảnh mục tiêu). Độ tương tự toàn thể của hai ảnh được xác định dựa vào ma trận
quan trọng trong một cách tương tự với EMD.
Dù độ đo Minkowski được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống hiện nay để
đo khoảng cách vùng, các thực nghiệm mở rộng chỉ ra rằng nó khơng hiệu quả
trong mơ hình độ tương tự nhận thức. Cách đo độ tương tự nhận thức vẫn là một
câu hỏi lớn chưa có đáp án. Có một số nghiên cứu đã thực hiện trong nỗ nực để
giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, trong [4], một hàm khoảng cách động một phần

12



(DPF) được xác định, nó giảm chiều của các véc tơ đặc trưng bằng việc chọn động
một lượng nhỏ của các chiều. Cho𝛿𝑖 = |𝑥𝑖 − 𝑦𝑖 |, 𝑖 = 1, . . 𝑝các tác giả xác
định∆𝑚 = {𝑚 𝑐á𝑐 𝛿 𝑛ℎỏ 𝑛ℎấ𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 (𝛿1 , … , 𝛿𝑝 ). Sau đó DPF được xác định
bằng
1/𝑟

𝑑(𝑚, 𝑟) = (∑𝛿𝑖 𝛿𝑖𝑟 )

(1.3)

Có hai tham số được điều chỉnh m và r. Các kết quả thực nghiệm ban đầu
minh chứng rằng DPF có thể cung cấp các kết quả tra cứu chính xác hơn độ đo
Minkowski. Tuy nhiên, giá trị m là phụ thuộc dữ liệu, điều này làm cho thuật tốn
khơng linh hoạt. Ngoài ra, để được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tra cứu
ảnh, nghiên cứu xa hơn được yêu cầu để xác thực hiệu năng của nó trong các ứng
dụng khác nhau.
Trong [9], một khoảng cách nhận thức cho độ đo tương tự hình dạng được
trình bày. Mỗi hình dạng được đặc trưng với một tập các dấu hiệu. Một khoảng
cách độ đo giữa các dấu hiệu được xác định đầu tiên sau đó một khoảng cách
khơng độ đo được xác định bằng tập khoảng cách dấu hiệu để đo độ tương tự hình.
Phương pháp có thể được mở rộng sang RBIR bằng việc coi các vùng ảnh như
các dấu hiệu.
Vasconcelos và Lippman đã đề xuất một khoảng cách đa tạp đa phân giải
(MRMD) cho nhận dạng khuôn mặt. Trong MRMD, hai ảnh được đối sánh được
xem là đa tạp và khoảng cách giữa hai ảnh là một cực tiểu sai số của biến đổi một
đa tạp sang một đa tạp khác. Để giảm tính tốn, các ảnh được đưa vào phân tích
đa phân giải. Đo khoảng cách là thích hợp cho các ứng dụng gióng hàng ảnh như
nhận dạng khuôn mặt và phát hiện cảnh video.

Trong [3], đo độ tương tự giữa các loại đặc trưng ảnh khác nhau được xem
như một quyết định đa mức xử lý. Các ảnh trong cơ sở dữ liệu được biểu diễn bởi
một số các bộ mô tả kết cấu và màu MPEG-7, các bộ mô tả này được đưa sang
một khuôn khổ hợp nhất quyết định phân cấp sử dụng logic mờ. Ưu điểm của độ
đo tương tự này là các loại đặc trưng ảnh khác nhau có thể được kết hợp thành
một đặc trưng tích hợp. Trong nghiên cứu sau đó, các tác giả đã mở rộng khn

13


khổ hợp nhất quyết định thành khn khổ học có giám sát với phản hồi liên quan
từ người dùng [2].
1.2. Tra cứu ảnh sử dụng phản hồi liên quan
Tra cứu ảnh dựa vào nội dung đã thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu và
đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên, các nỗ lực nghiên cứu này vẫn chưa theo
kịp sự phát triển của tra cứu thông tin (văn bản). Có hai lý do cho sự khơng hiệu
quả của các hệ thống này là:
- Thứ nhất là: Khoảng trống giữa các đặc trưng mức thấp và các khái niệm
mức cao (khoảng cách ngữ nghĩa). Vấn đề xuất phát từ thực tế là các đặc trưng
như màu, kết cấu, và hình dạng khơng chuyển tải ý nghĩa của ảnh; do đó, nhiều
độ đo tương tự trực quan được sử dụng trong quá trình tra cứu như các lược đồ
màu hoặc các mơ tả Fourier là chưa đủ bởi vì các biểu diễn đặc trưng này không
nhất thiết phải phù hợp với ngữ nghĩa được gán cho ảnh nào đó của người dùng.
- Thứ 2 là: Sự nhận thức chủ quan của con người: hai người khác nhau hoặc
thậm chí cùng một người trong các hồn cảnh khác nhau có thể có các giải thích
khác nhau về cùng nội dung trực quan ảnh. Sự nhận thức chủ quan của con người
tồn tại ở các mức khác nhau: một người có thể quan tâm nhiều hơn đến đặc trưng
màu của ảnh, trong khi người khác có thể đưa ra nhiều sự liên quan đến đặc trưng
kết cấu; thậm chí nếu cả hai cùng quan tâm đến đặc trưng kết cấu, cách họ cảm
nhận về độ tương tự của kết cấu có thể rất khác nhau.

