Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Các thuật toán phân cụm dữ liệu và ứng dụng trong phân loại protein

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 82 trang )

.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

PHẠM THỊ THU

CÁC THUẬT TỐN PHÂN CỤM DỮ DIỆU
VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÂN LOẠI PROTEIN

LUẬN VĂN THAC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Thái Ngun – 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

PHẠM THỊ THU

CÁC THUẬT TỐN PHÂN CỤM DỮ DIỆU VÀ
ỨNG DỤNG TRONG PHÂN LOẠI PROTEIN
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Đồn Văn Ban



Thái Ngun - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô trƣờng Đại
học Công nghệ thông tin và Truyền thông. Đặc biệt là những thầy cô ở
Viện công nghệ thông tin Hà Nội đã tận tình dạy bảo cho tơi suốt thời gian
học tập tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Văn Ban đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả năng
lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp q báu của q thầy cơ và các bạn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hồn tồn

đƣợc hình thành và phát triển từ quan điểm của chính cá nhân tơi, dƣới sự
hƣớng dẫn chỉ bảo của PGS.TS Đoàn Văn Ban. Các số liệu kết quả có đƣợc
trong luận văn tốt nghiệp là hồn tồn trung thực.
Học viên

Phạm Thị Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iii

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
KDD
CSDL

Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

Kownledge Discovery in

Khám phá tri thức trong cơ sở dữ

Database

liệu


Data base

Cơ sở dữ liệu
Khai phá dữ liệu

KPDL
Clustering Using
Representatives

Phân cụm dữ liệu sử dụng điểm đại
diện

Clustering Large Application

Thuật toán phân cụm ứng dụng lớn

Self-organizing Trees

Cây tự tổ chức

DesoxyriboNucleic Acid

Phân tử nucleic acid mang thơng
tin di truyền mã hóa cho hoạt động
sinh trƣởng và phát triển của các
dạng sống

RNA


RiboNucleic Acid

Là một trong hai loại axít nucleic,
là cơ sở di truyền ở cấp độ phân
tử.

rRNA

ribosome RNA

Là ARN mã hóa và mang thơng tin
từ AND

tRNA

transfer RNA

Là RNA vận chuyển

mRNA

messenger RNA

RNA thông tin

SCOP

Structural Classification of
Phân loại cấu trúc các protein
Proteins


CATH

Class Architecture Topology
Homologous superfamily

Phân loại cấu trúc protein với
CATH

DDD

Dali Domain Dictionary

Từ điển miền Dali

PDB

Protein Data Bank

Ngân hàng dữ liệu protein

FSSP

Families of Structurally
Similar Proteins

Dòng họ protein với cấu trúc tƣơng
tự

CURE

CLARA
SoT

DNA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iv

Trang
Hình 1.1. Ví dụ phân cụm của tập dữ liệu vay nợ thành 3 cụm

6

Hình 1.2. Các chiến lƣợc phân cụm phân cấp

15

Hình 1.3. Một số hình dạng khám phá bởi phân cụm trên mật độ

16

độ
Hình 1.4. Mơ hình cấu trúc dữ liệu lƣới

18

Hình 2.1. Các thiết lập để xác định danh giới các cụm ban đầu


25

Hình 2.2. Tính tốn trọng tâm của các cụm mới

26

Hình 2.3. Minh họa trực quan quá trình phân cụm

28

Hình 2.4. Phân cụm Chameleon

31
34
35
35

Hình 2.8. Nguyên lý chung của AntTree

37

Hình 2.9. Kiến trúc khác nhau giữa SOM và SoT

40

Hình 2.10. Phân việc từ cây treec cho treec

44


Hình 2.11. Tách subtreex khỏi cây treec và đƣa vào list

44

Hình 2.12. Tái liên kết subtreex vào treec

45

Hình 3.1. Thuyết trung tâm của sinh học phân tử

47

Hình 3.2. Cấu trúc DNA

48

Hình 3.3. Sự phát triển của cấu trúc dữ liệu protein

51

Hình 3.4. Dữ liệu đầu vào của thuật tốn

57

Hình 3.5. Giao diện chọn bộ dữ liệu

65

old


old

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

v

Hình 3.6. Thơng tin về bộ dữ liệu

66

Hình 3.7. Kết quả phân cụm với số tâm cụm bằng 10

67

Hình 3.8. Kết quả phân cụm bằng SoT với số tâm cụm bằng 10

67

Hình 3.9. Giao diện hiển thị 10 phân cụm trong thuật tốn SoT

68

Hình 3.10. Chi tiết phân cụm thứ tám trong thuật tốn SoT

68

Hình 3.11. Tập tin kết quả phân cụm clara


69

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nguồn tài nguyên cho phân loại cấu trúc protein

52

Bảng 3. 2. Các cấp độ chính của CATH

53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iii
........................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. KHAI PHÁ DỮ LIỆU ..................................................................... 3
1.1. Khái niệm chung ......................................................................................... 3
1.2. Phân lớp dữ liệu .......................................................................................... 4
1.3. Phân cụm dữ liệu ......................................................................................... 5
1.3.1. Tổng quan về phân cụm dữ liệu ........................................................... 5
1.3.2. Các yêu cầu cơ bản đối với các kỹ thuật phân cụm dữ liệu ................. 9
1.3.3. Các kiểu dữ liệu trong phân cụm dữ liệu ............................................. 9
1.3.4. Độ đo trong phân cụm dữ liệu............................................................ 11

