Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT NGỮ VĂN 11 LẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.35 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG



<b>TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2</b>

<b>ĐỀ THI KHẢO SÁT THPTQG LẦN 2</b>

<b>Môn: Ngữ văn 11</b>


<b>Năm học: 2019-2020</b>



<i>(Thời gian làm bài: 120 phút)</i>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)</b>



<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu:</b>



<i>“Bạn có tạo ra cầu chì ngắt cơn tức giận chưa? Hay bạn thường tranh cãi và đánh nhau?</i>


<i>Tức giận là một cảm xúc lành mạnh và bình thường, nhưng khi tức giận bùng nổ và thành thói quen</i>


<i>mất kiểm soát, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ, sức khỏe và tâm trí. Hiểu sâu sắc</i>


<i>những lí do thực sự làm mình tức giận và các cơng cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị</i>


<i>những cơn cáu kỉnh cướp mất cuộc sống. </i>



<i>Cảm xúc giận dữ khơng tốt cũng khơng xấu. Nó hồn tồn lành mạnh và bình thường nếu</i>


<i>bạn tức giận khi bị đối xử tàn tệ hay người khác làm sai. Vấn đề không phải là cảm xúc – mà bạn</i>


<i>làm gì khi tức giận mới đáng kể. Tức giận trở thành vấn đề khi nó hại bạn hay hại người khác.</i>



<i>Là người nóng tính, bạn thấy dường như cảm xúc tuột khỏi tay mình và khơng thể làm gì để</i>


<i>thuần hóa con thú ấy. Tuy nhiên bạn có quyền lực trấn áp tức giận nhiều hơn bạn tưởng. Bạn có</i>


<i>thể học cách biểu lộ tức giận mà khơng hại ai – không những bạn cảm thấy tốt hơn mà cịn có khả</i>


<i>năng khiến người khác đáp ứng nhu cầu của mình. Nắm rõ nghệ thuật điều khiển cơn giận là rất</i>


<i>khó, nhưng càng thực hành bạn càng dễ dàng thành thạo. Và lợi ích đem lại rất lớn. Học cách kiểm</i>


<i>sốt giận dữ và bộc lộ một cách thích đáng giúp bạn xây dựng quan hệ tốt hơn, đạt tới mục tiêu,</i>


<i>sống lành mạnh và thoải mái hơn.”</i>



<i> (Trích Thêm chút khơn khéo cho đời hanh thông, Xuân Nguyễn dịch, tr.74-75, Nhà xuất bản Trẻ, 2016)</i>

<b>Câu 1</b>

. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.(0.5 điểm)




<b>Câu 2</b>

. Theo tác giả, điều gì thực sự đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận? (0.5


điểm)



<b>Câu 3.</b>

Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả

<i>:“Hiểu sâu sắc những lí do thực sự</i>


<i>làm mình tức giận và các cơng cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh</i>


<i>cướp mất cuộc sống”? </i>

(1.0 điểm)



<b>Câu 4.</b>

Viết một đoạn văn khoảng từ 5 đến 7 dòng trả lời câu hỏi: Bạn thường làm gì


để kiểm sốt cảm xúc tức giận của bản thân? (1.0 điểm)



<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>



<b>Câu 1 (2.0 điểm): </b>

Từ vấn đề được đề cập trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy


viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về

<i><b>tác hại của mất kiểm soát giận dữ</b></i>

<i>.</i>



<b>Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn sau trong truyện ngắn </b>

<i>Hai</i>


<i>đứa trẻ</i>

(Thạch Lam)



<i>“ Tiếng trống thu khơng trên cái chịi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi</i>


<i>buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lủa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp</i>


<i>tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.</i>



<i>Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngồi</i>


<i>đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi</i>


<i>yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của</i>


<i>buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên khơng hiểu sao, nhưng chị</i>


<i>thấy lịng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”</i>



Từ những cảm nhận đó, hãy nêu nhận xét về chất thơ của tác phẩm

<i>Hai đứa trẻ</i>


(Thạch Lam).




<b>--</b>

<b></b>



<i>---Hết---( Học sinh không được sử dụng tài liệu)</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT THPTQG LẦN 2</b>


<b>Môn: Ngữ Văn 11</b>



<b>Năm học: 2019-2020</b>



<b>Phần</b> <b>Câu</b> <b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>I</b>

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0.5



2

Vấn đề khơng phải là cảm xúc – mà bạn làm gì khi tức giận mới đáng kể.


- Tức giận trở thành vấn đề khi nó hại bạn hay hại người khác.



0.5


3

Học sinh trình bày quan điểm riêng là đồng tình hay khơng đồng tình,



hoặc chỉ đồng tình một phần ý kiến của tác giả.


