Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo án chủ đề Lịch sử lớp 9, cuộc CMKHKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.96 KB, 13 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MƠN LỊCH SỬ 9
(CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ 2018)
CHỦ ĐỀ : CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC- KĨ THUẬT VÀ XU THẾ
TỒN CẦU HĨA
BÀI : CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC- KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt.
- Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam.
2. Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
2.1. Năng lực
* Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Biết cách khai thác và sử dụng tranh ảnh về các thành tựu của
cuộc cách mạng KH-KT nửa cuối thế kỉ XX.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: HS trình bày và mơ tả được các tranh ảnh về các
thành tựu của cuộc cách mạng KH-KT nửa cuối thế kỉ XX.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết phân tích để thấy rõ những tác động
tích cực,tiêu cực của các thành tựu của cuộc cách mạng KH-KT nửa cuối thế kỉ
XX đối với nhân loại.
* Năng lực chung:
- Tự học và tự chủ: Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách hướng dẫn.
Khai thác tranh ảnh … để tìm kiếm nội dung.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngơn ngữ để trình bày các vấn đề lịch sử, …
- Giải quyết vấn đề.
2.2. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm,nhân ái, trung thực.
- Yêu nước: Tự hào về trí tuệ của con người.
- Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các thành tựu KHKT nửa cuối thế kỉ
XX.
- Trách nhiệm:
+Áp dụng có hiệu quả, hợp lí các thành tựu KHKT, cũng như có ý thức khắc
phục các tác động tiêu cực của các thành tựu đó đối với cuộc sống.


1


+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Nhân ái: Trân trọng, bảo vệ, gìn giữ các thành tựu KHKT.
- Trung thực: Lên án những cá nhân, tổ chức lạm dụng các thành tựu KHKT vào
mục đích cá nhân, mục đích xấu.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV:
+ Tranh ảnh, video, tư liệu về cuộc cách mạng KH-KT nửa cuối thế kỉ XX.
+ Học liệu: Tư liệu Lịch sử liên quan đến bài học, Hướng dẫn sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa Lịch sử THCS, mạng In-tơ-net, tranh ảnh về các thành tựu
của cuộc cách mạng KH-KT nửa cuối thế kỉ XX .
- HS: Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm,những thành tựu và tác động của các thành
tựu KH-KT nửa cuối thế kỉ XX qua mạng In-ter-nét và sách báo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
a, Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh; kiểm
tra kiến thức đã được học về cuộc cách mạng công nghiệp nửa sau thế kỉ XVIII .
Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề để tạo ra mâu thuẫn trong
nhận thức của học sinh (khơi gợi mong muốn được tìm hiểu về cuộc cách mạng
KH-KT nửa sau thế kỉ XIX.)
b) Thời gian: 5 phút
c) Dự kiến phương pháp, kĩ thuật: Dạy học trực quan, phân tích, nhận xét, đánh
giá, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi.
d) Phương thức tiến hành:
* Nhiệm vụ 1:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
Mở đầu giờ học hôm nay cô mời các em xem một đoạn video clip, trong khi
xem các em chú ý để trả lời câu hỏi: Em quan sát thấy những gì trong khi xem

video? Chia sẻ cảm nhận của em khi xem được những hình ảnh ấy?
- GV trình chiếu video về những thành tựu của cách mạng công nghiệp.
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS xem video và chia sẻ ý kiến của mình.
+ Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
2


- Dự kiến sản phẩm:
- Em quan sát thấy có máy kéo sợi......
* Nhiệm vụ 2:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Vậy theo em, những
hình ảnh đó đề cập đến nội dung gì trong lịch sử lồi người mà các em đã học.
Em biết gì về nội dung đó?
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS trả lời câu hỏi.
+ Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- Dự kiến phương án trả lời:
- Những hình ảnh đó đề cập đến cuộc cách mạng cơng nghiệp thế kỉ XVIII.
Đó là những thành tựu về khoa học- kĩ thuật lần thứ nhất, những thành tựu đó đã
tạo ra những bước tiến mới trong sản xuất với việc phát minh ra một số máy móc
trong cơng nghiệp thay cho sức người....
Câu hỏi bổ sung (khơi gợi kiến thức mới)
* Nhiệm vụ 3:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Theo em khi nhu cầu của con
người về mọi mặt ngày càng phát triển lên thì sẽ địi hỏi điều gì ở nền khoa họckĩ thuật.
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trên
+ Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- Dự kiến sản phẩm:

- Khoa học- kĩ thuật cần phải có sự phát triển, tiến bộ hơn trước. Cần phải có một
cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật.
=> Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
* Nhiệm vụ 4:

3


+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, kết
hợp với những hiểu biết thực tế em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về cuộc
cách mạng KH-KT nửa cuối thế kỉ 19.
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trên
+ Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- Dự kiến sản phẩm: Cuộc KH-KT nửa cuối TK XX đạt được rất nhiều thành tựu
to lớn, mang đến rất nhiều lợi ích cho con người......
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
GV dẫn: Vậy sự chia sẻ của các em có đúng với cuộc KH-KT này hay khơng cơ
trị ta cùng tìm hiểu Bài 15- Tiết 16: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật về xu
thế tồn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX).
Gọi 1 HS đọc mục tiêu bài học
GV định hướng mục tiêu, nội dung tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX.
1. Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học- kĩ
thuật nửa cuối thế kỉ XX.
a) Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được nguồn gốc, nguyên nhân, đặc điểm của cuộc
cách mạng khoa học- kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX.