1.3.5. Các kỹ thuật tiếp cận với bài toán phân cụm ..................................... 13
1.4. Luật kết hợp .............................................................................................. 20
1.4.1. Một số khái niệm cơ sở ...................................................................... 20
............................................. 21
............................................................. 21
1.5. Một số ứng dụng của phân cụm dữ liệu .................................................... 22
1.5.1. Ứng dụng trong tin sinh học .............................................................. 22
1.5.2. Ứng dụng trong phân loại đối tƣợng văn bản .................................... 23
1.5.3. Ứng dụng trong phân đoạn ảnh, nhận dạng ....................................... 23
1.6. Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. CÁC THUẬT TOÁN PHÂN CỤM .............................................. 25
2.1. Thuật toán K-means .................................................................................. 25
2.2. Thuật toán CHAMELEON ....................................................................... 29
2.3. Thuật toán CLARA ................................................................................... 32
2.4. Thuật toán CURE ...................................................................................... 33
2.5. Thuật toán AntTree ................................................................................... 37
2.6. Thuật toán cây tự tổ chức SoT .................................................................. 39
2.7. Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 46
CHƢƠNG 3. CHƢƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM .............................................. 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii
3.1. Protein và các kỹ thuật phân loại Protein .................................................. 47
3.1.1. Thuyết trung tâm của sinh học phân tử .............................................. 47
3.1.2. Các kỹ thuật phân loại Protein ........................................................... 50
3.2. Cài đặt thử nghiệm thuật toán phân cụm dữ liệu trong phân loại Protein 55
3.2.1. Phát biểu bài toán ............................................................................... 55

3.2.2. Mô tả dữ liệu ...................................................................................... 56
3.2.3. Chuẩn bị dữ liệu ................................................................................. 57
3.2.4. Môi trƣờng cài đặt và thử nghiệm ...................................................... 61
3.3. Nhận xét, đánh giá chƣơng trình thử nghiệm............................................ 70
3.4. Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của công
nghệ thông tin, khả năng thu thập và lƣu trữ thông tin của các hệ thống
thông tin khơng ngừng đƣợc nâng cao. Theo đó, lƣợng thơng tin đƣợc lƣu
trữ trên các thiết bị nhớ không ngừng tăng lên.
Khai phá dữ liệu là quá trình khám phá các tri thức mới có ích ở
dạng tiềm năng trong nguồn dữ liệu đã có. Q trình khám phá tri thức là
một chuỗi lặp gồm các bƣớc: làm sạch dữ liệu, tích hợp dữ liệu, chọn lựa
dữ liệu, đánh giá mẫu, biểu diễn tri thức. Khai phá dữ liệu liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: công nghệ cơ sở dữ liệu, lý thuyết thống kê,
học máy, khoa học thơng tin, trực quan hóa,...
Vấn đề ứng dụng các kỹ thuật khai phá dữ liệu, phân cụm dữ liệu
trong Tin sinh học, một lĩnh vực còn khá mới, đã ra đời, sử dụng các cơng
nghệ của các ngành tốn học ứng dụng, tin học, thống kê, khoa học máy
tính, trí tuệ nhân tạo, hóa học, sinh học để giải quyết các vấn đề của sinh
học. Việc tìm hiểu và nghiên cứu phân loại protein đã nổi lên nhƣ một

hƣớng đi mới với những trải nghiệm hƣớng vào việc khám phá cấu trúc
của các phân tử sinh học.
Nghiên cứu và ứng dụng một cách hiệu quả các phƣơng pháp khai
phá dữ liệu là vấn đề hấp dẫn, đã và đang thu hút sự quan tâm chẳng những
của các nhà nghiên cứu, ứng dụng mà của cả các tổ chức, doanh nghiệp. Do
đó, tơi đã chọn đề tài nghiên cứu “ Các thuật toán phân cụm dữ liệu và
ứng dụng trong phân loại Protein”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2

Nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Khai phá dữ liệu: Chƣơng này trình bày tổng quan về
khai phá dữ liệu và đi sâu tìm hiểu về phân cụm dữ liệu, các kỹ thuật phân
cụm và một số ứng dụng của phân cụm dữ liệu.
Chƣơng 2. Các thuật tốn phân cụm dữ liệu: Trình bày về các thuật
tốn điển hình trong phân cụm dữ liệu là: K-Means, Chameleon, Clara,
Cure, AntTree và SoT.
Chƣơng 3. Chƣơng trình thử nghiệm: Để khẳng định cho khả năng
và hiệu quả của một số thuật tốn phân cụm dữ liệu đã trình bày ở chƣơng
2. Đó là thuật tốn Clara và thuật tốn SoT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3