Lí giải hợp lí, thuyết phục.



1.0


4

HS biết tạo lập một đoạn văn, không sai các lỗi diễn đạt, không quá dung



lượng quy định.



HS đề xuất một số giải pháp hợp lí, thuyết phục




1.0


<b>II</b>



1



<b>Nêu vấn đề cần nghị luận</b>

:

<i>Tác hại của mất kiểm soát giận dữ</i>

0.25


<b>Triển khai vấn đề</b>

thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và



vận dụng tốt các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề nghị luận; kết hợp


chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng



- HS có thể lập luận theo một trong các hướng sau

<b>:</b>



- Kiểm soát giận dữ là ý thức được những cảm xúc và nhu cầu


trong lịng, tìm cách kiểm sốt một cách lành mạnh; thay vì đè nén tức


giận, mục tiêu hướng đến là biểu lộ sự tức giận với tinh thần xây dựng.


Mất kiểm soát giận dữ là sự phủ định của những điều trên.



- Tác hại của mất kiểm soát giận dữ:



+Mất kiểm soát giận dữ khiến cơ thể bị tổn hại, thường xuyên căng


thẳng ở mức cao khiến sức khỏe tiêu hao;



+ Mất kiểm soát giận dữ gây tổn thương tâm trí, thường xuyên tức


giận sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng của trí não và làm lu mờ suy nghĩ;


+ Mất kiểm soát giận dữ gây tổn hại mối quan hệ, nó gây ra những


vết sẹo dài với những người mình yêu thương nhất, len lỏi vào tình bạn,


…;



1.0




<b>Sáng tạo</b>

: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, ấn tượng,


mới mẻ về vấn đề nghị luận, có dấu ấn cá nhân. Bài viết đủ ý, đoạn văn


đầy đủ bố cục.



0.25



KĐ Thông điệp của vấn đề và bài học cho bản thân

0.5



2



MB

<b>Giới thiệu vấn đề: </b>



Đôi nét về tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn trích: Bức tranh phố


huyện buổi chiều và tâm trạng của nhân vật Liên



0.5


<b>Cảm nhận về đoạn trích</b>



<b>1. Nội dung</b>



<b>- </b>

Phố huyện chiều về với những màu sắc và âm thanh độc đáo



+ Màu sắc

<i>: đỏ rực như lửa cháy, ánh hồng như hòn than, dãy tre làng</i>


<i>đen lại...</i>



+ Âm thanh

<i>: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi...</i>



- Hình ảnh nhân vật Liên được miêu tả từ tư thế ngồi yên lặng cho đến


đôi mắt ngập đầy bóng tối và tâm hồn buồn man mác




* Đánh giá chung: Bức tranh phố huyện lúc chiều về rất đẹp và thơ mộng


nhưng buồn, thấm thía cả vào những tâm hồn ngây thơ như Liên



<b>2. Nghệ thuật</b>



- Từ ngữ, câu văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tinh tế, giàu chất thơ, đặc biệt sử


dụng nhiều thanh bằng và phép nhân hóa, so sánh...



- Hình ảnh gợi cảm xúc ...



- Giọng điệu buồn thấm thía, chậm rãi...



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Đánh giá nhận xét về chất thơ của tác phẩm</b>



- Giải thích khái niệm: Chất thơ trong truyện ngắn chính là sự hịa quyện


trữ tình của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với những cách thể hiện khơi


gợi rung động thẩm mĩ, nhân văn. Một tác phẩm giàu chất thơ khi tác giả


không chú trọng vào biến cố, sự kiện mà chủ yếu làm nổi bật trạng thái


cảm xúc và tâm hồn bằng những lối diễn đạt tinh tế



- Đánh giá chất thơ trong

<i>Hai đứa trẻ</i>

của Thạch Lam



+ Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng nhân vật Liên trước thiên nhiên và đời


sống



+ Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đượm buồn


+ Mạch truyện trữ tình, khơng có cốt truyện



+ Cách miêu tả, diễn đạt giàu chất thơ trong câu văn, từ ngữ, giọng điệu,



hình ảnh, bút pháp lãng mạn...



Tất cả tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm và thể hiện rõ phong cách nhà


văn



1.0



KB

<b>Khái quát vấn đề:</b>

Những ấn tượng về đoạn trích và tác phẩm

0.5



<i><b>* </b></i>

<b>Lưu ý khi chấm bài:</b>



<i>- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh</i>


<i>đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.</i>



<i> - Giáo viên cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể khơng</i>


<i>trùng với u cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ, chữ viết cần thận,</i>


<i>chuẩn về chính tả ,, trình bày khoa học, thẩm mĩ </i>



</div>

<!--links-->

×