- Kĩ năng:
+ KN nhận xét, đánh giá.
+ Sử dụng được kênh hình, tư liệu trong học tập lịch sử.
- Phẩm chất:
+ Yêu nước: Tự hào về trí tuệ con người.
+ Trung thực: Có thái độ khách quan khi đánh giá vấn đề lịch sử.
+ Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu về nguồn gốc, đặc điểm của các thành
tựu KH-KT nửa cuối thế kỉ XX.
b) Thời gian: 8 phút
c) Dự kiến phương pháp, kĩ thuật: Dạy học trực quan, đàm thoại, hợp tác.
Kĩ thuật đặt câu hỏi.
d) Dự kiến sản phẩm
4


- Nguồn gốc : Khởi đầu ở nước Mĩ từ những năm 40 của thế kỉ XX.
- Nguyên nhân :
+ Đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cao của con người.
+ Sự bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…
- Đặc điểm :
- Khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kỹ thuật bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học trực tiếp tham gia vào sản xuất, là nguồn gốc chính của tiến
bộ kĩ thuật và cơng nghệ.
e) Cách thức tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Nêu nguồn gốc, nguyên nhân,
đặc điểm của cuộc CM KH-KT nửa cuối thế kỉ XX.
Thảo luận nhóm (thời gian 7 phút), sản phẩm ghi vào vở viết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát HS làm việc và trợ giúp khi cần thiết.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
( HS báo cáo sản phẩm trên máy chiếu vật thể)
- Nguồn gốc : Khởi đầu ở nước Mĩ từ những năm 40 của thế kỉ XX.
- Nguyên nhân :
+ Đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cao của con người.
+ Sự bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…
- Đặc điểm :
- Khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kỹ thuật bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học trực tiếp tham gia vào sản xuất, là nguồn gốc chính của tiến
bộ kĩ thuật và cơng nghệ.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
GV nhận xét chốt kiến thức trên sản phẩm của học sinh.
* Câu hỏi bổ sung:
5


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: GV chiếu H.4,5,6 trong
SHD/122.
? Em hãy miêu tả những điều mà em quan sát được trong các hình trên.
Qua những hình đó em hiểu thêm điều gì về tình hình thực tế của thế giới lúc
này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát HS làm việc và trợ giúp khi cần thiết.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
H.4: Em thấy đây là hình ảnh ngơi nhà cao tầng, đằng trước là xe hơi sang
trọng

H.5: Quả địa cầu – hình trái đất với số lượng người rất nhiều chiếm quá
nửa trái đất, bên cạnh là hình ảnh một số người bị rơi ra ngồi trái đất.
H.6: Là hình ảnh cái hố bên trong có ít nước, xung quanh đất đai khô cằn,
nứt nẻ, cây cối cằn cỗi, thưa thớt...
=> cuộc sống con người ngày càng cao, trong khi đó dân số gia tăng, tài
nguyên thiên nhiên thì cạn kiệt...
Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
GV chốt+ dẫn: Đúng rồi các em ạ! Chính những điều đó địi hỏi KH-KT phải
khơng ngừng phát triển để đáp ứng được sự thay đổi đó.
Hoạt động 2: Khám phá những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng
khoa học- kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX.
a) Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng
khoa học- kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX.
- Kĩ năng:
+ KN nhận xét, đánh giá.
+ Sử dụng được kênh hình, tư liệu trong học tập lịch sử.
- Phẩm chất:
+ Yêu nước: Tự hào về trí tuệ con người.
6