CHƢƠNG 1. KHAI PHÁ DỮ LIỆU
1.1. Khái niệm chung
Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, sự phát triển rộng khắp của các CSDL
đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu, vào thời gian này ngƣời ta bắt
đầu đề cập đến khái niệm khủng hoảng trong việc phân tích dữ liệu tác
nghiệp để cung cấp thơng tin với yêu cầu chất lƣợng ngày càng cao cho
ngƣời làm quyết định trong các tổ chức chính phủ, tài chính, thƣơng mại,
khoa học, ...
Lƣợng dữ liệu khổng lồ này thực sự là một nguồn tài nguyên có
nhiều giá trị bởi thông tin là yếu tố then chốt phục vụ cho mọi hoạt động
quản lý, kinh doanh, phát triển sản xuất và dịch vụ, ... nó giúp ngƣời điều
hành và quản lý có những hiểu biết về mơi trƣờng và tiến trình hoạt động
của tổ chức mình trƣớc khi ra quyết định để tác động đến quá trình hoạt
động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu một cách hiệu quả và bền vững.[1]
KPDL là một lĩnh vực mới đƣợc nghiên cứu, nhằm tự động khai thác
thơng tin, tri thức mới hữu ích, tiềm ẩn từ những CSDL lớn cho các đơn vị,
tổ chức, doanh nghiệp, ... từ đó làm thúc đẩy khả năng sản xuất, kinh
doanh, cạnh tranh cho các đơn vị, tổ chức này. Các kết quả nghiên cứu
khoa học cùng những ứng dụng thành công trong KDD cho thấy KPDL là
một lĩnh vực phát triển bền vững, mang lại nhiều lợi ích và có nhiều triển
vọng, đồng thời có ƣu thế hơn hẳn so với các cơng cụ tìm kiếm phân tích
dữ liệu truyền thống. Các kỹ thuật chính đƣợc áp dụng trong lĩnh vực
KPDL phần lớn đƣợc thừa kế từ lĩnh vực CSDL, học máy, trí tuệ nhân tạo,
lý thuyết thơng tin, xác suất thống kê và tính tốn hiệu năng cao, ...
Nhƣ vậy, ta có thể khái quát hóa khái niệm KPDL là một q trình
tìm kiếm, phát hiện các tri thức mới, hữu ích, tiềm ẩn trong CSDL lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

4

KDD là mục tiêu chính của KPDL, do vậy hai khái niệm KPDL và
KDD đƣợc các nhà khoa học trên hai lĩnh vực xem là tƣơng đƣơng với
nhau. Thế nhƣng nếu phân chia một cách chi tiết thì KPDL là một bƣớc
chính trong q trình KDD.
1.2. Phân lớp dữ liệu
Phân lớp dữ liệu là kỹ thuật dựa trên tập huấn luyện và những giá trị
hay là nhãn của lớp trong một thuộc tính phân lớp và sử dụng nó trong việc
phân lớp dữ liệu mới. Bên cạnh kỹ thuật phân lớp có một hình thức tƣơng
tự là kỹ thuật tiên đoán, kỹ thuật tiên đoán khác với phân lớp ở chỗ phân
lớp chỉ liên quan đến tiên đoán loại lớp của nhãn cịn kĩ thuật tiên đốn mơ
hình những hàm đánh giá liên tục.
Kỹ thuật phân lớp đƣợc tiến hành bao gồm 2 bƣớc: Xây dựng mơ
hình và sử dụng mơ hình [1]
+ Xây dựng mơ hình: Là mơ tả một tập những lớp đƣợc định nghĩa
trƣớc trong đó: mỗi bộ hoặc mẫu đƣợc gán thuộc về một lớp đƣợc định
nghĩa trƣớc nhƣ là đƣợc xác định bởi thuộc tính nhãn lớp, tập hợp của
những bộ đƣợc sử dụng trong việc sử dụng mơ hình đƣợc gọi là tập huấn
luyện. Mơ hình đƣợc biểu diễn là những luật phân lớp, cây quyết định và
những cơng thức tốn học.
+ Sử dụng mơ hình: Việc sử dụng mơ hình phục vụ cho mục đích
phân lớp dữ liệu trong tƣơng lai hoặc phân lớp cho những đối tƣợng chƣa
biết đến. Trƣớc khi sử dụng mơ hình ngƣời ta thƣờng phải đánh giá tính
chính xác của mơ hình, trong đó: nhãn đƣợc biết của mẫu kiểm tra đƣợc so
sánh với kết quả phân lớp của mơ hình, độ chính xác là phần trăm của tập
hợp mẫu kiểm tra phân loại đúng bởi mơ hình, tập kiểm tra là độc lập với
tập huấn luyện.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5