Để giải quyết các hạn chế của CBIR, một kỹ thuật được gọi là phản hồi liên
quan được giới thiệu, trong đó người và máy tính tương tác nhiều lần với nhau để
cải tiến các truy vấn mức cao đối với các biểu diễn dựa trên các đặc trưng ảnh
mức thấp. Kỹ thuật đã được áp dụng thành công tương đối lâu trong tra cứu tài
liệu, nhưng mới được quan tâm nhiều trong cộng đồng CBIR. Những lý do cho
điều này là do các vấn đề nhận thức chủ quan của con người, khoảng cách ngữ
nghĩa, và cũng do thực tế không giống như các tài liệu văn bản, đánh giá một ảnh
và quyết định một ảnh là liên quan hay không cũng không phải là gánh nặng đối
với người dùng. Điều này tạo cho quá trình phản hồi liên quan hợp lý và nhanh
hơn. Tuy nhiên, thực tế chủ yếu góp phần làm cho phản hồi liên quan là chủ đề

14


nghiên cứu tích cực nhất trong CBIR là do độ chính xác của các máy tìm kiếm
CBIR nói chung rất thấp.
Phản hồi liên quan trong CBIR là quá trình điều chỉnh động một truy vấn đã
có sử dụng thơng tin phản hồi từ người dùng về sự liên quan của các ảnh được tra
cứu từ trước sao cho truy vấn được điều chỉnh xấp xỉ tốt nhất đối với nhu cầu của
người dùng. Mục tiêu của một quá trình như thế là thu được truy vấn mức cao của
người dùng và nhận thức chủ quan bằng việc tương tác với anh/chị ấy và điều
chỉnh tự động các trọng số dựa trên phản hồi được cung cấp. Một ngữ cảnh trong
hệ thống phản hồi liên quan (Relevance Feedback - RF) là:
Bước 1: Người dùng đưa ra một ảnh mẫu truy vấn và/hoặc từ khóa mơ tả đối
đối với hệ thống.
Bước 2: Hệ thống cung cấp các kết quả tra cứu khởi tạo dựa trên các độ đo
tương tự nào đó đã được xác định trước.
Bước 3: Người dùng đánh dấu các ảnh được tra cứu bằng việc đánh giá chúng
có liên quan đến truy vấn hay không.
Bước 4: Dựa trên thông tin phản hồi bởi người dùng, hệ thống điều chỉnh

truy vấn và tra cứu một danh sách mới các ảnh cho người dùng. Thuật tốn lặp lại
Bước 3.
Hình 1.4 chỉ ra một lược đồ đơn giản của một hệ thống CBIR với RF.

15


Truy vấn người dùng khởi tạo
(ảnh mẫu hoặc từ khóa)

Các kết quả tra cứu
Cơ sở dữ
liệu ảnh

Lặp phản hồi

Phản hồi
người dùng

Các mẫu được gán nhãn (các
ảnh liên quan hay không)
Học (điều chỉnh các tham số
truy vấn)

Các kết quả tra cứu cuối cùng
Hình 1.4. Lược đồ của một hệ thống CBIR với RF.
1.3. Vấn đề phân cụm.
Khái niệm phân cụm
Phân cụm (clustering/cluster analysic) là quá trình phân chia tập đối tượng
dữ liệu thành các cụm (cluster), sao cho các đối tượng trong cùng một cụm là

tương tự với nhau, các đối tượng trong các cụm khác nhau thì khơng tương tự với
nhau. Khác với phân lớp là học có giám sát (học từ tập ví dụ gắn nhãn), phân cụm
là một vấn đề của học không giám sát (học từ tập ví dụ khơng gắn nhãn).
Phân cụm vốn dĩ là một hoạt động quan trọng trong tư duy nhận thức của
con người. Từ lâu phân cụm đã được thực hiện trong nhiều ngành khoa học như
sinh học, y học, địa lý, tâm lý học... Hiện nay phân cụm được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực như: khai khoáng dữ liệu (data mining), tra cứu thông tin
(information retrieval), nhận dạng mẫu (pettern recognition), xử lý hình ảnh
(image processing), thị giác máy tính (computer vision), marketing...

16


Hình 1.5 biểu diễn ba tập dữ liệu trong khơng gian 2 chiều. Hầu hết ai quan
sát cũng cho rằng, tập dữ liệu hình 1.5a có 3 cụm, hình 1.5b có 2 cụm, hình 1.5c
có 2 cụm, được chỉ ra (bằng khoanh vùng) trong các hình 1.5a, 1.5b và 1.5c tương
ứng. Trong hình 1.5c, các điểm nằm ngồi 2 vùng được khoanh không thuộc cụm
nào cả, chúng được xem như các dữ liệu nhiễu (ngoại lai). Thế nhưng nếu hỏi, lý
do nào bạn cho rằng các tập dữ liệu đó có các cụm như thế, có lẽ chúng ta sẽ rất
lúng túng đưa ra câu trả lời. Sẽ khơng có một định nghĩa chính xác (về mặt tốn
học) về cụm thích hợp cho cả ba tập dữ liệu hình 1.5, để dựa vào định nghĩa đó
chúng ta xác định được các cụm như đã được chỉ ra.

(a)

(b)

(c)

Hình 1.5. Các tập dữ liệu và các cụm

Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm cụm, nếu chúng ta mô tả cụm bởi hai
đặc trưng: sự gắn kết bên trong (cohesion/compactness) giữa các đối tượng trong
cùng một cụm, và sự cô lập bên ngoài hay sự tách biệt (separation) giữa các cụm.
Theo hai đặc trưng này, với việc xác định ý nghĩa cụ thể cho sự gắn kết bên trong
một cụm và sự tách biệt giữa các cụm, chúng ta có thể đưa ra một mơ tả chính xác
hơn về cụm. Có nhiều cách xác định sự gắn kết giữa các đối tượng trong cùng một
cụm, và sự tách biệt giữa các cụm, và do đó có nhiều cách quan niệm về cụm.

17


×