+ Trung thực: Có thái độ khách quan khi đánh giá vấn đề lịch sử.
+ Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu về các thành tựu của các thành tựu KHKT nửa cuối thế kỉ XX.
b) Thời gian: 15 phút
c) Dự kiến phương pháp, kĩ thuật: Dạy học trực quan, đàm thoại, hợp tác. Kĩ
thuật đặt câu hỏi.
d) Dự kiến sản phẩm
1. Khoa học cơ bản: Đánh dấu những bước nhảy vọt trong Tốn học,Vật lý, Hóa

học , Sinh học
2. Cơng cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử,máy tự động, hệ thống máy tự động
3. Vật liệu mới: Chất dẻo pô-li-me, vật liệu na-no, vật liệu com - po- sit
4. Nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, năng lượng thủy triều
5. Cách mạng xanh: Lai tạo giống mới, phân bón hóa học, cơ khí hóa
6. Giao thơng và thơng tin liên lạc: Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, điện thoại
thông minh
7. Chinh phục vũ trụ: Phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo, phóng tàu vũ trụ đưa
con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên Mặt Trăng.
e) Cách thức tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
Với nội dung này cơ đã giao nhiệm vụ cho các nhóm về tìm hiểu các thành tựu cơ
bản của khoa học- kĩ thuật. Sau đây mời đại diện các nhóm lên báo cáo sản phẩm
của nhóm mình...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Hoạt động theo nhóm với câu hỏi trên.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- Nhóm 1: Trình bày sản phẩm bằng việc giới thiệu thành tựu trên video
+ HS trong nhóm 1 bổ sung (nếu có)
+ HS nhóm 2 nhận xét sản phẩm của nhóm 1 và có câu hỏi thêm (nếu có)
- Nhóm 2: Trình bày sản phẩm bằng bài trình chiếu.
+ HS trong nhóm 2 bổ sung (nếu có)
7


+ HS nhóm 1 nhận xét sản phẩm của nhóm 2 và có câu hỏi thêm (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
* Câu hỏi bổ sung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Qua việc tìm hiểu, một em hãy

nhắc lại những thành tựu chủ yếu của KH-KT nửa cuối thế kỉ XX. Em có nhận
xét gì về những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa cuối thế
kỉ XX.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân với câu hỏi trên.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- HS nhắc lại các thành tựu: gồm có 7 thành tựu
1. Khoa học cơ bản
2. Công cụ sản xuất mới
3. Vật liệu mới
4. Nguồn năng lượng mới
5. Cách mạng xanh
6. Giao thông và thông tin liên lạc
7. Chinh phục vũ trụ
- Nhận xét: Đây là cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX diễn ra
trên nhiều lĩnh vực với nhiều thành tựu to lớn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
GV nhận xét chốt kiến thức, ghi bảng: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa
cuối thế kỉ XX diễn ra trên nhiều lĩnh vực với nhiều thành tựu to lớn.
GV chuyển ý: Vậy những thành tựu ấy có tác động như thế nào đến nhân loại. Cơ
trị ta tìm hiểu phần 3.
Hoạt động 3: Đánh giá tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa
cuối thế kỉ XX.
a) Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được những tác động tích cực,tiêu cực của cuộc cách
mạng khoa học- kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX.
- Kĩ năng:
8



+ KN nhận xét, đánh giá.
+ Sử dụng được kênh hình, tư liệu trong học tập lịch sử.
- Phẩm chất:
+ Yêu nước: Tự hào về trí tuệ con người.
+ Trung thực: Có thái độ khách quan khi đánh giá vấn đề lịch sử.
+ Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu về các thành tựu của các thành tựu KHKT nửa cuối thế kỉ XX.
+Trách nhiệm:
+ +Áp dụng có hiệu quả, hợp lí các thành tựu KHKT, cũng như có ý thức khắc
phục các tác động tiêu cực của các thành tựu đó đối với cuộc sống.
+ + Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
+ Nhân ái: Trân trọng, bảo vệ, gìn giữ các thành tựu KHKT.
+ Trung thực: Lên án những cá nhân, tổ chức lạm dụng các thành tựu KHKT vào
mục đích cá nhân, mục đích xấu.
b) Thời gian: 8 phút
c) Dự kiến phương pháp, kĩ thuật: cặp đôi, giải quyết vấn đề
d) Dự kiến sản phẩm
a. Những tác động tích cực của cuộc cách mạng KH-KT :
- Làm cho năng xuất lao động tăng, đời sống con người nâng cao.
- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động trong nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch
vụ.
- Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
b. Những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng KH-KT :
- Tạo ra vũ khí huỷ diệt.
- Ơ nhiễm môi trường.
- Bệnh tật, tai nạn.
e) Cách thức tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
Đọc thông tin kết hợp với H.11,12,13,14 trang 124- 125 hãy: Nêu những tác
động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng KH-KT nửa cuối thế kỉ XX.
(Thảo luận cặp đôi (thời gian 5 phút), sản phẩm ghi vào vở viết)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Hoạt động cặp đôi với câu hỏi trên.
9


- GV quan sát HS làm việc và trợ giúp khi cần thiết.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- HS báo cáo sản phẩm trên máy chiếu vật thể.
a. Tích cực
- Làm cho năng xuất lao động tăng, đời sống con người nâng cao.
- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ.
- Hình thành thị trường thế giới với xu thế tồn cầu hóa.
b.Tiêu cực :
- Tạo ra vũ khí huỷ diệt.
- Ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật, tai nạn.
Gọi 1-2 cặp đơi khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
GV nhận xét chốt kiến thức trên sản phẩm của HS
* Câu hỏi bổ sung:
Câu 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
GV chiếu 4 bức tranh 11,12 ,13,14: Em quan sát thấy những gì từ 4 bức hình
trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát và trả lời câu hỏi
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- Hình 11 là hình ảnh nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát, đặc biệt có tịa nhà cao
trọc trời như một cái tháp.