Phân lớp là một hình thức học đƣợc giám sát tức là: tập dữ liệu huấn
luyện (quan sát, thẩm định…) đi đôi với những với những nhãn chỉ định
lớp quan sát những dữ liệu mới đƣợc phân lớp dựa trên tập huấn luyện.
Ngƣợc lại với hình thức học đƣợc giám sát là hình thức học khơng
đƣợc giám sát lúc đó nhãn lớp của tập dữ liệu huấn luyện là không đƣợc
biết.
1.3. Phân cụm dữ liệu
1.3.1. Tổng quan về phân cụm dữ liệu
Mục đích chính của phân cụm dữ liệu (PCDL) nhằm khám phá cấu
trúc của mỗi dữ liệu để thành lập các nhóm dữ liệu từ tập dữ liệu lớn, theo
đó nó cho phép ngƣời ta đi sâu vào phân tích và nghiên cứu cho từng cụm
dữ liệu này nhằm khám phá và tìm kiếm các thơng tin tiềm ẩn, hữu ích
phục vụ cho việc ra quyết định. Ví dụ “Nhóm các khách hàng trong cơ sở
dữ liệu (CSDL) ngân hàng có vốn các đầu tƣ vào bất động sản cao”,… Nhƣ
vậy, PCDL là một phƣơng pháp xử lý thông tin quan trọng và phổ biển, nó
nhằm khám phá mối liên hệ giữa các mẫu dữ liệu bằng cách tổ chức chúng
thành các cụm.
Ta có thể khái quát hóa khái niệm PCDL: PCDL là một kĩ thuật
trong khai phá dữ liệu (KPDL), nhằm tìm kiếm, phát hiện các cụm, các
mẫu dữ liệu tự nhiên, tiềm ẩn, quan trọng trong tập dữ liệu lớn từ đó cung
cấp thơng tin, tri thức hữu ích cho việc ra quyết định. [1]
Nhƣ vậy, PCDL là quá trình phân chia một tập dữ liệu ban đầu thành
các cụm dữ liệu sao cho các phần tử trong một cụm “tƣơng tự” với nhau và

các phần tử trong các cụm khác nhau sẽ “phi tƣơng tự” với nhau. Số các
cụm dữ liệu đƣợc phân ở đây có thể đƣợc xác định trƣớc theo kinh nghiệm
hoặc có thể đƣợc tự động xác định của phƣơng pháp phân cụm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6

Trong PCDL khái niệm hai hoặc nhiều đối tƣợng cùng đƣợc xếp vào
một cụm nếu chúng có chung một định nghĩa về khái niệm hoặc chúng xấp
xỉ với các khái niệm mô tả cho trƣớc.
Trong học máy, PCDL đƣợc xem là vấn đề học khơng có giám sát,
vì nó phải giải quyết vấn đề tìm một cấu trúc trong tập hợp dữ liệu chƣa
biết trƣớc các thông tin về lớp hay các thông tin về tập huấn luyện. Trong
nhiều trƣờng hợp, nếu phân lớp đƣợc xem là vấn đề học có giám sát thì
PCDL là một bƣớc trong phân lớp dữ liệu, PCDL sẽ khởi tạo các lớp cho
phân lớp bằng cách xác định các nhãn cho các nhóm dữ liệu.
Trong KPDL, ngƣời ta có thể nghiên cứu các phƣơng pháp phân tích
cụm có hiệu quả và hiệu suất cao trong CSDL lớn. Những mục tiêu trƣớc
tiên của nghiên cứu là tập trung vào khả năng mở rộng của các phƣơng
pháp phân cụm, tính hiệu quả của các phƣơng pháp phân cụm với các hình
dạng phức tạp, những kĩ thuật cho phân cụm với nhiều kiểu dữ liệu có kích
cỡ lớn và những phƣơng pháp cho PCDL tƣờng minh và những dữ liệu
dạng số hỗn hợp trong CSDL lớn. PCDL đƣợc sử dụng rộng rãi trong
nhiều ứng dụng, bao gồm nhận dạng mẫu, phân tích dữ liệu, xử lý ảnh,
nghiên cứu thị trƣờng, ...

Hình 1.1. Ví dụ phân cụm của tập dữ liệu vay nợ thành 3 cụm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7

Vấn đề thƣờng gặp trong PCDL là hầu hết các dữ liệu cần cho phân
cụm đều có chứa dữ liệu “nhiễu” do q trình thu thập thiếu chính xác hoặc
thiếu đầy đủ, vì cần phải xây dựng chiến lƣợc cho bƣớc tiền xử lý dữ liệu
nhằm khắc phục hoặc loại bỏ “nhiễu” trƣớc khi bƣớc vào giai đoạn phân
tích PCDL. Ở đây “nhiễu” có thể là các đối tƣợng dữ liệu khơng chính xác
hoặc các đối tƣợng dữ liệu khuyết thiếu thơng tin về một số thuộc tính. Một
trong các kỹ thuật xử lý nhiễu phổ biến là việc thay thế giá trị của các
thuộc tính của đối tƣợng “nhiễu” bằng giá trị thuộc tính tƣơng ứng của đối
tƣợng dữ liệu gần nhất.
Ngồi ra, dị tìm phần tử ngoại lai là một trong những hƣớng nghiên
cứu quan trọng trong PCDL, chức năng của nó là xác định một nhóm nhỏ
các đối tƣợng dữ liệu “khác thƣờng” so với các dữ liệu khác trong CSDL tức là đối tƣợng dữ liệu khơng tn theo các hành vi hoặc mơ hình dữ liệu nhằm tránh sự ảnh hƣởng của chúng tới quá trình và kết quả của PCDL.
Khám phá các phần tử ngoại lai đã đƣợc phát triển và ứng dụng trong viễn
thơng, dị tìm gian lận thƣơng mại, …
Tóm lại, PCDL là một vấn đề khó vì ngƣời ta phải đi giải quyết các
vấn đề con cơ bản nhƣ sau:
- Biểu diễn dữ liệu.
- Xây dựng hàm tính độ tƣợng tự.
- Xây dựng các tiêu chuẩn phân cụm.
- Xây dựng mô hình cho cấu trúc cụm dữ liệu.
- Xây dựng thuật toán phân cụm và xác lập các điều kiện khởi tạo.
- Xây dựng các thủ tục biểu diễn và đánh giá kết quả phân cụm.
Theo các nghiên cứu thì đến nay chƣa có một phƣơng pháp phân

cụm tổng quát nào có thể giải quyết trọn vẹn cho tất cả các dạng cấu trúc
cụm dữ liệu. Hơn nữa, các phƣơng pháp phân cụm cần có cách thức biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

8

diễn cấu trúc các cụm dữ liệu khác nhau, với mỗi cách thức biểu diễn khác
nhau sẽ có một thuật toán phân cụm phù hợp. PCDL đang là vấn đề mở và
khó vì ngƣời ta cần phải đi giải quyết nhiều vấn đề cơ bản nhƣ đã đề cập ở
trên một cách trọn vẹn và phù hợp với nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Đặc
biệt đối tƣợng với dữ liệu hỗn hợp, đang ngày càng tăng trƣởng không
ngừng trong các hệ quản trị dữ liệu, đây cũng là một trong những thách
thức lớn trong lĩnh vực KPDL trong những thập kỷ tiếp theo và đặc biệt
trong lĩnh vực KPDL bằng phƣơng pháp phân cụm dữ liệu.
Phân cụm là chia dữ liệu thành các nhóm mà các đối tƣợng trong
cùng một nhóm thì giống nhau theo một nghĩa nào đó và khác với các đối
tƣợng trong các nhóm khác. Các phần tử tƣơng tự nhau đƣợc phân thành
một cụm (cluster). Mỗi đối tƣợng đƣợc mô tả bởi một tập các độ đo hoặc
bằng mối quan hệ với các đối tƣợng khác. Cũng có rất nhiều định nghĩa về
cụm, nhƣng các định nghĩa sau đây đƣợc sử dụng nhiều nhất:
- "Một cụm là một tập các đối tƣợng giống nhau và khác với các đối

tƣợng khơng ở trong cụm đó".
- "Một cụm là một tập các điểm trong không gian mà khoảng cách

giữa hai điểm bất kì trong nó ln nhỏ hơn khoảng cách giữa một điểm bất
kì trong nó và một điểm ngồi".

- "Các cụm có thể đƣợc mơ tả nhƣ các miền liên thông trong không

gian đa chiều chứa mật độ tƣơng đối cao các điểm, phân biệt giữa các miền
bằng mật độ khá thấp của các điểm".
Phân cụm có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của con ngƣời
từ y tế, giáo dục, xử lý thông tin, nghiên cứu phân tích thị trƣờng,... Phân
cụm đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng, bao gồm nhận dạng mẫu,
phân tích dữ liệu, xử lý ảnh, nghiên cứu thị trƣờng, phân loại trong tin sinh
học,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

9

1.3.2. Các yêu cầu cơ bản đối với các kỹ thuật phân cụm dữ liệu
Phân cụm là một thách thức trong lĩnh vực nghiên cứu ở chỗ những
ứng dụng tiềm năng của chúng đƣợc đƣa ra ngay chính trong những yêu
cầu đặc biệt của chúng, sau đây là một số yêu cầu cơ bản của phân cụm dữ
liệu:
- Có khả năng mở rộng
- Khả năng thích nghi với các kiểu thuộc tính khác nhau
- Khám phá các cụm với hình dạng bất kỳ
- Tối thiểu lƣợng tri thức cần cho xác định các tham số đầu
vào
- Khả năng thích nghi với dữ liệu nhiễu
- Ít nhạy cảm với thứ tự của các dữ liệu vào
- Số chiều lớn
- Phân cụm ràng buộc.

- Dễ hiểu và dễ sử dụng
1.3.3. Các kiểu dữ liệu trong phân cụm dữ liệu
Trong phân cụm, các đối tƣợng dữ liệu thƣờng đƣợc biểu diễn dƣới
dạng các đặc tính hay cịn gọi là thuộc tính (khái niệm “các kiểu dữ liệu”
và “các kiểu thuộc tính dữ liệu” đƣợc xem là tƣơng đƣơng với nhau). Phân
loại các kiểu thuộc tính khác nhau là vấn đề cần giải quyết đối với hầu hết
các tập dữ liệu nhằm cung cấp các phƣơng tiện thuận lợi để nhận dạng sự
khác nhau của các phần tử dữ liệu. Có hai đặc trƣng để phân loại: kích
thƣớc miền và hệ đo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

10

-

Cho một cơ sở dữ liệu D chứa n đối tƣợng trong không gian k

chiều; x, y, z là các đối tƣợng thuộc D: x = (x1, x2,...,xk); y = (yl, y2,...,
yk); z = (zl, z2,..., zk)
-