- Hình 12 là những chiếc máy đang sản xuất ô tô theo dây chuyền, tự động hóa mà
khơng cần phải có con người...
- Hình 13 là cảnh đổ nát hoang tàn của thành phố Hi-rô-si-ma sau khi bị Nhật ném
bom nguyên tử năm 1945.
- Hình 14 rất nhiều những ống khói từ các nhà máy công nghiệp thải ra trong môi
trường .
10


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
Bước 5 (mở rộng). Theo em, địa phương Hà Nam nói chung, thị xã Duy Tiên nói
riêng đã chịu tác động của cuộc cách mạng KH- KT như thế nào? Cần làm gì để
khắc phục những tác động tiêu cực ấy?
- HS chia sẻ ý kiến của mỉnh ( gọi 1-2 HS)
- GV: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi mà cơng nghiệp phát triển, khơng xử
lí tốt việc ơ nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp gây ra. Con người phải trả
giá cho sự khai thác tự nhiên một cách tuỳ tiện.
GV nhận xét+ chốt kiến thức và dẫn: Các em ạ! những thành tựu KH- KT của loài
người đều mang lại tác dụng tích cực, nhưng do con người chúng ta sử dụng nó
vào những mục đích khơng hợp lí hay nên nó đã có những tác động tiêu cực....
* GV chuyển: Để củng cố những kiến thức vừa học, các em làm bài tập sau:
C. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được sự khác biệt giữa cách mạng khoa học- kĩ thuật
ngày nay so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX.
- Kĩ năng:
+ KN nhận xét, đánh giá.
- Phẩm chất:
+ Yêu nước: Tự hào về trí tuệ con người.
+ Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu về các thành tựu của các thành tựu KHKT nửa cuối thế kỉ XX.

b) Thời gian: 5 phút
c) Dự kiến phương pháp, kĩ thuật: đàm thoại, hợp tác, giải quyết vấn đề.
d) Dự kiến sản phẩm
Đặc điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay so với cách
mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX là: Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên
nghiên cứu khoa học.
e) Cách thức tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
Đặc điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay so với cách
mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX là gì?
Hãy lựa chọn đáp án đúng:
11


A. Mọi phát minh đều xuất phát từ khoa học cơ bản.
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên nghiên cứu khoa học.
C. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.
D. Mọi phát minh đều xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân câu hỏi trên
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
* Dự kiến sản phẩm: Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên nghiên cứu khoa
học là đặc điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay so với cách
mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
GV nhận xét+ chốt kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.) Mục tiêu:
+ HS vận dụng những kiến thức đã học về các thành tựu của cuộc cách mạng KHKT để sử dụng sao cho hiệu quả nhất trước những thành tựu của khoa học- kĩ
thuật.

+ Rèn kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề
+ Bồi dưỡng năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: phân tích liên hệ thực tế
b) Thời gian : 3 phút
c) Dự kiến phương pháp và kỹ thuật : hđ cá nhân, vấn đáp
d) Dự kiến sản phẩm
e) Cách thức tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Internet có tác động gì đến bản
thân em? Theo em nên sử dụng Internet trong học tập như thế nào cho tốt? Là học
sinh em có thể làm gì để khắc phục những hạn chế của Internet?
-Bước 2:Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
Hs suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi
-Bước 3: Báo cáo kết quả
+ GV gọi đại diện đại diện 1 hs lên trả lời – hs khác nhận xét, bổ sung
-Bước 4: Gv nhận xét đánh giá, kết luận
*Dự kiến sản phẩm :
E. TÌM TỊI MỞ RỘNG:
12


a) Mục tiêu: Học sinh biết chia sẻ cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất trước những
thành tựu của khoa học- kĩ thuật.
b. Thời gian: 1p
c. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hđ cá nhân
d. Dự kiến sản phẩm: sp của hs làm vào vở
e. Tiến trình hoạt động:
- Bước1: : Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Hs về nhà tìm hiểu và giới thiệu một số thành tựu gần đây của cuộc cách mạng
khoa học- công nghệ (sự phát triển nâng cấp liên tục của điện thoại, máy tính điện
tử, y học, khoa học vũ trụ...)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

-Hs về nhà sưu tầm,tìm hiểu .
Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm
- Trình bày sản phẩm đã làm vào tiết sau.
Các hs khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
* Rút kinh nghiệm:

13



×