Trong đó xi, yi, zi với i=1,k là các đặc trƣng hoặc thuộc tính

tƣơng ứng của các đối tƣợng x, y, z; nhƣ vậy sẽ có các kiểu dữ liệu sau:
* Loại kiểu dữ liệu dựa trên kích thƣớc miền:
 Thuộc tính liên tục: Nếu miền giá trị của nó là vơ hạn khơng đếm
đƣợc, nghĩa là giữa hai giá trị tồn tại vô số giá trị khác (ví dụ, các thuộc

tính màu, nhiệt độ hoặc cƣờng độ âm thanh,...).
Thuộc tính rời rạc: Nếu miền giá trị của nó là tập hữu hạn, đếm
đƣợc (ví dụ, các thuộc tính số,...); trƣờng hợp đặc biệt của thuộc tính rời
rạc là thuộc tính nhị phân mà miền giá trị chỉ có hai phần tử (ví
dụ:Yes/No, True/False, On/Off...)
* Loại kiểu dữ liệu dựa trên hệ đo:
 Thuộc tính định danh: Là dạng thuộc tính khái qt hóa của thuộc
tính nhị phân, trong đó miền giá trị là rời rạc khơng phân biệt thứ tự và có
nhiều hơn hai phần tử. Nếu x và y là hai đối tƣợng thuộc tính thì chỉ có thể
xác định là x ≠ y hoặc x = y.
 Thuộc tính có thứ tự: Là thuộc tính định danh có thêm tính thứ tự,
nhƣng chúng không đƣợc định lƣợng. Nếu x và y là hai thuộc tính thứ tự
thì có thể xác định là x ≠ y hoặc x = y hoặc x > y hoặc x < y.
 Thuộc tính khoảng: Để đo các giá trị theo xấp xỉ tuyến tính, với
thuộc tính khoảng có thể xác định một thuộc tính là đứng trƣớc hoặc đứng
sau thuộc tính khác với một khoảng là bao nhiêu. Nếu xi > yi thì có thể nói
x cách y một khoảng xi - yi tƣơng ứng với thuộc tính thứ i.
 Thuộc tính tỉ lệ: Là thuộc tính khoảng nhƣng đƣợc xác định một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

11

cách tƣơng đối so với điểm mốc đầy ý nghĩa.
Trong các thuộc tính trình bày ở trên, thuộc tính định danh và thuộc
tính có thứ tự gọi chung là thuộc tính hạng mục, cịn thuộc tính khoảng và
thuộc tính tỉ lệ đƣợc gọi là thuộc tính số.
Đặc biệt, cịn có dữ liệu khơng gian là loại dữ liệu có thuộc tính số

khái qt trong khơng gian nhiều chiều, dữ liệu không gian mô tả các thông
tin liên quan đến không gian chứa đựng các đối tƣợng (ví dụ, thơng tin về
hình học, ...). Dữ liệu khơng gian có thể là dữ liệu liên tục hoặc rời rạc.
1.3.4. Độ đo trong phân cụm dữ liệu
Khi các đặc tính của dữ liệu đƣợc xác định, phải tìm cách thích hợp
để xác định “khoảng cách” giữa các đối tƣợng, hay là phép đo tƣơng tự dữ
liệu. Đây là các hàm để đo sự giống nhau giữa các cặp đối tƣợng của dữ
liệu, thông thƣờng các hàm này hoặc là để tính độ tƣơng tự hoặc là tính độ
phi tƣơng tự giữa các đối tƣợng dữ liệu. Giá trị của hàm tính độ đo tƣơng
tự càng lớn thì sự giống nhau giữa các đối tƣợng càng lớn và ngƣợc lại cịn
hàm tính độ phi tƣơng tự tỉ lệ nghịch với hàm tính độ tƣơng tự. Độ tƣơng
tự hoặc phi tƣơng tự có nhiều cách để xác định, chúng thƣờng đƣợc đo
bằng khoảng cách giữa các đối tƣợng. Tất cả các cách đo độ tƣơng tự đều
phụ thuộc vào kiểu thuộc tính mà ngƣời sử dụng phân tích [2]
Tất cả các độ đo dƣới đây đƣợc xác định trong không gian metric.
Một không gian metric là một tập trong đó có xác định khoảng cách giữa
từng cặp phần tử, với những tính chất thơng thƣờng của khoảng cách hình
học. Nghĩa là, một tập X (các phần tử của nó có thể là những đối tƣợng bất
kỳ) các đối tƣợng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu D đề cập ở trên đƣợc gọi là
một không gian metric nếu:
Với mỗi cặp phần tử x, y thuộc X đều xác định theo một quy tắc nào
đó, một số thực (x, y) đƣợc gọi là khoảng cách giữa x và y.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12

Quy tắc nói trên thỏa mãn hệ tính chất sau:

+ (x, y) > 0 nếu x≠ y;
+ (x, y) = 0 nếu x = y;
+ (x, y) = (y, x) với mọi x, y;
+ (x, y) < (x, z)+ (z, y)
Hàm (x, y) đƣợc gọi là một metric của không gian. Các phần tử của
X đƣợc gọi là các điểm của khơng gian này.
1.3.4.1. Thuộc tính khoảng cách
Một thành phần quan trọng trong thuật toán phân cụm là phép đo
khoảng cách giữa hai điểm dữ liệu. Nếu thành phần của vector thể hiện dữ
liệu thuộc trong cùng một đơn vị giống nhau thì nó tồn tại khoảng cách
Euclide có thể xác định đƣợc nhóm dữ liệu tƣơng tự. Tuy nhiên, không
phải lúc nào khoảng cách Euclide cũng cho kết quả chính xác.
1.3.4.2. Thuộc tính nhị phân
Một thuộc tính nhị phân là một thuộc tính có hai giá trị chính xác
nhất có thể, chẳng hạn nhƣ "Đúng" hay "Sai". Lƣu ý rằng các biến nhị phân
có thể đƣợc chia thành hai loại: biến nhị phân đối xứng và các biến nhị
phân bất đối xứng. Trong một biến nhị phân đối xứng, hai giá trị có tầm
quan trọng khơng kém nhau.
1.3.4.4. Thuộc tính có thứ tự
Phép đo độ phi tƣơng tự giữa các đối tƣợng dữ liệu với thuộc tính
thứ tự đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Giả sử i là thuộc tính thứ tự có Mi giá trị (Mi là kích thƣớc miền giá
trị):
Các trạng thái Mi đƣợc sắp thứ tự nhƣ nhau: [1...Mi], có thể thay thế
mỗi giá trị của thuộc tính bằng giá trị cùng loại ri với ri {1...Mi}.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


13

Mỗi một thuộc tính có thứ tự có các miền giá trị khác nhau, vì vậy
phải chuyển đổi chúng về cùng miền giá trị [0, 1] bằng cách thực hiện
phép biến đổi sau cho mỗi thuộc tính:
Zi(j)

ri( f ) 1
Mi 1

Sử dụng cơng thức tính độ phi tƣơng tự của thuộc tính khoảng đối
với các giá trị Z i(j) , đây cũng chính là độ phi tƣơng tự của thuộc tính có thứ
tự.
1.3.4.5. Thuộc tính tỉ lệ
Có nhiều cách khác nhau để tính độ tƣơng tự giữa các thuộc tính tỉ
lệ. Một trong những số đó là sử dụng cơng thức tính logarit cho mỗi thuộc
tính xi ví dụ qi = log(xi), lúc này qi đóng vai trị nhƣ thuộc tính khoảng.
Phép biến đổi logarit này thích hợp trong trƣờng hợp các giá trị của thuộc
tính là số mũ.
Tóm lại, tùy từng trƣờng hợp dữ liệu cụ thể mà có thể sử dụng các
mơ hình tính độ tƣơng tự khác nhau. Việc xác định độ tƣơng đồng dữ liệu
thích hợp, chính xác, đảm bảo khách quan là rất quan trọng, góp phần xây
dựng thuật tốn phân cụm dữ liệu có hiệu quả cao trong việc đảm bảo chất
lƣợng cũng nhƣ chi phí tính tốn.
1.3.5. Các kỹ thuật tiếp cận với bài tốn phân cụm
Các kỹ thuật phân cụm có rất nhiều cách tiếp cận và các ứng dụng
trong thực tế. Các kỹ thuật phân cụm đều hƣớng tới hai mục tiêu chung:
chất lƣợng của các cụm khám phá đƣợc và tốc độ thực hiện của thuật tốn.
Tuy nhiên có thể phân loại thành từng loại cơ bản dựa trên phân loại các
phƣơng pháp. Hiện nay, các kỹ thuật phân cụm có thể phân loại theo các

cách tiếp cận chính sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

14

1.3.5.1. Phương pháp phân cụm phân hoạch
Ý tƣởng chính của kỹ thuật này là phân hoạch một tập hợp dữ liệu có
n phần tử cho trƣớc thành k nhóm dữ liệu sao mỗi phần tử dữ liệu chỉ thuộc
về một nhóm dữ liệu có tối thiểu ít nhất một phần tử dữ liệu. Số các cụm
đƣợc thiết lập là các đặc trƣng đƣợc lựa chọn trƣớc. Phƣơng pháp này là tốt
cho việc tìm các cụm hình cầu trong khơng gian Euclidean. Ngoài ra,
phƣơng pháp này cũng phụ thuộc vào khoảng cách cơ bản giữa các điểm để
lựa chọn các điểm dữ liệu nào có quan hệ là gần nhau với mỗi điểm khác
và các điểm dữ liệu nào khơng có quan hệ hoặc có quan hệ là xa nhau so
với mỗi điểm khác. Tuy nhiên, phƣơng pháp này không thể xử lý các cụm
có hình dạng kỳ quặc hoặc các cụm có mật độ các điểm dầy đặc.
Lớp các thuật toán phân cụm phân hoạch bao gồm các thuật toán đề
xuất đầu tiên trong lĩnh vực KPDL cũng là thuật toán đƣợc áp dụng nhiều
trong thực tế nhƣ K-means, K-medoids, PAM, CLARA, CLARANS,... [6]
Thuật toán K-means là một trong những thuật tốn phổ biến nhất. Nó
căn cứ vào khoảng cách giữa các đối tƣợng để phân cụm. Các đối tƣợng
đƣợc xếp vào một cụm dựa trên khoảng cách từ chúng tới tâm cụm. Trong
thuật toán này, chúng ta chọn một giá trị cho k (số các cụm mong muốn),
sau đó chọn ngẫu nhiên k đối tƣợng làm k cụm ban đầu. Tiếp theo ta tính
tốn khoảng cách giữa từng đối tƣợng với k cụm này. Căn cứ vào khoảng
cách tính đƣợc để xếp từng đối tƣợng vào cụm thích hợp. Sau khi phân
cụm, ta lại tìm tâm mới cho từng cụm. Quá trình này đƣợc lặp lại cho đến

khi tâm các cụm ổn định. Thuật tốn này có một vài phiên bản, phân biệt
với nhau bằng hàm tính khoảng cách. Thuật tốn K-means thích hợp với
các cụm dữ liệu có dạng hình cầu và trịn. Tuy nhiên, K-means tỏ ra rất
nhạy cảm với nhiễu và các phần tử ngoại lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

15

1.3.5.2. Phương pháp phân cụm phân cấp
Phƣơng pháp này xây dựng một phân cấp trên cơ sở các đối tƣợng dữ
liệu đang xem xét. Nghĩa là sắp xếp một tập dữ liệu đã cho thành một cấu
trúc có dạng hình cây, cây phân cấp này đƣợc xây dựng theo kỹ thuật đệ
quy. Cây phân cụm có thể đƣợc xây dựng theo hai phƣơng pháp sau: hịa
nhập nhóm, thƣờng đƣợc gọi là tiếp cận Bottom-Up và phân chia nhóm,
thƣờng đƣợc gọi là tiếp cận Top-Down.[1]
Phương pháp Bottom-Up: phƣơng pháp này bắt đầu xuất phát với
mỗi đối tƣợng dữ liệu đƣợc khởi tạo tƣơng ứng với các cụm riêng biệt và
sau đó tiến hành nhóm các đối tƣợng theo một độ đo tƣơng tự (nhƣ khoảng
cách giữa hai trung tâm của hai nhóm), q trình này đƣợc thực hiện cho
đến khi tất cả các nhóm đƣợc hịa nhập vào một nhóm (mức cao nhất của
cây phân cấp) hoặc cho đến khi các điều kiện kết thúc thỏa mãn.
Phương pháp Top-Down: Bắt đầu với trạng thái là tất cả các đối
tƣợng dữ liệu đƣợc sắp xếp trong cùng một cụm và phƣơng pháp này tiến
hành chia nhỏ các cụm. Mỗi vòng lặp thành công, một cụm đƣợc tách ra
thành các cụm nhỏ hơn theo giá trị của một phép đo tƣơng tự nào đó cho
đến khi mỗi đối tƣợng dữ liệu là một cụm riêng biệt hoặc cho đến khi điều
kiện dừng thỏa mãn. Cách tiếp cận này sử dụng chiến lƣợc chia để trị trong

quá trình phân cụm.

Hình 1.2. Các chiến lược phân cụm phân cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

16

Trong thực tế áp dụng, có nhiều trƣờng hợp ngƣời ta kết hợp cả hai
phƣơng pháp phân cụm phân hoạch và phân cụm phân cấp, nghĩa là kết quả
thu đƣợc của phƣơng pháp phân cấp có thể cải tiến thơng qua bƣớc phân
cụm phân hoạch. Phân cụm phân hoạch và phân cụm phân cấp là hai
phƣơng pháp PCDL cổ điển, hiện đã có rất nhiều thuật tốn cải tiến dựa
trên hai phƣơng pháp này đã đƣợc áp dụng phổ biến trong KPDL. Phƣơng
pháp này bao gồm các thuật toán AGNES, DIANA, BIRCH, CURE,
ROCK, Chemeleon,...[4]
1.3.5.3. Phương pháp phân cụm dựa trên mật độ
Phƣơng pháp này nhóm các đối tƣợng theo hàm mật độ xác định.
Mật độ xác định đƣợc định nghĩa nhƣ là số các đối tƣợng lân cận của một
đối tƣợng dữ liệu theo một ngƣỡng nào đó. Trong cách tiếp cận này, khi
một cụm dữ liệu mới miễn là số các đối tƣợng lân cận của các đối tƣợng
này phải lớn hơn một ngƣỡng đã đƣợc xác định trƣớc. Phƣơng pháp phân
cụm dựa vào mật độ của các đối tƣợng để xác định các cụm dữ liệu và có
thể phát hiện ra các cụm dữ liệu với nhiều hình dạng bất kỳ. Tuy vậy, việc
xác định các tham số mật độ của thuật tốn rất khó khăn, trong khi các
tham số này lại có thể tác động rất lớn đến kết quả của PCDL. Hình 1.3
minh hoạ về các cụm dữ liệu với các hình thù khác nhau dƣạ trên mật
độ đƣợc khám phá từ 3CSDL khác nhau.


Hình 1.3. Một số hình dạng khám phá bởi phân cụm dựa trên mật độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×